Updated at: 06-07-2022 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Những thành công của đời sau không thể thiếu đi công sức của đời trước. Những câu nói cha ông ta luôn đúng đắn ví dụ như câu “Cái khó bó cái khôn”, nhưng để hiểu rõ hơn về câu trên chúng tôi đã sàng lọc những cách hiểu đúng đắn nhất để gửi đến các bạn.

Dàn ý nghị luận câu nói Cái khó bó cái khôn

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu câu nói “Cái khó bó cái khôn”. Nêu suy nghĩ cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, đúng nhưng chưa hoàn toàn chính xác với mọi trường hợp…).

II. Thân bài

– Giải thích ý nghĩa câu nói:

+ “Cái khó” là gì? Những khó khăn, khắc nghiệt trong cuộc sống nói chung. Trong trường hợp này, “cái khó” có thể chỉ điều kiện sinh hoạt, môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, tình trạng kinh tế,…

+ “Cái khôn” là gì? Ở đây có nghĩa là sự nhạy bén, tư duy, sức phán đoán của một cá nhân trước vấn đề nào đó.

+ “Bó” là gì? Chỉ sự trói buộc. Ở đây “bó” mang ý nghĩa biểu hiện sự hạn chế, kìm nén sự phát triển đáng lẽ phải có ở một sự việc cụ thể là sự sáng suốt của con người.

+ “Cái khó bó cái khôn” mang ý nghĩa phản ánh sự khó khăn, cùng khổ quá mức trong cuộc sống có thể làm ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của một con người, khiến họ không thể phát huy khả năng tư duy đồng thời làm giảm sức phán đoán dẫn đến những quyết định thiếu sáng suốt.

– Chứng minh tính đúng đắn của câu nói: Sự ảnh hưởng của môi trường sống khắc nghiệt, khó khăn làm hạn chế sự khôn ngoan của con người thường xảy ra trong cuộc sống ví dụ: thiếu thốn về vật chất, khó khăn về điều kiện gia đình khiến nhiều em nhỏ không thể đến trường,… (dẫn chứng một vài ví dụ thực tế)

– Làm sáng tỏ khía cạnh chưa đúng của câu nói: Trong nhiều trường hợp, con người cũng có đầy đủ nghị lực có thể cố gắn để vượt qua sự trói buộc của hoàn cảnh khó khăn để đi đến thành công trong tương lai ví dụ: tấm gương tự học thành tài, vượt khó học giỏi, săn học bổng,… (dẫn chứng một vài ví dụ thực tế)

* Lời khuyên:

– Nên chung tay giúp đỡ những người gặp khó khăn, không để những khắc nghiệt của cuộc sống vùi lấp khả năng của họ.

– Có ý thức phấn đấu, vươn lên mọi khó khăn để đạt được thành quả.

– Không nên nản lòng, tuyệt vọng trước khó khăn trong cuộc sống…

III. Kết bài

– Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói (gợi nhiều suy nghĩ, đúng nhưng chưa hoàn chỉnh,)…. Đưa ra phương hướng, bàn luận mở rộng.

Nghị luận về câu nói Cái khó bó cái khôn – Mẫu 1

Mỗi người chúng ta cần phải đặt ra những mục tiêu phấn đấu và phải phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu ấy. Đừng vì nghĩ rằng cái khó bó cái khôn, mà không chịu đi tìm cái khôn nảy sinh trong cái khó

Thông thường, khi cố gắng mà không đạt được một ý định nào đó, chúng ta thường tự động viên mình: “Cái khó bó cái khôn”.

Vậy, “cái khó bó cái khôn” có nghĩa là gì? “Cái khó” được hiểu là hoàn cảnh, điều kiện khó khăn không cho thực hiện một việc nào đó. “Cái khôn” là những dự kiến, kế hoạch, dự định tốt, sáng suốt. “Bó” nghĩa là trói buộc, hạn chế, không cho thực hiện. Cả câu có nghĩa chung là: hoàn cảnh khó khăn cản trở việc thực hiện một dự định, một kế hoạch tốt đẹp.

Rất nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta nghe những câu, đại ý như: vẫn biết là như thế, nhưng “cái khó bó cái khôn”, chưa thể làm được…

Có lẽ, thành ngữ này ra đời là để giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tìm được lời giải thích về sự bất lực của mình, cũng như động viên, an ủi họ.

Dân gian còn có câu: “Lực bất tòng tâm”, nghĩa là: trong lòng rất mong muốn nhưng khả năng không thể đạt được. Đây cũng là một cách để giúp người ta nhìn vào thất bại mà không hoàn toàn mất tinh thần trước thất bại ấy.

Từ trong ý nghĩa sâu xa, ta thấy, câu tục ngữ xác nhận một thực tế: hoàn cảnh tạo nên tính cách con người; hoàn cảnh thực tế quyết định ý chí, ý thức… của mỗi chúng ta. Chính “cái khó” (tức hoàn cảnh) đã quyết định “cái khôn” (tinh thần) của người ta.

Câu nói trên phản ánh thực tế và quy luật khách quan: vật chất sinh ra ý thức, hoàn cảnh quy định tính cách con người…

Tuy nhiên, câu tục ngữ trẽn cũng có mặt phiến diện: nó chưa phải đã chi hết tính quy luật của sự tác động ngược chiều giữa ý thức đối với vật chất, giữa ý chí, nghị lực đối với hoàn cảnh.

Thực ra, còn có câu tục ngữ khác: “Cái khó ló cái khôn”. Lúc này, ý nghĩa của nó đã hoàn toàn thay đổi. “Cái khó”, “cái khôn” vẫn được hiểu với ý nghĩa trên. “Ló” nghĩa là chợt nảy ra, tìm ra. Nghĩa chung của cả câu là: hoàn cảnh khó khăn sẽ làm nảy sinh những ý định, những lối thoát khôn ngoan nhất.

Câu tục ngữ sau dường như đã bù đắp cho câu nói trước như một sự phản ánh toàn diện mối quan hệ qua lại giữa hoàn cảnh đối với cuộc sống con người.

Với người Việt Nam, quy luật chi phối của hoàn cảnh đối với bản chất con người cũng luôn được ghi nhậu trong hàng loạt các câu tục ngữ.

– “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.

– “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

– “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Tuy vậy, người Việt Nam cũng không bao giờ, chịu khuất phục hoàn cảnh theo ý nghĩa chịu sự tác động tiêu cực. Hình ảnh bông sen vươn lên thơm ngát giữa đầm lầy trong ca dao dân ca luôn là hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam, dẫu sống trong hoàn cảnh nghìn năm phong kiến, nhiều khó khăn, gian khổ và chiến tranh, nhưng vẫn vươn lên để khẳng định bản sắc của mình:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng,
Nhị vàng, bông trắng lá xanh|
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Ngày nay, chúng ta được sống và học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, được sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân, được các thầy cô và cha mẹ cưu mang đùm bọc, phần đông trong chúng ta đã có được hoàn cảnh thuận lợi, qua được thời khó khăn. Nhưng rất nhiều bạn trẻ vẫn có thói quen dựa dẫm, không chịu vươn lên, luôn thấy trước mắt là “khó khăn”.

Mỗi người chúng ta cần phải đặt ra những mục tiêu phấn đấu và phải phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu ấy. Đừng vì nghĩ rằng “cái khó bó cái khôn”, mà không chịu đi tìm “cái khôn nảy sinh trong cái khó”.

Nghị luận về câu nói Cái khó bó cái khôn – Mẫu 2

Thành ngữ ra đời đôi khi không chỉ là một bài học, một lời răn dạy, mà còn là một lời động viên, an ủi khi con người gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. “Cái khó bó cái khôn” là một câu thành ngữ như vậy.

Vậy, “cái khó bó cái khôn” có nghĩa là gì? “Cái khó” là những khó khăn gây cản trở trong việc thực hiện một công việc nào đó. Trong khi đó, “cái khôn” lại là những kế hoạch, vấn đề tốt đẹp. Như vậy, “Cái khó bó cái khôn” ý nói đến nhũng khó khăn làm cản trở những dự định đúng đắn mang tính tích cực. Hiểu rộng hơn, câu tục ngữ ám chỉ hoàn cảnh có tác động đến tinh thần của mỗi người. Nó giống như một cách để động viên mỗi khi bản thân bị bế tắc, không tìm ra được phương hướng giải quyết trong cuộc sống.

Thực tế, nếu coi câu tục ngữ là một lời khuyên của ông cha ta từ xưa để lại thì có phần chưa đúng. Đôi khi trong cuộc sống, nhờ những thử thách mà con người có thể vươn lên mạnh mẽ, đạt được những điều mình mong muốn. “Cái khó bó cái khôn” – thức chất nó cũng giống như một thất bại, vấp ngã trên đường đời. Nếu ta coi “Thất bại là mẹ thành công”, thì tự khắc bản thân sẽ đúc rút được những bài học, kinh nghiệm từ sai lầm của mình mà đứng dậy, phấn đấu đạt được mục tiêu mình theo đuổi.

Bên cạnh câu tục ngữ trên, còn có một câu khác gần giống nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn khác: “Cái khó ló cái khôn”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy cánh hồng. Sẽ có lúc ta dẫm phải những chiếc gai nhọn hoặc gặp những tảng đá chắn ngang đường. Sự bình tĩnh, sáng suốt vào những lúc khó khăn sẽ đem đến cho bạn “cái khôn”. Như vậy, chính hoàn cảnh sống đã tạo động lực thúc đẩy cho “cái khôn” hình thành và phát triển.

Cuộc sống đày đủ đôi khi lại khiến nhiều bạn trẻ sống ý lại vào điều kiện gia đình, ăn bám bố mẹ. Họ không đặt ra những mục tiêu để phấn đấu, hoặc dễ dàng buông xuôi khi gặp khó khăn, rồi tặc lưỡi cho rằng “Cái khó bó cái khôn”. Sự dựa dẫm làm cho họ mất đi tính tự lập, kiên trì trong cuộc sống. Về lâu dài, cuộc sống của họ sẽ trở nên vô nghĩa.

Để cho cuộc sống ngày một trở nên có ý nghĩa, mỗi chúng ta nên tự đặt ra cho mình những mục tiêu để phấn đấu. Cũng sẽ có nhũng lúc chông gai, trắc trở, nhưng chính những thời điểm đấy chúng ta mới có thể mạnh mẽ hơn và “khôn” hơn.

Nghị luận về câu nói Cái khó bó cái khôn – Mẫu 3

Thông thường, khi cố gắng mà không đạt được một ý định nào đó, chúng ta thường tự động viên mình: “Cái khó bó cái khôn”.

Vậy, “cái khó bó cái khôn” có nghĩa là gì? “Cái khó” được hiểu là hoàn cảnh, điều kiện khó khăn không cho thực hiện một việc nào đó. “Cái khôn” là những dự kiến, kế hoạch, dự định tốt, sáng suốt. “Bó” nghĩa là trói buộc, hạn chế, không cho thực hiện. Cả câu có nghĩa chung là: hoàn cảnh khó khăn cản trở việc thực hiện một dự định, một kế hoạch tốt đẹp.

Rất nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta nghe những câu, đại ý như: vẫn biết là như thế, nhưng “cái khó bó cái khôn”, chưa thể làm được…

Có lẽ, thành ngữ này ra đời là để giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tìm được lời giải thích về sự bất lực của mình, cũng như động viên, an ủi họ.

Dân gian còn có câu: “Lực bất tòng tâm”, nghĩa là: trong lòng rất mong muốn nhưng khả năng không thể đạt được. Đây cũng là một cách để giúp người ta nhìn vào thất bại mà không hoàn toàn mất tinh thần trước thất bại ấy.

Từ trong ý nghĩa sâu xa, ta thấy, câu tục ngữ xác nhận một thực tế: hoàn cảnh tạo nên tính cách con người; hoàn cảnh thực tế quyết định ý chí, ý thức… của mỗi chúng ta. Chính “cái khó” (tức hoàn cảnh) đã quyết định “cái khôn” (tinh thần) của người ta.

Câu nói trên phản ánh thực tế và quy luật khách quan: vật chất sinh ra ý thức, hoàn cảnh quy định tính cách con người…

Tuy nhiên, câu tục ngữ trẽn cũng có mặt phiến diện: nó chưa phải đã chi hết tính quy luật của sự tác động ngược chiều giữa ý thức đối với vật chất, giữa ý chí, nghị lực đối với hoàn cảnh.

Thực ra, còn có câu tục ngữ khác: “Cái khó ló cái khôn”. Lúc này, ý nghĩa của nó đã hoàn toàn thay đổi. “Cái khó”, “cái khôn” vẫn được hiểu với ý nghĩa trên. “Ló” nghĩa là chợt nảy ra, tìm ra. Nghĩa chung của cả câu là: hoàn cảnh khó khăn sẽ làm nảy sinh những ý định, những lối thoát khôn ngoan nhất.

Nghị luận về câu nói Cái khó bó cái khôn – Mẫu 4

Sự thành công của mỗi người tùy thuộc chủ yếu vào khả năng, lòng kiên nhẫn thực hiện đến cùng. Để đạt được kết quả mà mình mong muốn thì đòi hỏi bạn cần phải biết cách nắm bắt thời cơ, nhạy bén cũng như không bỏ cuộc sớm. Song hiện nay có rất nhiều người vì hoàn cảnh khách quan, vì khó khăn, thử thách mà nhanh chóng chán nản, không muốn tiếp tục. Bởi vậy ông cha ta mới có câu nói “Cái khó bó cái khôn” là vì thế.

Cuộc sống không ngừng biến đổi, con người cần phải thích nghi để có thể hòa nhập và không ngừng phát triển mình. “Cái khó bó cái khôn” có hai ý nghĩa, đó cũng chính là lời khuyên dành cho tất cả mọi người.

Chúng ta phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn, gian nan trong cuộc sống để giành được điều mà mình mong đợi. Trên con đường đi đó có nhiều chông gai và thử thách, cũng như những nguyên nhân khách quan bên ngoài. Chính những yếu tố đã làm hạn chế, che mất đi tầm nhìn của bạn, khiến bạn chùn bước, không bước nữa. Có thể nói họ đã không đủ dũng cảm, bản lĩnh để vượt qua những gian nan bước đầu đó. Vì khó khăn, vì không thể tiếp tục thì chúng ta chỉ dám bước đến đó và dừng lại, tư duy của chúng ta sẽ không được phát triển nữa vì ngại khó, ngại khổ.

Tuy nhiên đó mới chỉ là một khía cạnh của câu nói, bên cạnh những người nhanh bỏ cuộc khi gặp khó khăn thì còn rất nhiều người dám đương đầu với khó khăn và thử thách, vượt qua sự sợ hãi của bản thân để dành chiến thắng. Nếu như chúng ta có thái độ tích cực, cái nhìn lạc quan thì mọi khó khăn đó có thể chẳng là gì. Sự nỗ lực của bản thân, kiên trì không ngừng sẽ tạo nên thành quả tốt đẹp. Từ khó khăn có thể chúng ta sẽ nảy ra rất nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo.

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ vừa mới gặp khó khăn đã nản lòng, gục ngã, kêu than không thể tiếp tục. Những người như vậy chỉ mãi đứng yên một chỗ, không thể bước ra xa. Vì chính cái “khó’ đã kìm hãm sự phát triển của trí óc và nhận thức.

Trong đề Toán, có một câu rất khó, đòi hỏi phải động não nhiều, nếu không sẽ không thể nào giải được. Nam là học sinh lười tư duy nên khi nghe bảo bài toán khó đã không chịu đọc đề, đã gấp trang sách lại và không làm nữa. Nam dị ứng với từ “khó” nên nghe đến đó đã nghĩ ngay đến việc không thể làm được. Đây là một suy nghĩ sai lầm, dẫn đến sự trì trệ của bạn Nam trong quá trình học tập.

Việc để cái “khó” bó buộc, làm hạn chế cái ‘khôn” sẽ khiến cho trí não chậm phát triển, mất đi sự nhanh nhạy trước một vấn đề. Đối với những người trẻ thì trí óc là thứ cần thiết phải rèn luyện thường xuyên. Nhưng gặp khó khăn, thử thách đã nhanh bỏ cuộc thì bạn mãi mãi chỉ là người theo sau, không có chí tiến thủ.

Cuộc sống của mỗi người không ai giống ai, người thì sung sướng, giàu có; nhưng có những người nghèo khổ cả một đời, ước mơ cũng dang dở cả một đời. Giữa họ có nhiều thứ khác nhau, có thể ý chí và nghị lực cũng khác nhau. Nếu những người nghèo khó không ngại khó khăn, khổ sở mà vượt lên chính mình thì chắc chắn họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp ở phía trước.

Nếu như để cho lối sống “cái khó bó cái khôn” ăn sâu vào tiềm thức thì chúng ta mãi mãi không thể giải phóng được bản thân, mãi mãi đứng yên một chỗ. Nó không những khiến cho đầu óc bị trì trệ mà còn khiến cho con đường mà bạn đi cũng không nhích thêm một tý nào.

Để rèn luyện tư duy của mình thì buộc mỗi người cần phải có suy nghĩ tích cực về cái khó khăn với cái ý chí tiến thủ trong cuộc sống.

Để đạt được ước mơ, để đạt được khát vọng của mình thì hãy khống chế suy nghĩ cái khó bó cái khôn. Như thế chúng ta mới có thể hoàn thiện bản thân và làm được nhiều điều có ý nghĩa cho cuộc sống hơn.

Nghị luận về câu nói Cái khó bó cái khôn – Mẫu 5

Cha ông ta từ đời xưa đã để lại cho con cháu rất nhiều câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ. Đây đều là những câu nói được rút ra từ những trải nghiệm, kinh nghiệm sống, những câu nói đó không chỉ là những bài học, những lời răn dạy cho chùng ta, nó còn là những lời động vui, an ủi, định hướng khi mà chúng ta gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu thành ngữ “cái khó bó cái khôn” chính là một câu thành ngữ như vậy

“Cái khó bó cái khôn” đây là câu tục ngữ được sử dụng rất phổ biến của người Việt Nam chúng ta. Ai cũng đã được nghe rất nhiều lần, và trong cuộc sống, cũng chưa có ai chưa từng dùng nó lần nào. Vậy, “cái khó bó cái khôn” có ý nghĩa như thế nào? “Cái khó” được hiểu chính là những khó khăn gây cản trở, không cho chúng ta thực hiện một công việc nào đó. Còn “cái khôn” chính là những dự kiến, những kế hoạch, dự định, vấn đề tốt đẹp và sáng suốt. “Bó” giống như một sợi dây, trói buộc hạn chế, không cho thực hiện những kế hoạch, dự định. Cả câu thành ngữ hiểu theo nghĩa chung nhất ý chỉ những khó khăn sẽ cản trở chúng ta thực hiện những dự định, những kế hoạch tốt đẹp. Hiểu sâu rộng hơn nó chính là hoàn cảnh sẽ tác động đến tinh thần mỗi người,giải thích cho sự bất lực cũng như một cách động viên khi chúng ta gặp phải những bế tắc, không tìm ra được phương hướng để giải quyết trong mọi việc.

Từ trong ý nghĩa sâu xa trên, ta thấy được một thực tế đó chính là hoàn cảnh sẽ tạo nên tính cách con người, đồng thời hoàn cảnh cũng quyết định đến ý chí và ý thức của mỗi chúng ta. Cái khó mà ta đang gặp phải chính là hoàn cảnh là điều kiện khiến cho cái khôn chính là tinh thần của mỗi người. Câu nói trên mang một quy luật khách quan của thực tế, vật chất sinh ra ý thức và hoàn cảnh quyết định đến tinh thần.

Nhưng thật sự, câu thành ngữ trên chỉ mang một mặt phiến diện, lời khuyên của ông cha ta từ xưa thật sự chỉ một phần đúng. Bởi nó chưa nói đến chiều ngược lại của ý thức và vật chất, giữa nghị lực với hoàn cảnh. Trong cuộc sống vạn biến, con người khi gặp những thử thách nhưng lại là động lực để có thể vươn lên mạnh mẽ nhất, đạt được những thành quả cao nhất. Sự thành công tùy thuộc rất lớn vào khả năng và lòng kiên nhẫn đến cùng. Vì vậy, cần nắm bắt được thời cơ, đừng vì khó khăn, vì hoàn cảnh mà bỏ qua cơ hội. Một lần thắt bai, một lần vấp ngã trên đường đời, bạn hãy nhớ đến câu nói “Thất bại là mẹ thành công”, hãy rút ra những bài học, những kinh nghiệm từ những lần vấp ngã, và kiên cường lên, hãy đứng lên, phấn đấu tiếp để đạt được mục tiêu mà bạn đang theo đuổi.

Bên cạnh câu tục ngữ cái khó bó cái khôn còn có một câu tục ngữ khác mang một ý nghĩa hoàn toàn khác đó là “Cái khó ló cái khôn”. Đây chính là câu răn dạy chúng ta hãy bình tĩnh, sáng suốt trong mọi tình huống, mọi tảng đá hay những chiếc gai nhọn. Đây thể hiện cho một ý chí không sợ hoàn cảnh sống bó buộc lấy bản thân. Phải tiến lên và phát triển

Nhưng có rất nhiều bạn trẻ, vì cuộc sống quá đủ đầy, được bố mẹ bao bọc,có ý nghĩ ỷ lại vào điều kiện gia đình, dựa vào bố mẹ, nên khi chỉ mới gặp chút khó khăn, một chút vấp ngã trên đường đời thì đã không còn tâm trí, cảm thấy bế tắc, gục ngã và không thể tiếp tục. Nếu các bạn ấy cứ như thế thì sẽ mãi mãi chỉ có thể dậm chân tại chỗ, không có bước tiến xã hơn. Cái “khó” giống như đã nuốt chửng lấy sự phát triển của cái “khôn”. Hãy động não nhiều hơn, hãy vượt qua. Trong một đề Toán, khi gặp phải những câu hóc búa, nếu một người lười suy nghĩ thì chỉ cần nghe thấy hai từ đề khó thì đã nghĩ ngay đến việc chờ đợi người khác cho mình câu trả lời, hoặc nghỉ ngay đến việc gấp trang sách lại bỏ qua, nếu cứ như thế bạn sẽ bị trì trệ mãi trong học tập. Cái khó khiến trí não chậm phát triển, mất đi sự nhanh nhạy với vấn đề, đó là sự kìm hãm cái khôn lại.Vì vậy, các bạn trẻ hãy thường xuyên rèn luyện trí óc, cố gắng học cách tìm tòi, tiếp thu, học hỏi những người xung quanh. Nếu làm được điều đó nhất định bạn sẽ không bao giờ là kẻ thua cuộc, cuộc sống sẽ không trở nên vô nghĩa

Bên cạnh câu tục ngữ cái khó bó cái khôn còn có một câu tục ngữ khác mang một ý nghĩa hoàn toàn khác đó là “Cái khó ló cái khôn”. Đây chính là câu răn dạy chúng ta hãy bình tĩnh, sáng suốt trong mọi tình huống, mọi tảng đá hay những chiếc gai nhọn. Đây thể hiện cho một ý chí không sợ hoàn cảnh sống bó buộc lấy bản thân. Phải tiến lên và phát triển

Hãy tự cho mình một cuộc sống muôn màu, không chỉ màu hồng, mà còn điểm thêm chút xám, chút xanh đỏ. Như vậy bạn sẽ cảm thấy mình sống thật ý nghĩa, mỗi người hãy tự đặt cho mình những ước mơ, những mục tiêu để tiến lên, để phấn đấu. Dù có lúc gặp chông gai, gặp trắc trở nhưng đây cũng là lúc khiến ta mạnh mẽ và tốt hơn

Lời kết

Qua bài viết trên ta thấy với một câu nói ta có rát nhiều cách hiểu nhưng ý nghĩa không thay đổi. Để tìm ra được cách giải thích phù hợp nhất thì mời các bạn tham khảo bài viết trên nhé.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 01/2025!