Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ để lại trong em nhiều ấn tượng nhất Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy” chuẩn nhất 01/2025.
Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ để lại trong em nhiều ấn tượng nhất Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy- Mẫu 1
Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với rừng… Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa.
Ngửa mặt nhìn lên mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Không phải là “ngửa mặt nhìn lên trăng” mà là “ngửa mặt nhìn lên mặt” vì với Nguyễn Duy lúc này, trăng đích thực là một con người có gương mặt, có ánh nhìn và tâm trạng. Chính nhà thơ cũng không rõ mình đang nghĩ gì, chỉ biết rằng “có cái gì rưng rưng”. Có thể là đôi mắt “rưng rưng” hay có thể là sự thức dậy của tâm hồn con người. Một cảm giác vừa như buồn vui, vừa như mừng tủi trào lên trong lòng đôi bạn. Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với rừng… Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa.
Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ để lại trong em nhiều ấn tượng nhất Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy- Mẫu 2
Nguyễn Duy được biết đến là một nhà thơ gắn liền với những vần thơ giản dị, mộc mạc, chân thành mà vô cùng ý nghĩa, triết lí. Thơ ông đi sâu vào những vấn đề của cuộc sống thường nhật và những điều ấy đã được nhà thơ chuyển tải một cách vô cùng tự nhiên và tinh tế. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác ấy của Nguyễn Duy là thi phẩm “Ánh trăng” được ông viết năm 1978. Tác phẩm thể hiện sự thay đổi trong suy nghĩ, lối sống của con người khi hoàn cảnh thay đổi. Xuyên suốt cả bài thơ là những triết lí suy tư sâu sắc. Một trong những khổ thơ đặc biệt nhất truyền tải rõ thông điệp của tác phẩm, để lại trong tôi ấn tượng nhiều nhất chính là khổ thơ thứ hai.
Nếu khổ thơ thứ nhất viết về vầng trăng trong quá khứ của tác giả, một vầng trăng trọn vẹn nghĩa tình, gắn liền với những kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu, gắn liền với những hoàn cảnh khó khăn gian khổ trong kháng chiến, như một người bạn tri kỉ của con người thì đến khổ thơ thứ hai, vầng trăng trong hiện tại là minh chứng của việc thay đổi trong suy nghĩ, lối sống. Đó là khi đất nước được hòa bình, khi cuộc sống của con người hiện đại hơn, đủ đầy hơn về vật chất:
“Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Khi rời xa làng quê, rời xa những lối sống giản dị, mộc mạc, chân thành, con người được sống sung túc trong những xa hoa về vật chất, quen với ánh điện cửa gương. Khi rời xa thiên nhiên, sống trong những ngôi nhà tiện nghi, khép kín, hiện đại, con người đã có những suy nghĩ thay đổi ít nhiều. Khi ấy, vầng trăng đi qua ngõ như một người dưng qua đường. Vầng trăng nghĩa tình xưa kia của quá khứ giờ chỉ còn là những kỉ niệm đã chôn vùi, đi vào quên lãng. Với việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa, vầng trăng như trở thành một con người có tri giác. Vầng trăng ấy vẫn vẹn nguyên, vẫn ở đó, không hề thay đổi, vẫn vẹn nghĩa tình và tròn đầy, vẫn luôn bên cạnh con người với những kỉ niệm xưa cũ tuyệt đẹp. Còn con người giờ đây mới là người đổi thay. Đó là thái độ hờ hững, lạnh nhạt, vô tình đến vô cùng. Nói chuyện vầng trăng hay rộng hơn tác giả muốn nói tới chuyện con người trong xã hội ấy. Xã hội hiện đại kéo theo những nhịp sống hối hả, đôi khi ta quá vội vã chạy theo những thứ xô bồ, xa hoa, những thứ vật chất phù du mà quên đi mất những giá trị cốt lõi của cuộc sống. Con người gặp lại vầng trăng trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt:
“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn – đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
Đó là một tình huống bất ngờ. Tình huống đèn điện tắt, phòng tối om… Sự vội vã, khẩn trương “bật tung cửa sổ”. Rồi thình lình, đột ngột bắt gặp vầng trăng tròn. Chính sự bất ngờ ấy tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ. Tất cả kỉ niệm ùa về, dường như vầng trăng xưa kia vẫn ở đó, con người bắt đầu chuyển mạch cảm xúc hồi tưởng, nhung nhớ trong quá khứ, hiện tại kể từ đây.
Khổ thơ thứ hai được xem như khổ thơ chuyển mạch cảm xúc của tác phẩm. Trong khổ thơ ấy, tình huống bất ngờ đã xảy ra khiến nhân vật suy ngẫm. Khổ thơ có sử dụng biện pháp tu từ linh hoạt cùng với nghệ thuật đối lập kết hợp với những từ láy giàu tính tạo hình cũng đã tạo nên nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Khổ thơ này cũng chính là dòng nối liền mạch cảm xúc với khổ thơ thứ nhất khi hồi tưởng về quá khứ và là bước đệm cho những suy ngẫm đầy tính triết lí của tác giả ở khổ thơ thứ ba.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ để lại trong em nhiều ấn tượng nhất Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 01/2025!