Updated at: 16-03-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “viết bài nêu lên suy nghĩ của anh(chị) về sự cảm thông trong cuộc sống thông qua câu chuyện ” Người hàng xóm của cậu bé 4 tuổi vừa mất vợ, thấy ông khóc cậu bé lại gần và leo lên ngồi vào lòng. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện” trong Phép nhiệm màu của đời.” chuẩn nhất 04/2024.

Mẫu số 1: Suy nghĩ  về câu chuyện trên

Đề cao, kêu gọi sự chia sẻ, cảm thông trong cuộc sống – đó là sự thân thiện xuất phát từ đáy lòng giữa người với người. Có nhiều cách chia sẻ, có khi sự chia sẻ một cách im lặng lại có chiều sâu nhất.

Có nhiều cách chia sẻ, có khi sự chia sẻ một cách im lặng lại có chiều sâu nhất.

1.  Sự chia sẻ của cậu bé

–  Sự cảm thông hồn nhiên và ngây thơ.

–  Sự cảm thông chân tình của trái tim trong sáng vô ngần.

2.   Liên hệ trong cuộc sống

–  Có những người sống chia sẻ bằng một tâm hồn cao thượng, trong sáng và vô tư.

–  Có những người quan tâm để tỏ ra bề trên, nhưng thiếu một tấm lòng chân thành cần thiết.

–  Có những người quan tâm để cầu lợi.

3.  Thái độ của chúng ta

–  Liên hệ bản thân.

–  Phê phán sự quan tâm “chia sẻ” có tính chất vụ lợi, giả tạo.

–  Phê phán sự lạnh lùng, vô cảm.

–  Kêu gọi sự sẻ chia, cảm thông – sống có tình người.

Mẫu số 2: Suy nghĩ  về câu chuyện trên

” Diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.

Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”.

Một trong những bài học đạo đức mà mỗi người cha, người mẹ, mỗi thầy cô giáo đều truyền dạy cho các con, cho học trò của mình là lòng vị tha, là sự chia sẻ giữa người với người .Và thực tế đã có rất nhiều câu chuyện cảm động ngợi ca đức tính đó. Câu chuyện về đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất mà diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a đã kể cho chúng ta trong cuốn Phép nhiệm màu của đời thêm lần nữa khắc sâu hơn trong ta bài học về một nét đẹp trong cách ứng xử của con người.

Một câu bé bốn tuổi được bình chọn là đứa trẻ quan tâm đến người khác nhất chỉ từ hành động rất đơn giản của em. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”. Cậu bé không hề cất một lời an ủi, không hề lấy khăn lau nước mắt cho ông lão. Điều đó dễ hiểu bởi cậu chưa phải là một người lớn để biết có những cử chỉ quan tâm như vây. Nhưng hành động ngồi im trong lòng ông lão, để ông lão được khóc đã thể hiện sâu sắc được sự đồng cảm, chia sẻ ngây thơ của em. Người già cũng dễ khóc như con trẻ. Có thể em bé chưa ý thức được rằng ông lão làng xóm đang vô cùng đau khổ vì mất đi người bạn đời của mình. Có thể em nghĩ rằng ông khóc cũng như em đã từng khóc, vì mẹ mắng, vì không được chơi thứ đồ chơi mà mình thích. Và bằng kinh nghiệm của một cậu bé bốn tuổi, em đã đồng cảm và an ủi ông lão bằng cách riêng của mình

Theo tôi, điều mà diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a muốn nhấn mạnh, đề cao trong câu chuyện kể lại là sự đồng cảm, chia sẻ, là lòng vị tha giữa những con người với nhau. Kể lại hành vi đáng khích lệ của một câu bé con chỉ là cách để ông khắc sâu hơn giá trị của đức tính cao đẹp.

Nhà thơ Tố Hữu từng viết:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”

Lẽ sống lớn nhất trong cuộc đời mỗi người là tình yêu thương. Một trong những biểu hiện của lòng yêu là sự quan tâm, động viên nhau. Tại sao con người lại phải thấu hiểu, đồng cảm với nhau?. Tại sao điều đó lại cần thiết trong cuộc sống của chúng ta?.

Mỗi người sống giữa cuộc đời không phải chỉ biết vun đắp cho cuộc sống của riêng mình. Nếu chỉ biết đến cái “tôi”, nếu chỉ chăm chút cho bản thân mình được no ấm, đủ đầy, con người đó không bao giờ biết đến hạnh phúc đích thực. Và tất yếu, những kẻ như vậy sẽ bị cô lập giữa cộng đồng, xã hội. Mọi người xung quanh chắc chắn cũng không bao giờ để tâm đến loại người này. Cuộc sống đó có khác nào cuộc sống tù đày cô độc?.

Trong cuộc sống, con người luôn cố gắng phấn đấu để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, nhưng đâu phải lúc nào dòng đời của chúng ta cũng êm ả, “xuôi chèo mát mái”. “Sự đâu sóng gió bất kì” (Truyện Kiều), có ai dám khẳng định mình không bao giờ phải đối mặt với thất bại, mất mát, với những giờ khắc tuyệt vọng đến cùng cực?. Ở hoàn cảnh đó ai không cần được quan tâm, chia sẻ?. Con người dẫu can đảm, nghị lực đến mấy cũng có phần yếu đuối trong mình. Một ánh mắt, một lời động viên, một nắm tay xiết chặt, một bờ vai để tựa nương… là những điều quý giá nhất chúng ta cần bấy giờ.

Chúng ta cũng không khó khăn gì, cũng không mất mát, tổn hại nhiều lắm chỉ tỏ ra quan tâm, đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác. Tình cảm, những rung động chân thành tự trong sâu thẳm trái tim mới là thứ quí giá, mới là chất vàng ròng có sức mạnh an ủi, nâng đỡ cho những đau thương, mất mát kia. Hãy nghĩ rằng chúng ta vẫn may mắn, hạnh phúc hơn họ. Hãy luôn ý thức rằng dẫu có đồng cảm đến đâu, dẫu chân thành mong muốn cùng họ gánh vác, chịu đựng nỗi đau đó đến đâu, chúng ta cũng không thể giúp họ lấy lại được những gì đã mất. Vậy nên đừng bao giờ nhăn mặt khi tháng này phải ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, đừng bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ trước những người ăn xin, đừng bao giờ cười trên nỗi đau khổ của người khác..

Tại sao nhà văn Nguyên Hồng lại khóc rưng rức khi nhân vật Gái Đen của mình phải chết? Tại sao nhân vật Giăng Van giăng (Những người khốn khổ) lại giúp đỡ một cách nhiệt tình những người khốn khổ như Phăng-tin, như chú bé Ga-vơ-rôt? Tại sao những người chiến thắng trong các trò chơi trên truyền hình lại luôn trích một phần trong giải thưởng của mình để ủng hộ quỹ chất độc màu da cam, quỹ tình thương?. Tại sao những người nổi tiếng lại hăng hái làm công tác từ thiện xã hội?… Một câu trả lời có thể làm đáp án chung nhất cho tất cả những câu hỏi ấy là: Bởi vì họ có tấm lòng vị tha, có lòng yêu thương đồng loại.


Sự đồng cảm, sẻ chia là điều quý giá nhất con người có thể mang tặng con người. Nhưng cần ý thức rằng, cách biểu hiện, thể hiện tình cảm đó cũng là vấn đề quan trọng vô cùng. Cách cậu bé an ủi ông lão hàng xóm là ngồi gọn vào lòng ông và im lặng. Lúc này, “im lặng là vàng”, im lặng là cách hữu hiệu nhất để cậu bé tỏ rõ tình cảm cua mình. Cậu im lặng để ông lão khóc cho vơi đi nỗi đau. Nước mắt sẽ đổi lại sự thanh thản, dịu lắng cho tâm hồn ông. Lẽ dĩ nhiên, đó chỉ là một cách an ủi và là cách an ủi của cậu bé bốn tuổi. Bằng sự trải nghiệm trong cuộc sống, chúng ta có thể có những phương thức khác thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mình. Đối với những người đang trải qua nỗi đau mất mát người thân, chúng ta không nên gợi nhắc đến hình ảnh của người đã khuất trước mặt họ. Trước thất bại của cậu học sinh trong kì thi đại học, chúng ta nên động viên cậu hướng vào tương lai phía trước, tin tưởng vào sự thành công của mình ở ngày mai, khơi sâu vào lòng quyết tâm và ý chí phấn đấu. Một điều cũng đáng lưu ý trong “nghệ thuật động viên” là cần chú ý đến tâm lí, tính cách của đối tượng mình đang bày tỏ tình cảm.

Với đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, cần hiểu rằng chúng rất dễ bị tổn thương nếu ta không tinh tế, cẩn trọng trong hành động hay lời ăn tiếng nói. Chúng cần sự dịu dàng, cần những cử chỉ vỗ về, che chở. Một hành động vuốt nhẹ lên mái tóc cũng có thể khiến chúng xúc động đến run lên. Một quyển truyện tranh nhiều màu sắc, hình hoạ cũng đủ khiến những em bé này thích mê. Đừng bao giờ tỏ ra khó chịu với gương mặt lấm lem, với bộ dạng nhếch nhác của các em. Hãy để các em cảm nhận hết lòng yêu thương của chúng ta…

Tôi vẫn băn khoản một điều là tại sao Lê-Ô Bu-sca-gli-a lại để chúng ta chiêm nghiệm về giá trị của sự cảm thông, yêu thương, chia sẻ thông qua câu chuyện của một cậu bé bốn tuổi. Phải chăng ông muốn nối rằng lòng vị tha vốn là thuộc tính, bản chất vốn có trong mỗi con người?. Và đức tính cao quý đó phải được vun đắp từ khi con người còn là một đứa trẻ?. Tôi nghĩ, cách hiểu nào cũng có cái hay của nó, “Nhân chi sơ tính bản thiện” lòng yêu thương người khác cũng chính là một tính thiện sẵn có trong con người. Việc gìn giữ và phát huy đức tính đó trong cuộc sống là rất cần thiết. Trẻ Con như trang giấy trắng tinh khôi, chúng ta hãy viết lên trên đó những bài học yêu thương để mỗi đứa trẻ khi lớn lên sẽ trở thành những người có tấm lòng nhân ái. Đức vị tha cần được gieo mầm trong chính tâm hồn các cô bé, cậu bé đó. Và cuộc bình chọn như Lê-Ô Bu-sca-gli-a cùng nhiều giám khảo khác đã làm là cần thiết để phát hiện và ngợi ca những tấm lòng cao cả.

Quanh ta hôm nay còn biết bao những trái tim giàu tình yêu như cậu bé trong câu chuyện kia. Hãy lắng nghe và chiêm ngưỡng chúng để thấy rằng Trái Đất này luôn được sưởi ấm bằng tình yêu, bằng sự cảm thông chia sẻ tuyệt vời giữa những con người với nhau.

Mẫu số 3: Suy nghĩ  về câu chuyện trên

“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Ca từ của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn vẫn vang lên đâu đấy trong đời sống khá bộn bề của chúng ta. Vâng, để gió cuốn đi mới có thể lấp đầy những ưu phiền, khổ đau mà ta cần sẻ chia, thấu hiểu trong quan hệ giữa người với người. Không chỉ người trưởng thành phải làm mà kể cả những em thơ cũng cần được giáo dục về lòng nhân ái. Câu chuyện cậu bé bốn tuổi “lặng yên” ngồi vào lòng người hàng xóm vừa mất vợ đã làm ta suy nghĩ về trách nhiệm của đạo lí làm người và nó nhác nhớ ta về một lối sống đẹp, cần được tươi xanh mãi trong đời sống của nhân loại.

Vẻ đẹp tình người được ví như viên kim cương ngời sáng nhất trong các kim loại. Sự cảm thông hồn nhiên và ngây thơ; sự chia sẻ chân tình của trái tim trong sáng vô ngần của cậu bé trong mầu chuyện nhỏ kia, lại thấm đẫm vẻ đẹp về sự cư xử với nhau trong đời. Người ta bảo rằng, cuộc sống vốn dĩ bất toàn, vẫn tồn tại cái tốt lẫn cái xấu; cái thiện lẫn cái ác,… Ta luôn phải đấu tranh để cái đẹp tồn tại và toả sáng. Chia sẻ, cảm thông là mang đến cho người khác niềm vui, là sự nâng đỡ tâm hồn nhau, để cuộc sống này đáng yêu hơn, có ý nghĩa hơn. Khi chia sẻ, cảm thông phải bằng cả tấm lòng trong sáng, không vụ lợi thì nhân cách ta mới thật sự hoàn thiện; mới thật sự không làm tổn thương người.

Nhà tỉ phú Bill Gates người Mĩ khi đã thành công, thành danh, thành người, ông vẫn không quên trách nhiệm làm người là hướng đến những mảnh đời nghèo khổ bàng sự sẻ chia nhằm xoa dịu nỗi khốn khó của họ. Thật đáng trân trọng cho tâm hồn cao thượng của Bill Gates, khi ông dành phần lớn tài sản của mình cho người nghèo và phần ít nhất cho con ông. Có điều có một thứ tài sản vô giá mà những người con ông được thừa hưởng là tấm lòng nhân ái và nhân cách cao đẹp của người cha mình. Có một thứ mà người ta phải quỳ xuống trân trọng, đó chính là tấm lòng: Bill Gates là một con người như thế!

Chia sẻ với cả dân tộc trong nỗi đau nô lệ, Hồ Chí Minh đã hi sinh cuộc đời riêng của mình, Người lên đường tìm ra kế sách đưa dân tộc vào một kỉ nguyên huy hoàng bậc nhất trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam: Kỉ nguyên độc lập tự do; từ thân phận nô lệ thành người làm chủ đất nước mình. Thế nhưng Bác chưa từng tỏ ra quyền uy với nhân dân và đồng chí mình. Bác vẫn một đời bình dị, rất mực gần gũi với mọi người. Chính sự sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu một cách chân thật ấy, đã làm nên một chân dung vĩ đại Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc ta. Dân tộc ta không gọi Hồ Chí Minh là “ông”, là “anh” mà bàng tiếng gọi Bác thật gần gũi, giản dị mà thân thương như ruột thịt là vì lẽ đó!

Lấy hai ví dụ về những nhân cách lớn, tâm hồn cao cả, để ta thấy trong đời thường vẫn tồn tại biết bao những con người tiếng là nói “sẻ chia” mà đầy những toan tính, giả tạo. Đã từng có ca sĩ hát trong đêm nhạc từ thiện cứu giúp trẻ em mồ côi, cơ nhỡ mà nằng nặc đòi tiền thù lao. Có những cấp dưới tìm cách tặng quà cho sếp mình, khi mà sếp đã giàu quá cỡ rồi. Vậy thử hỏi món quà kia ngụ ý gì? Chia sẻ hay là toan tính, mưu cầu quyền lợi?

Dân tộc ta vẫn hát mãi câu hát dân gian từ đời này sang đời khác “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Người trong một nước phải thương nhau cùng”, vẻ đẹp truyền thống ấy hiện lên càng rõ mỗi khi bão lũ về, có biết bao nhiêu gia đình tạn hoang, thì cũng có nhiều không đếm xuể những bàn tay đưa ra nâng đỡ họ, chia sẻ với họ hết sức vô tư. Những ngày cận tết, chính phủ thường cấp kinh phí về địa phương để chăm lo cho người nghèo là một nghĩa cử cao cả. Vậy mà, có những người ở địa phương ăn xén luôn chén cơm cơ hàn của những mảnh đời đáng thương. Những kẻ đó đã chà đạp lên đạo lí làm người một cách không thương tiếc. Sống mà không biết sẻ chia là người ấy tật nguyền về cảm xúc. Tạo hoá sinh ta ra và người còn hào phóng tặng ta trái tim. Trái tim nhìn ở một hướng nào đó, nó giống như ngọn lửa: ngọn lửa sưởi: ấm tình người.

Trái tim vô tư ấm áp tình người của cậu bé trong câu chuyện thật sự là một bài học cho mỗi chúng ta trong phép cư xử với nhau trong đời. Trái tim hồn nhiên sẻ chia với nhau trong cuộc sống, có thể nói nó như một đống lửa than ấm áp toả lên giữa mùa đông lạnh lẽo. Sống biết yêu thương chia sẻ vã chia sẻ hồn nhiên, vô tư đã giúp ta hoàn thiện hơn về nhân cách.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “viết bài chi tiết nhất nêu lên suy nghĩ của anh(chị) về sự cảm thông trong cuộc sống thông qua câu chuyện ” Người hàng xóm của cậu bé 4 tuổi vừa mất vợ, thấy ông khóc cậu bé lại gần và leo lên ngồi vào lòng. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện” trong Phép nhiệm màu của đời. ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!