Updated at: 15-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khoảng 10 – 15 dòng” chuẩn nhất 10/2024.

Bài mẫu số 1: Cách viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khoảng 10 – 15 dòng

      “Mục đích cuộc sống” – đó là một vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với nhân loại, và cũng là một vấn đề có tính thời sự đối với Thanh niên hiện nay.

       Người quân tử xưa đặc biệt chú ý “tu thân”, người phụ nữ luyện rèn “tứ đức’’. Tại sao lại như vậy? Ngày nay chúng ta ai cũng muôn thành công trên con đường học tập. Vậy mục đich, động cơ của ta là gì?

       Trước khi trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng xem tại sao phải cần có mục đích, động cơ? Nhà văn Pháp Đi-đrô từng nói: “Nếu không có mục đích, anh sẽ không làm được gì cả Anh củng khổng làm được gì nếu như mục đích tầm thường”.

      Mục đích – nó tựa hồ như kim chỉ nam định hướng như ngôi sao Bắc Đẩu rực rỡ trời khuya. Không có mục đích, ta chẳng khác nào kẻ có mắt mà phải dò dẫm, lầm đường trong đêm tối.

      Hãy tưởng tượng cuộc sống là muôn nghĩa, muôn triệu mối dây chằng chịt. Bạn sẽ lựa chọn mối dây nào hay tự thiết kế cho mình một mối dây riêng? Nếu chúng ta chưa định hình trong đầu óc mình những việc cần làm, những gì cần vươn tới thì những mối dây hỗn độn ấy chỉ càng làm ta bối rối. Ta sống mà không biết sống để làm gì? Ta như cái bóng vật vờ lang thang vô định.

      Nhà thơ Chế Lan Viên cũng từng khắc khoải, đau đớn trong những câu hỏi:

                             “Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình

                               Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt,

                             Ta vì ai? Khẽ xoay chiều ngọn bấc

                             Bàn tay người thắp lại triệu chồi non”.

(Hai câu hỏi)

       Nhà thơ chỉ thực sự là chính mình khi thoát khỏi “tinh cầu giá lạnh”, hiểu ra ý nghĩa cuộc sống, mục đích của mình là đem lời thơ phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Mục đích thiết tha như thế đấy.

Đối với chúng ta, mục đích của việc học tập, tu dưỡng là thế nào?

       Khẩu hiệu của học sinh chúng ta là: “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”. Sự nỗ lực của mỗi chúng ta là một phần quan trọng để làm đẹp hơn Tổ quốc. Ta phấn đấu vì cuộc sống, tương lai của chính mình, của gia đình mình chẳng phải là đã tạo nên một tế bào khỏe mạnh cho cơ thể đất nước thêm cường tráng đó sao?

      Bác Hồ đã từng dạy: “Thanh niên đừng hỏi nước nhà đã đem lại gì cho mình, mà phải hỏi mình đã làm được gì cho nước nhà”.

       Bạn và tôi chúng ta phấn đấu cho những mục đích của riêng mình nhưng đều có điểm chung là hội tụ lòng yêu đất nước, yêu nhân dân. Chúng ta cùng rèn luyện cho mình một lương tâm trong sáng để có một mục đích trong sáng nhé.

Tóm tắt văn bản

       Bài viết nêu ý kiến về “mục đích cuộc sống” nói chung và vấn đề lí tưởng sống của thanh niên hiện nay nói riêng.

      Con người ai cũng có mục đích sống. Mục đích chính đáng và cao cả – đó là lí tưởng. Lí tưởng có vị trí vô cùng quan trọng trong tinh thần của mỗi người. Nó có thế làm người ta hứng khởi, có thể khiến người ta khổ đau.

      Lí tưởng càng cao cả thì cuộc sống càng có ý nghĩa đẹp đẽ.

     Người xưa đã từng tu thân, rèn luyện bản thân mình một cách nghiêm khắc để có được những nhân cách cao đẹp vì lí tưởng, hoài bão của thời đại.

     Thanh niên ngày nay cần phấn đâu, rèn luyện theo lí tưởng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Bài mẫu số 2: Cách viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khoảng 10 – 15 dòng

Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

Bài mẫu số 3: Cách viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khoảng 10 – 15 dòng

Trong văn bản” Lão Hạc” của Nam Cao, lão Hạc là hình ảnh điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 có cuộc sống nghèo khổ nhưng phẩm chất vô cùng cao đẹp. Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo , cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng – người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn văt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lạo từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản “Lão hạc”, tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung

Bài mẫu số 4: Cách viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khoảng 10 – 15 dòng

Cảm xúc là thiết yếu của bất kỳ cách thể hiện ngôn ngữ nào. Điều này giúp cho việc xác lập các tư tưởng, hiện tượng, hiện thực có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới cảm xúc của người đọc (người nghe). Nhằm giúp học sinh hiểu hơn tầm quan trọng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, trong bài viết dưới đây KienGuru sẽ cùng các bạn làm rõ hơn những điều trên.

Phần 1 – Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Để làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh thì các yếu tố biểu cảm như cảm xúc, tâm trạng của con người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong phần hướng dẫn dưới đây, KienGuru sẽ hướng dẫn các bạn cách tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

Trả lời câu 1 (trang 96, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

Tìm hiểu văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” chúng ta thấy:

a. Trong bài này có nhiều những từ ngữ và câu văn bộc lộ tình cảm

Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định thuộc về ta.

– Câu văn (cảm thán):

+ Hỡi đồng bào toàn quốc!

+ Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Cách dùng từ ngữ của văn bản ” Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh và “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn giống nhau ở việc sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn truyền cảm trong khi trình bày các vấn đề trong văn bản.

b. Song hai văn bản này không phải là những bài văn biểu cảm, vì: chúng được viết ra nhằm mục đích chính là để nghị luận (kêu gọi, nêu quan điểm, chỉ ra lối sống đúng sai,…). Những yếu tố biểu cảm chỉ nhằm tăng thêm sức thuyết phục cho những ý kiến nêu ra trong văn bản nghị luận.

c. Các câu cột 2 hay hơn các câu cột 1 vì trong câu văn cột 2 có nhiều những từ ngữ bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết hơn. Vì thế chất văn giàu cảm xúc hơn.

Trả lời câu 2 (trang 96, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

a. Khi viết một bài văn nghị luận, ngoài việc việc xây dựng luận điểm và lập luận cho bài văn, người viết còn phải thuyết phục người đọc tin vào những luận điểm và lập luận đó.

b. Chỉ có tình cảm không thôi chưa đủ. Những tình cảm đó phải được bộc lộ qua những từ ngữ, câu văn, giọng điệu… phù hợp

c. Mặc dù yếu tố biểu cảm có ý nghĩa lớn lao như vậy nhưng không nên quá lạm dụng những yếu tố đó.

Phần 2 – Cách sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Những yêu cầu về việc sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận…

Khi làm bất kỳ bài văn nghị luận nào có nhiều yếu tố biểu cảm thì các bạn cần chú ý những điểm chính sau:

a – Lời văn phải có tính truyền cảm cao

Khi viết một bài văn nghị luận, ngoài việc xây dựng các luận điểm, luận cứ, lập luận thì người viết cần phải thuyết phục người đọc tin vào những luận điểm và lập luận đó.

Đầu tiên người viết phải có tình cảm chân thành, xuất phát từ những rung động mãnh liệt đối với vấn đề mà mình để cập đến.

b – Sử dụng các từ có tính biểu đạt cao

Chỉ có tình cảm thôi chưa đủ. Những tình cảm đó phải được biểu đạt qua những từ ngữ, câu văn, giọng điệu phù hợp, qua đó gợi được sự hứng thú, hấp dẫn nơi người đọc, người nghe.

c – Không lạm dụng quá nhiều yếu tố biểu cảm

Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều yếu tố biểu cảm vào lời văn. Các bạn cần phân biệt là văn nghị luận không phải là văn biểu cảm, các yếu tố biểu cảm chỉ mang tính phụ trợ. Muốn đạt được giá trị biểu cảm cao thì cần phải dùng đúng lúc, đúng chỗ.

Ghi nhớ: Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người viết văn nghị luận phải thật sự có cảm xúc bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

Những cách sử dụng các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Để phát huy được hết tác dụng của các yếu tố biểu cảm, các em cần biết cách sử dụng những yếu tố biểu cảm này phù hợp nhất, cụ thể là cách sử dụng linh hoạt các phương tiện ngôn ngữ như:

Sử dụng từ ngữ có sắc thái biểu cảm cao như từ láy, trợ từ – thán từ…

Các loại kiểu câu có sắc thái biểu cảm cao như câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến, các hành động kêu, gọi…

Sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, so sánh, nói quá, hoán dụ, ẩn dụ, chơi chữ…

Cần hiểu rõ tâm lý, văn hóa của người đọc / người nghe để có những liên hệ tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe / người đọc.

Những bí quyết dễ gây biểu cảm trong văn nghị luận

Đây là những bí quyết mà bạn nên nắm vững và áp dụng khi làm văn nghị luận có nhiều yếu tố biểu cảm gồm:

Cần phải lập luận chặt chẽ, các dẫn chứng đưa ra phải tiêu biểu, có độ tin cậy cao.

Ngôn ngữ, cách diễn đạt phải hình ảnh và có tính truyền cảm cao.

Phải hiểu rõ tâm lý người nghe, người đọc thì bạn mới sử dụng các yếu tố biểu cảm phù hợp và phát huy tác dụng cao nhất.

Kết hợp với giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể phù hợp với từng đối tượng, ngữ cảnh và câu chuyện bạn đang nói.

Trong bài văn biểu cảm yếu tố nào giữ vai trò quan trọng ?

Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm. Do đó, ta không miêu tả cụ thể, hoàn cảnh chính mà chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng mà thôi

II. Luyện tập

Học thì phải đi đôi với hành. Tiếp thu khá nhiều lượng lý thuyết bên trên, nhưng để vận dụng tốt những kiến thức ấy thì việc thực hành để áp dụng thực tế là một phương pháp vô cùng hiệu quả. Hãy cùng nhau thử sức với những câu hỏi để sử dụng tốt hơn Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Câu 1 (trang 97 sgk Văn 8 Tập 2):

Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và “người bản xứ” (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì?

Gợi ý:

a.

– Các yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và người bản xứ (ở văn bản Thuế máu) được thể hiện qua những hình ảnh so sánh, liên tưởng, những từ ngữ đối lập nhau:

“Những tên da đen bẩn thỉu” với “những đứa con yêu, những người bạn hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.

“Chiến tranh vui tươi” với “rời xa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường”.

“Cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi” với “xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái”.

Những hình ảnh liên tưởng:

Bỏ xác tại những miền hoang vu, thơ mộng

Lấy máu mình tưới lên những vòng nguyệt quế…

Khạc ra từng miếng phổi

b. Tác dụng của những từ ngữ này

– Giúp người đọc thấy rõ được bộ mặt thâm độc, giả nhân giả nghĩa cũng như âm mưu quỷ quyệt của bọn thực dân Pháp.

– Những từ ngữ này làm cho tính mỉa mai, trào phúng của bài viết mạnh mẽ hơn.

Câu 2 (trang 97 sgk Văn 8 Tập 2):

Đọc đoạn nghị luận sau đây và cho biết: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lý trí mà còn gợi cảm?

Gợi ý:

– Đoạn trích đã thể hiện:

Nỗi buồn của tác giả – một nhà giáo tâm huyết với nghề dạy học – trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh.

Những dằn vặt, trăn trở của một nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục nước nhà trước đây.

– Tình cảm ấy thể hiện:

Từ ngữ bộc lộ cảm xúc: giãi bày hết, nỗi khổ tâm, nói làm sao.

Câu văn thể hiện nỗi buồn, thái độ bất bình: “Sự học mà đã hạ xuống là học “tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa”.

Câu văn mang giọng điệu mỉa mai: “Sao không có một “hãng”… đến trường?”.

Câu 3 (trang 98 sgk Văn 8 Tập 2): Viết đoạn văn

Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm.

Gợi ý:

Học tủ và học vẹt đang là tình trạng chung của nhiều học sinh hiện nay. Đầu tiên, có thể hiểu học vẹt là cách học làu làu không suy nghĩ, học mà không nắm rõ nội dung mình học là gì. Còn học tủ là chỉ học cầu may, rủi, đoán đề mà thành công. Hai phương pháp học đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người học. Nó khiến cho học sinh hổng kiến thức, không nắm rõ được nội dung bài học. Khi học mà chỉ dựa theo mô típ có sẵn, hoặc chờ đợi vào may rủi sẽ hạn chế khả năng tư duy và sáng tạo. Chính vì lẽ đó mà mỗi chúng ta hãy ý thức cho riêng mình sự học quan trọng như thế nào. Hãy tìm ra cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp.

TỔNG KẾT:

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ đến các học sinh phương pháp tìm hiểu và diễn đạt yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Để phát huy được hết tác dụng của các yếu tố biểu cảm, các em cần biết cách sử dụng những yếu tố biểu cảm này phù hợp nhất, cụ thể là cách sử dụng linh hoạt các phương tiện ngôn ngữ.

Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận được biểu hiện dưới các dạng thức như sau: Tính khẳng định hay phủ định; Biểu lộ các cảm xúc như yêu, ghét, căm giận, quý mến, khen, chê, lo âu. tin tưởng; Giọng văn…

Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận vô cùng quan trọng, nó giúp bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, thuyết phục người đọc, người nghe. Cần diễn tả cảm xúc một cách chân thực, chính xác mà không phá vỡ tính mạch lạc của văn bản.

Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn đạt cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm mạnh mẽ tới khán giả của mình.

Những hướng dẫn của Kiến Guru luôn cố gắng hướng đến cách chắt lọc thông tin, cô đọng kiến thức sao cho thật xúc tích và ngắn gọn để các bạn sẽ có hứng thú với Ngữ Văn hơn.

Nếu các bạn thấy bài soạn trên hữu ích với bạn thì hãy tải app Kiến Guru về máy và chia sẻ với bạn bè để nhận được những bài soạn khác một cách nhanh nhất nhé.

Chúng mình cảm ơn và hẹn gặp lại vào những nội dung khác hay hơn nữa !

Bài mẫu số 5: Cách viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khoảng 10 – 15 dòng

Buổi sinh hoạt ấy luôn hiện về trong kí ức khiến em không bao giờ quên. Nguyên do là giờ ra chơi ngày hôm đó hai bạn Huy và Nam đã có cuộc ẩu đả dữ dội. Lí do bạn Nam đã vô tình không nộp bài kiểm tra cho bạn Thắng. Giờ sinh hoạt mọi cặp mắt đều đổ dồn về Nam thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội. Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xử. Em đã đứng dậy phát biểu, ngay từ lời mở đầu em đã làm cho tất cả mọi người bất ngờ sửng sốt: “Nam không phải là người có lỗi mà Nam là người bạn tốt”. Mọi người chăm chú theo. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, em tự trấn an mình: Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ”. Em bắt đầu lập luận: Thứ nhất, trong lớp từ trước tới nay Nam chưa bao giờ gây sự với ai. Thứ hai, việc làm đó là do vô tình. Thứ ba, sau khi sự việc xảy ra Nam đã xin lỗi Thắng, và giúp Thắng nộp lại bài. Chúng ta không thể kết tội một người bạn như thế. Em vừa dứt lời tiếng vỗ tay vang lên như sấm, kèm theo là những lời tán thưởng: “Đồng ý ! Đồng ý !” Nam nhìn em ánh mắt đầy biết ơn.

Bài mẫu số 6: Cách viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khoảng 10 – 15 dòng

Cuối tuần vào thứ 7, các lớp trong trường chúng tôi đều tổ chức sinh hoạt để tổng kết các hoạt động tuần qua. Buổi sinh hoạt hôm nay diễn ra trong bầu không khí đầy căng thẳng. Nguyên nhân chính là do Mai vừa bị mất tiền sáng nay, hiển nhiên người ngồi gần Mai là Nam bị nghi ngờ, cả lớp cũng cứ đinh ninh rằng nhà Nam nghèo, ba lại bị bệnh nặng nên rất khó khăn vì vậy cho rằng Nam là người lấy. Dù cố gắng giải thích rất nhiều nhưng không ai chịu hiểu cho Nam và cố chấp với khẳng định ấy, sự bàn tán quá mức khiến Nam không khỏi không buồn lòng. Bức xúc vì cái nhìn phiến diện của các bạn, tôi bèn đứng lên nêu quan điểm của mình, đòi lại danh dự cho Nam. Tôi nói:

“ Sao các bạn có thể đổ lỗi cho một người khi không có một bằng chứng hay cơ sở nào như vậy. Các bạn có thấy từ trước tới nay chúng ta học với nhau bao lâu rồi, lớp có xảy ra tình trạng mất cắp bao giờ không? Nam tuy nghèo nhưng bạn ấy vẫn luôn giúp đỡ mọi người, vẫn giành thời gian học tập với kết quả cao, chắc chắn bạn ấy phải có nghị lực và sự lương thiện, người lương thiện sẽ chẳng bao giờ họ làm hại ai cả, phải không? Món tiền của Lan mất, Lan đã kiểm tra kĩ càng chưa, mà nếu có mất chắc gì đã mất ở trong lớp đúng không?”. Tôi nói tiếp: “Nam chưa bao giờ nhận sự giúp đỡ về tiền bạc và vật chất quá lớn từ thầy cô, chứng tỏ bạn ấy tuy nghèo nhưng rất tự trọng, người tự trọng họ sẽ không bao giờ làm những việc đánh mất danh dự, nhân cách của mình được, phải không? Điều cuối tôi muốn nói là mong các bạn hãy nhìn nhận vấn đề thấu đáo, biết đặt mình vào vị trí của người khác mà suy xét, không nên chỉ nhìn hình thức mà đánh giá một người”.

Tôi vừa trình bày quan điểm của mình xong, các bạn trong lớp đều lặng lẽ, những ánh mắt cảm thấy hối lỗi đều hướng về Nam, buổi sinh hoạt tiếp tục bằng những lời nhận xét thấu tình đạt lý của cô giáo chủ nhiệm. Chúng tôi đều học được bài học lớn từ buổi sinh hoạt hôm nay.

Bài mẫu số 7: Cách viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khoảng 10 – 15 dòng

Nội tôi luôn dành cho tôi những ấm áp yêu thương và những lời dạy bảo đầy sâu sắc. Tôi còn nhớ, có lần nội dặn tôi rằng: “Trong cuộc sống, chẳng có gì trân quý bằng tình người, bằng sự đồng cảm và sẻ chia. Xã hội sẽ thật đáng thương và bị hủy diệt nếu thiếu đi tình yêu thương đấy, cháu ạ. Vì vậy, bây giờ và cả về sau nữa, dù mình là ai, ở địa vị hay hoàn cảnh có như thế nào thì hãy luôn luôn trao yêu thương, luôn biết cho đi cháu nhé”. Nhớ lời bà dặn, tôi vẫn luôn giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp sách vở cũ cho những bạn nhỏ ở miền núi, tôi cố nuôi lợn đất để có tiền mua cặp sách tặng các bạn tới trường. Nhớ lời bà dặn, mỗi chủ nhật cuối tuần, tôi lại cùng các anh chị đoàn viên trong khu phố đi tình nguyện, giúp đỡ các cụ già neo đơn, vào bệnh viện phát cơm giúp người nghèo, động viên những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sống vui, sống khỏe để họ thấy vui vẻ, an nhiên hơn. Những công việc ấy tuy không quá lớn lao nhưng tôi cảm thấy vui và hạnh phúc vô cùng, tôi hiểu được rằng: “cho đi chính là nhận về”, tình yêu thương nếu được lan tỏa sẽ tạo ra một thế giới đầy tình người, tràn ngập sự sẻ chia, ấm áp, con người trở nên gần gũi nhau hơn. Lời bà dặn thật ý nghĩa, cho tới tận bây giờ, khi bà đã mất đi, từng lời, từng chữ bà bảo ban luôn là hành trang để tôi phấn đấu, biết sống đúng mực và có giá trị hơn.

Bài mẫu số 8: Cách viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khoảng 10 – 15 dòng

Bà tôi, người bà hiền hậu thương yêu luôn hiển hiện trong tâm trí tôi. Những lúc rảnh rỗi bà thường dạy tôi học bài. Có một lần đang dạy tôi làm phép chia, bà nói: “Trong bốn phép tính, phép chia là khó nhất. Có những người lớn lên, thành đạt mà vẫn không làm nổi phép tính chia thông thường”. Tôi luôn suy nghĩ mãi về câu nói đó… Mỗi khi có đồ ăn, bà thường chia cho nhà tôi và những người hàng xóm. Có người bảo bà dại nhưng bà hay nói với tôi: “Biết chia sẻ với mọi người cũng là một cách cộng lấy niềm vui, nhân lên hạnh phúc cho mình và trừ đi những lo lắng trong lòng. Cháu thấy không, tính chia thật kì diệu”. Phép tính chia của bà chỉ thế thôi nhưng khiến cho hàng xóm chúng tôi mọi người xích lại gần nhau hơn. Phép tính chia của bà, chia khổ đau bất hạnh, chia hạnh phúc, chia cả sự cảm thông với mọi người chung quanh đã cho tôi hiểu ý nghĩa của cuộc sống nghĩa tình. Có phải vì vậy mà mỗi lần được ở bên bà, tôi lại cảm thấy bình yên? Thì ra phép chia còn khiến con người ta trở nên cao đẹp! Bài học đó tôi luôn mang theo bên mình, coi như hành trang bước vào cuộc sống. Bà là một người tuyệt vời trong tôi.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khoảng 10 – 15 dòng” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!