Updated at: 07-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “kể lại quá trình về thăm trường cũ sau hai mươi năm” chuẩn nhất 12/2024.

Dàn Ý Tưởng Tượng 20 Năm Sau, Vào Một Ngày Hè, Em Về Thăm Lại Trường Xưa
1. Mở bài

– Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, không gian em về thăm trường cũ: Nhân dịp gì? Đó là trường Tiểu học, THCS hay THPT.
– Cảm xúc của em trong buổi thăm trường đó.
2. Thân bài

– Kể kết hợp với miêu tả những thay đổi của ngôi trường sau 20 năm:
+ Quang cảnh chung của trường.
+ Cơ sở vật chất của trường.
+ Tâm trạng của thầy cô, học sinh trong trường.
– Kể lại cảnh em gặp lại bác bảo vệ, cô giáo chủ nhiệm cũ, các thầy cô giáo ngày xưa từng dạy mình,…
3. Kết bài

– Tình cảm, suy nghĩ của em đối với ngôi trường sau 20 năm.

Kể lại quá trình về thăm trường cũ sau hai mươi năm- Mẫu 1

      Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này. Kể từ ngày đó, một phần do bận việc cơ quan, phần khác là công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy, nhân chuyến đi công tác về Thuận Thành, tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa, bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong toà soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.

      Bánh xe lăn đều và nhanh trên con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường. Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá, tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây – nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng trường này, nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đứng đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ một điều gì đó… áp mặt vào những thanh sắt của cánh cổng trường, tôi nhìn xa xăm… vẫn màu áo xanh hoà bình. Những học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu, nhảy dây, trốn tìm… cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. “Thầy cô ơi”, tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào. Hàng vú sữa đã được thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vẫn ngửi thấy đâu đó mùi hương quen thuộc.

      Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran ve… ve…. Tiếng ve gọi hè, gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như “dạo” lại những bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm: Hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi…. Tôi dừng lại, không hát nữa, nói đúng hơn là tôi không hát nổi.

      Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì – đó là nơi tôi và các thầy, cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng. “Bức ảnh” – tôi nghĩ trong đầu. Và chạy lẹ về phía ô tô. Tôi bới tung cái va li, tìm kiếm bức ảnh.

      Đây rồi! – Mắt tôi sáng lên vui vẻ. Tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt qua từng khuôn mặt, nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt tôi rơi trên tấm ảnh, cảnh vật xung quanh nhoà đi trước mắt tôi.

      Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác Hiền – bác bảo vệ mà lũ học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó, bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hàng ngày, tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong hai năm học ở trường, bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn. Tội tiến lại gần chỗ bác:

–   Bác… bác Hiền ơi…!.- Tôi nghẹn ngào.

Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn:

–   Trang … hả…?

Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:

–    Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác, bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây?

–   Cháu về thăm bác! – Tôi đùa.

–   Thăm bác? Lại xạo rồi – Bác cười hiền hậu.

–    Sao bác biết? – Tôi nũng nịu – Cháu đùa thôi. Hôm nay, cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua học tập của trường.

–   À! Ra thế! – Bác cười.

Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật là vui vẻ. Một lúc, bác Hiền bảo:

–  Thôi, mấy đứa ngồi nói chuyện, bác phải lên đánh trống đây.

Bọn tôi ngồi đùa vui vẻ. Nhác thấy phía xa có bóng người quen quen, tôi tìm lại kí ức. “Cô Huyền” – tôi nghĩ, vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. “Đúng rồi”. Tôi đứng bật dậy, chạy lại phía cô, tôi ôm lấy cô thật chặt. Trông cô có vẻ xanh xao, mệt mỏi:

–   Cô không khỏe ạ! – Tôi thắc mắc.

–   À… ừ…! Mấy hòm nay thời tiết oi bức. Cô hơi mệt. – Cô nói.

Tôi lúng túng hỏi:

–    Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng cố quá sức cô ạ! Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến. Hai cô trò nói chuyện với nhau cả buổi sáng. Cô hỏi tôi nhiều về cuộc sống của tôi. Các thầy cô khác trong trường cũng đến nhưng chẳng còn ai, toàn giáo viên trẻ. Cô đứng lên nghiêm mặt:

–   Trang!

–   Dạ! – Tôi bật dậy.

–   Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình, cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ – Cô nói.

      Cô vẫn cưng tôi như ngày nào. Tối hôm đó, tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi tới ngủ với cô, hai cô trò nói chuyện thâu đêm.

      Đó là một chuyến công tác và cũng là chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô là tôi sẽ trở lại vào một ngày gần đây. Chuyến đi này đã giúp tôi tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người – về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó, bài phóng sự về trường Thuận Thành đã được in ngay trên trang đầu tiên của tờ báo, nơi tôi làm việc.

Kể lại quá trình về thăm trường cũ sau hai mươi năm- Mẫu 2

Dịp nghỉ lễ Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tập thể lớp cấp hai của tôi tổ chức buổi giao lưu gặp mặt sau 20 năm ra trường. Trong buổi gặp mặt ấy chúng tôi đã cùng nhau trở về thăm lại mái trường cấp hai ngày xưa, sau hai mươi năm quả thực ngôi trường đã khác xưa rất nhiều, nằm ngoài những dự đoán và tưởng tượng của tôi.

Trường của tôi ngày xưa không được đẹp như bây giờ, chẳng có cổng to và đẹp cũng chẳng có tường bao quây kín xung quanh như hiện nay. Khi chúng tôi đang đứng trước cổng chụp ảnh làm kỉ niệm thì bác bảo vệ lại mở cổng cho chúng tôi vào trong thăm trường. Bác nói “Lâu lắm mới về thăm trường mà chỉ đứng ở ngoài thì phí lắm”, chúng tôi cảm ơn bác biết bao vì có được vào trong tôi mới cảm nhận được hết sự đổi thay của ngôi trường. Sân trường bê tông ngày xưa nay đã được lát gạch đỏ sạch đẹp, những bồn hoa trước ban công rực rỡ màu sắc. Chúng tôi cùng đi thăm lại lớp học xưa của mình, mọi thứ đều mới từ chiếc bảng đến bàn ghế, chẳng còn gì của 20 năm trước, chỉ còn chúng tôi ngồi lại chỗ của nhau rồi lại nói chuyện như hồi còn đi học, khoảnh khắc ấy thật quý giá biết bao. Chúng tôi may mắn gặp được một số thầy cô lên trường gặp học sinh, những thầy cô ngày xưa dạy tôi nay đã có tuổi, người đã về hưu. Thầy cô vẫn quan tâm học sinh như ngày nào, vẫn còn nhớ tính cách của từng đứa, tình nghĩa thầy trò thật thiêng liêng sâu sắc.

Chúng tôi ra về mang theo niềm vui vì đã được sống lại với những năm tháng tuổi hồng, những cảm xúc khó quên ấy dù có thật nhiều tiền cũng không thể nào mua được.

Kể lại quá trình về thăm trường cũ sau hai mươi năm- Mẫu 3

Đã bao lâu rồi bạn không gặp một người bạn cùng học cấp hai của mình, đã bao lâu rồi bạn có còn nhớ tên các thầy cô giáo cấp hai từng dạy dỗ mình và đã bao lâu rồi bạn không về thăm trường xưa. Đối với tôi khoảng thời gian ấy đã gần hai mươi năm, thời gian đã cuốn tất cả chúng ta phải lớn lên,  trưởng thành và lao vào cuộc sống, thế nhưng tôi đã chọn một khoảng lặng để dừng lại trở về thăm mái trường xưa nơi ghi dấu bao kỉ niệm buồn vui.

Đứng trước cổng trường, lòng tôi bồi hồi, rưng rưng và ngập ngừng như chính cảm giác ngày đầu tiên đi học. Chỉ khác rằng thời điểm này học sinh đã nghỉ hè, chẳng còn tiếng cười đùa náo nhiệt hay tiếng trống trường thân quen vang lên. Bác bảo vệ vẫn trông coi trường, tôi xin bác vào trong để tham quan trường, bác vui vẻ mở cửa và cùng tôi đi dạo trong khuôn viên trường. Bác cảm thấy bất ngờ vì hiếm lắm mới có người sau 20 năm vẫn về thăm trường xưa như tôi, tôi cười và thở dài trả lời bác “chắc tại vì cháu là người thích hoài niệm”. Dù chẳng gặp bạn bè, thầy cô nhưng đứng dưới mái trường này tôi vẫn nhớ như in những giờ ra chơi nhảy dây đá cầu, những lần cô giáo phạt đứng lên rồi kiểm tra bài cũ đầy lo lắng. Trường của tôi sau 20 năm hiện nay đã là trường chuẩn quốc gia, rất hiện đại và đẹp đẽ, khang trang, chất lượng dạy và học chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều.

Tôi ước mình có thể quay ngược thời gian ngay lúc này, để giờ này sẽ không phải đứng dưới mái trường một mình mà sẽ có bạn bè, thầy cô, sẽ vô tư hồn nhiên nghe tiếng ve hoà với tiếng giảng bài của thầy cô.

Kể lại quá trình về thăm trường cũ sau hai mươi năm- Mẫu 4

Cuộc sống đầy biến động. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Thuận Thành yêu dấu này.
Kể từ ngày đó một phần do bận việc cơ quan phần khác do công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy nhân chuyến đi công tác tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong tòa soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội. Bánh xe lăn đều và nhanh con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường.
Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá tôi gần như ko thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng tường này là này là nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ 1 điều gì đó… Áp mặt vào những thanh sát của cánh cổng trường tôi nhìn xa xăm… Vẫn màu áo xanh hòa bình nhưng học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu nhảy dây trốn tìm… cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. Thầy cô ơi… tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào, hàng phượng vĩ đã thay bằng hàng bằng lăng nhưng tôi vãn người thấy đâu đây mùi hương quen thuộc hè đến phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran… Tiếng ve gọi hè gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như dạo lại hững bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm “hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi…” tôi dừng lại ko hát nữa nói đúng hơn là ko hát nổi… Xúc động! Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì, đó là nơi tôi và các thầy cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng “bức ảnh” tôi nghĩ trong đầu và chạy lại về phía ô tô. Tôi bới tung vali tìm kiếm bức ảnh. Đây rồi! Mắt tôi sáng lên vui vẻ, tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt trên từng khuôn mặt nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt trào dâng, cảnh vật xung quanh nhòa đi trước mắt tôi. Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác bảo vệ mà học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hằng ngày tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong 2 năm học ở trường bác đã cho tôi ko ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn.
Tôi tiến gần chỗ bác:
– Bác… bác Hiền ơi..! – Tôi nghẹn ngào
Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn, đôi mắt ánh lên sự vui mừng.
– Trang … hả?
Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:
– Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! – Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây
– Cháu về thăm bác ạ! – Tôi cười tươi rói.
– Thăm bác? Lại xạo rồi! – Bác cười hiền hậu .
– Sao bác biết ạ? Tôi cười sung sướng – Cháu đùa thôi ạ. Hôm nay cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua và học tập của trường ạ!
– À! Ra thế! Bác cười nồng hậu.
Sau đó chúng tôi và bác ôn lại quãng thời gian ngày xưa bé rất vui vẻ. Đến giờ tan lớp, bác đứng dậy và bảo với chúng tôi:
– Thôi mấy đứa ngồi nói chuyện bác phải lên đánh trống đây.
Bọn tôi vâng ạ, rồi ngồi tiếp nhìn bác đi ra gõ trống trường và ngồi nói chuyện một cách vui vẻ, nhác thấy xa xa có người quen quen tôi tìm lại kí ức “cô Huyền” tôi nghĩ. Vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. ĐÚNG RỒI! Tôi đứng bật dậy chạy lại phía cô, ôm chầm lấy cô! Cô nhận ra tôi tức thì và hỏi han tôi rất nhiều, trông cô có vẻ xanh xao mệt mỏi, tôi hỏi:
– Cô không khỏe ạ? – Tôi thắc mắc.
– À…ừ …! Mấy hôm nay thời tiết oi bức cô hơi mệt!
Tôi lúng túng hỏi:
– Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng quá sức cô à!
Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến và chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều.
Đó là 1 chuyến công tác và là 1 chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô sẽ trở lại vào 1 ngày ko xa. chuyến đi này đã giúp tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người, về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó bài phóng sự về trường Thuận Thanh đã đc in ngay trên tờ báo nơi tôi làm việc

Kể lại quá trình về thăm trường cũ sau hai mươi năm- Mẫu 5

Kể từ cái ngày nhận giấy tốt nghiệp cấp hai thấm thoát đã qua 20 năm, qua bao tháng ngày xa quê hương thương nhớ. Rồi một ngày, khi thấy mình đã trưởng thành qua quãng đường học tập đầy gian khó, tôi đã đủ tự tin để về thăm lại ngôi trường cấp hai xưa – nơi ươm mầm cho tôi bao ước mơ, nơi tôi đã lớn lên từng ngày trong sự dìu dắt của các thầy cô.
Hôm ấy là một ngày rất đẹp. Tiết trời dần chuyển thu, bầu không khí hè không còn quá oi bức, nóng bỏng mà đã trở nên dễ chịu hơn nhiều. Từng cơn gió nhẹ khua tán cây bên đường xào xạc. Tôi vẫn đi trên lối cũ, mải mê bước theo làn nắng vàng rực rỡ trong niềm vui sướng thôi thúc lẫn với chút cảm giác khó tả. Chính cảm giác, chính bầu không khí ấy 20 năm trước tôi cũng như nhiều đứa bạn khác trong làng đang náo nức mong chờ đếm từng ngày từng giờ để được đến trường gặp lại bạn bè thầy cô. Ngay khi đứng trước cổng ngôi trường xưa, cảm xúc nao nao hạnh phúc ấy lại ùa về chiếm lấy trái tim tôi rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Nghe tiếng tim mình thúc giục, tôi bước vào sân trường – những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau ngần ấy năm xa cách. Tôi nhìn khắp xung quanh và thầm nghĩ trường nay đã thay đổi quá nhiều. Nhưng dù trường có thay đổi nhiều thế nào thì hình ảnh ngoài có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lấn át được cảm giác vô cùng thân thương gần gũi in sâu trong tâm thức tôi.
Còn nhớ lúc trước trường chỉ có 6, 7 phòng học, khuôn viên cũng khá nhỏ đi một qua mạch là hết. Còn giờ đây trường trông khang trang và rộng thoáng hơn rất nhiều. Các dãy phòng đều được xây thêm mấy tầng cao ngất. Còn sân trường cũng được mở rộng hơn tráng bê tông sạch sẽ và trồng thêm nhiều cây xanh. Tôi đang dạo bước dưới hàng cây thẳng tắp, cố hít thật đầy phổi không khí trong lành mát mẻ rồi dừng chân ngồi xuống bên một gốc cây to. Rồi không biết là nhờ đâu, một linh cảm, hay một sự trùng hợp, tôi phát hiện dòng chữ khắc đậm nét ” 9/2 SIU WẬY” trên thân cây. Tôi thật sự rất bất ngờ, tôi không nghĩ cái cây con xưa do cả lớp trồng giờ lại còn nơi đây và trở thành cái cây già to sừng sững. Nhìn dòng chữ tôi không nén nổi niềm vui mà bật cười, biết bao kỷ niệm vui buồn đẹp đẽ năm cuối cấp như hiện về trước mặt. Ngày ấy đã là anh chị của cả trường rồi mà xem ra chúng tôi vẫn còn ngây thơ nông nỗi lắm. Kể ra lớp tôi ngày ấy đoàn kết thật: Đoàn kết học, Đoàn kết chơi. Nói về học, một khi cả lớp đã quyết tâm học lập thành tích thì thật không lớp nào vượt qua nổi. Với khẩu hiệu ” ĐOÀN KẾT MỘT LÒNG”, mỗi thành viên trong lớp với tinh thần thi đua năng nổ tràn đầy sức sống đều cố gắng ra sức học hết mình, không chỉ vì bản thân mà là vì cả tập thể. Về mặt phong trào cũng vậy. Cũng nhờ tinh thần đoàn kết trên, lớp luôn đạt nhà trường khen thưởng và đạt nhiều danh hiệu đáng tự hào. Học thì tốt thật đấy, nhưng đã là ” 9/2 SIU WẬY” thì hẳn cũng có những lúc nghịch không ai chịu được. Thầy cô từng dạy lớp khen thì có khen nhưng lúc nào cũng không quên thêm vài câu đùa về cái lớp lắm chiêu nhiều trò. Nhưng những chiêu trò độc đáo ấy cũng rất hồn nhiên rất dễ thương.
Tôi nhớ nhất buổi liên hoan cuối năm của lớp, thật cảm động lắm. Cả lớp bày nhau dùng nghề ” thủ công” độc nhất, cả lớp ngồi lại với nhau viết những lời tâm sự, lời chúc, bày tỏ tình cảm bạn bè, tình thầy trò vào những mảng giấy nhỏ trao tay nhau, bỏ vào một cái hộp lớn tặng cô. Mỗi người một cách viết, một cảm xúc, một suy nghĩ riêng, tất cả đều xuất phát từ trái tim trong sáng tuổi mới lớn, biết cảm, biết yêu thương. Có đứa chẳng biết nói thế nào rồi viết có mỗi câu ” Em yêu cô” gần trăm lần như chép bài phạt đem tặng cho cô. Trước tấm lòng của đám trò nhỏ, cô không cảm động sao được, chúng ta cũng vậy, ngồi xem từng mẫu giấy mà vừa cười vừa khóc.
Tôi ngồi dưới gốc cây nhớ về từng kỷ niệm vui buồn bên nhau. Càng nhớ lại càng thấy luyến tiếc, tiếc sao thời học sinh sao trôi qua quá nhanh. Từng lúc vui, lúc buồn tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng như chỉ mới xảy xa hôm trước dậy mà hôm nay khi nhìn lại mới thấy mình đã đi một quãng đường quá xa. Không biết bạn bè ngày trước giờ có còn nhớ về nhau, nhớ về mái trường này không. Tôi ngồi nghĩ ngợi quên cả thời gian.

Kể lại quá trình về thăm trường cũ sau hai mươi năm- Mẫu 6

Nhân ngày thành lập trường, tôi trở về mái trường xưa sau 20 năm xa cách. Ngôi trường đã chôn giấu biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn thời học trò của tôi với thầy cô, bè bạn…
Ôi! Bầu trời hôm nay thật trong xanh, ánh nắng tràn ngập khắp nơi. Trong lòng tôi những ánh nắng ấy cũng bừng sáng khiến lòng tôi rộn rã, tưng bừng như những ngày tôi vừa đặt chân đến đây. Vừa bước đến cổng trường, tôi đã thấy tấm bảng điện tử chạy dòng chữ: “Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ”. Tiến thêm vài bước nữa, cánh cổng điện tử tự động mở ra. Nhớ lại những ngày ấy, mỗi khi có thầy cô vào trường, đội cờ đỏ chúng tôi phải chạy ra mở cánh cửa sắt cũ kỹ, âm thanh “cót… két…” phát ra nghe thương đến lạ. Tôi cảm thấy thương quá đỗi vì hồi ấy cơ sở vật chất của trường tôi thiếu thốn lắm. Sau cánh cửa điện tử tự động ấy là một hàng xà cừ sum suê cành lá trải dọc hai bên đường vào trường. Những chiếc lá đong đưa trong gió, như đón gọi, chào mừng tôi. Sân trường đã không không còn như xưa. Thay cho những “ổ voi” to tướng là những những viên gạch chống trượt. Các dãy phòng học được xây mới hoàn toàn. Mái trường xưa giờ đã hoàn toàn thay da đổi thịt. Giữa sân trường, tượng đài người anh hùng áo vải mà ngôi trường mang tên – Nguyễn Huệ – được dựng lên trông rất oai nghiêm.
Bước vào những phòng học, một làn không khí vô cùng trong lành lan tỏa khiến tôi cảm thấy vô cùng thoải mái. Các thiết bị dạy học đã khác nhiều so với ngày xưa. Ngày đó, cái bảng chỉ là một tấm gỗ được quét lên một lớp sơn đen, bây giờ được thay thế bằng đèn chiếu. Một phần, nó làm giờ học thật sự sinh động hơn; phần khác, nó giúp các thầy cô đỡ mệt nhọc và bụi phấn không còn bay bạc trắng mái tóc hay vấy bẩn quần áo nữa. Dãy bàn học cũng đã được đổi mới. Những chiếc bàn gỗ chông chênh trước kia được thay bằng i-nốc bóng loáng nên các bạn học sinh ngồi học rất thoải mái. Vừa kịp đi thăm xong dãy phòng học, thì tiếng của một thầy giáo phát trên loa mời tất cả các cựu học sinh tập họp để bắt đầu buổi lễ…
Ôi, thật hạnh phúc biết bao nếu tôi được quay lại ngày xưa, được ngồi trên ghế nhà trường để trao đổi chuyện học hành và chơi những trò chơi vui vẻ và thú vị. Tôi thầm mong một ngày nào đó, từ mái trường này sẽ có nhiều nhân tài giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Ước mơ của tôi chỉ có ngần ấy thôi. Và tôi tin rằng điều đó hoàn toàn có thể.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “kể lại quá trình về thăm trường cũ sau hai mươi năm” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!