Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhan đề Bến quê” chuẩn nhất 12/2024.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhan đề Bến quê- Mẫu 1
Nhan đề “Bến quê” là một hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi. “Bến” là bến bờ, nơi những con thuyền ra đi và cũng là nơi chúng trở về. Nhan đề được gợi cảm hứng từ việc quê của nhân vật chính – nhân vật Nhĩ – là một vùng bãi bồi nằm bên bờ sông Hồng quanh năm sóng nước. Viết “Bến quê” đẽ gợi đến suy tưởng: quê hương là nơi nuôi dưỡng, là nơi chuẩn bị hành trang cho những đứa con thân yêu của mình giúp chúng đi đến những nơi xa hoà mình vào biển lớn. Nhưng dù đi đến nơi đâu, quê hương vẫn là chốn neo đậu bình an, là nơi trở về của mọi con thuyền xuôi ngược. Đọc sâu vào thiên truyện, ta thấy nhân vật Nhĩ đã ý thức được những giá trị bền vững và sâu sắc của quê hương mình. Đó không chỉ là cái bãi bồi bên kia sông, là những rặng cây, con sóng… Hơn tất cả, đó là những con người giản dị và đáng trân trọng hơn hết thảy – Đó là người vợ nghèo tần tảo, là người hàng xóm già, là những đứa trẻ con hàng xóm,… Họ đang từng ngày từng giờ yêu thương và lo lắng cho anh.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhan đề Bến quê- Mẫu 3
Truyện ngắn Bến quê được Nguyễn Minh Châu sáng tác và in vào năm 1985. Đây là một truyện ngắn đặc sắc tiêu biểu cho sự đổi mới trong tư tưởng và cách viết của nhà văn. Trong đó, nhan đề truyện ngắn đã hàm chứa nhiều nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nhan đề Bến quê trước tiên gợi đến hình ảnh quê hương của Nhĩ. Bến quê gắn liền với dòng sông Hồng thân thương mà Nhĩ có dịp nhìn ngắm khi anh sống những ngày cuối đời trong cơn bệnh nặng, ở ngôi nhà ven sông của vợ chồng anh. Bến quê còn là cái bến đò có thể đưa những người dân quê anh sang bãi bồi kia sông, nơi có một vẻ đẹp tuyệt diệu, mà theo Nhĩ là đẹp nhất, mặc dù anh đã đi đến rất nhiều nơi trên trái đất, nhưng bãi bồi ấy là nơi giờ đây anh khao khát muốn được đặt chân lên. Từ đó, nhan đề Bến quê gơi ra vẻ đẹp quê hương hiền hòa, bình dị mà vô cùng quý giá của mỗi con người. Nhan đề Bến quê còn gợi cho chúng ta thấy nơi nương tựa cuối đời của Nhĩ. Anh có thể từng đi nhiều nơi đẹp đẽ, hào nhoáng, nhưng chỉ có bến quê, chỉ có mái ấm gia đình mới là nơi anh có thể nương tựa trong hoàn cảnh ốm nặng, bị liệt toàn thân, và đối mặt với cái chết. Từ ý nghĩa đó, bến quê hiện lên trong tâm trí người đọc với tất cả niềm thương yêu, sự quý trọng. Bến quê bình dị, không cao xa, sang trọng… Có lẽ vì vậy mà khi còn trẻ khỏe, Nhĩ chưa nhìn thấy hết được vẻ đẹp và giá trị của nó. Giống như người con trai sa vào trò chơi phá cờ thế, Nhĩ cũng từng có những chặng đường chùng chình, vòng vèo. Để khi quỹ thời gian sắp cạn, anh mới nhận ra: bến quê mình là đẹp nhất, mái ấm gia đình là quý giá nhất. Nhĩ đã không bao giờ có thể đặt chân lên bãi bồi bên kia sông quê, anh chỉ có thể gửi gắm ước muốn đó cho người con trai của mình. Nhưng cũng vì vòng vèo, chùng chình, mà người con trai đã bỏ lỡ dịp thực hiện mong muốn đó. Tóm lại, nhan đề Bến quê cũng bình dị như chính nội dung câu chuyện. Đọc và hiểu giá trị tư tưởng của truyện ngắn, ta thấm thía thêm ý nghĩa sâu sắc của nhan đề này. Mỗi con người hãy luôn trân trọng và ngắm nhìn bến quê của mình, để không bỏ rơi những vẻ đẹp bình dị nhất quanh ta và những giá trị của cuộc sống.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhan đề Bến quê trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu?” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!