Updated at: 14-06-2022 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Mị Châu một nhân vật truyền thuyết với nhiều chi tiết xoay quanh cuộc đời nàng. Để nắm rõ hơn những chi tiết ấy là gì và có ý nghĩa ra sao thì mời các bạn đọc thảm khao bài viết dưới đây. Chúng tôi đã tổng hợp tất cả các chi tiết xoay quanh nhân vật Mị Châu một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Em hiểu gì về các chi tiết xoay quanh nhân vật Mị Châu

em hieu gi ve cac chi tiet xoay quanh nhan vat mi chau

Bài làm:

Đọc truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy, khiến ta có nhiều suy nghĩ. Để đánh giá, ngoài việc đây là một câu chuyện mang tính lịch sử thì nó còn là một bi kịch về tình cha con, tình chồng vợ đầy xót xa, khiến người ta chỉ biết lắc đầu cảm thán. Trong đó nhân vật Mị Châu là nhân vật đem đến nhiều tranh cãi hơn cả. Liệu nàng đáng trách hay đáng thương?

Xét về nguồn cội sâu xa của bi kịch, có lẽ là sự đắc ý và mất đề phòng của An Dương Vương, cậy có nỏ thần mà không suy tính kỹ càng đã gả Mị Châu cho Trọng Thủy vốn là con trai của Triệu Đà, kẻ từng dẫn quân xâm lược nước mình nhưng đại bại. Mị Châu khi ấy chỉ là một cô gái trong cung cấm, nào có biết chuyện đời, cha mẹ đặt đâu cô ngồi đấy, để rồi rơi vào tình yêu với chồng là Trọng Thủy. Trọng Thủy lợi dụng tình yêu của vợ, lừa nàng cho xem nỏ thần rồi đánh tráo. Vậy Mị Châu có đáng trách không? Có chứ, trách nàng ngây thơ, trách nàng tin tưởng chồng mình quá, nhưng có gia đình nào vợ chồng lại đi nghi kỵ lẫn nhau chứ. Chung quy lại vẫn là trách những kẻ xung quanh nàng quá gian xảo. Chi tiết nàng rắc lông ngỗng trên đường chạy trốn với cha để Trọng Thủy tìm tới, thực sự tôi tin rằng Mị Châu không thực sự không có ý mưu hại cha hay phản quốc, tất cả chỉ là cái hiểu lầm mà cha nàng, rùa thần và Trọng Thủy vô tình tạo ra khiến nàng rơi vào tình huống trớ trêu, đến 100 cái miệng cũng chẳng thể giải thích nổi. Mị Châu nàng là một người con gái trung hiếu với cha, lại có tình có nghĩa với chồng, nên khi biết được sự thật nàng đâm ra đau đớn cùng cực chẳng thiết sống trên đời. Lời nguyện của nàng trước khi chết lại càng khiến người ta xót xa mà chẳng nỡ trách: “Thiếp là phận gái nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Truyền rằng máu của nàng trai nuốt vào thì hóa thành ngọc, điều ấy đã phần nào chứng minh nỗi oan khuất, uất nghẹn của Mị Châu trước khi chết, âu đây cũng là một niềm an ủi cho nàng. Trọng Thủy xấu hổ, nhục nhã với bản thân, với Mị Châu rồi cũng trầm mình xuống giếng Mị Châu thường tắm, nước giếng ấy sau dùng rửa ngọc trai nơi biể Mị Châu chết thì ngọc càng thêm sáng. Chi tiết hư cấu này có thể xem là sự tạ lỗi, đồng thời là cũng như rửa oan cho Mị Châu của Trọng Thủy, bởi Trọng Thủy tuy là công thần với nước của hắn nhưng lại là tội đồ gây nên cái chết đầy bi thảm của Mị Châu. Mị Châu vừa đáng thương cũng vừa đáng trách, bởi nàng thực sự là một cô gái tốt, yêu thương chồng, tin tưởng chồng, lại hiếu nghĩa với cha, nhưng tình yêu đã làm nàng quên đi nàng còn là một công chúa, nàng còn có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. Chính sự ngây thơ, cả tin của nàng đã dẫn tới kết cục bi thảm, nước mất, nhà tan, bản thân thì vong mạng.

Câu chuyện và nhân vật Mị Châu là bài học đắt giá, có ý nghĩa sâu sắc, dạy chúng ta về lối cư xử giữa các mối quan hệ trong gia đình, trong xã hội bao gồm tình thân, tình yêu, và trách nhiệm với đất nước. Ai cũng cần đủ tỉnh táo để suy xét, cân nhắc sự lợi hại trong mỗi một hành động, tránh giống như nàng Mị Châu, chỉ một phút tin tưởng mà đem lại mối hận day dứt ngàn năm chưa phai.

Lời kết

Qua toàn bộ những chi tiết trên chúng ta đều thấy rằng mị Châu đang bị xoay quanh bởi gia đình, tình yêu và trách nhiệm với đất nước. Sau bài viết, chúng tôi rất mong các bạn biết được những chi tiết xoay quanh Mị Châu từ đó sẽ hiểu hơn về nhân vật Mị Châu này.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!