Updated at: 14-06-2022 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Uy-lit-xơ là hiện thân cho vẻ đẹp của người anh hùng chiến trận thời cổ đại. Và để hiểu rõ hơn về văn bản Uy-lít-xơ trở về, chúng tôi đã tổng hợp những mẫu đọc hiểu đầy đủ và chính xác nhất gửi đến các quý độc giả. Rất mong sẽ giúp ích được các bạn.

I. ĐỌC – HIỂU TIỂU DẪN.

1. SỬ THI “Ô ĐI XÊ”.

– Là 1 trong hai sử thi nổi tiếng của văn học Hi Lạp cổ đại (TK IX-VIIITCN)

– Tương truyền là do Hô me rơ (nhà thơ mù) sáng tác dựa theo truyền thuyết về cuộc chiến thành Tơ roa (xảy ra trước đó 3 thế kỉ)

– Tác phẩm gồm 12 110 câu thơ chia thành 24 khúc ca

* Tóm tắt: sgk (nhân vật chính là người anh hùng Uy-lit-xơ và hành trình trở về quê hương I tác đoàn tụ cùng gia đình)

* Chủ đề: Khát vọng chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu giữa các nền văn minh văn hoá; đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Qua đó thể hiện sức mạnh trí tuệ, ý chí của con người.

* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.

1. Nhân vật Uy lít xơ:

– Tài năng: như một vị thần ( thắng trong cuộc thi bắn cung; tiêu diệt những tên cầu hôn đầu sỏ; trừng phạt lũ đầy tớ phản bội..) với trí tuệ mẫn tiệp ( bảo gia nhân bày tiệc, tìm cách đối phó với gia đình những kẻ cầu hôn vừa bị mình trừng trị..)

– Ngoại hình: đẹp như một vị thần

⇒ Uy-lit-xơ là hiện thân cho vẻ đẹp của người anh hùng chiến trận thời cổ đại

– Tính cách:

+ Nhẫn nại đợi vợ công nhận mình trong sự tin tưởng (thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy )

+ Trách Pê-nê-lốp vì có trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối … có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới về xứ sở

+ Hờn dỗi: đòi nhũ mẫu kê giường để ngủ một mình

+ Giật mình vì tưởng tình cảm vợ chồng không còn nguyên vẹn (qua bí mật về chiếc giường của hai vợ chồng )

+ khi vợ nhận ra chồng: ôm lấy vợ và khóc dầm dề

⇒ Diễn biến tâm lí phức tạp nhằm khắc họa tính cách trần tục của Uy-lit-xơUy-lit-xơ vừa là người anh hùng muôn vàn trí xảo vừa là con người trần thế nhất mực thủy chung với gia đình

2. Nhân vật Pê-nê-lốp:

* Khi chưa gặp Uy-lit-xơ:

– Nàng thận trọng nói với nhũ mẫu về mối hồ nghi của mình: Chính chàng đã chết rồi; Chỉ có thần linh mới có thể tiêu diệt được bọn cầu hôn

– Nhũ mẫu đưa bằng chứng vết sẹo: Pê-nê-lốp không tin;

* Khi gặp Uy-lit-xơ:

– Pê-nê-lốp rất đỗi phân vân: vừa bàng hoàng xúc động vừa thận trọng dò xét.

– Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt: đăm đăm âu yếm nhìn chồng; lúc lại không nhận ra chồng; gọi chồng là “ngài” xưng “tôi”.

– Bị con trai và cả Uy-lit-xơ trách móc, Pê-nê-lốp vẫn thận trọng đưa ra phép thử đối với Uy-lit-xơ dựa vào bí mật chỉ có hai người biết

+ Cách thử bí mật chiếc giường trong đoạn này vừa cho thấy phẩm chất trí tuệ của Pê-nê-lốp ( trọng danh dự, thận trọng, tỉnh táo) vừa cho thấy sự thủy chung, kiên trinh của nàng

* Khi Uy-lit-xơ nói ra bí mật chiếc giường:

– Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng, giãi bày tâm sự. Niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng.

⇒ Pê-nê-lốp là người phụ nữ khôn ngoan, tỉnh táo, thủy chung

3. Nghệ thuật:

– Ngôn ngữ kể chuyện trang trọng, chậm rãi, sử dụng nhiều định ngữ ( Pê-nê-lốp thận trọng, Uy-lit-xơ muôn vàn trí xảo,..)

– Lời nói của nhân vật được chau chuốt (vừa có hình ảnh vừa có chiều sâu trí tuệ ); tâm lí nhân vật được khắc họa rõ nét

– Sử dụng nghệ thuật so sánh mở rộng

Lời kết

Văn bản Uy-lít-xơ trở về kết hợp với nghệ thuật kể chuyện độ c đáo đã làm nên một tác phẩm kinh điển. Qua bài viết trên, chúng tôi rất mong quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về văn bản trên từ đó đúc kết ra một tác phẩm đọc hiểu hay nhất.

 

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!