Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “bình luận lời dạy của Bác Hồ”nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.” ” chuẩn nhất 12/2024.
Dàn ý 1: Bình luận lời dạy của Bác Hồ”nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.
1. Mở bài
– Nêu xuất xứ của câu nói: Bác Hồ nói câu này trong hoàn cảnh đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc xây dựng chù nghĩa xã hội, miến Nam đẩu tranh chống xâm lược Mĩ.
– Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xảy dựng Tổ quốc giàu mạnh (Dẫn câu nói).
2. Thân bài:
* Khẳng định lời Bác dạy là hoàn toàn đúng:
– Nền kinh tế nước ta nghèo nàn bởi hậu quả của chiến tranh kéo đài, khoa học kĩ thuật chưa phát triển, tiềm năng đất nước chưa được khai thác.
– Muốn sung sướng (ấm no, hạnh phúc) thì phải có một nền kinh tế phát triển toàn diện, hàng hoá dồi dào phục vụ nhu cẩu ngày càng cao của con người. Bên cạnh đó là Mĩ sống văn hoá phát triển phong phú.
– Muốn thoát khỏi nghèo đói, muốn sung sướng thì phải:
+ Tự lực cánh sinh: Có nghĩa là nhân dân ta phải động sức đổng lòng thi đua sản suất huy động hết sức người, sức của để xây dựng cơ sở vững chắc cho nén công nghiệp nông nghiệp hiện đại. Chỉ có lao động mới tạo ra nguồn của cải vật chất cho xã hội.
+ Không nên trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.
* Nâng cao và mở rộng vấn đề:
– Tự lực đi đôi với việc mở cửa, giao lưu với các nước có nền kinh tế, khoa học, kĩ thuật tiên tiến trên thế giới đế trao đổi và học tập, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế nước ta. Rút kinh nghiệm của các nước khác để tránh nhũng sai lầm đáng tiếc.
– Kết hợp giữa tính cần cù và sáng tạo. Nhanh chóng tiếp thu cái mới, vận đụng cái mới một cách chủ động để phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong lao động.
– Phát huy dức tính cẩn cù trong mọi hoàn cảnh (cả lúc đã thuận lợi, đẩy đủ) để đời sống nhân dân sung sướng hơn, đất nước giàu mạnh hơn.
3. Kết bài:
– Lời dạy của Bác là phương châm hành động đúng đắn nhất để xây dựng đất nước. Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, lời dạy đó vẫn giữ nguyên giá trị.
Dàn ý 2 : Bình luận lời dạy của Bác Hồ”nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.
1. Mở bài
* Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói của Bác Hồ
– Những lời dạy của bác luôn là những bài học quý báu của dân tộc ta
– Trích dẫn lời dạy của Bác
2. Thân bài
– Hoàn cảnh đất nước ta
– Ý nghĩa của câu nói của Bác
– Bình luận câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn
– Nước ta còn nghèo:
+ Sau hai cuộc chiến tranh ác liệt với hai nước đế quốc Pháp và Mỹ, về mọi mặt đất nước ta đã bị tàn phá nặng nề.
+ Đất nước ta vẫn còn sống dựa vào nền nông nghiệp. Tuy đã đưa máy móc vào sản xuất nhưng vẫn chưa đạt được kết quả cao.
– Muốn sung sướng thì phải cần cù lao động
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.
Dàn ý 3 : Bình luận lời dạy của Bác Hồ “nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.
1. Mở bài
– Hoàn cảnh lời dạy trên của Bác ra đời: miền Bắc bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh chống Mĩ.
– Dẫn lời dạy:
– Cho đến nay, đất nước đi vào đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, lời dạy trên của Bác vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa.
2. Thân bài
Khẳng định lời dạy của Bác là hoàn toàn đúng
– Việc đánh giá hoàn cảnh đất nước: “Nước ta còn nghèo” của Bác là phù hợp với thực tế cách mạng Việt Nam.
+ Nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp, khoa học kĩ thuật chậm phát triển.
+ Sau ngót hàng trăm năm nô lệ và hàng chục năm chiến tranh, trên đất nước hậu quả còn nặng nề.
– Muốn sung sướng cần phải tụ lực cánh sinh, cần cù lao động:
+ Không ai có thể làm cho mình trở nên giàu có. Chỉ nhân dân phải tự mình xây dựng, không thế trông chờ ỷ lại vào bất cứ ngoại viện nào.
+ Không tự lực cánh sinh thì dễ bị phụ thuộc vào kinh tế, dẫn tới bị phụ thuộc vào chính trị.
+ Đã tự lực cánh sinh thì phải cần cù lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, từ đó ứng dụng kĩ thuật mới.
Bàn bạc mở rộng
– Tự lực cánh sinh nhưng không loại trừ hợp tác quốc tế, thậm chí cần phải mở rộng quan hệ quốc tế để phát triển nền công nghiệp hiện đại, khoa học, kĩ thuật tiên tiến.
– Cần cù lao động, tiết kiệm và sáng tạo học tập, ứng dụng khoa học kĩ thuật để tạo năng suất chất lượng và hiệu quả.
3. Kết bài
Khẳng định lời dạy của Bác. Nêu nhiệm vụ của bản thân: dù trong hoàn cảnh khó khăn vẫn vượt lên để cần cù học tập. Nêu cao tinh thần học tập để xây dựng đất nước, học để tiếp thu cái tiên tiến, biết vận dụng sáng tạo kiến thức, khoa học kĩ thuật vào hoàn cảnh đất nước mình.
Bình luận lời dạy của Bác Hồ” nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – bài mẫu 1:
Trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, đất nước ta có một hoàn cảnh lịch sử thật đặc biệt: miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa sát cánh cùng miền Nam đấu tranh chống xâm lược Mĩ và tay sai. Mục tiêu lớn lao mà Đảng và Bác đã đề ra là giải phóng miên Nam, thống nhất đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trẽn bước đường đi tới đầy chông gai, máu lửa, Bác Hồ đã động viên nhân dân cả nước: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu chiến lược : giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.
Từ trước tới nay, đất nước Việt Nam luôn luôn là nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nền kinh tế tiểu nông thô sơ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn, khổ cực, thua xa mức sống ở nhiều nước trên thế giới. Bác là người suốt đời hi sinh, phấn đấu cho mục đích: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Làm thế nào để thoát ra khỏi hoàn cảnh sống nghèo nàn ấy? Bác dạy: Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Bởi chỉ có như thế mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân.
Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của mình, không ỷ lại, trông chờ vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ cần ăn no, mặc ấm mà còn cần được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, được phát huy năng lực. Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai.
Để đạt được một đời sống vật chất sung sướng cho nhân dân, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng.
Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điểu hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xảy dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn nhất. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác Hô hằng mong muốn.
Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè khắp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc vẫn là yếu tố cơ bản và quyết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc.
Tự lực cánh sinh, cần cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vố cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động duy nhất đúng, là điểu kiện cơ bản và quyết định thành công trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.
Bình luận lời dạy của Bác Hồ” nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – bài mẫu 2:
Trải qua những năm tháng chiến tranh, nước ta mới có được độc lập. Chúng ta phải xây dựng lại đất nước trong hoàn cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Bác Hồ là người đã thấy được thực trạng này của đất nước. Chính vì thế Bác đã động viên nhân dân: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”. Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.
Từ trước đến nay, đất nước Việt Nam luôn luôn là nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nền kinh tế thô sơ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn, khổ cực, thua xa mức sống ở nhiều nước trên thế giới. Đó là một thực tế làm đau lòng Bác vì Bác là người suốt đời hy sinh, phấn đấu cho mục đích: Dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Làm thế nào để thoát khỏi cảnh nghèo nàn ấy? Bác dạy: “Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”. Bởi chỉ có như thế mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân.
Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của mình, không ỷ lại, trông chờ vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích. Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ cần ăn no, mặc ấm mà còn cần được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, được phát huy năng lực. Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai.
Để nhân dân có được một đời sống vật chất sung sướng, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng.
Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điều hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xây dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác từng mong muốn.
Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè khắp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc vẫn là yếu tố cơ bản quyết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc.
Tự lực cánh sinh, cần cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay lời khuyên nhủ ấy vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.
Bình luận lời dạy của Bác Hồ” nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – bài mẫu 3:
Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên chiến đấu chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong giai đoạn cam go và quyết liệt của cuộc chiến tranh ấy, khi mà miền Bắc mới bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn gặp biết bao khó khăn, trắc trở, miền Nam thì vẫn phải đấu tranh chống đế quốc Mỹ, Bác đã dạy chúng ta “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải lực cánh sinh, cần cù lao động!” Lời dạy của Bác đã thấm vào sâu trong tâm khảm của người dân, cổ vũ cho mọi người giành được kết quả to lớn: nước ta giành được độc lập, tự do, phát triển tốt của chủ nghĩa xã hội cho đến nay, đất nước ta đi vào đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, lời dạy trên của Bác vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa.
Với việc đánh giá hoàn cảnh đất nước: “Nước ta còn nghèo”, Bác đã hoàn toàn đúng với thực tế cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ và cho đến nay, lời đánh giá ấy vẫn thật chính xác.” Nước ta còn nghèo”, bởi vì nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, người dân vẫn lao động vẫn sử dụng chân tay là chính, chưa có trang thiết bị những phương tiện, công cụ khoa học tiên tiến. Người nông dân vẫn phải:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm…”
Vẫn phải phụ thuộc vào thiên nhiên chứ chưa thể tự mình làm nên tất cả. Nền nông nghiệp đã vậy thì nói chỉ đến công nghiệp, khoa học kĩ thuật. Chúng có thể coi là những thứ “Xa xỉ” đối với nước ta. Song song với lẽ đó, ta biết rằng nước ta đã bị đô hộ hàng trăm năm, phải lệ thuộc vào nước khác, bị lũ cướp nước ấy bóc lột tàn nhẫn, rồi khi cả vùng lên đấu tranh thì hàng chục năm chiến tranh ấy đã để lại trên đất nước này những hậu quả nặng nề: rừng bị giải chất độc, bị thiêu cháy chỉ còn trơ trọi gốc, đất đai, làng mạc, ruộng đồng… bị cày xới bởi bom đạn, biết bao người anh anh dũng, trẻ tuổi của đất nước đã ngã xuống, những người còn sống thì mang nặng vết thương chiến tranh cả thể xác lẫn tinh thần.
Hạnh phúc không thể đến khi con người ta không trải qua những gian nan. Vì thế, muốn sống sung sướng, cần phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Không ai có thể làm cho mình giàu có được, chỉ có mình phải tự mình đứng lên, tự xây dựng và phát triển đất nước để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, không thể trông chờ ỷ lại vào bất cứ sự ngoại viện nào. Có như thế, đất nước ta mới giàu mạnh, không phải phụ thuộc vào kinh tế dẫn tới sự phụ thuộc vào kinh tế dẫn tới bị phụ thuộc vào chính trị, nước ta sẽ thực sự đứng vững trên trường quốc tế. Mà đã tự lực cánh sinh thì phải cần cù lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đất nước, rồi từ đó có thể ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại làm giàu cho đất nước, thực sự đưa đất nước ta vươn cao trên thế giới.
Tuy nhiên, tự lực cánh sinh không có nghĩa là loại trừ hợp tác quốc tế, mà trái lại phải mở rộng quan hệ quốc tế. Trong quá trình phát triển của cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế nên đã giành được những thắng lợi to lớn. Hiện nay trong xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa để phát triển đất nước. Với việc chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế ấy, nước ta đã có điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Với tinh thần ấy, nước ta sẽ càng có nhiều bè bạn, tranh thủ được nhiều nguồn lực để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đồng thời, ta phải thật cần cù lao động, kết hợp với tiết kiệm và sáng tạo trong học tập, ứng dụng khoa học kĩ thuật để tạo năng suất thật chất lượng hiệu quả, cải thiện đời sống của nhân dân, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế ở nước ta. Lời dạy của Bác qua bao nhiêu năm vẫn luôn là lời khắc cốt ghi tâm, mãi in sâu trong làng người dân Việt Nam, họ lấy đó làm động lực phát triển, hoàn thiện bản thân mình, để từ đó góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
Chúng ta, mỗi công dân của đất nước, dù cho hoàn cảnh khó khăn nào, hãy làm theo lời Bác dạy, vượt lên, cần cù học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ của mình, chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
Bình luận lời dạy của Bác Hồ” nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – bài mẫu 4:
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là danh nhân văn hoá thế giới mà còn là một người Cha nhân từ của dân tộc ta. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tôi vẫn còn nhớ đâu đó câu nói của người: “Tôi có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó là câu nói mà tôi thấy vô cùng kính phục của Bác. Trong cuộc đời, lúc nào Bác cũng nghĩ cho dân, cho nước như người Cha, người Bác, người Anh. Và một bài học mà ai cũng biết đến đó là câu nói nổi tiếng của Bác: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động” Tôi thấy thật ý nghĩa và đúng đắn.
Nước Việt Nam ta đã trải qua bao thăng trầm của chiến tranh, thiệt hại biết bao tính mạng, của cải. Những năm tháng hậu chiến tranh là những tháng ngày gian khổ của dân tộc ta, cái nghèo vẫn làm cho dân ta đói khổ. Không những vậy, đất nước ta vốn là đất nước của nông nghiệp, quanh năm vất vả với ruộng đồng. Hình ảnh “Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” bao lâu nay gắn liền với người dân lao động vất vả, những người nông dân chất phác cần cù. Bác luôn quan tâm đến cuộc sống lao động vất vả của những người dân nên Bác đã khuyên răn chúng ta cần phải biết lao động chăm chỉ.
Câu nói của Bác đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ bởi muốn có một cuộc sống sung sướng chúng ta ta phải tự lực cánh sinh, không sống dựa dẫm vào vào người khác. Mỗi người chúng ta nếu biết chăm chỉ làm ăn thì sẽ không sống dựa dẫm vào người khác. Trong việc học tập hay như trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, khi chúng ta chăm chỉ, luôn kiên trì với mục tiêu mình đã chọn thì cuộc sống của chúng ta sẽ luôn sung túc và mang lại nhiều giá trị không chỉ về vật chất mà còn cả tinh thần.
Bác nói rằng: “Nước ta còn nghèo đói” Đúng như vậy. Sau hai cuộc chiến tranh ác liệt với hai nước đế quốc Pháp và Mỹ, về mọi mặt đất nước ta đã bị tàn phá nặng nề. Sau bao nhiêu năm đổi mới giờ đây, đất nước ta đang trong quá trình hướng đến công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta lười biếng, chấp nhận cuộc sống hiện tại. Mỗi người chúng ta đều phải có ý chí nỗ lực vươn lên. Bên cạnh đó, đất nước ta vẫn còn sống dựa vào nền nông nghiệp. Tuy đã đưa máy móc vào sản xuất nhưng vẫn chưa đạt được kết quả cao.
Chính vì biết được tình hình đó mà Bác đã nói: “Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh”. Quả đúng là như vậy. Ở đây, Bác nhấn mạnh ở chữ “tự lực”. Để đạt được thành công, chính chúng ta phải tự mình cố gắng, tự mình vươn lên làm ra những của cải vật chất cho riêng mình mà không phụ thuộc vào bất kì ai. Đất nước, dân tộc ta phải tập hợp sức người sức của để tự gây dựng, phát triển đất nước bằng nguồn lực từ bên trong. Trong ca dao xưa, ông cha ta từng nói:
“Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho”
hay
“Tay làm hàm nhai
Tay quai miệng trễ”
Như vậy chúng ta đã nhận được một bài học sâu sắc từ Bác đó là Tự lực cánh sinh, thành công của mỗi người phụ thuộc vào ý chí và nỗ lực của người đó trong bất kì hoàn cảnh nào. Một điều nữa mà Bác cũng khuyên chúng ta: “Muốn sung túc, phải cần cù lao động”. Chăm chỉ luôn là đức tính mà mỗi người chúng ta cần có trong cuộc sống này. Chăm chỉ học tập chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt. Chăm chỉ làm việc chúng ta sẽ nhận được những thành quả đáng tự hào. Tục ngữ có câu “Cần cù bù thông minh quả là không sai”. Đã có biết bao tấm gương đáng tự hào mà chính chúng ta phải khâm phục. Những thủ khoa, á khoa của các trường đại học, đa phần trong số họ đều là những bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng các bạn vẫn vươn lên, cố gắng trong học tập và đạt được những thành quả nhất định. Đối với đất nước ta cũng vậy. Dân giàu thì nước mới mạnh. Vậy thay vì nghĩ về những điều lớn lao làm thay đổi cả một đất nước thì mỗi chúng ta hãy vươn lên sống và làm việc chăm chỉ để đất nước lớn mạnh.
Đã có nhiều minh chứng chứng minh điều này và hơn hết chúng mình cùng tìm hiểu một ví dụ điển hình đó là nước Nhật. Như chúng ta đều biết, hiện nay Nhật Bản là một nước tư bản với nền kinh tế đứng thứ ba thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Đất nước nổi tiếng với sự kỉ luật cùng với sự lao động cần cù, chăm chỉ của người dân nơi đây. Nhưng trước đây trong thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirosima và Nagasaky. Hậu quả vô cùng nặng nề nhưng sau đó, những người dân Nhật Bản đã cùng nhau chăm chỉ làm việc với một quyết tâm mạnh mẽ, đề cao tính kỉ luật để đưa đất nước phát triển như ngày hôm nay.
Câu nói của Bác Hồ hoàn toàn đúng đắn khuyên chúng ta cần phải tự lực tự cường, tự mình vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Không những vậy cần phải tự mình. Mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó chỉ cần vươn lên mạnh mẽ thì chúng ta đều sẽ sống tốt.
Sự nghèo đói sẽ khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, tự mình vượt qua những thử thách sẽ khiến bản thân chúng ta luôn biết vươn lên trong cuộc sống, làm những điều đúng đắn và tốt đẹp hơn. Khi bản thân chúng ta luôn cần cù chăm chỉ thì không có việc gì là khó cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên đẹp và có giá trị.
Câu nói của Bác không chỉ dành riêng cho ai mà cho tất cả những người là con đất Việt. Làm giàu, làm cho sung túc cuộc sống của bản thân cũng chính là làm giàu cho quốc gia, đất nước. Nỗ lực vươn lên, cần cù lao động cũng chính là cách chúng ta đóng góp sức lực để cùng gây dựng một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội giàu đẹp, văn minh.
Có thể nói câu nói của Bác Hồ luôn là bài học quý báu trong mọi thời đại, mang lại cho chúng ta những suy nghĩ về bản thân mình, về những hành động mà chúng ta đang làm. Thật sự có thể nói đó luôn là kim chỉ nam cho mỗi người dân cũng như là toàn Đảng ta.
Bình luận lời dạy của Bác Hồ” nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – bài mẫu 5:
Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên chiến đấu chống lại thực dân Pháp và dế quốc Mĩ xâm lược. Trong giai đoạn cam go và quyết liệt cúa cuộc đấu tranh ấy, khi mà miền Bắc mới bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn gặp biết bao khó khăn, trắc trở, miền Nam thì vẫn phải đấu tranh chống đế quốc Mĩ, Bác dã dạy chúng ta: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao dộng!” Lời dạy của Bác đã thấm sâu vào lòng nhân dân, cồ vũ cho mọi người giành được kết quả to lớn: nước ta dành được độc lập, tự do, xây dựng và phát triển tốt chủ nghĩa xã hội cho đến nay, đất nước ta đi vào đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, lời dạy trên của Bác vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa.
Với việc đánh giá hoàn cảnh đất nước: “Nước ta còn nghèo”, Bác đã hoàn toàn đúng với thực tế cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ và cho đến nay, lời đánh giá ây vẫn thật chính xác. “Nước ta còn nghèo”, bởi vì nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, người dân lao động vần sử dụng chân tay là chính, chưa có trang bị những phương tiện, công cụ khoa học kĩ thuật tiên tiến. Người nông dân vẫn phải:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm…”
Vần phải phụ thuộc vào thiên nhiên chứ chưa thế tự mình làm nên tất cả. Nền nông nghiệp đã vậy thì nói chi đến công nghiệp, khoa học kĩ thuật. Chúng có thế coi là những thứ “Xa xi” đối với nước ta. Song song với lẽ đó, ta biết rằng nước ta đã bị đô hộ hằng trăm năm, phải lệ thuộc vào nước khác, bị lũ cướp nước ấy bóc lột tàn nhẫn, rồi khi vùng lên đấu tranh thì hàng chục năm chiến tranh ấy đã để lại trên đất nước này những hậu quả thật nặng nề: rừng bị rải chất độc, bị thiêu cháy chỉ còn trơ trọi gốc, đất đai, làng mạc, ruộng đồng… bị cày xới bởi bom đạn, biết bao người anh anh dũng, trẻ tuồi của đất nước đã ngã xuống, những người còn sống thì mang nặng vết thương chiến tranh cả về thế xác lẫn tinh thần.
Hạnh phúc không thể đến khi con người ta không trải qua những gian nan. Vì thế, muốn sung sướng, cần phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Không ai có thể làm cho mình trở nên giàu có được, chỉ có mình phải tự mình đứng lên, tự lực xây dựng và phát triển đất nước đế có được cuộc sông ấm no, hạnh phúc, không thể trông chờ ỷ lại vào bất cứ sự ngoại viện nào. Có như thế, đất nước ta mới giàu mạnh, không bị phù thuộc vào kinh tế dẫn tới bị phụ thuộc vào chính trị, nước ta sẽ thực sự đứng vững trên trường quốc tế. Mà đã tự lực cách sinh thì phải cần cù lao động để tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, đất nước, rồi từ đó có thế ứng dụng khoa học, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại để làm giàu thêm cho đất nước, thực sự đưa đất nước ta vươn cao trên thế giới.
Tuy nhiên, tự lực cánh sinh không có nghĩa là loại trừ hợp tác quốc tế, mà trái lại phải mở rộng quan hệ quốc tế. Trong quá trình phát triển của cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế nên đã giành được những thắng lợi to lớn. Hiện nay, trong xu thê hòa bình, hợp tác, phát triển, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện đường lối đối mới, mở cửa để phát triển đất nước. Với việc chủ động tạo ra mối quan hệ quổc tế ấy, nước ta đã có điều kiện thuận lợi đế phát triển đất nước, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Với tinh thần ấy, nước ta sẽ ngày càng có nhiều bè bạn, tranh thủ được nhiều nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tồ quốc.
Dồng thời, ta phải thật cần cù lao động, kết hợp với việc tiết kiệm và sáng tạo học tập, ứng dụng khoa học kĩ thuật đế tạo năng suất thật chất lượng và hiệu quả, cải thiện đời sống của nhân dân, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội ớ nước ta.
Lời dạy của Bác qua bao nhiêu năm vẫn luôn là lời khắc cốt ghi tâm, mãi in sâu trong lòng mọi người dân Việt Nam, họ lấy đó làm động lực để phát triển, hoàn thiện bản thân minh, đế từ đó góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
Chúng ta, mỗi công dân của đất nước, dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, hãy làm theo lời Bác dạy, vươn lên, cần cù học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ của mình, chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Bình luận lời dạy của Bác Hồ” nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!