Rừng có những lợi ích gì chắc hẳn các bạn ở đây cũng hiểu một phần nào, thế nhưng để hiểu rõ hơn và có thuyết minh được cặn kẽ nhất thì dưới đây chúng tôi đã tổng hợp ý kiến hay nhất về lợi ích vai trò của rừng. Mong rằng sẽ giúp ích được quý độc giả.
Thuyết minh vai trò của rừng đối với đời sống con người – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Quảng Ngãi
Rừng là một loại tài nguyên rất quan trọng và không thể thiếu đối với cuộc sống của chúng ta. “Rừng là lá phổi xanh của trái đất.” Bởi vậy, rừng không những quan trọng đối với chúng ta mà nó còn có giá trị rất to lớn trên trái đất này.
Không phải tự nhiên con người ta ví rừng như là lá phổi xanh của trái đất, mà cái gì cũng có nguyên do cũng nó. Rừng là tài sản quý giá của con người, rừng đã giúp ích cho ta rất nhiều. Và rừng cũng có mặt khắp mọi vùng núi của mảnh đất hình chữ S này. Rừng cho ta nguyên liệu để làm nhà. Đối với thành thị thì chắc hẳn người ta không làm nhà bằng gỗ mà thay vào đó là bê tông sắt, thép, cánh cửa làm bằng nhôm kính. Nhưng ngược lại thì ở những vùng nông thôn họ lại tận dụng gỗ để làm rất nhiều thứ. Gỗ để làm nhà, làm cửa…gỗ như là một người bạn thân thiết đối với người nông dân.
Chưa hết, rừng còn cung cấp gỗ cho sản xuất công nghiệp, sản xuất giấy, tạo nên những cuốn sách cuốn vở thật đẹp cho học sinh dùng. Không những vậy, rừng còn được xem là người mẹ thiên nhiên của chúng ta. Mỗi lần mưa to gió lớn, bão lũ thì nhờ có rừng ngăn được sói mòn, hạn hán, xạc lở đất. Rừng tạo cho ta một môi trường trong lành tạo bầu không khí sạch cho chúng ta sống. Hiện nay thì tình trạng chặt phá rừng càng diễn ra trầm trọng, nguyên nhân là do chính con người không có ý thức. Họ chỉ tư lợi bản thân mà không nghĩ đến hậu quả. Họ đốt rừng làm nương rẫy, chặt phá cây gỗ quý hiếm để buôn lậu…Vậy, nếu không có rừng điều gì sẽ xảy đến với chúng ta? Khi không có rừng, con người sẽ không có gỗ để làm nhà, hằng năm sẽ bị sói mòn, hạn hán, điều đáng nói hơn là chúng ta sẽ không có ô xi để thở. Khi ấy con người chắc chắn sẽ không thể tồn tại được. Khi thấy được tầm quan trọng của rừng và những hậu quả đáng khủng khiếp mà con người gây ra thì chúng ta cần nhanh chóng đề ra biện pháp ngăn chặn tình trang này ngay lập tức.Hãy tưởng tượng xem một ngày nào đó thế giới chúng ta đang sống sẽ không có rừng, cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao, con người có tồn tại được nữa không? Đó cũng là điều mà tất cả chúng ta cần quan tâm.
Tóm tắt, rừng đã giúp ích cho chúng ta rất nhiều, bảo vệ chúng ta khỏi những thiên tai của trời đất. Vì vậy, chúng ta hãy cùng chung ta bảo vệ, tích cực trồng cây và lên án những thói hư phá hoại cây rừng. Hãy cùng nhau vì một môi trường Xanh- Sạch- Đẹp.
Thuyết minh vai trò của rừng đối với đời sống con người – Bài làm 2
Một mùa xuân mới lại về. Trong sự đầm ấm sum họp của mọi nhà vẫn còn đó nỗi lo canh cánh của người dân Bắc Bộ về sự bất thường của thời tiết và khí hậu. Miền Trung còn đó hậu quả của những đợt “lũ chồng thêm lũ”. Còn thế giới, cùng với sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, lũ lụt khủng khiếp là những đợt giá lạnh hiếm thấy xảy ra khắp nơi. Thiên tai hoành hành dữ dội và rộng khắp như thế đều liên quan đến vấn đề môi trường sông, nhất là rừng, bị huỷ hoại. Tất cả những điều đó đã khẳng định vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống của chúng ta.
Cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung cấp cho chúng ta ô-xi và hút các-bon-níc do chúng ta thải ra. Ngày nay, dân số ngày càng tăng cao, lượng ô-xi càng ngày càng bị mất đi do nhu cầu hô hấp của con người. Thiếu cây rừng, thiếu ô-xi thì làm sao chúng ta tồn tại? Hơn nữa, cây rừng còn là “ngôi nhà xanh” của những loài thú hoang dã. Thú sông trong “ngôi nhà” của chúng thì điều kiện sống sẽ tô’t hơn. Hiện nay, nhiều loài thú hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cao. Một phần của hiện tượng đó cũng chính là vì môi trường sống của chúng đang bị tàn phá nặng nề. Chúng ta có thể khẳng định một điều: đối với con người và động vật thì cây rừng giữ vai trò quan trọng. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đờ mạnh hơn, giảm thiểu sức tàn phá của nước lũ. Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá, cành cây sum suê mở rộng giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Vì lợi ích đó mà ở các bãi biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây trên bãi biển vừa tạo không khí trong lành vừa bảo vệ con người.
Xem thêm: Cảm nhận về truyện Cô bé bán diêm của Andécxen – Văn mẫu lớp 8
Thế nhưng nạn phá rừng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thế nói, rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, là lá phổi xanh giúp điều hoà khí hậu,… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế nhưng hiện nav rừng trên thế giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến sự nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự gia tăng hàm lượng các-bon-níc trong khí quyển – một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ của trái đất…
Việt Nam tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của nước ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh nông nghiệp nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không bị đe doạ bởi hiểm hoạ môi trường. Nếu ở các nước phát triển, hiểm hoạ môi trường là do sự phát triển của kĩ thuật công nghệ và sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp thì ở Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do những bất cập trong quá trình phát triển, do ảnh hưởng còn nặng nề của nếp nghĩ, nếp làm ciia người sản xuất nhỏ. Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch của con người trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Hậu quả của việc phá rừng bừa bãi đôi với môi trường là vô cùng nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải. Chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và y tế,… không được xử lí đúng quy trình mà đưa trực tiếp vào môi trường gây ra dịch bệnh và ô nhiễm môi trường sinh thái. Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đối khí hậu, sa mạc hoá ngày càng mở rộng, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường như hạn hán, lũ lụt,… đang trở thành mối đe doạ đối với tất cả chúng ta.
Hơn lúc nào hết, chúng ta phải tự ý thức về lợi ích của rừng và việc cấp bách của chúng ta lúc này là vận động, tuyên truyền mọi người cùng nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi phục và phát triển các khu rừng sinh thái, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên,… Nhiều người nghĩ bảo vệ môi trường là những hoạt động mang tính quy mô, tốn kém và phải tốn nhiều thời gian. Điều đó đúng song việc bảo vệ môi trường có thê và trước hết phải bắt đầu từ mỗi cá nhân con người, từ những việc làm cụ thể hàng ngày. Từ bậc Tiểu học đến Trung học phố thông, chắc chắn học sinh chúng ta cũng đă tham gia các phong trào do Đoàn, Đội phát động như “Vì trường em Xanh – Sạch – Đẹp”. Những công việc của “tuổi nhỏ” như tưới nước, tỉa cành, thu gom rác,… đã góp phần hình thành một thói quen, một nếp sống tốt trong thiếu nhi. Đó là tình yêu thiên nhiên, sự thân thiện và ý thức bảo vệ môi trường, ơ mỗi tỉnh, thành phô” lại có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế – xã hội cũng như những vấn đề đặt ra với môi trường và ở đó, các cấp bộ Đoàn đã đi tiên phong, sáng tạo trong việc triển khai các chương trình nhằm mục đích giải quyết các “bức xúc” về môi trường tại địa phương. Phải kể đến ở đây là các mô hình: “Cánh rừng thanh niên”, “Câu lạc bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, lâm sản”, “Câu lạc bộ thanh niên với môi trường và phát triển bền vững”,… Trong các đợt bão lũ, thiên tai, ở đâu chúng ta cũng bắt gặp sự có mặt kịp thời của lực lượng đoàn viên, thanh niên tình nguyện tham gia khắc phục hậu quả những cơn giận dữ của “bà mẹ thiên nhiên”.
Đã thành tập quán tốt đẹp gần nửa thế kỉ qua, cứ mỗi độ xuân về, cả nước lại sôi nổi phong trào Tết trồng cây theo lời dạy cua Bác Hồ. Tết trồng cây mở đầu cho năm sản xuất mới, tạo ra phong trào xây dựng và bảo vệ vốn rừng trong cả nước, đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường ở từng vùng miền và trong cả nước.
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng, để đất nước ta mãi thắm tươi và hành tinh này mãi mãi xanh màu bạn nhé!
Thuyết minh vai trò của rừng đối với đời sống con người – Bài làm 3
Chưa bao giờ vấn đề báo vệ thiên nhiên trở nên bức xúc và cần kíp như hiện hay. Trên báo chí, truyền hình… thậm chí trong chương trình học phổ thông, việc bảo vệ thiên nhiên trong đó có bảo vệ rừng được nhác đến như báo vệ sự sống còn của trái đất. Quá thực, khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá, không một con người chân chính nào có thê làm ngơ.
Xem thêm: Thuyết minh về hoa phong lan – Văn mẫu lớp 8
Là một hê sinh thái cân bằng, nhắc đến rừng ta nhác đến những loại cây cối lâu năm rậm rạp tầng táng, lớp lớp chen chúc nhau, nhác đến những loài động vật phong phú quý hiếm… Thế giới có những cánh rừng lớn nối tiếng: rừng Amazôn (châu Mĩ), rừng lá kim (Nga), rừng Nauy (Bắc Mĩ)… Việt Nam trong một thời gian dài cũng có những cánh rừng đáng tự hào, tổng diện tích chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ: rừng Việt Bắc, rừng Tày Nguyên…
Chiếm một phán đáng kể trong số diện tích đất liền ít ỏi của trái đất, rừng có vai trò lớn trong việc điều hoà sinh thái, phát triển kinh tế văn hoá xã hội của con người.
Ta thử tưởng tượng nếu màu xanh của rừng biến mất thì ai sẽ thanh lọc không khí, cung cấp ô-xi cho sự sống? Con người vần ca ngợi không khí ở vùng rừng núi trong lành, mát mẻ. mà mệt mỏi sợ hãi sự ngột ngạt, yếm khí ứ các vùng thành thị… Rừng, lá phổi của trái đất, một yếu tó không thê thiếu trong đời sổng con người. Đời sống càng phát triển, càng nhiều nhà máy, càng nhiều các loại động cơ… càng cán có nhiều rừng đế cân bằng không khí.
Trong việc báo vệ đất, chống xói mòn, ngăn lũ lụt, rừng cũng có vai trò quan trọng. Rễ cây rừng lâu năm rậm rạp bền bí bám đất, giữ đát chống lại những trận càn quét của lũ lụt. Lá rừng rậm rạp can lại vận tốc của những cơn mưa rừng dữ dội, tránh xói mòn. Còn gì nữa? Thân cây gỗ lớn. những loại cây bụi tầng thấp cản lại vận tốc dòng chay cua lũ, tạo thời gian dê dát ngấm nước, ngắn lại những cơn lũ ào ạt.
Bên cạnh vai trò cân bằng tự nhiên, rừng còn là một tài nguyên quý giá tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Không ai có thê phú nhận nguồn lợi có được từ những thân gỗ lâu năm, từ những loại thảo dược, từ những động vật rừng, từ các khu du lịch sinh thái…
Có thể nói, rừng là nguồn tài nguyên vô giá, nêu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được.
Vậy mà trong những năm gần đay, con người với những suy nghĩ âu trĩ thiển cận đã tàn sát không thương tiếc những cánh rừng trên khắp thế giới.
Nạn lâm tặc hoành hành, hàng triệu cây cổ thụ nhựa tràn trề nhựa máu nối nhau sụp đổ. Những vùng núi đói trư trọi, nham nhớ; gốc cày bị cưa, bị chặt như vét cứa vào lá phổi trái đất. Báo chí hàng ngày vẫn đưa tin, đưa hình hàng triệu lượt thú rừng bị săn bắt, buôn bán trái phép… Chưa hết, còn có những vạt rừng bị chặt, bị đốt vì thói quen du canh du cư của một số dồng bào dán tộc thiểu số. Thậm chí ở nhiều nơi, do tốc độ đô thị hoá quá nhanh mà diện tích rừng cũng bị thu hẹp… linh hồn rừng xanh đang bị con người cắt xén, làm cho què quặt, yếu ớt. Thiên nhiên với con người vốn có mối giao hoà từ mây vạn năm. Thiên nhiên làm nảy mầm sự sống, là cái nôi nuôi dưỡng con người. Nay con người tàn phá thiên nhiên dữ dội, điều đó không khỏi khiên ta lo lắng.
Quả thực, rừng xanh đã đáp trả bằng một tiếng vọng trách móc, ai oán. Song song với việc hàng vạn ha rừng đổ xuống, mất đi là việc tầng ôzôn bị thủng. Điều đó dồng nghĩa với việc con người sẽ được “hưởng” nhiều hơn loại tia có hại của mặt trời: tia cực tím. Chưa kể đến những thiệt hại vổ kinh tế, chi cần nhắc đến những cơn lũ quét ào ạt, bất ngờ. những vụ sạt lở đất, sự xói mòn nghèo nàn của đất… điều đó cũng đít nói đến những mất mát to lớn do việc rừng bị tàn phá gày ra. Thú rừng bị săn bắt bừa bãi, động rừng sẽ diễn ra, mối họa này không ai lường hết được. Thực tếở Việt Nam, sự kiện những con voi rừng Tánh linh là một lời canh báo sinh động cho những ai dám xúc phạm uy nghiêm của rừng thẳm.
Nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá, chúng ta thấy lo lắng vô cùng cho sự sống của con người.
Xuất phát từ mối lo ngại trên, mỗi người cần có V thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ sự sống của chính mình. Chúng ta có thế bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhất; trổng cây xanh ở chính khu vực mình sống. Các cấp các ngành tăng cường tuyên truyền vềvấn đề bảo vệ rừng; xử lí nghiêm khắc các vi phạm bảo vệ rừng đồng thời cần phái định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số…
Màu xanh đất nước có sạch đẹp mãi được không “điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chi tùy vào bạn mà thôi”. Mỗi người hãy thế hiện tình yêu đất nước, tình yêu cuộc sống bằng việc bảo vệ rừng, bảo vệ màu xanh thiên nhiên.
Thuyết minh vai trò của rừng đối với đời sống con người – Bài làm 4
Cây cối có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của con người. Nó giúp cho không khí trong lành, bảo vệ trái đất không bị xói mòn, giúp giảm bớt các hiện tượng thiên nhiên.
Xem thêm: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Khu vực nhiều cây cối nhất đó là rừng. Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau.Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người?
Trong rừng, cây xanh chiếm thành phần chủ yếu. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển.
Nếu trái đất không có cây xanh thì cuộc sống xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.
Nếu không có cây xanh, trái đất sẽ bị xói mòn và sự sống của con người sẽ bị de dọa từng ngày. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vùng dồi dào, đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm 30 – 90% sự đồng hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa… Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh.
Sự tồn tại của cây cối sẽ giúp cho việc điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và làm phân xanh. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
Trong rừng có rất nhiều các loại cây từ thấp lên cao. ở mỗi tầng là một môi trường hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim… đó là những loài động vật rất quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng – thiên nhiên hoang dã. Các loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu,… rồi các loại thuốc quý, tồn tại rất nhiều trong rừng. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng,….
Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành – một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.
Rừng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người, nhưng hiện nay hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi ngày càng nhiều, diện tích đất trống đồi trọc ngày càng gia tăng. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiệm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được.
Rừng U Minh là một trong những khu rừng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế lớn và có ảnh hưởng lớn đến môi trường sống. Nhưng do công tác quản lý kém mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường người dân và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây chỉ còn là những quả đồi trọc, những khu rừng thứ sinh.
Sự tàn phá rừng đã xảy ra những hiện tượng hạn hán, nào lũ lụt, nào sụt lở đất… làm thiệt hại bao tiền của và đau đớn hơn là tính mạng của những người dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc. Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì một sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.
Diện tích rừng ngày càng bị eo hẹp đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại. Những loại động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng, bị đem vào danh sách đỏ. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.
Do sự tàn phá rừng ngày càng nhiều, nhà nước ta đã có những chính sách thích đáng để bảo vệ rừng, giao đất giao rừng cho người dân, nhờ đó đã phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Mỗi người trong chúng ta cần có ý thức để bảo vệ rừng, bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần tuyên truyền về vai trò của cây xanh, của rừng đối với cuộc sống của con người để mỗi người tự tạo ra cho mình một hành động thiết thực, góp phần vào việc xây dựng môi trường sống ngày càng xanh sạch đẹp.
Lời kết
Vì vậy, việc bảo vệ rừng luôn là điều quan trọng và cần được cân nhắc tổ chức bảo về dưới quy mô lớn. Trên đây là toàn bộ những gợi ý của chúng tôi về việc làm nên một bài thuyết minh hay về vai trò của rừng. Rất mong quý độc giả có hứng thú.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!