Lý thuyết Crom
A. CROM
I. Vị trí trong bảng tuần hoàn- Cấu tạo nguyên tử
– Cấu hình electron: 24Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1 ⇔ ⌊Ar⌋ 3d54s1
– Vị trí: ô 24, nhóm VIA, chu kỳ 4, có nhiều e độc thân nhất.
II. Tính chất vật lý
– Mạng lập phương tâm khối, màu trắng ánh bạc.
– Cứng nhất trong các kim loại, t0nc = 18900C, D = 7,2 g/cm3.
III. Tính chất hóa học
Crom có tính khử mạnh:
Cr → Cr2+ + 2e hoặc Cr → Cr3+ + 3e.
1. Tác dụng với phi kim (tương tự Al)
- – Với oxi ở nhiệt độ thường Cr bền do màng oxit bảo vệ ở nhiệt độ cao:
VD: 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
- – Với halogen:
2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
2, Tác dụng với dung dịch axit
- Với dung dịch HCl, H2SO4(l)
VD: Cr + 2H+ → Cr2+ + H2↑ ⇔ Cr + 2HCl → CrCl2 + H2↑
- Với dung dịch H2SO4đ, to; HNO3 → Muối Cr3+
VD: 2Cr + 6H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
- Fe, AL, Cr bị thụ động khi tác dụng với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc nguội.
3, Với H2O: Cr bền với nước và không khí. Nên người ta mạ Cr lên Fe để bảo vệ Fe
IV- Ứng dung- điều chế
1, Ứng dụng
2, Điều chế
a, Trạng thái tự nhiên: quặng Cromit( Fe2O3.FeO)
b, Điều chế Cr: phản ứng nhiệt nhôm
2Al + Cr2O3 –to→ Al2O3 + 2Cr
B- Một số hợp chất của Cr
Tổng quan: hợp chất có mức oxi hóa: +1, +2, ….,+6
Thường gặp các mức: +2, +3, +6
I, Hợp chất Cr(III)
1, Crom(III) oxit: Cr2O3
- Cr2O3 là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước.
- Là oxit lưỡng tính: Cr2O3 phản ứng -với dd axit mạnh, đặc
-với dd kiềm mạnh, đặc, nóng
VD: Cr2O3 + 6HCl(đ) → 2CrCl3 + 3H2O
Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2 + H2O
2, Crom(III) hidroxit: Cr(OH)3
- Cr(OH)3 là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước.
2Cr(OH)3 –to→ Cr2O3 + 3H2O
- Tính chất hóa học: Là chất lưỡng tính. Vừa tan trong dung dịch axit, vừa tan trong dung dịch bazo mạnh
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O hay Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4⌋
– Điều chế: CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl
3. Muối Cr(III) (hay gặp: phèn crom-kali : K2SO4, Cr2(SO4)3.24H2O hay KCr(SO4)2.12H2O)
- Trong môi trường axit là chất oxi hóa:
2Cr3+ + Zn → Zn2+ + 2Cr2+
- Trong môi trường bazơ là chất khử:
2Cr3+ + 16OH- + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br -+ 8H2O
hay 2CrO2- + 8OH- + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br -+ 4H2O
II. Hợp chất Cr (VI)
1, Crom(VI) oxit: CrO3
- Tính chất vật lí: Là chất rắn màu đỏ thẫm.
- Vào nước: CrO3 + H2O → H2CrO4 axit cromic
CrO3 + H2O → H2Cr2O7 axit đicromic
- Tính chất hoá học:
+) Là oxit axit: CrO3 + 2KOH → K2CrO4 + H2O
+) Là chất oxi hóa mạnh: nhiều chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3
2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O
2.Các axit H2CrO4 và H2Cr2O7 chỉ tồn tại trong dung dịch
H2CrO4 + BaCl2 → BaCrO4↓ + 2HCl
3. Muối Crom (VI)
– Muối cromat CrO42- có màu vàng, muối Cr2O72- có màu da cam đều bền. Trong dung dịch có cân bằng:
2CrO42- + 2H+ ↔ Cr2O72- + H2O
– Muối crom(VI) đều có tính oxi hóa mạnh:
K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O
Bài tập lý thuyết
Bài 1. Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. Cr2O3 B. FeO.
C. CrO3 D. Fe2O3
Bài 2. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch gồm FeSO4 và H2SO4 làm mất màu dung dịch KMnO4.
(b) Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit.
(c) Cr(OH)3 tan được trong dung dịch axit mạnh và kiềm.
(d) CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước chỉ tạo ra một axit.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4
Bài 3. Cho các phát biểu sau:
(a) Crom bền trong không khí do có lớp màng oxit bảo vệ.
(b) Ở điều kiện thường, crom(III) oxit là chất rắn, màu lục thẫm.
(c) Cr(OH)3 có tính chất lưỡng tính.
(d) Trong dung dịch H2SO4 loãng, ion cromat chuyển thành ion đicromat.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Kiến thức liên quan:
Lý thuyết tính chất hóa học của Đồng, hợp chất và cách điều chế Cu