Các dạng câu hỏi lý thuyết và bài tập amino axit
Dạng 1: Các mẫu câu hỏi lí thuyết trọng điểm
Xét sự đổi màu chất chỉ thị:
+ aa: (NH2)aR(COOH)b ⇔ ( a=b→ mt trung tính; a>b→ mt bazo; a<b→ mt axit)
+ Amin( anilin; metylamin,…)⇒ dd bazo
+ Các loại khác: – Muối của amin: C6H5NH3+Cl–,…
– Este của aa: NH2-CH2-COOCH3,….
– Muối của aa: NH3+Cl–-RCOOH, NH2-RCOONa,…
Xét đồng phân
1- Đồng phân aa: Mạch C + vị trí⇒ C3H7O2N(2đp), (NH2)2C2H3COOH,…
2- Đồng phân khác chức: Cùng CTPT( thường là CnH2n+1O2N) có các dạng đồng phân khác
– Este tạp chức: VD C3H7O2N → NH2-CH2-COOCH3,…
– Muối amoni: VD C3H7O2N → CH2=CH-COONH4,…..
Xét phản ứng:
1- Phản ứng với axit( HCl, H2SO4,…): amin, aa, este của aa, muối amoni,…
2- Phản ứng với bazo(NaOH, KOH,..): aa, este của aa, muối amoni,..
3- Phản ứng của sản phẩm từ aa:
– NH3+Cl–RCOOH + 2NaOH → NH2RCOONa + NaCl + H2O
– NH2RCOONa + 2HCl → NH3+Cl–-R-COOH + NaCl
4- Phản ứng ngưng tụ tạo peptit:
Gly+ Ala: —từ hỗn hợp→ 8 tripeptit hở
—hóa học→ 6 tripeptit hở
- Glysin: —+ HCl→ X1—+ NaOH→ X2
—+NaOH→ X3—+ HCl→ X4
Lý giải: NH2CH2COOH: —+ HCl→ NH3+Cl–-CH2-COOH —+ NaOH→ NH2-CH2-COONa+….
(X1) (X2)
—+ NaOH→ NH2CH2COONa —+ HCl→ NH3+Cl–-CH2-COOH + ….
(X3) (X4)
⇒ X2≡ X3
X1≡ X4
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho các dung dịch sau:
(1) ClH3N-CH2-COOH (2) C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua)
(3) HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH (4) NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH
Số dung dịch có môi trường axit là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Ví dụ 2: Cho các dung dịch sau:
(1) C2H5-NH2, (2) NH3, (3) H2N-CH2-COONa, (4) H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH.
Số dung dịch có môi trường bazơ là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3
Dạng 2: Bài tập về phản ứng đốt cháy của amino axit
- Phản ứng: CxHyOzNt hoặc CnH2n+2-2k-2z+tO2zNt: CnH2n+1O2N, CnH2n-1O4N,…
Nếu aa dạng NH2CxHyCOOH mà nH2O> nCO2 ⇒ CnH2n+1O2N
Ví dụ minh họa
Bài 4. Hỗn hợp X gồm alanin, valin và lysin, trong X có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 12 : 7. Đốt cháy hoàn toàn 7,04 gam X cần vừa đủ 8,512 lít khí O bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 28 gam kết tủa, đồng thời có V lít khí N2?
A. 0,896. B. 1,120. C. 1,344. D. 0,672
HD: giả thiết: mO : mN = 12 : 7 ⇔ nO : nN = 3 : 2 ⇒ đặt nN2 = x mol⇒ nO = 3x mol.
♦ giải đốt: 7,04 gam X + 0,38 mol O2 –––to–→ 0,28 molCO2 + ? mol H2O + x mol N2.
||⇒ bảo toàn nguyên tố O có nH2O = nO trong X + 2nO2 – 2nCO2 = (3x + 0,2) mol.
⇒ mX = mC + mH + mO + mN → thay số vào ⇒ giảira x = 0,04 mol.
⇒ nN2 = 0,04 mol→ V = VN2 = 0,896 lít. Chọn đáp án A
Dạng 3: bài tập về phản ứng của amino axit với axit, bazo
- Phản ứng: (NH2)tR(COOH)z hoặc CnH2n+1O2N( NH2CnH2nCOOH), CnH2n+1OtN.
1- aa —+ H+→ sản phẩm —-+ OH-→ Muối +H2O
(NH2)R(COOH)z —+ tH+→ (NH3+)tR(COOH)z —+( t+z) OH-→ Muối + H2O
Bước 1: t= nH+(đủ)/ naa và bước 2: (t+z)= nOH-/ naa
nOH-( đủ b2)= nH+ + nCOOH= nH+ + zna.a
2- aa— + OH-→sản phẩm —+ H+→ Muối + H2O
(NH2)tR(COOH)z—zOH-→ (NH2)tR(COO-)z—(t+z)H+→ Muối + H2O
Bước 1: z= nOH-/ na.a và bước 2: (t+z)= nH+/ na.a
nH+= nNH2 + nOH-= t.na.a+ nOH-
- Giải toán
1. Mol: theo phản ứng và TGKL
– aa + HCl → Muối ⇒ -NH2 + HCl → NH3Cl– ⇒ nNH2= nHCl= Δmtăng/36,5= (mmuối– ma.a)/36,5
– aa + NaOh→ Muối + H2O ⇒ -COOH+ NaOH → -COONa ⇒ nCOOH= Δmtăng/ (23-1)=(mm’ – ma.a)/22(38)
2. Khối lượng: BTKL
ma.a+ ma xit+ mbazo = mm’ + mH2O ( nH2O= nOH-)
3. Tìm a.a: tìm z,t
tìm R(n) theo M
Ví dụ minh họa
Bài 2. Để phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 3 gam glyxin cần V mLdung dịch HCl 2M. Giá trị của V là
A. 60. B. 80. C. 20. D. 40.
HD: Phản ứng: H2NCH2COOH + HCl→ ClH3NCH2COOH ⇒ nHCl cần dùng = nglyxin = 3 ÷ 75 = 0,04 mol
⇒ V = n ÷ CM = 0,04 ÷ 2 = 0,02 lít ⇄ 20 mL.
Chọn đáp án C.
Một số bài tập về amino axit có đáp án
Câu 1 Cho dãy các dung dịch: (1) alanin, (2) metylamin, (3) anilin, (4) amoniac, (5) lysin. Số dung dịch làm phenolphtalein đổi màu là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 2: Cho dãy gồm các dung dịch: (1) phenylamoni clorua, (2) glyxin, (3) axit α -aminoglutaric, (4) axit axetic. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển màu đỏ là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2
Câu 3.Hỗn hợp X gồm hai amino axit (no, mạch hở, phân tử đều có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ a mol N2, b mol CO2 và c mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c là
A. 2a = 3(2b – c).
B. 2a = (2b – c).
C. a = (2b + c).
D. a = 3(2b + c).
Câu 4. Cho 100 mLdung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng với 100 gam dung dịch NaOH 2% (dư), thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 5,4 gamchất rắn khan. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH.
B. H2NC3H5(COOH)2
C. (NH2)2C5H9COOH.
D. H2NC2H4COOH.
Câu 5 Cho 3,00 gam glyxin và 2,92 gam lysin vào dung dịch chứa 0,08 mol HCl, thu được dung dịch T. Cho T tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch KOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,20 .B. 11,88. C. 14,16. D. 14,92.
Xem thêm: