Updated at: 07-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Viết đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 10 dòng nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”” chuẩn nhất 12/2024.

Viết đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 10 dòng nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”- Mẫu 1

Gác-xi-a Mác-két, nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a (được trao giải Nô-ben văn chương) đã viết một bài nghị luận lấy tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của mình trước hiểm họa hạt nhân. Bằng lập luận sắc bén và hệ thống dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy sức thuyết phục, ông đã làm một công việc có ý nghĩa nhân đạo lớn lao là thức tỉnh loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang lơ lửng trên đầu, chẳng khác gì thanh gươm Đa-mô-clét trong thần thoại Hi Lạp, có thể trong nháy mắt hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái đất. Nghệ thuật lập luận của Mác-két rất sắc bén. Những con số về tiền bạc mà ông nêu lên đã cho thấy ngân sách quân sự, chi phí chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém! Tác giả sử dụng lối biện luận tương phản về thời gian: quá trình hình thành sự sống và văn minh nhân loại phải trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự hủy diệt Trái Đất chỉ diễn ra trong nháy mắt, “chỉ cần bấm nút một cái” thì tất cả sẽ trở thành tro bụi – ông đã chi cho mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thấy rõ hiếm họa vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân khủng khiếp như thế nào! Có thể nói, Gác-xi-a Mác-két đã viết nên tác phẩm bằng tất cả tâm huyết của một nhà nhân đạo, mong muốn về một thế giới hòa bình để con người có thể sống một cuộc sống tốt đẹp.

Viết đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 10 dòng nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”- Mẫu 2

Thế giới đang ở trong trạng thái lí tưởng nhất khi mà con người đang được hưởng nền hòa bình. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tiềm tàng rất nhiều mối đe dọa về một cuộc chiến tranh nổ ra. Gác-xi-a Mác-két, bằng lập luận sắc bén đã viết một bài nghị luận lấy tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của mình trước hiểm họa hạt nhân. Tác giả đưa ra những con số khủng khiếp có sức gây chấn động mạnh mẽ đến cả những người có trái tim lạnh lùng khi mà mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Một con số khi nhắc đến con người ta không khỏi lạnh sống lưng. Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Để khẳng định sự phi lí, phi nhân của chiến tranh hạt nhân, tác giả đã làm cho những khái niệm trừu tượng nhất được cụ thể hoá, trở nên dễ hiểu đối với mọi người. Cảm xúc của nhà văn thể hiện rất rõ trong đoạn nói về nạn đói, nạn suy dinh dưỡng, nạn mù chữ của nhân dân các nước nghèo khổ từ đó đã khơi gợi được lòng xót thương, tình cảm giữa con người với con người, cùng nhau đồng cảm, căm phẫn trước những hành động xâm phạm đến quyền sống của con người. Những con số mà Mác-két đưa ra về chi phí cho việc duy trì, phát triển sự sống và chi phí cho việc hủy diệt sự sống trên hành tinh khiến chúng ta phải nghiêm túc suy ngẫm và rút ra ý nghĩa, từ đó nâng cao nhận thức của bản thân về việc giữ gìn nền hòa bình. Ông kết luận: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí, Nói cách khác, đó là hành động ngông cuồng đến mức điên rồ của những kẻ hiếu chiến, đi ngược lại khát vọng hòa bình của toàn nhân loại. Trình độ hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực kết hợp cùng tình cảm chân thành và mối quan tâm sâu sắc đối với con người, cuộc sống đã thúc đẩy nhà văn G. Mác-két viết nên những dòng chữ tràn đầy nhiệt huyết, làm rung động lòng người. Trước hội nghị, ông thiết tha kêu gọi nhân loại hãy đoàn kết lại, đồng thanh cất cao tiếng nói phản đối chiến tranh hạt nhân, đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Ông tin rằng sự có mặt của mọi người trong hội nghị này không phải là vô ích. Nhà văn Mác-két với những tác phẩm, những bài viết chứa đựng ý nghĩa nhân đạo to lớn, sâu sắc đã đóng góp không nhỏ vào phong trào hòa bình trên thế giới. Vì vậy, ông xứng đáng với giải thưởng Nô-ben cao quý mà ông đã được trao tặng.

Viết đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 10 dòng nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”- Mẫu 3

Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn Mác-két được trích từ bài tham luận của ông trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới. Theo em, đây chính là một văn bản chính luận xuất sắc về vấn đề chạy đua vũ trang trên khắp thế giới. Về nội dung, tác giả không chỉ khẳng định được những hậu quả, tác hại và mặt trái của việc chạy đua vũ trang trên khắp thế giới mà còn nêu lên được hiện trạng chạy đua vũ trang trên khắp thế giới hiện nay. Đó là một vấn nạn đe dọa đến sự hòa bình, an ninh thế giới, đe dọa đến sự diệt vong của toàn bộ sự sống trên trái đất và còn gây tốn kém khủng khiếp cho nhân loại toàn thế giới. Từ đó, tác giả đã đưa ra lời kêu gọi ngừng chạy đua vũ trang trên thế giới. Về nghệ thuật, giọng điệu của văn bản không chỉ tạo ra được sự thuyết phục tuyệt đối mà còn đưa ra được những dẫn chứng, con số ấn tượng, cực kì thuyết phục cho sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang. Những dẫn chứng được tác giả đưa ra cũng vô cùng thuyết phục người đọc. Sau khi đọc xong văn bản, em có cái nhìn nhận hoàn toàn khác về vấn đề chạy đua vũ trang quân sự trên thế giới. Đó thực sự là một vấn nạn của toàn cầu, đe dọa đến sự sống còn của loài người và trái đất. Và thực sự đau xót biết nhường nào khi trong khi vẫn còn biết bao con người đang khổ sở với cơm ăn áo mực thì việc đầu tư cho vũ khí vẫn được đầu tư mạnh mẽ. Tóm lại, văn bản là một văn bản chính luận đặc sắc trình bày về hậu quả việc chạy đua vũ trang trên khắp thế giới hiện nay, cũng như kêu gọi việc đấu tranh vì nền hòa bình của thế giới.

Viết đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 10 dòng nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”- Mẫu 4

Sau khi đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc (1945), trục phát xít Đức, Ý, Nhật đã tan rã trước sức mạnh của phe Đồng minh Anh Nga, Mĩ… Lịch sử bước sang một giai đoạn mới với nhiều vấn đề trọng đại liên quan đến sự sống còn của toàn nhân loại. Trong đó, chạy đua vũ trang giữa các cường quốc và nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân là mối đe dọa đáng sợ nhất.

Gác-xi-a Mác-két, nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a (được trao giải Nô-ben văn chương) đã viết một bài nghị luận lấy tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của mình trước hiểm họa hạt nhân. Bằng lập luận sắc bén và hệ thống dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy sức thuyết phục, ông đã làm một công việc có ý nghĩa nhân đạo lớn lao là thức tỉnh loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang lơ lửng trên đầu, chẳng khác gì thanh gươm Đa-mô-clét trong thần thoại Hi Lạp, có thể trong nháy mắt hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái đất

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Viết đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 10 dòng nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!