Updated at: 20-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “nêu cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh” chuẩn nhất 04/2024.

Nêu cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh – Mẫu 1

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu – nhà thi sĩ lớn của dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng cũng như hoạt động nghệ thuật sáng tác văn chương của Người, thiên nhiên – đất nước – con người luôn là nguồn cảm hứng vô tận, đặc biệt là mùa xuân. Mùa xuân đã trở thành một hình tượng của thơ Hồ Chí Minh, góp phần tạo nên phong cách thơ và sự phong phú, đa dạng trong nội dung nghệ thuật cũng như trong tư tưởng, tình cảm của Người.

Những bài thơ về mùa xuân của Hồ Chí Minh dường như là những bài thơ khẳng định tinh thần dân tộc, bởi nó mang đậm những dấu ấn cốt cách người phương Đông. Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác viết tại chiến khu Việt Bắc là một bài thơ như thế:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm Xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”

Có thể nói, đây là một kiệt tác của Người viết về mùa xuân, cảnh xuân trong thơ thật đẹp, thật viên mãn tràn đầy, vừa có cảnh xuân, vừa có tình xuân lại có cả hương sắc xuân rạng rỡ. Vẻ đẹp mùa xuân mang những màu sắc tươi mới và không khí trong lành, dưới ánh trăng soi tỏ, cả mây trời sông nước đều ngập tràn sắc xuân. Trong không gian đêm rằm tháng giêng, thiên nhiên đất trời mùa xuân và con người đã hòa quyện với nhau, con người đón nhận và say xưa bàn việc trong ánh trăng xuân, ánh trăng xuân lại tỏa sáng chứa chan, ngập tràn và thấu hiểu tấm lòng cao cả của con người. Bác đã tôn vinh vẻ đẹp của mùa xuân, ngược lại mùa xuân cũng tôn thêm những vẻ đẹp của Người, bằng tâm hồn nhạy cảm, yêu mến thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại, Bác đã viết nên những vần thơ về mùa xuân thiên nhiên đất trời tươi đẹp và tràn đầy thi vị. Tuy nhiên, thơ xuân của Bác không chỉ đơn thuần nói về mùa xuân của thiên nhiên, đối với Bác, mùa xuân còn đại diện cho cuộc sống và sức sống trong lòng người. Bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” được Bác sáng tác trong hoàn cảnh rừng núi gian khổ, thiếu thốn đã là nguồn động viên tinh thần to lớn cho đồng bào và chiến sĩ:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay.
Non xanh nước biếc tha hồ,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.”

Mùa xuân trong bài thơ chính là tượng trưng cho sức sống con người, với cảm nhận của Hồ Chí Minh cuộc sống nơi rừng hoang luôn là mùa xuân, luôn tràn đầy nhựa sống và sự tươi trẻ. Cuộc sống hiện lên đầy thi vị trong không gian thiên nhiên bát ngát, trùng điệp, ngập tràn âm thanh và màu sắc “vượn hót chim kêu”, “non xanh nước biếc”, cái hay của thơ Bác chính là biến cảnh gian khổ thành chốn thảnh thơi, lấp đầy cả thị giác, thính giác và vị giác “ngô nếp nướng”, “thịt rừng quay”. Bên cạnh đó, mùa xuân trong thơ của Người còn đại diện cho xu thế vận động và phát triển của dân tộc, tiêu biểu như mùa xuân trong bài thơ “Tự khuyên mình” của Bác:

“Nếu không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Gian nan rèn luyện tinh thần thêm hăng.”

Cái nhìn mùa xuân của Bác là cái nhìn lạc quan, để có được một mùa xuân huy hoàng, đất nước độc lập tự do thì không được ngại gian khổ, khó khăn, những gian truân chính là cơ hội để trưởng thành và vươn tới thành công. Cách nói của Bác đã cho thấy ở nơi Bác luôn có niềm tin vững chắc vào mùa xuân huy hoàng, tinh thần lạc quan và tin tưởng sâu sắc vào cách mạng, kháng chiến. Thơ về mùa xuân của Hồ Chí Minh còn là những lời chúc, lời động viên, và lời kêu gọi chung lòng dốc sức vì cuộc sống độc lập tự do và ấm no cho dân tộc Việt Nam. Đó chính là những bài thơ về mùa xuân mà Bác viết để chúc Tết đồng bào, chiến sĩ, mùa xuân của tất cả nhân dân, mùa xuân của đất nước:

“Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!”

Vào một mùa xuân mới, mùa xuân của độc lập, tự do và thống nhất đất nước Bác đã không còn nữa, nhưng chính Bác là người đã đem lại mùa xuân đó, niềm tin và hi vọng của Bác suốt mấy chục mùa xuân đã trở thành hiện thực. Nhớ về Bác, chúng ta nhớ về người đã cho dân tộc Việt Nam một mùa xuân tươi đẹp và ý nghĩa nhất trong cuộc đời.

Có thể nói, mùa xuân trong thơ của Hồ Chí Minh là muôn màu, muôn vẻ, bởi ngay trong con người của Bác không chỉ đơn thuần là một nhà thơ, đó là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa Đông – Tây, giữa hiện đại và cổ điển. Mùa xuân đối với Bác không chỉ là mùa xuân của riêng đất trời mà còn là của sự sống, sức sống tuổi trẻ, của niềm tin và hi vọng, là tương lai tươi sáng của cách mạng và dân tộc.

Nêu cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh – Mẫu 2

Bác Hồ – vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam không chỉ là người có công lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn là người thi sĩ để lại nhiều tuyệt tác trong nền văn học nước nhà. Trong thơ Người, chúng ta thấy được những bức tranh thiên nhiên nói chung và mùa xuân nói riêng dạt dào cảm xúc và tâm tư, tình cảm.

Bác Hồ từng bày tỏ quan điểm nghệ thuật sáng tác của mình qua những câu thơ:

“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Người chưa một lần tự nhận mình là nhà thơ và luôn sống hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, coi cây bút là vũ khí chiến đấu sắc bén để chống lại quân thù, nhưng trước thời khắc giao hòa tinh tế của đất trời, tâm hồn Người cũng xao xuyến, rung động và làm nên những vẫn thơ sống động về mùa xuân. Một trong những thi phẩm thể hiện rõ điều này là “Nguyên tiêu”:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

Dịch thơ:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Mùa xuân hiện lên như một bức tranh thủy mặc với sự quyện hòa, đan cài của ánh trăng, sông xuân, dòng nước mùa xuân và bầu trời xuân. Tất cả đều trong lành, đều tươi sáng: Xuân giang, xuân thủy nối tiếp xuân thiên khiến mùa xuân như trải rộng ra trong đêm trăng mênh mông, bát ngát. Bút pháp “vẽ mây nẩy trăng” khiến câu thơ mang đậm chất tạo hình khiến bức tranh xuân vừa có màu sắc xanh tươi, vừa mang hình khối, đường nét mềm mại, quyện hòa. Vẻ đẹp ấy khiến con người mở rộng tâm hồn đón nhận trong tư thế “bàn bạc việc quân”. Giữa dòng nước mùa xuân, công việc của người chiến sĩ cách mạng diễn ra trong sự hài hòa với thiên nhiên, cho thấy tình yêu đất nước luôn gắn bó mật thiết với tình yêu thiên nhiên tạo vật. Mùa xuân trong thơ Bác, vì vậy, không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của cuộc sống con người:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ
Rượu ngon, chè tươi, mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này”

Ra đời năm 1945 trong thời điểm diễn ra cuộc họp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại chiến khu Việt Bắc, bài thơ đã tái hiện cuộc sống bình dị nơi núi rừng. Cuộc sống đó còn tràn ngập những âm thanh: Vượn hót, chim kêu xua tan vẻ u tịch, vắng vẻ, con người được tận hưởng sự thanh tao qua những món ăn bình dã mang đậm phong vị rừng núi như ngô nếp nướng, thịt rừng quay, rượu ngon cùng chè tươi. Trong bối cảnh đó, thi nhân đã bộc bạch: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay” thể hiện rõ sức sống của thiên nhiên, đất trời luôn ngập tràn và quyện hòa cùng cuộc sống con người.

Mùa xuân còn đi vào thơ Bác một cách tinh tế qua việc trở thành nguồn cảm hứng cho tinh thần lạc quan vào con đường giải phóng và vận mệnh của dân tộc:

“Nếu không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Gian nan rèn luyện tinh thần thêm hăng”

(“Tự khuyên mình”)

Mùa xuân được miêu tả trong quy luật của tự nhiên: Mùa đông giá lạnh, khắc nghiệt đi qua thì mùa xuân ấm áp, tươi vui xuất hiện. Sự chuyển biến vô hình của bước đi thời gian được liên hệ với cuộc sống hữu hình của con người: để bước tới những tháng ngày hạnh phúc, rực rỡ, huy hoàng thì chúng ta cần bước qua những ngày giông bão đầy rẫy những gian truân, vất vả. Quy luật của cuộc sống con người hiện lên qua quy luật của tự nhiên, tạo nên một cách nói đầy hình ảnh. Như vậy, mùa xuân trong thơ Bác luôn là mùa tràn đầy niềm tin và hi vọng, thể hiện tinh thần lạc quan vào con đường giải phóng dân tộc.

Như vậy, qua những vần thơ tiêu biểu trên, chúng ta có thể thấy được trong thơ Bác, mùa xuân hiện lên với vẻ đẹp hài hòa, tinh tế và luôn gắn bó với cuộc sống con người; thậm chí trở thành biểu tượng và hình ảnh ẩn dụ cho niềm tin, niềm chiến thắng cách mạng. Tất cả đã được thể hiện qua ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng và đầy cảm xúc, làm nổi bật bức chân dung vĩ đại của Hồ Chí Minh – một trái tim lớn chứa đựng tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu quê hương, đất nước và nhân dân.

Nêu cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh – Mẫu 3

Từ bao đời nay, mùa Xuân đã trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của biết bao thi nhân, nghệ sĩ. Xuân trong thơ Hồ Chí Minh là mùa Xuân hiện hữu của đất trời, Xuân bởi lòng người, Xuân của lịch sử và của mong ước tương lai…

Nói đến thơ Xuân của Bác, chúng ta nhớ tới một bài thơ được Bác viết khi Người ở chiến khu Việt Bắc – bài Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng):

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(1948)

Chỉ với bốn câu thơ thất ngôn, Bác đã khơi gợi trước mắt người đọc vẻ đẹp thơ mộng, tràn đầy, viên mãn của mùa Xuân. Xuân ở đây được soi tỏ trong không gian và thời gian hết sức đặc biệt: Một đêm rằm trên sông nước bao la. Chọn thời điểm đêm Xuân vào ngày rằm của tháng mở đầu một năm mới, Bác đã gợi lên trong sự liên tưởng của mọi người về vẻ đẹp của mùa Xuân. Nhưng khi đọc thơ Bác, người đọc vẫn không khỏi bất ngờ bởi góc nhìn đầy tươi mới của thi nhân:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
(Bản dịch của Xuân Thuỷ)

Trong ánh trăng soi tỏ, cả trời mây sông nước ngập tràn sắc xuân: Xuân giang, Xuân thuỷ, Xuân thiên. Mùa Xuân trải rộng cùng thiên nhiên: Vẫn dòng sông ấy, vẫn màu nước ấy, vẫn mây trời ấy – sang Xuân lại mang một màu sắc mới: tươi sáng, trong lành và quyện hòa, chứa chan vào nhau. Bản dịch của Xuân Thuỷ đã đánh mất một chữ so với nguyên tác (xuân thuỷ). Câu thơ của Bác đầy chất tạo hình: dòng sông, mặt nước, bầu trời lung linh trong ánh trăng rằm. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ sức khơi gợi một không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.

Trong không gian đó thiên nhiên và con người như hoà nguyện vào nhau, tìm thấy vẻ đẹp trong nhau:
Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Sau mười bốn tháng đằng đẵng trong tù, Người trở về làm việc tại chiến khu Việt Bắc. Đây là thời kì Bác bận rộn lo việc quân, việc nước. Câu thơ vừa cổ kính (yên ba thâm xứ) vừa hiện đại (đàm quân sự), vừa mang chất thơ vừa quyện chất đời. Con người mở rộng tâm hồn đón nhận vẻ đẹp thiên nhiên song không chìm đắm, lãng quên nhiệm vụ. Còn thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là ánh trăng, dường như cũng thấu hiểu công việc cao đẹp của con người nên toả rạng, chứa chan, ngập tràn lên không gian ấy (nguyệt mãn thuyền). Con người và thiên nhiên hoà quyện, tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Cảnh mến người, người yêu cảnh!

Phải có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một phong thái ung dung, tự tại của một thi nhân – chiến sĩ, Bác mới có thể đem lại cho đời những vần thơ tươi đẹp như vậy!

Xuân trong thơ Bác không chỉ là mùa Xuân hiện hữu của đất trời mà còn là mùa Xuân của cuộc sống, của lòng người.

Năm 1945, Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đi lên chiến khu Việt Bắc đã họp lần đầu trong một cái miếu trên đường đi giữa hai huyện miền núi. Sau cuộc họp có một bữa cơm thân mật với thịt lợn rừng vừa săn được và ngô nướng, rượu ngọt, chè tươi. Giữa chốn rừng xa lạ đầy gian khổ, thiếu thốn, để động viên tinh thần lạc quan của mọi người, Bác đã làm tặng bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ
Rượu ngot, chè tươi mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Với cách nhìn của Bác, cuộc sống ở núi rừng Việt Bắc hiện lên đầy thi vị. Đó không còn là chốn núi rừng vắng vẻ, u tịch mà luôn ngập tràn rộn rã bởi những âm thanh: Vượn hót, chim kêu sốt cả ngày. Đó cũng không còn là nơi gian khổ, thiếu thốn mọi bề mà là chốn thảnh thơi, phong lưu, dư dả. Thực đơn mời khách có thể rất dân dã như ngô nướng, chè tươi song cũng không thiếu thốn những món ăn, thức uống cao sang: rượu ngọt, thịt rừng quay. Không chỉ thính giác, vị giác được thoả thê, mà thị giác cũng được thoả lấp: này non xanh, này nước biếc, có nơi nào mời gọi bước chân thưởng ngoạn của du khách hơn chốn nước non tươi đẹp, hùng vĩ này.

Trước khung cảnh thiên nhiên giàu đẹp, phong phú như thế, Nhà thơ không khỏi thốt lên câu cảm thán: Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay. Chỉ với chữ hay này Bác đã làm nổi bật được sự yêu thích và cảm giác thú vị của mình khi được sống và làm việc trên mảnh đất căn cứ địa kháng chiến thần thánh của dân tộc. Với cảm nhận đó, cuộc sống nơi đây thực sự luôn làm mùa Xuân, tràn đầy sức Xuân trong trái tim bình dị và rất đỗi lớn lao, cao cả của Người:

Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Xuân trong thơ Bác còn là nguồn cảm hứng để người bày tỏ một cái nhìn lạc quan, biện chứng về xu thế vận động, phát triển của lịch sử, của dân tộc. Trong bài Tự khuyên mình Người viết:

Nếu không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Gian nan rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Mùa Xuân ở đây được khơi gọi trong mối tương quan đối lập với mùa Đông. Đông về, giá lạnh, khắc nghiệt. Xuân tới, ấm áp và sắc tươi. Bốn mùa luân chuyển: hết Đông tất tới Xuân. Cuộc sống con người cũng vậy. Để có được mùa Xuân rạng rỡ, huy hoàng, đừng ngại gian truân, vất vả. Khó khăn trong thực tại là cơ hội tốt nhất để con người trải nghiệm, trưởng thành. Nắm được quy luật tất yếu của lịch sử, của xã hội, Bác luôn nhìn cuộc sống, nhìn cách mạng với một lòng tin tưởng sâu sắc, một tinh thần lạc quan vô bờ bến.

Thơ viết về mùa Xuân chiếm một vị tríđặc biệt trong thơ Hồ Chí Minh.

Xuân gửi người chiến sĩ:
Áo rét gửi mau cho chiến sĩ
Trời loe, nắng ấm báo Xuân sang.

(Tư chiến sĩ)

Xuân suy tư trăn trở cùng cuộc sống của người dân:
Nghe nói Xuân nay trời đại hạn
Mười phần thu hoạch chỉ vài phân.

(Đồng chính)

Xuân sum vầy, lạc an trong ngày sinh nhật của Người:
Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên.

Sau mỗi độ Tết đến Xuân về, mỗi người dân Việt Nam đều nhớ tới Bác, nhớ tới những vần thơ chúc Tết hàng năm của Bác. Những lời thơ chân thành, giản dị mà xiết bao xúc động lòng người!

Những bài thơ chúc Tết của Bác là món quà đầu Xuân được bọc trong giấy hồng đơn, là tấm lòng của Người gửi tới nhân dân trên khắp mọi miền:

Mấy lời thành thật nôm na
Vừa là kêu gọi, vừa là mừng Xuân

Bính Tuất 1946 là mùa Xuân đầu tiên nước nhà được độc lập. Mùa Xuân còn hừng hực khí thế cách mạng của những sự kiện lịch sử vừa qua: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước ta. Nhân dân vui mừng, phấn khởi trước thắng lợi to lớn của đất nước sau bao nhiêu năm chìm đắm trong đêm trường nô lệ.

Trong cái Tết đặc biệt 60 năm về trước này Bác Hồ đã có đến ba bài thơ Xuân chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước: Chúc Tết Bính Tuất – 1946, Mừng báo Quốc gia, Gửi chị em phụ nữ Xuân Bính Tuất. Chưa có năm nào Bác có nhiều thơ chúc Tết như vậy.

Đối với Bác, với nhân dân ta, mùa Xuân 1946 này mới thực sự là mùa Xuân Dân chủ Cộng hoà, Tết này mới thực sự là Tết độc lập, tự do:

Tết này mới thực Tết dân ta
Mấy chữ chào mừng báo Quốc gia
Độc lập đầy vơi ba chén rượu
Tự do vàng đỏ một rừng hoa
Mọi nhà vui đón Xuân Dân chủ
Cả nước hoan nghênh Phúc Cộng hoà.

Không chỉ chúc Tết, Bác còn kêu gọi mọi người cùng nhau phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng để phục vụ cho cuộc kháng chiến và dựng xây đất nước:

Phải gắng làm sao
Xây đời sống mới.

Và Người động viên, hẹn cùng các chiến sĩ phương xa:

Bao giờ kháng chiến thành công
Chúng ta cùng uống một chum rượu đào
Tết này ta tạm xa nhau
Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy.

Con đường phía trước còn nhiều gian khổ, song Người vẫn mang trong mình một niềm tin trọn vẹn vào thắng lợi tất yếu của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến trường kì Người vẫn luôn dõi theo từng buớc đi của dân tộc để động viên khích lệ tinh thần nhân dân cả nước.

Xuân 1949, Bác nhắn nhủ:
Kháng chiến lại thêm một năm mới
Thi đua yêu nước thêm tiến tới
Động viên lực lượng và tinh thần
Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi.
Xuân 1952, Bác khẳng định:
Xuân này, Xuân năm Thìn
Kháng chiến vừa sáu năm
Trường kỳ và gian khổ
Chắc thắng trăm phần trăm.
Xuân 1967, Bác kêu gọi:
Xuân về xin có một bài ca
Gửi chúc đồng bào cả nước ta
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi
Tin mừng thắng trận nở như hoa.
Xuân 1968, Bác mừng vui:
Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà
Nam Bắc thi đua dánh giặc Mỹ
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta.

Xuân 1969, mùa Xuân cuối cùng nhân dân được đón nhận thơ chúc Tết của Người. Những vần thơ đầy tin tưởng của Bác đã trở thành phương châm hành động và tiên tri chính xác cho thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta bảy năm sau:

Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào
Bắc Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!

Và đúng như dự báo của Người, với chiến thắng lịch sử 30/4/1975, một mùa Xuân mới bắt đầu trên đất nước Việt Nam, mùa Xuân độc lập, hoà bình, thống nhất. Niềm tin vững chắc của Bác đã thành hiện thực. Chỉ tiếc rằng, Người đã không còn trên cõi đời này để được tận mắt chứng kiến niềm hạnh phúc lớn lao không sao kể xiết của triệu triệu người Việt Nam trên Tổ quốc thống nhất.

Mỗi chúng ta, khi nhớ về Người, lòng lại nghẹn ngào trước mong ước khôn nguôi suốt cuộc đời của Bác:

Bắc Nam sum họp, Xuân nào vui hơn.

Mùa Xuân của nhân dân, của đất nước mãi là mùa Xuân tươi đẹp nhất trong trái tim thiêng liêng, ngời sáng của Hồ Chí Minh.

Nêu cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh – Mẫu 4

Một năm có bốn mùa nối tiếp nhau, mùa nào cũng tươi đẹp và quyến rũ nhưng mùa Xuân là tuyệt vời nhất… Đây là mùa của các lễ hội văn hóa và tâm linh… Đặc biệt, vào đầu Xuân, chúng ta được đón chào năm mới và tết cổ truyền của dân tộc.

mua xuan trong tho bac
Ảnh minh họa: Internet

Chính vì thế, mùa Xuân trở thành thời khắc giao hòa tinh tế của trời đất và lòng người… Cứ mỗi độ Xuân về, lòng người lại xao xuyến rung động, cảm xúc này càng mãnh liệt hơn trong tâm hồn nhạy cảm của các nghệ sĩ, đặc biệt là các thi nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vậy, mặc dù chưa bao giờ tự nhận mình là nhà thơ, Bác chỉ xem thơ là vũ khí chiến đấu, làm thơ để bày tỏ nỗi lòng, tâm sự của mình nhưng cảm xúc về mùa Xuân luôn ùa về chan chứa và sống động trong thơ Bác.

NGUYÊN TIÊU

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, Xuân thuỷ tiếp Xuân thiên.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

RẰM THÁNG GIÊNG

“Rằm Xuân lồng lộng trăng soi,

Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm Xuân.

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

(Bản dịch của Xuân Thủy)

Đây là một kiệt tác về mùa Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng và của nền thơ ca Việt Nam nói chung. Bằng thủ pháp chấm phá theo kiểu “vẽ mây nảy trăng, vẽ rồng điểm mắt”, Bác đã tạo ra trước mắt người đọc một bức tranh thủy mặc đẹp đến nao lòng. Bài thơ vừa rất thân quen vừa rất mới lạ. Vẫn dòng sông, đôi bờ và ánh trăng ấy nhưng khi mùa Xuân tới, nó trở nên sống động, thanh khiết và tươi mới lạ thường! Mùa Xuân thật diệu kỳ, có khả năng làm hồi sinh và truyền thêm sức sống cho muôn vật… Dưới ánh trăng huyền ảo, dòng sông, đôi bờ đẫm sương khuya, mây trời, con thuyền… như hòa quyện vào nhau, điểm tô cho nhau không ngừng lung linh huyền nhiệm. Giữa không gian Xuân mênh mông vô tận, từ “rằm Xuân”, qua “sông Xuân” đến “trời Xuân” vằng vặc dưới trăng nhắc cho thi nhân nhớ đến lời hẹn “Trăng vào cửa sổ đòi thơ/ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau”. Và đây là cơ hội tốt nhất, thuận tiện nhất để thực hiện lời hẹn ước của mình giữa mênh mông Xuân mới. “Giữa dòng bàn bạc việc quân/ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”(Tin thắng trận).

Đây là buổi đoàn viên tuyệt diệu giữa Xuân, trăng và thi nhân. Việc quân đã xong, tất cả đã lặng vào giấc ngủ chỉ còn lại trăng – Xuân – thi nhân. Trăng và người như hòa vào với nhau trên con thuyền bồng bềnh giữa dòng sông huyền ảo khói sóng… Đây là buổi tao ngộ viên mãn nhất. Một hình ảnh thơ vô cùng độc đáo trong bức tranh Xuân quyến rũ này.

MẬU THÂN XUÂN TIẾT

Tứ nguyệt bách hoa khai mãn viên

Hồng hồng tử tử hỗ tranh nghiên.

Bạch điểu tróc ngư hồ lý khứ,

Hoàng oanh phi thượng thiên.

Thiên thượng nhàn vân lai hựu khứ,

Mang bả Nam phương tiệp báo truyền.

TIẾT XUÂN MẬU THÂN

“Tháng tư hoa nở một vườn đầy,

Tía tía hồng hồng đua sắc tươi.

Chim trắng xuống hồ tìm bắt cá,

Hoàng oanh vút tận trời.

Trên trời mây đến rồi đi,

Miền Nam thắng trận báo về tin vui”.

(Bản dịch của Phan Văn Các)

Lúc này đã sang tháng tư, mùa Xuân và vạn vật đang ở độ viên mãn nhất. Mặc dù luôn bận rộn với biết bao công việc khẩn cấp của một vị lãnh tụ trong khi đất nước đang có chiến tranh ác liệt, Bác vẫn cảm nhận một mùa Xuân trọn vẹn. Điều này chứng minh được hai vấn đề. Thứ nhất, mùa Xuân của đất nước vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ cách mạng có tinh thần ung dung tự tại, ý chí và nghị lực phi thường như sắt thép mà còn là người có tâm hồn thi nhân vô cùng nhạy cảm, lãng mạn, lạc quan và tràn ngập niềm tin yêu… Đất trời đầy hoa nở với muôn vàn hương sắc và thanh âm… Tác giả cảm nhận mùa Xuân bằng sự tổng hòa mọi giác quan. Thị giác cảm nhận được màu sắc tươi đẹp “Tía tía hồng hồng đua sắc tươi”, khứu giác tiếp nhận được mùi hương quyến rũ, thính giác mở ra để cảm nhận mọi âm thanh sống động “Hoàng oanh vút tận trời”… Đặc biệt nhất là xúc cảm tuyệt vời khi “Miền Nam thắng trận báo về tin vui”. Có tin vui, làm cho mùa Xuân trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết! Điều này khiến cho biên độ của mùa Xuân trong thơ Bác được mở rộng về phía lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

TỰ MIỄN

Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh

Tương vô Xuân noãn đích huy hoàng

Tai ương bả ngã lai đoàn luyện

Sử ngã tinh thần cách kiện cường.

TỰ KHUYÊN MÌNH

“Ví không có cảnh đông tàn,

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày Xuân;

Nghĩ mình trong bước gian truân,

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”.

(Bản dịch của Nam Trân)

Không miêu tả mùa Xuân nhưng bài thơ lại có giá trị rất lớn trong quá trình đánh giá, nhìn nhận về mùa Xuân mà nói rộng ra là tuổi Xuân và sự thành công… Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo dùng thủ pháp so sánh nghệ thuật làm rõ sự đối lập giữa mùa Xuân và mùa đông. Nếu không mạnh mẽ vượt qua mùa đông dài lạnh giá và tàn lụi thì không bao giờ được hưởng mùa Xuân ấm áp, tràn đầy sức sống. “Nghĩ mình trong bước gian truân” nếu không quyết tâm, anh dũng, kiên cường vượt qua mọi gian nan, thử thách thì làm sao“rèn luyện” để “tinh thần thêm hăng” và đi tới thành công. Bằng bài thơ này, Bác đã đẩy tư duy của người đọc trượt xa về hai cực đối lập: Xuân >< đông. Xuân là phía ấm áp, luôn hồi sinh và sinh sôi với sức sống mạnh mẽ và tinh thần phấn chấn. Đông là phía lạnh giá, hủy diệt. Đi về phía Xuân thì hồi sinh mạnh mẽ… Đi xa về phía đông là đồng nghĩa với việc tìm đến cái chết.

Qua đây, ta thấy được giá trị vĩnh hằng của mùa Xuân. Giá trị của nghị lực, lòng trung dũng, kiên cường trong cuộc sống. Nếu ta đánh mất mùa Xuân, đánh mất tuổi Xuân, bỏ phí sức Xuân, nghị lực, niềm tin thì ta sẽ mất tất cả và cuối cùng là chìm trong mùa đông lạnh giá với cái chết đang chờ sẵn. Bài thơ vừa thể hiện được quan niệm về thời gian, vừa thể hiện một cách nhìn nhận đầy tin tưởng, lạc quan về quy luật lịch sử, xã hội, đời sống và số phận con người. Thời gian thì luôn tuần hoàn với bốn mùa Xuân, hạ, thu, đông, mùa này qua đi mùa khác sẽ tới. Đây là quan niệm về thời gian luân hồi vốn đã có nguồn gốc từ văn hóa phật giáo. Lịch sử, xã hội và vận mệnh con người cũng vậy “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”. Để có được thành công, có được những gì mình mong muốn thì phải lao mình vào gian truân, vất vả… Để đón ánh sáng phải băng mình qua đêm tối… Bài thơ hết sức ngắn gọn và tương đối giản dị, gần gũi nhưng lại thể hiện được một cách sâu sắc và sống động quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thế giới quan, nhân sinh quan… Đặc biệt nhất là quan niệm về mùa Xuân, tuổi Xuân và sức Xuân…

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay

Non xanh nước biếc tha hồ dạo

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say

Kháng chiến thành công ta trở lại

Trăng xưa, hạc cũ với Xuân này”.

(Cảnh rừng Việt Bắc)

Dưới con mắt và tâm hồn lạc quan của mình, Tây Bắc không còn là một nơi rừng sâu heo hút và thiếu thốn… Nó hiện lên đầy thi vị với “Vượn hót chim kêu suốt cả ngày” và “Non xanh nước biếc tha hồ”… Việt Bắc trở thành nơi trù phú, mang đến cho con người một cuộc sống phong lưu, vui vẻ, thảnh thơi “Khách đến thì mời ngô nếp nướng/ Săn về thường chén thịt rừng quay”. Xuân Việt Bắc là mùa Xuân vô tận… Nó kéo dài từ những ngày kháng chiến ác liệt và khó khăn nhất cho đến tận “Kháng chiến thành công ta trở lại” thì vẫn còn nguyên “Trăng xưa, hạc cũ với Xuân này”.

Càng về sau, cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc càng ác liệt, công việc của Bác càng nhiều và cấp bách hơn. Xuân trong thơ Bác luôn gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Đối với Bác, không có gì cần thiết, quan trọng và quý giá hơn sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Chỉ khi nào đất nước được độc lập, nhân dân được sống tự do, ấm no hạnh phúc thì đó mới chính là mùa Xuân đích thực, mùa Xuân vĩnh hằng. Cứ mỗi độ Xuân về tết đến, Bác lại tranh thủ dành cho Xuân và cho toàn thể đồng chí, đồng bào những bài thơ Xuân (Thơ chúc tết) ấm áp tình cảm, chan chứa niềm tin!

“Xuân này kháng chiến đã năm Xuân,

Nhiều Xuân kháng chiến càng gần thành công.

Toàn dân ta quyết một lòng,

Thi đua chuẩn bị tổng phản công kịp thời”.

(Thơ chúc Tết 1951)

Mùa Xuân và những lời động viên của Bác luôn lay động lòng người sâu sắc. Xuân trong thơ có sức mạnh và khả năng kỳ diệu, kéo chiến thắng về gần hơn với toàn dân tộc. Mùa Xuân và chiến thắng tỉ lệ thuận với nhau “Nhiều Xuân kháng chiến càng gần thành công”. Với sức mạnh và sự diệu kỳ của mùa Xuân, “Toàn dân ta quyết một lòng/ Thi đua chuẩn bị tổng phản công kịp thời”.

“Xuân về xin có một bài ca,

Gửi chúc đồng bào cả nước ta:

Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi,

Tin mừng thắng trận nở như hoa”!

(Thơ chúc Tết 1967)

Từ mùa Xuân năm 1951 đến nay (1967), đất nước ta đã có thêm được 16 Xuân. Thế là “Xuân này kháng chiến đã” hai mươi hai “Xuân”. Hai mươi hai mùa Xuân ấy truyền thêm sức mạnh để “Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi” làm cho Bác và cả dân tộc ta vô cùng vui mừng trước “Tin mừng thắng trận nở như hoa”. Thành tích ấy thật xứng đáng được nhận món quà của Bác “Xuân về xin có một bài ca/ Gửi chúc đồng bào cả nước ta”. Đó là nguồn cổ vũ, động viên vô cùng lớn để quân và dân ta có thêm sức mạnh, vượt qua tất cả và làm nên nhiều thành tích ở các mùa Xuân sau… Quả đúng như vậy:

“Năm qua thắng lợi vẻ vang,

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.

Vì độc lập, vì tự do,

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,

Bắc Nam sum họp, Xuân nào vui hơn”!

(Thơ chúc Tết 1969)

Ngay từ câu mở đầu, Bác đã hân hoan khẳng định và biểu dương thành tích đánh giặc “Năm qua thắng lợi vẻ vang” và đưa ra nhận định chắc chắn “Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to”. Chúng ta có ngờ đâu, đây lại là bài thơ chúc tết cuối cùng Bác dành cho dân tộc. Lời thơ hào hùng, hơi thơ đầy lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng không còn xa… Ngày mùng 3 tháng 9 năm 1969 (Thực tế thì Bác mất ngày 2 tháng 9), cả nước quặn lòng, đứt từng khúc ruột khi nghe Đài tiếng nói Việt Nam thông báo rằng: Bác Hồ kính yêu đã vĩnh viễn ra đi. Đất trời và con người đau đớn khóc thương… Nhưng ngay sau đó, để biến đau thương thành lòng quyết tâm nhân dân ta nhất định phải “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” theo lời kêu gọi của Bác “Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào” để giành lấy mùa Xuân đất nước “Bắc Nam sum họp, Xuân nào vui hơn”.

Thơ Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là những bản hùng ca chiến đấu, vừa là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ, vừa là vũ khí trong công cuộc chống kẻ thù xâm lược, là biểu hiện của một tâm hồn đầy nhân văn và lãng mạn… Thơ Xuân của Bác thường gần gũi, thân thương nhưng cũng vô cùng tinh tế, sâu sắc và hàm chứa nhiều triết lý… Với những giá trị đó, thơ Xuân của Bác Hồ đã, đang và sẽ mãi mãi có giá trị đặc biệt trong lòng người Việt, trong nền văn học Việt Nam như giá trị của mùa Xuân đất nước.

Nêu cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh – Mẫu 5

Mùa xuân là mùa của sự sống, mùa của màu sắc tươi non mỡ màng nảy nở. Mùa xuân còn là mùa của những ngày lễ hội, mùa đẹp nhất của thiên nhiên cũng như con người. Thế nên chủ đề mùa xuân trong thơ ca luôn dạt dào vô tân. Và có lẽ nhà thơ nào cũng từng nói về xuân trong thơ mình. Hồ Chí Minh sinh thời không bao giờ tự nhận mình là nhà thơ song sáng tác của Người cũng dạt dào nguồn cảm hứng xuân ấy.

Bài thơ nói về cảnh mùa xuân quen thuôc mà ai cũng biết đến đó là Nguyên Tiêu:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”

Bác nói về trăng mùa xuân. Mùa đẹp ấy không chỉ đẹp vào ban ngày mà nó còn đẹp khi đêm về nữa. Ánh trăng xuân sáng soi lấp lánh chiếu xuống cả dòng nước in hình của mình lên đó. Như thế thì không những trăng xuân mà sông cũng xuân nữa. Một từ xuân mà được lặp lại hai lần trong một câu thơ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân ấy. Trong không gian ấy Người và các cán bộ Đảng vẫn bàn bạc việc quân. Trăng như thể hiện sự soi tỏ của mình cho các chiến sĩ và Bác nhìn rõ và thấu đáo công việc hơn. Trăng là biểu tượng cao đẹp, sáng láng của tự do. Con thuyền bát ngát trăng cũng bát ngát niềm vui cao đẹp tin tưởng vào bình minh sáng rỡ của dân tộc. Có thể nói bài thơ mang phong vị của thơ Đường cũng có trăng xuân, chiếc thuyền nhỏ, sông nước lững lờ trôi đấy nhưng mà khác ở một chỗ người thưởng thức trăng kia không có rượu hoa để uống, không làm thơ mà lại bàn việc quân.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Hay mùa xuân còn được thể hiện trong bài thơ tự khuyên mình của Người:

“Nếu không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân

Nghĩ mình trong bước gian truân

Gian nan rèn luyện tinh thần thêm hăng.”

Ngày xuân ở đây là ngày của bình minh nắng sáng. Ánh nắng kia nhẹ nhàng tinh khôi mang đến sự sống cho tất cả cây cối sự vật đã như chết lặng trong mùa đông giá lạnh tàn úa. Nói đến mùa xuân là người ta liên tưởng đến sự sống. Trong bài thơ này nhà thơ dùng ngày xuân để tượng trưng cho một ngày mai tự do tươi sáng của toàn dân tộc Việt Nam. Bác tự khuyên mình con người sinh sống khổ đau hay sướng vui cũng giống như sự tuần hoàn của bốn mùa. Có mùa đông thì mới có mùa xuân. Có đau khổ buồn bực thì mới có hạnh phúc vui vầy. Nhân dân ta có đau đớn trong nô lệ nhưng vẫn quyết chí đấu tranh thì cũng đến một ngày được tự do tươi sáng. Thế nên là một vị lãnh tụ càng phải tự khuyên chính bản thân mình để rèn luyện tinh thần ý chí của mình vượt qua khó khăn đến ngày tự do tươi sáng.

Nếu như mùa xuân ở hai bài thơ trên mùa xuân gắn liền với công việc đất nước thì đến bài thơ tiết xuân mậu thân chỉ còn thi nhân với xuân và trăng. Việc quân đã xong, và tất cả sự vật đều chìm vào yên tĩnh:

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về hiện tượng đi ẩu

“Tháng tư hoa nở một vườn đầy,

Tía tía hồng hồng đua sắc tươi.

Chim trắng xuống hồ tìm bắt cá,

Hoàng oanh vút tận trời.

Trên trời mây đến rồi đi,

Miền Nam thắng trận báo về tin vui”.

Tháng tư là mùa xuân ở độ viên mãn đẹp đẽ nhất. Hoa nở một vườn đầy, nào màu tía, màu hồng màu nào cũng tươi. Mặc dù chiến tranh đang diễn ra ác liệt nhưng Bác vẫn ung dung tận hưởng được một cách trọn vẹn đầy đủ nhất. Điều đó chứng tỏ người là một vị lãnh tụ yêu thiên nhiên, muốn tận hưởng thiên nhiên, biết tính toán để vừa có thể hoàn thành việc quân lại vừa có thể thưởng thức bức tranh xuân tươi đẹp. Đồng thời thể hiện mùa xuân nước ta vô cùng đẹp.

Không chỉ thế Bác còn làm những bài thơ mùa xuân để chúc mừng cho nhân dân ta chiến thắng:

“Thuốc kiêng, rượu cữ đã ba năm,

Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.

Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,

Một năm là cả bốn mùa xuân”

Và đặc biệt mùa xuân còn được thể hiện qua những bài thơ chúc tết của Bác. Những bài thơ ấy mang đến một mùa xuân của năm mới lại mang đến một mùa xuân thắng lợi của đất nước:

“Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi,

Nǎm cũ qua rồi, chúc nǎm mới:

Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong!

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về “Lòng khoan dung”- Văn lớp 12

Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi!

Chúc đồng bào ta đoàn kết mau!

Chúc Việt-minh ta càng tấn tới,

Chúc toàn quốc ta trong nǎm này

Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới!

Nǎm này là nǎm Tết vẻ vang,

Cách mệnh thành công khắp thế giới.”

Lời thơ vừa là lời chúc tết lại vừa là lời khích lệ động viên nhân dân ta tiếp tục đấu tranh chống bọn đế quốc sừng sỏ. Đất nước sẽ được thắng lợi trong niềm hạnh phúc hân hoan của tất cả những con người Việt Nam. Năm chiến thắng chính là năm đất nước ta vẻ vang vui vầy ngày Tết.

Tóm lại thơ Bác không chỉ thấm đẫm chất tình, chất thép mà còn thấm đẫm chất thiên nhiên mùa xuân. Rõ ràng Hồ Chí Minh là một người yêu thiên nhiên quê hương đất nước. Chính vì thế mùa xuân – mùa đẹp nhất dạt dào trong thơ Bác là một lẽ rất đương nhiên.

Nêu cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh – Mẫu 6

Thêm nữa, bên cạnh những cảm xúc đẹp về mùa xuân, Người còn làm thơ để mừng tuổi đồng bào. Gần 30 năm trời (1942 – 1969), cứ mỗi khi tết đến xuân về là đồng bào cả nước lại mong chờ những vần thơ chúc tết của Bác như một món quà ý nghĩa. Món quà ấy là nguồn động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để  dựng xây quê hương, đất nước… Hơn thế, đằng sau thi hứng từ mùa xuân, đằng sau nỗi niềm dân tộc, tấm lòng với đồng bào, mỗi bài thơ của Hồ Chí Minh còn là một bài học lớn khiến chúng ta phải suy ngẫm, noi theo.

Mùa xuân với sức sống và vẻ đẹp của nó từ bao đời nay đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của các thi nhân. Là thi sĩ ai lại không có một đôi vần thơ xuân trong đời? Hồ Chí  Minh cũng vậy. Yêu đời, say mê cuộc sống, tâm hồn dễ xúc cảm trước cái đẹp của con người, thiên nhiên, tạo vật, vì thế, thơ xuân chiếm một phần không nhỏ trong sự nghiệp sáng tác của Người. Có điều khác là, xuân trong thơ Hồ Chí Minh không chỉ là mùa xuân hiện hữu của đất trời mà còn là mùa xuân chất chứa bao nỗi niềm dân tộc, xuân bởi lòng người, xuân của lịch sử và của mong ước tương lai. Đọc thơ xuân của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy có hai mảng: Những bài thơ viết về mùa xuân và những bài thơ viết nhân dịp mừng xuân hay chính là thơ chúc mừng năm mới.

Thơ viết về mùa xuân

Nói đến thơ xuân của Bác, chúng ta không thể không nhắc tới một bài thơ được coi là kiệt tác, Người viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1948: Nguyên tiêu:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền 

Vẻ đẹp của bài thơ này đã được các nhà nghiên cứu, nhà phê bình và những người yêu thơ Bác viết khá nhiều. Chỉ với bốn câu thơ, Bác đã khơi gợi trước mắt người đọc vẻ đẹp thơ mộng, tràn đầy, viên mãn của mùa xuân trong không gian và thời gian. Đêm rằm tháng giêng, mặt trăng tròn sáng ngời soi tỏ dòng sông mùa xuân, làn nước mùa xuân, bầu trời mùa xuân. Tưởng như rất quen thuộc nhưng cũng không khỏi bất ngờ bởi góc nhìn tươi mới của thi nhân:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

                                                                                   (Bản dịch của Xuân Thuỷ)

Vẫn dòng sông ấy, màu nước ấy, vẫn mây trời ấy, dưới ánh trăng rằm, trong một đêm mùa xuân lại mang một màu sắc mới: Mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng làm cho cảnh vật thêm hữu tình. Ánh trăng, mùa xuân, sông nước, mây trời quyện hòa, chứa chan vào nhau, tô điểm cho nhau, cùng nhau khơi gợi tâm hồn thi sĩ, soi xuống con thuyền Người đang “đàm quân sự”. Có lần Người đã từng hẹn với trăng: “Việc quân đang bận xin chờ hôm sau”. Bàn xong việc quân trời đã nửa đêm nhưng Người chiến sĩ – thi sĩ ấy không thể lại một lần lỗi hẹn cùng trăng nữa. Trăng xuân oà vào lòng người, người mở rộng lòng đón trăng, thưởng ngoạn chất xuân sung mãn với tâm thế sảng khoái và lạc quan. Con thuyền bàn bạc việc quân đã trở thành con thuyền trăng trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng. Trăng là biểu tượng cao đẹp, sáng láng của tự do. Con thuyền bát ngát trăng cũng bát ngát niềm vui cao đẹp tin tưởng vào bình minh sáng rỡ của dân tộc. “Nguyên tiêu” là một bức tranh xuân đẹp được vẽ nên từ những vần thơ đẹp. Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, không gian bao la yên tĩnh…Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú mà “đàm quân sự”. Bài thơ vừa thể hiện tâm hồn, phong thái của một “tao nhân mặc khách” vừa thể hiện trí tuệ, cốt cách thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài.

Không chỉ rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. Xuân còn đi vào trong thơ Bác như là một nguyên cớ, là nguồn cảm hứng để người bày tỏ cái nhìn lạc quan, biện chứng về xu thế vận động, phát triển của lịch sử, của dân tộc. Trong bài Tự khuyên mình Người viết:

Nếu không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân

Nghĩ mình trong bước gian truân

Gian nan rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Mùa xuân ở đây được đặt trong mối tương quan đối lập với mùa đông. Đông về, giá lạnh, khắc nghiệt. Xuân tới, ấm áp, tươi vui. Bốn mùa luân chuyển: hết đông tất tới xuân. Cuộc sống con người cũng vậy. Để có được ngày xuân rạng rỡ, huy hoàng, đừng ngại gian truân, vất vả. Nắm được quy luật tất yếu của lịch sử, của xã hội, Bác luôn nhìn cuộc sống, nhìn cách mạng với một tinh thần lạc quan và lòng tin tưởng sâu sắc vào ngày thắng lợi.

Lấy xuân để giãi bày, nhân lên niềm vui, niềm phấn khởi tới muôn người con đất Việt, năm 1968, Bác Hồ viết nhiều thơ xuân nhất. Điều đặc biệt là chùm thơ xuân ngày ấy (gồm 6 bài) được viết ở những thời khắc khác nhau, với những nội dung và cách biểu đạt khác nhau, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ niềm tin và niềm vui chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân năm 1968. Chiến công nối tiếp chiến công. Tin thắng trận từ khắp các chiến trường miền Nam dồn dập báo về chính là nguồn thi hứng dạt dào với Người. Giữa mùa xuân chiến thắng ấy, Người mượn  cớ đã lâu không làm thơ, đọc cho đồng chí thư ký chép bài thơ “Không đề” gửi một đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng:

“Đã lâu chưa làm bài thơ nào,

Đến nay thử làm xem ra sao.

Lục mãi giấy tờ vẫn chưa thấy,

Bỗng nghe vần thắng vút lên cao”.

Nghe như một lời bộc bạch giản dị, thân tình, nhưng chỉ với một “vần thắng” cho thấy cảm hứng mới thật mãnh liệt. Mãnh liệt và truyền cảm, câu thơ ấy đã đem đến niềm xúc động cho bao người, những người chiến sĩ, những đồng bào đang một lòng hướng tới Miền Nam ruột thịt. Với Bác, không có công việc nào trọng đại hơn việc đánh giặc giữ nước và không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui thắng trận. Giữa xuân này, Bác viết:

“Tháng tư hoa nở một vườn đầy,

Tía tía, hồng hồng đua sắc tươi.

Chim trắng xuống hồ tìm bắt cá,

Hoàng oanh vút tận trời.

Trên trời mây đến rồi đi,

Miền Nam thắng trận báo về tin vui”.

Mậu thân xuân tiết (dịch thơ)

Hoà cùng niềm vui chiến thắng chung của dân tộc, trong mùa xuân ấy, Bác Hồ cũng góp thêm một “chiến công” thầm lặng của mình. Đó là, khi sức khoẻ của Bác đã suy giảm nhiều so với những năm trước, thấy Người ho nhiều, để giữ gìn sức khoẻ cho Người, các bác sĩ đã đề nghị “hai chớ” (chớ hút thuốc, chớ uống rượu). Nhân dịp này, Bác Hồ đã “tự mình đề thơ làm chứng” về quá trình rèn luyện đó:

“Thuốc không, rượu chẳng có mừng xuân,

Dễ khiến thi nhân hoá tục nhân,

Trong mộng thuốc thơm và rượu ngọt,

Tỉnh ra thêm phấn chấn tinh thần”.

Nhị vật (dịch thơ)(1, tr.336)

Từ bỏ một thói quen đã lâu năm mà nỗi nhớ đi cả vào trong mộng thì quả không phải là điều dễ dàng. Nhưng, Người đã quyết tâm và thực hiện thành công. Đó là kết quả của ý chí và sự kiên trì. Và niềm vui phấn chấn tinh thần ấy lại được Người viết tiếp trong bài thơ “Vô đề”:

“Thuốc kiêng, rượu cữ đã ba năm,

Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.

Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,

Một năm là cả bốn mùa xuân” .

Không đề (dịch thơ) (1, tr.341)

Cách mạng thành công, đất nước độc lập, nhân dân tự do chính là mùa xuân tươi đẹp nhất trong trái tim thiêng liêng, ngời sáng của Hồ Chí Minh. “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, “Một năm là cả bốn mùa xuân”, là nỗi niềm, là mong muốn khôn nguôi của Bác. Nỗi niềm riêng, mong muốn riêng cũng là nỗi niềm chung, mong muốn chung của cả dân tộc, là cái đích Đảng ta phấn đấu đạt tới. Đây chính là nét đẹp tột đỉnh của nhân cách, trí tuệ Hồ Chí Minh.

Qua những vần thơ viết về mùa xuân, chúng ta thấy ở Bác luôn có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của một thi nhân cùng với một cốt cách, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng kiên trung. Xuân khơi nguồn cảm hứng thơ. Thơ lấy xuân làm nguyên cớ. Xuân tự đất trời và xuân tự lòng người hòa quyện, tâm hồn thi sĩ và tinh thần chiến sĩ kết tụ, Bác để lại cho đời những vần thơ vừa rung động, tràn ngập sắc xuân, vừa toát lên tinh thần lạc quan, khoẻ khoắn của một ý chí lớn: ý chí cách mạng.

Thơ chúc mừng năm mới

Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần đã viết “Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người nào hết. Ngót ba mươi năm bôn ba bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngay sau khi về nước, gặp tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em. Chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tươm tất…”. Không chỉ có thế, mỗi dịp tết đến, Người luôn có một món quà mừng tuổi ý nghĩa có thể gửi tới tất cả đồng bào của mình đó là những bài thơ chúc mừng năm mới. Lấy thơ làm quà “mừng xuân”, Người cũng mượn thơ để “kêu gọi”, khích lệ đồng bào và khẳng định niềm tin vào một tương lai rạng ngời của dân tộc:

Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi,

Nǎm cũ qua rồi, chúc nǎm mới:

Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong !

Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi !

Chúc đồng bào ta đoàn kết mau !

Chúc Việt-minh ta càng tấn tới,

Chúc toàn quốc ta trong nǎm này

Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới!

Nǎm này là nǎm Tết vẻ vang,

Cách mệnh thành công khắp thế giới.

(Thơ chúc tết xuân Nhâm Ngọ – 1942) (2, tr.210)

Theo thơ chúc tết của Bác, chúng ta như được dịp ôn lại lịch sử của dân tộc, được dịp nhìn lại những năm tháng kháng chiến của toàn dân vừa trường kỳ gian khổ vừa thắng lợi vẻ vang. Xuân 1946, xuân đầu tiên nước nhà được độc lập. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên… một loạt các sự kiện ghi dấu son lịch sử đã mang đến cho nhân dân cả nước một mùa xuân đầy hào khí của bài ca thắng lợi. Vui cái vui của đồng bào, trong cái tết đặc biệt này, Bác Hồ đã có đến ba bài thơ xuân chúc tết đồng bào và chiến sĩ cả nước: Chúc tết Bính Tuất – 1946, Mừng báo Quốc gia, Gửi chị em phụ nữ xuân Bính Tuất (3, tr.169).

Bác chúc đồng bào cả nước:

Trong nǎm Bính Tuất mới,

Muôn việc đều tiến tới.

Kiến quốc mau thành công,

Kháng chiến mau thắng lợi.

       …

Việt Nam độc lập muôn nǎm!

Đối với Bác, với nhân dân ta, mùa xuân 1946 này mới thực sự là mùa xuân dân chủ cộng hoà, tết này mới thực sự là tết độc lập, tự do:

Tết này mới thực Tết dân ta

Mấy chữ chào mừng báo Quốc gia

Độc lập đầy vơi ba chén rượu

Tự do vàng đỏ một rừng hoa

Mọi nhà vui đón Xuân Dân chủ

Cả nước hoan nghênh Phúc Cộng hoà.

Ca bài ca chiến thắng, Bác không quên nhắc nhở mọi người phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng đất nước:

Năm mới Bính Tuất

Phụ nữ đồng bào

Phải gắng làm sao

Gây đời sống mới

………….

Cần, kiệm, liêm , chính

Giữ được vẹn mười

Tức là những người

Sống “Đời sống mới”

Từ năm 1945 đến năm 1954, thời kỳ “Toàn dân kháng chiến – toàn diện kháng chiến”, trong mỗi bài thơ chúc tết của Bác, chúng ta đều như nhìn thấy, nghe thấy diễn biến của cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ. Đó là hào khí của dân tộc:

Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió,

Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.

Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến,

Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng.

Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!

Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.

Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!

Thống nhất độc lập, nhất định thành công!

(Thơ Chúc năm mới xuân Đinh Hợi – 1947)

Nêu cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh – Mẫu 7

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có thói quen làm thơ, nhất là những khi mùa xuân đến. Và thơ Xuân là một phần quan trọng làm nên chân dung thi ca của danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh.

Không chỉ nhân dân Việt Nam biết đến tài thơ của Bác mà cả thế giới cũng phải công nhận một nhân cách phi thường ẩn sau những vần thơ tưởng như dung dị nhưng vô cùng uyên bác ấy. Không chỉ là gửi tình trong cảnh vật mùa xuân thơ mộng, không chỉ là những lời đơn thuần chúc Tết toàn dân, toàn quân mà trong đó, cái chí khí của một nhà lãnh đạo kiệt xuất luôn chói sáng.

Ngay từ mùa xuân năm 1946 – mùa xuân đầu tiên nước ta thoát ra khỏi chế độ thực dân nửa phong kiến, Bác đã sáng tác chùm thơ Xuân gồm 3 bài: “Chúc Tết Bính Tuất 1946”, “Mừng báo Quốc gia”, “Gửi chị em phụ nữ Xuân Bính Tuất”. Đối với Người, mùa xuân năm 1946 mới thực sự là mùa xuân của kỷ nguyên mới:

Tết này mới thật Tết dân ta,

Mấy chữ chào mừng báo Quốc gia

Độc lập đầy vơi ba cốc rượu,

Tự do vàng đỏ một rừng hoa.

Muôn nhà chào đón xuân dân chủ,

Cả nước vui chung phúc cộng hòa

(Mừng báo Quốc gia)

Sang mùa xuân Đinh Hợi 1947, trong căn nhà đơn sơ ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã viết bài thơ chúc mừng năm kháng chiến đầu tiên:

Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió

Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông

Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến

Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng

Tiến lên chiến sĩ, tiến lên đồng bào

Sức ta đã mạnh, người ta đã đông

Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi

Thống nhất độc lập, nhất định thành công!

Tết năm 1947 cũng là năm đầu tiên Bác Hồ đọc thơ chúc Tết. 22 giờ ngày 21/1/1947 (tức 30 tháng Chạp năm Bính Tuất), Hồ Chủ tịch từ nơi họp Hội đồng Chính phủ ở Phủ Quốc Oai (Sơn Tây) lên xe tới trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam đặt tại Chùa Trầm (huyện Chương Mỹ – Hà Đông) để đọc thư chúc Tết đồng bào, chiến sĩ. Theo GS Hà Minh Đức, đây là một trong những bài thơ chúc Tết hay nhất của Bác Hồ. Cả bài thơ là một áng hùng văn, một khúc ca chiến đấu và chiến thắng.

Đến mùa xuân năm 1948, trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch đã có những vần thơ tuyệt tác về thiên nhiên hùng vĩ và hữu tình của mùa xuân nơi biên cương Tổ quốc:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền…

(Nguyên tiêu)

Đáng chú ý, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ được in trang trọng trên báo Cứu Quốc vào Xuân 1948.

Người yêu thơ còn nhớ tới “Nguyên tiêu” qua bản dịch của Xuân Thủy: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân/ Giữa dòng bàn bạc việc quân/ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Đây là một kiệt tác được Bác Hồ viết theo lối thất ngôn tứ tuyệt mang đậm chất Đường thi. Đọc “Nguyên tiêu”, ta bắt gặp trong con người của vị lãnh tụ tài ba cốt cách của một “tao nhân mặc khách”. Giữa khung cảnh của thiên nhiên hùng vĩ và hữu tình ấy, sau khi luận bàn việc nước, Người vẫn không quên thi phú. Ánh trăng mùa xuân làm cho sông nước, mây trời cùng quyện vào trong cái mùa xuân vĩnh cửu của lòng thi nhân trước giang san gấm vóc. Nơi “yên ba thâm xứ”, thiên nhiên vẫn có mặt cùng Người để bàn việc quân việc nước, thật hào sảng biết bao… Có thể nói đây là một bức tranh tuyệt mỹ được dệt nên từ những vần thơ tuyệt tác của một hồn thơ sáng tựa trăng rằm.

Những năm sau này, khi đất nước đang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, những bài thơ xuân của Bác Hồ luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng quân dân cả nước. Đó không chỉ là những bài thơ chúc Tết bình thường mà nó đã trở thành những lời hiệu triệu, kêu gọi, định hướng chiến lược, là những đúc kết đánh giá thắng lợi cho toàn quân toàn dân trong năm qua và đề ra những phương hướng chiến lược của năm mới.

Những bài thơ của Bác đã trở thành món quà tinh thần vô giá Người dành tặng cho đồng bào và chiến sĩ cả nước, nó đã trở thành truyền thống của dân tộc, vào giờ phút thiêng liêng giao thừa đã điểm, mọi người sum họp quanh chiếc đài bán dẫn nghe vị cha già của dân tộc đọc thơ chúc Tết. Đây là những lời động viên cổ vũ toàn dân vững bước trên con đường cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong lao động và chiến đấu để bảo vệ và dựng xây Tổ quốc. Những vần thơ trong bài “Mừng xuân 1967” đã đem đến cho toàn quân, toàn dân ta một luồng gió mới, khơi dậy khí thế, động viên tinh thần cho tất cả mọi người:

Xuân về xin có một bài ca,

Gửi chúc đồng bào cả nước ta.

Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi,

Tin mừng thắng trận nở như hoa.

Rồi đến xuân 1968, cả miền Nam bừng bừng trong khí thế đồng khởi, tấn công vào các thành phố thị xã của địch đang chiếm đóng, giành quyền chủ động chiến lược, làm lung lay ý chí quân thù. Khi ấy, bài thơ “Mừng xuân 1968” của Bác như một hồi kèn xung trận, là hiệu lệnh để quân ta xông lên giáng vào kẻ thù những trận bão lửa. Có thể nói, vào thời khắc lịch sử ấy, giọng thơ Người vang trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng giống như là điểm hẹn, phút giây thiêng liêng đã điểm, hiệu lệnh cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân bắt đầu:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,

Thắng lợi tin vui khắp nước nhà.

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.

Cũng vào mùa xuân năm ấy, khi tin thắng trận liên tiếp báo về, Bác đã có những vần thơ hào sảng về niềm vui chiến thắng. Chí khí của nhà lãnh đạo tài ba và kiệt xuất thể hiện rất rõ chỉ trong bốn câu thơ của bài “Không đề” mà Người làm hết sức ngẫu hứng, giống như khi người ta ghi chơi những tứ thơ đang chực trào ra trên trang giấy vậy:

Đã lâu không làm bài thơ nào

Đến nay thử làm xem ra sao

Lục mãi giấy tờ vần chửa thấy

 Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao.

Những câu thơ này đã nhanh chóng lan tỏa và tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc, đồng thời khẳng định sự vững mạnh của quân và dân cả nước trong thời kỳ ấy. Bài thơ đã tiếp thêm sức mạnh cho những đoàn quân đang “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, vượt qua biết bao gian nan thử thách của cuộc chiến tranh thần thánh.

Bước sang năm 1969, tuy sức khỏe của Bác đã có những giảm sút nghiêm trọng nhưng tinh thần Người vẫn tràn đầy lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. Đây cũng là mùa xuân cuối cùng Người ở lại với nhân dân, bài thơ Xuân năm 1969 vẫn thể hiện khát khao bỏng cháy ngày giải phóng dân tộc, quét sạch kẻ thù, đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Lời thơ tha thiết hào hùng, lạc quan thúc giục lòng người đồng loạt tiến lên giành chiến thắng:

Năm qua thắng lợi vẻ vang,

Năm nay tiền tuyến ắt càng thắng to.

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,

Bắc – Nam sum họp, xuân nào vui hơn.

(Mừng xuân 1969)

Mặc dù mang lối viết hết sức giản dị, không cầu kỳ về hình thức thể hiện, lời thơ ngắn gọn súc tích nhưng những bài thơ Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn để lại ấn tượng không bao giờ phai trong lòng người dân đất Việt. Hơn nửa thế kỷ Bác đã đi xa nhưng những vần thơ ấy vẫn vọng vang trong ký ức dân tộc mỗi độ Tết đến xuân về.

Những bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh dù được Người viết trong thời điểm lịch sử nào cũng đem đến cho ta ấn tượng của sức mạnh và sự dịu dàng. Đó là tiếng lòng của một người đã dành trọn cuộc đời mình cho dân cho nước. Những vần thơ đó không chỉ phản chiếu tiến trình lịch sử của dân tộc, bình dị, gần gũi với tiếng nói của quần chúng nhân dân, mà còn đậm đà chất thép, như ánh lửa thức tỉnh tâm hồn, chứa chan tình yêu thương, truyền đến đồng bào, chiến sĩ cả nước con đường của hạnh phúc và hy vọng.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” nêu lên cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!