Dạng bài tập thủy phân peptit
Phản ứng: -CO-NH- + H-OH → -COOH + NH2–
- TH1: phản ứng hoàn toàn nH2O= nCO-NH= npeptit × số(CO-NH)
- TH2: phản ứng không hoàn toàn: hỗn hợp aa, peptit
- TH3: phản ứng hoàn toàn trong dung dịch axit, bazo mạnh,… → Muối
- VD1: Gly-gly-ala + 2H2O + 3HCl → Muối
Với dd axit mạnh: nH+=nN=npep× số N
- VD2: Gly-ala-glu + 4NaOH → Muối + 2H2O
Với dd NaOH, KOH: nOH-= nCO= npep× số CO
Nếu peptit được tạo bởi aa NH2CxHyCOOH
- Xn + (n-1)H2O + nHCl → Muối
- Xn + nNaOH → Muối + H2O
Giải toán
- Mol: theo phản ứng, công thức, bảo toàn aa
- Khối lượng: BTKL, TGKL
- Nghệ thuật ghép aa
I- Bài tập thủy phân peptit dạng cơ bản
Bài 1. Phân tử peptit Y mạch hở, có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 10 : 7. Thủy phân hoàn toàn Y chỉ thu được các amino axit chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Số liên kết peptit trong phân tử Y là:
A. 3 .B. 5. C. 4. D. 6
HD:Công thức phân tử của peptit tạo bởi các amino axit chỉ chứa
một nhóm amino và một nhóm cacboxyl có dạng CaHbNnOn + 1.
Giả thiết: mO : mN = 10 : 7 ⇔ nO : nN = (10 ÷ 16) ÷ (7 ÷ 14) = 5 : 4.
Theo đó n = 4 → cho biết Y là tetrapeptit ⇒ có 3 liên kết peptit → chọn A
Bài 2. Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit E (có phân tử khối là 373) chỉ thu được một α-amino axit T duy nhất (phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Tên gọi của T là
A. alanin. B. lysin. C. glyxin. D. valin.
HD: α-amino axit no, hở, chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl dạng CmH2m + 1NO2.
Phản ứng: 5CmH2m + 1NO2 → 1E5 (pentapeptit) + 4H2O ||→ bảo toàn C, H, O, N
⇒ công thức của tetrapeptit E là C5mH10m – 3N5O6. mà ME = 373
⇒ 70m + 163 = 373 ⇒ m = 3 cho biết α–amino axit T là alanin C3H7NO2.
Bài 3. Thủy phân hoàn toàn 50 gam protein T (có phân tử khối là 80000), thu được hỗn hợp các α-amino axit, trong đó có 17,8 gam alanin. Số gốc alanin có trong một phân tử T là
A. 160. B. 320. C. 240. D. 400
HD: 50 gam T có phân tử khối 80000 ⇒ nT = 50 ÷ 80000 = 6,25 × 10 –4.
nalanin = 17,8 ÷ 89 = 0,2 mol⇒ số gốc alanin trong T = 0,2 ÷ 6,25 × 10 –4 = 320.
II- Bài tập thủy phân peptit dạng nâng cao
Bài 1. Cho E là tetra peptit Ala-Ala-Val-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH dư, có 8 gam NaOH phản ứng. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam E bằng dung dịch HCl dư, thu được a gam muối. Giá trị của a là
A. 19,40. B. 26,70. C. 23,52. D. 21,36.
HD:➤ gốc axit glutamic có chứa thêm một nhóm cacboxyl tự do
⇒ nên tỉ lệ mol khi tác dụng với NaOH tăng 1 đơn vị:
• Ala-Ala-Val-Glu + 5NaOH → muối + 2H2O.
⇒ nE = nNaOH ÷ 5 = 0,04 mol⇒ m = 0,04 × 388 = 15,52 gam.
với HCl: Ala-Ala-Val-Glu + 3H2O + 4HCl→ muối.
dùng cùng m gam E nên nHCl = 4nE = 0,16 mol; nH2O = 3nE = 0,12 mol
⇒ mmuối = 15,52 + 0,16 × 36,5 + 0,12 × 18 = 23,52 gam. Chọn đáp án C.
Bài 2. Cho T là tetrapeptit mạch hở Glu-Ala-Lys-Val. Thủy phân hoàn toàn m gam T bằng dung dịch HCl dư, có 7,3 gam HCl phản ứng. Đun nóng m gam T với 240
mLdung dịch NaOH 1M tới phản ứng hoàn toàn; cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 27,40. B. 25,96. C. 26,68. D. 24,36.
HD:➤ gốc Lysin còn chứa thêm một nhóm amoni tự do
nên tỉ lệ mol khi tác dụng với HCl tăng 1 đơn vị:
• 1Glu-Ala-Lys-Val + 3H2O + 5HCl→ Muối.
nHCl = 0,2 mol⇒ nT = 0,04 mol⇒ m = 0,04 × 445 = 17,8 gam.
➤ gốc axit glutamic có chứa thêm một nhóm cacboxyl tự do
⇒ nên tỉ lệ mol khi tác dụng với NaOH tăng 1 đơn vị:
• 1Glu-Ala-Lys-Val + 5NaOH → (muối + NaOH dư) + 2H2O.
nNaOH cần = 0,04 × 5 = 0,2 mol mà nNaOH đề cho = 0,24 mol
⇒ NaOH còn dư trong a gam chất rắn ⇒ nH2O = 2nT = 0,08 mol
⇒ dùng BTKLcó: a = 17,8 + 0,24 × 40 – 0,08 × 18 = 25,96 gam. Chọn B
Bài 3. Peptit E mạch hở, được tạo thành từ các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Thủy phân hoàn toàn 0,02 mol E trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được khối lượng muối lớn hơn khối lượng của peptit ban đầu là 4 gam. Số liên kết peptit trong E là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
HD: Gọisố liên kết peptit trong E là n ⇒ E là (n + 1)–peptit.
phản ứng: E + nH2O + (n + 1)HCl→ muối.
⇒ BTKLcó: mH2O + mHCl = mmuối – mE = 4 gam
⇒ 0,02n × 18 + 0,02 × (n + 1) × 36,5 = 4 ⇒ n = 3 ⇒ chọn đáp án C .
III, Bài tập tự vận dụng
Câu 1: Thủy phân hoàn toàn m gam Ala-Ala-Gly trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 6,38gam muối. Giá trị của m là
A. 4,34. B. 2,17. C. 6,51. D. 8,68.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn a mol Gly-Ala-Val-Glu trong dung dịch NaOH dư, có b mol NaOH phản ứng. Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 1 : 3. B. 1 : 5. C. 1 : 4. D. 1 : 2
Câu 3: Thu phân hoàn toàn m gam đipeptit mạch hở E , thấy có 0,72 gam H2O đã phản ứng,thu được 8,24 gam hỗn hợp gồm hai amino axit. Công thức phù hợp với E là
A. Gly – Gly. B. Ala – Val. C. Ala – Ala. D. Gly – Glu
Câu 4: Cho E là tetrapeptit Gly-Ala-Ala-Val. Thủy phân hoàn toàn m gam bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được 15,66 gam muối. Đun nóng m gam với dung dịch HCl dư tới phản ng hoàn toàn; cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được a gam muối khan. Giá trị của a là
A. 24,18. B. 14,40. C. 15,48. D. 14,94.
Câu 5: Hỗn hợp T gồm Gly-Ala, Ala-Val và Ala-Ala. Thủy phân hoàn toàn 6,4 gam T, thu được 7,12 gam hỗn hợp gồm các amino axit. Đun nóng 6,4 gam T với dung dịch HCl dư đến phản ứng hoàn toàn; cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,32. B. 10,04. C. 10,76. D. 7,88
Câu 6: Hỗn hợp E gồm hai peptit (đều mạch hở) có tỉ lệ mol là 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam E, thu được sản phẩm gồm 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. Biết mỗi peptit trong E chỉ được cấu tạo từ một loại amino axit và tổng số liên kết peptit của hai phân tử peptit trong E bằng 5. Phân tử khối của peptit chứa gốc glyxin trong E là
A. 132. B. 189. C. 246. D. 360.
Xem thêm: