Các dạng bài tập về peptit
Dạng 1:bài tập thủy phân peptit
Phản ứng: -CO-NH- + H-OH → -COOH + NH2–
- TH1: phản ứng hoàn toàn nH2O= nCO-NH= npeptit × số(CO-NH)
- TH2: phản ứng không hoàn toàn: hỗn hợp aa, peptit
- TH3: phản ứng hoàn toàn trong dung dịch axit, bazo mạnh,… → Muối
- VD1: Gly-gly-ala + 2H2O + 3HCl → Muối
Với dd axit mạnh: nH+=nN=npep× số N
- VD2: Gly-ala-glu + 4NaOH → Muối + 2H2O
Với dd NaOH, KOH: nOH-= nCO= npep× số CO
Nếu peptit được tạo bởi aa NH2CxHyCOOH
- Xn + (n-1)H2O + nHCl → Muối
- Xn + nNaOH → Muối + H2O
Giải toán
- Mol: theo phản ứng, công thức, bảo toàn aa
- Khối lượng: BTKL, TGKL
- Nghệ thuật ghép aa
Bài 1: Phân tử peptit Y mạch hở, có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 10 : 7. Thủy phân hoàn toàn Y chỉ thu được các amino axit chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Số liên kết peptit trong phân tử Y là:
A. 3 .B. 5. C. 4. D. 6
HD:Công thức phân tử của peptit tạo bởi các amino axit chỉ chứa
một nhóm amino và một nhóm cacboxyl có dạng CaHbNnOn + 1.
Giả thiết: mO : mN = 10 : 7 ⇔ nO : nN = (10 ÷ 16) ÷ (7 ÷ 14) = 5 : 4.
Theo đó n = 4 → cho biết Y là tetrapeptit ⇒ có 3 liên kết peptit → chọn A
Bài 2. Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit E (có phân tử khối là 373) chỉ thu được một α-amino axit T duy nhất (phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Tên gọi của T là
A. alanin. B. lysin. C. glyxin. D. valin.
HD: α-amino axit no, hở, chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl dạng CmH2m + 1NO2.
Phản ứng: 5CmH2m + 1NO2 → 1E5 (pentapeptit) + 4H2O ||→ bảo toàn C, H, O, N
⇒ công thức của tetrapeptit E là C5mH10m – 3N5O6. mà ME = 373
⇒ 70m + 163 = 373 ⇒ m = 3 cho biết α–amino axit T là alanin C3H7NO2.
Dạng 2: bài tập đốt cháy peptit
- Phản ứng:- CTTQ: CxHyOzNt
– Biết CTTQ của aa có thể lập CTTQ của peptit
VD: Từ aa dạng NH2CxH2xCOOH( no, mạch hở, 1 NH2, 1 COOH)
CnH2nO2N tạo tripeptit mạch hở ⇔ 3CnH2n+1O2N – 2H2O ⇔ C3nH6n-1O4N3 ⇔ CtH2t-1O4N3
+ Nếu: nH2O = nCO2 ( peptit tạo NH2CxHyCOOH) ⇒ đipeptit
Vì: 2CnH2n+1O2N – 1H2O → CnH4nO3N2
Ví dụ 1. Thủy phân hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp T gồm một tetrapeptit và một hexapeptit, thu được dung dịch chứa 12 gam glyxin và 10,68 gam alanin. Đốt cháyhoàn toàn 18,72 gam T, thu được CO2, N2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 18,0. B. 10,8. C. 13,5. D. 14,4.
HD: 0,06 mol T + ? mol H2O → 0,16 mol Gly + 0,12 mol Ala.
⇒ nH2O = ∑ncác α–amino axit – nT = 0,22 mol⇒ dùng BTKLcó:
mT = ∑mcác α–amino axit – mH2O = 18,72 gam (ứng với nT = 0,06 mol).
⇒ bảo toàn nguyên tố H có ∑nH trong T = 0,16 × 5 + 0,12 × 7 – 0,22 × 2 = 1,2 mol
⇒ đốt 18,72 gam T thu được 0,6 mol H2O ⇒ m = mH2O sp cháy = 10,8 gam.
Chọn đáp án B
Ví dụ 2. Thủy phân hoàn toàn 4,06 gam peptit X, thu được hai α–amino axit Y và Z theo phương trình hóa học:
Nếu đốt cháy toàn bộ lượng Y tạo thành cần vừa đủ 2,88 gam O2, thu được 3,52 gam CO2, 1,8 gam H phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Z là
A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. lysin.
HD: ♦ đốt Y + 0,09 mol O2 –––to–→ 0,08 molCO2 + 0,1 mol H2O + 0,02 mol N2.
bảo toàn nguyên tố O có nO trong Y = 0,08 mol, bảo toàn C, H, N có tỉ lệ:
C : H : O : N = 0,08 ÷ 0,2 ÷ 0,08 ÷ 0,04 = 2 : 5 : 2 : 1
⇒ CTĐGN ≡ CTPT của Y là C2H5NO2 → có 0,04 mol Y là glyxin.
Phản ứng:
⇒ nX = ½.nY = 0,02 mol⇒ MX = 4,06 ÷ 0,02 = 203.
Theo đó, MZ = 203 + 2 × 18 – 2 × 75 = 89.
⇒ cho biết Z là alanin: H2NCH(CH3)COOH. Chọn đáp án B.
Bài tập tự vận dụng
Bài 1. Hỗn hợp E gồm một đipeptit, một tripeptit và một tetrapeptit (đều mạch hở) có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1 :1. Thủy phân hoàn toàn một lượng E, thu được 15 gam glyxin, 14,24 gam alanin và 9,36 gam valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 78,28 gam. Giá trị của m là
A. 33,56. B. 50,16. C. 40,34. D. 45,28.
Bài 2. Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở: tripeptit, tetrapeptit và pentapeptit. Thủy phân hoàn toàn m gam T bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp G gồm muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn G bằng O2, dẫn toàn bộ khí và hơi vào bình đựng nước vôi trong dư, khối lượng bình tăng 31,25 gam và có2,24 lít khí N2(đktc) bay ra. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được N2, CO2 và 9,54 gam H2O. Giá trị của m là
A. 15,10. B. 14,84. C. 17,84. D. 16,42.
Bài 3. Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở; tổng số nguyên tử oxi của hai phân tử bằng 9, trong mỗi phân tử đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 2.Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol E, thu được N2, 13,44 lít khíCO2(đktc) và 10,08 gam H2O.Thủy phân hoàn toàn 15,28 gam E chỉ tạo ra m gam một amino axit (no, phân tử có chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Giá trị của m là
A. 20,6. B. 18,0. C. 23,4. D. 17,8.
Câu 4: Cho E là tetrapeptit Gly-Ala-Ala-Val. Thủy phân hoàn toàn m gam bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được 15,66 gam muối. Đun nóng m gam với dung dịch HCl dư tới phản ng hoàn toàn; cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được a gam muối khan. Giá trị của a là
A. 24,18. B. 14,40. C. 15,48. D. 14,94.
Câu 5: Hỗn hợp T gồm Gly-Ala, Ala-Val và Ala-Ala. Thủy phân hoàn toàn 6,4 gam T, thu được 7,12 gam hỗn hợp gồm các amino axit. Đun nóng 6,4 gam T với dung dịch HCl dư đến phản ứng hoàn toàn; cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,32. B. 10,04. C. 10,76. D. 7,88
Xem thêm:
Bài tập peptit hay và khó trọng tâm hay có trong kì thi THPT