Xã hội luôn tồn tại vô số những mảnh đời trớ trêu đầy rẫy những bất hạnh, nhằm nâng cao tinh thần tương thân tương ái thì cha ông ta đã có câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Và dưới đây là toàn bộ những gợi ý về cách bà y tỏ thái độ của bản thân mình trước những mảnh đời đầy bất hạnh ấy. Mời độc giả thảm khảo!
Dàn ý
1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
a. Giải thích
– Nhiễu điều: Là một tấm lụa quý, rất đẹp được may khéo và phủ lên tấm gương để giúp tấm gương không bị vẫn đục bởi những lớp bụi của thời gian.
– Ý nghĩa:
+ Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo.
+ Nhắn nhủ ta sống biết, yêu thương, hi sinh và sẻ chia.
b. Luận đề đặt ra ở đề bài
– Vì sao nước ta vẫn còn những mảnh đời đói nghèo, bất hạnh?
– Cần nhìn nhận hiện tượng đói nghèo và những mảnh đời bất hạnh đó như thế nào?
– Trách nhiệm và tình thương của cộng đồng.
– Biện pháp giúp đỡ, chia sẻ (vật chất: tiền bạc, nhà cửa; tinh thần; nghị lực, kĩ năng sông, nghề nghiệp…).
– Lập các hội từ thiện; các tổ chức nhân đạo giúp người nghèo và tàn tật.
– Nêu những tấm gương tiêu biểu.
– Chống lại sự vô cảm, dửng dưng của cộng đồng đối với đồng bào mình.
3. Kết bài
– Khái quát lại vấn đề
Bài mẫu
Nhân dân ta vốn giàu truyền thống nhân đạo: “Thương người như thể thương thân”; “Lá lành đùm lá rách” và còn dùng một hình tượng thật đẹp về sự sẻ chia với nhau vì nghĩa đồng bào “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó chính là tấm lòng sâu thẳm của những người con lạc cháu Hồng được truyền từ đời này qua đời khác về dòng máu vị tha ấy. Truyền thống tốt đẹp ấy khi gặp ánh sáng của thời đại, của khoa học càng góp phần xoa dịu những mảnh đời bất hạnh và đẩy lùi cái đói nghèo đang tồn tại ở một bộ phận trong đời sống đất nước chúng ta.
Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, đã mờ ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên làm chủ đất nước. Ngày ấy Bác Hồ đã luôn lưu ý chúng ta về công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ngày nay, đất nước từng ngày thay đổi da thịt và phát triển vượt bậc so với nửa thế kỉ trước, nhưng xót xa thay cho cái đói nghèo và những mảnh đời bất hạnh vẫn tồn tại làm nhức nhối chúng ta. Vì sao như vậy, và phải nhìn nhận vấn đề này từ góc độ nào? vẫn biết đi lên từ một đất nước ngập lửa chiến tranh và nông nghiệp lạc hậu, không phải một sớm một chiều có thể xóa bỏ ngay sự đói nghèo ấy. Hậu quả chiến tranh thật nặng nề. Cái bãi xe tăng cũ vẫn thấp thoáng đâu đó mà Nguyễn Minh Châu đã ngụ ý đưa vào thiên truyện Chiếc thuyền ngoài xa đầy cảm hứng thế sự. Không chỉ có cái nghèo dày vò chúng ta, mà di chứng chiến tranh mà diôxin như con ma đáng sợ hiện hình qua những thân thể tật nguyền đáng thương. Mà ít đâu, hàng vạn, hàng triệu số phận bất hanh như thế đang quằn quại trên dải đất này. Nhìn nhận như vậy mới thấy tội ác tày trời của kẻ thù xâm lược, càng nhận rõ sự đau khổ của biết bao “nạn nhân chiến tranh”. Để rồi từ đó ta càng yêu thương, chia sẻ với đồng bào mình, chia sẻ với những số phận đáng thương bằng những trách nhiệm cụ thể của toàn xã hội, trong đó có chúng ta.
Bên cạnh mọi người cùng nhau chia sẻ, gánh vác trách nhiệm, ta càng phải lên án quyết liệt những kẻ chỉ biết hô hào nhưng lòng thì lạnh lùng, dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của đồng bào mình. Ai đó đã nói một câu thật hay “Nhãng ai sống mà không biết sẻ chia là tâm hồn người đó tật nguyền về cảm xúc”. Vâng, truyền thống nhân đạo của dân tộc ta ngời sáng đến mức khi ngoại bang thua trận rút lui, ta còn sắm cho thuyền bè, phương tiện đi về xứ sở. Vì vậy, chúng ta tin rằng, bằng một niềm tin sâu sắc về truyền thống của dân tộc ta; bằng sự trải nghiệm đau buồn triền miên suốt chiều dài lịch sử đắm chìm trong chiến tranh, dân tộc ta càng hiểu hơn bao giờ hết giá trị của vẻ đẹp tình người. Những ai sống lạnh lùng, vô cảm sẽ bị xa lánh và chắc chắn họ sẽ cô độc ngay trên chính quê hương, Tổ quốc mình. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của nhà nước và truyền thống nhân ái vôn có của dân tộc, chúng ta chứng kiến hàng triệu ngôi nhà tình nghĩa, tình thương đến với người nghèo. Ta thấy nhiều cơ sở từ thiện mọc lên từ quy mô lớn như những làng Hòa Bình, cho đến những cơ sở từ thiện xuất hiện các tổ chức tôn giáo, và nhiều cá nhân khác cùng chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh, xoa dịu nỗi đau đói nghèo và bất hạnh của những mảnh đời… Những Mạnh Thường Quân xuất hiện đẹp như cô tiên, ông bụt, đẹp nhu những trang cổ tích làm náo nức tâm hồn chúng ta. Ta còn biết chàng trai Nguyễn Hữu Ân, nén nỗi đau riêng vì mất người mẹ yêu quý, anh tìm đến với những bệnh nhân ung thư nhằm xoa dịu nỗi đau nơi họ, thắp vào lòng họ ngọn lửa ấm tình người… Và đẹp biết bao những chiếc áo xanh của sinh viên vào những ngày hè xuất hiện trên khắp các làng quê Việt Nam…
Những nghĩa cử ấy, những tấm lòng ấy chắc chắn sẽ sưởi ấm, động viên nhiều cho những người bất hạnh vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Sự giúp đỡ về vật chất là rất cần để tạo dựng bước khởi đầu trong cuộc sống của họ. Những ngọn lửa nồng âm yêu thương đã, đang và sẽ lan tỏa khắp nơi và chắc chắn sự đói nghèo của thời hậu chiến và di chứng chiến tranh thật đau buồn trên những thân thể đáng thương kia sẽ tan dần theo năm tháng.
Lời kết
Ở bất kì một xã hội nào luôn tồn tại những tấm lòng tương thân tương ái, luôn sẵn lòng hy sinh, chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh. Vì vậy hãy luôn tin rằng cuộc sống luôn tươi đẹp, và trên đây là toàn bộ những gợi ý hay và cụ thể nhất về cảm nhận của mỗi người trước những mảnh đời bất hạnh. Hy vọng độc giả sẽ thích thú.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!