Updated at: 13-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “mở bài cho tác phẩm “Mã Giám Sinh mua Kiều”” chuẩn nhất 11/2024.

Mở bài cho tác phẩm “Mã Giám Sinh mua Kiều”

MB 1

Trong xã hội phong kiến suy tàn đầy áp bức, bất công thì người phụ nữ là nạn nhân khốn khổ nhất. Thi hào Nguyễn Du viết về họ với những lời thơ thống thiết: “Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung”. Thời nhà thơ sống, dường như bạc mệnh đã trở thành quy luật chung của thân phận phụ nữ. Cuộc đời Thúy Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn chứng minh cho quy luật ấy. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là nốt nhạc buồn, khởi đầu cho cung đàn bạc mệnh của đời nàng.

MB 2

Trong Truyện Kiều bên cạnh những nhân vật được Nguyễn Du hết lòng thương yêu trân trọng là một số gương mặt đê tiện, tàn ác. Mã Giám Sinh tiêu biểu cho hạng người đó. Cảnh “Mã Giám Sinh mua Kiều” đã phơi trần bản chất xảo trá đê tiện của tên buôn người và cũng mở đầu cho một chuỗi dài những bi kịch đau khổ của đoạn trường mười lăm năm đời Kiều.

MB 3

Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du – một thiên truyện tiêu biểu và là kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Truyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật Thúy Kiều – một con người tài sắc vẹn toàn, giai nhân xuất chúng nhưng cuộc đời lại thăng trầm và nhiều bất hạnh đau thương.

MB 4

Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du là một bản cáo trạng bằng thơ, lên án xã hội phong kiến xấu xa, thể hiện nỗi đau khổ của những con người bị áp bức. Thúy Kiều là một hiện thân của những con người bị áp bức đó, nỗi đau đầu tiên của Kiều là phải bán thân, vùi dập dưới tay kẻ buôn bán người. Cụ thể nỗi đau khổ đầu tiên của Kiều được thể hiện trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.

MB 5

Truyện Kiều là tác phẩm đặc sắc có những giá trị nội dung nhân văn sâu sắc và cho thấy nghệ thuật tài tình trong bút pháp của Nguyễn Du. Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” cho thấy nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật độc đáo của đại thi hào, là sự cảm thông sâu sắc với số phận nàng Kiều nói riêng và những người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công nói chung.

MB 6

“Mã Giám Sinh mua Kiều” là một trong những trích đoạn có vị trí đặc biệt trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Xét về kết cấu, đoạn trích là sự đánh dấu sự khởi đầu mười lăm năm lưu lạc đau khổ; xét về phương diện chủ đề, nội dung, đây là những vần thơ thể hiện rõ bi kịch “bán mình chuộc cha” và bị hạ thấp về giá trị tài năng, nhân phẩm của Thúy Kiều khi trở thành một món hàng trong tay bọn buôn người. Dựa trên biến cố của gia đình viên ngoại họ Vương, tác giả Nguyễn Du đã tái hiện bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến tàn bạo, cất lên tiếng nói đanh thép tố cáo thế lực đồng tiền tàn bạo và bày tỏ sự xót xa, đau đớn trước bi kịch bị hạ thấp nhân phẩm, giá trị của con người.

MB 7

“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”

Những câu thơ tác giả Nguyễn Du sử dụng để miêu tả biến cố bị vu oan, hãm hại của gia đình viên ngoại họ Vương đã thể hiện sự đánh giá về sự ảnh hưởng của đồng tiền đối với cuộc sống của con người. Sức mạnh vạn năng của đồng tiền một lần nữa được tác giả nhấn mạnh qua trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”. Bằng tài năng trong việc xây dựng nhân vật, tác giả Nguyễn Du đã phác họa thành công bức chân dung giả dối, bất nhân của tên buôn người họ Mã, qua đó tái hiện, phơi bày bức tranh xã hội phong kiến vô nhân đạo xem nhẹ và rẻ rúng giá trị đích thực của con người. Đồng thời, đoạn trích còn thể hiện đôi mắt cảm thương, sự đau đớn, xót xa của đại thi hào Nguyễn Du trước bi kịch về nhân phẩm của Thúy Kiều.

MB 8

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một bản trường thiên miêu tả chân thực số phận bi kịch và đầy oan khổ của nhân vật Thúy Kiều. Bên cạnh hệ thống nhân vật chính diện với những phẩm chất, tài năng đẹp đẽ, phi thường như Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải,… nhà thơ Nguyễn Du còn tái hiện thành công bức chân dung của những nhân vật phản diện đại diện cho sự tàn bạo, bất công của xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ. Mã Giám Sinh là gương mặt tiêu biểu trong số những nhân vật phản diện với bản chất đê tiện. Thông qua trích đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều”, tác giả Nguyễn Du đã bóc mẽ sự xảo trá ẩn sau vẻ bề ngoài tưởng chừng như thanh lịch của tên buôn người họ Mã.

MB 9

Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” dài 34 câu được trích từ “Truyện Kiều” từ câu 618-652. Cha và anh trai bị thằng bán tơ vu oan, bị sai nha bắt giữ, tra tấn và bỏ tù, bị vơ vét hết tài sản gia đình. Trước những biến cố của gia đình, Thúy Kiều quyết định bán mình để chuộc cha và em. Đoạn trích ghi lại cảnh Mã Giám Sinh đến mua Thúy Kiều và nỗi đau của cô trước bi kịch gia đình và bi kịch tình yêu tan vỡ.

MB 10

Trong xã hội phong kiến ​​suy tàn đầy rẫy áp bức, bất công, người phụ nữ là nạn nhân bi thảm nhất. Đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả số phậ của họ bằng hai câu thơ đau xót: “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Ở thời đại của Nguyễn Du, “bạc mệnh” có lẽ đã trở thành một quy luật phổ biến khi nhắc đến thân phận của người phụ nữ. Cuộc đời của người con gái tài sắc vẹn toàn Thúy Kiều là một minh chứng cho quy luật này. Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” là một nốt trầm buồn, là khúc mở đầu cho tiếng đàn bạc mệnh của nàng.

MB 11

Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” nằm trong phần 2 tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, một kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật Thuý Kiều – một con người tài sắc vẹn toàn, nhưng cuộc đời lại có những thăng trầm và nhiều bất hạnh đau thương. Đoạn trích kể về sự kiện lớn nhất và bước ngoặt trong cuộc đời Thúy Kiều đó là cảnh Mã Giám Sinh đến mua  Kiều. Thúy Kiều từ một nàng tiểu thư nhà giàu trở thành một món hàng hóa không hơn không kém.

MB 12

Trong nền văn học Việt Nam, số phận của Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều là một “tấm gương”, tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua  Kiều” trong “Truyện Kiều” được coi là nốt nhạc buồn mở đầu cho chặng đường mười lăm năm đầy nước mắt và đau thương của Thúy Kiều. Sau khi tai họa ập đến, cha và em trai Thúy Kiều bị bắt giam và bị tra tấn dã man. Thúy Kiều rơi vào tình cảnh bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Cô quyết định hy sinh hạnh phúc cá nhân và bán mình để cứu cha và em trai. Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều ” đã miêu tả chân thực và sinh động bi kịch của Thúy Kiều khi bị biến thành món hàng trong tay bọn buôn người.

MB 13

Trong văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm “Truyện Kiều ” của đại thi hào Nguyễn Du được coi là một kiệt tác khắc họa số phận bi thảm và oan trái của nhân vật Thúy Kiều – đại diện cho những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh. Ngoài việc miêu tả Thúy Kiều và những nhân vật chính diện nhà thơ Nguyên Du còn tái hiện thành công chân dung các nhân vật phản diện đại diện cho sự tàn bạo, bất công của xã hội phong kiến ​​Việt Nam thời bấy giờ. Mã Giám Sinh là một gương mặt điển hình trong số những nhân vật phản diện, với tính cách đáng khinh đó. Tác giả Nguyễn Du đã tiết lộ sự xảo quyệt đằng sau vẻ ngoài có vẻ lịch lãm của kẻ buôn người họ Mã qua một đoạn trích trong “Mã Giám Sinh mua Kiều”.

MB 14

Nỗi bất hạnh của Kiều đến từ những biến cố gia đình, Kiều phải bán mình để chuộc cha và em. Đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều” đã tái hiện chân thực một cuộc mua bán mà một bên là những kẻ buôn người xấu xa còn một bên là Thúy Kiều với sự đau đớn khi nhân phẩm bị chà đạp. Hình tượng Mã Giám Sinh được Nguyễn Du miêu tả hết sức rõ ràng: một kẻ buôn người vô học đội lốt người có học, có văn hóa. Qua đoạn trích, chúng ta thấy được một mặt tối của xã hội khi đồng tiền có quyền lực cướp đoạt đi nhân phẩm, hạnh phúc của một con người.

MB 15

Nguyễn Du đã nhấn mạnh lại sức mạnh vạn năng của đồng tiền qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”. Nhà văn Nguyễn Du với tài năng miêu tả nhân vật của mình đã phác họa thành công bức chân dung giả dối và vô nhân đạo của một tên buôn người họ Mã, qua đó tái hiện và vạch trần một xã hội phong kiến ​​vô nhân đạo, coi thường giá trị đích thực của con người. Đồng thời, đoạn trích còn thể hiện ánh mắt thương cảm, đau xót của đại thi hào Nguyễn Du trước bi kịch nhân phẩm bị chà đạp của Thúy Kiều.

MB 16

Truyện Kiều của Nguyễn Du là bản cáo trạng bằng thơ về một xã hội vô nhân đạo, xấu xa đã áp bức những con người yếu thế trong thời kỳ phong kiến. Thúy Kiều – nhân vật chính của truyện được miêu tả là người con gái xinh đẹp và tài năng nhưng nàng cũng không tránh khỏi số phận bất hạnh. Mở đầu cho mười lăm năm lưu lạc hồng trần của Kiều chính là thời điểm Kiều bán mình chuộc cha được thể hiện trong đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”

MB 17

“Mã Giám Sinh mua Kiều” là một trong những đoạn trích có vị thế đặc biệt trong “Truyện Kiều ” của đại thi hào Nguyễn Du. Về mặt cấu trúc, đoạn văn này đánh dấu sự khởi đầu của mười lăm năm lưu lạc khốn khổ của Kiều. Về chủ đề và nội dung, đoạn trích này thể hiện rõ ràng bi kịch “bán mình chuộc cha”, và cách Thúy Kiều trở thành món hàng trong tay bọn buôn người. Tác giả Nguyễn Du đã tái hiện chân thực xã hội phong kiến ​​tàn ác dựa trên sự việc của gia đình họ Vương, lớn tiếng lên án thế lực tiền bạc tàn ác, đồng thời bày tỏ lòng xót thương khhi nhân phẩm và giá trị của con người bị chà đạp.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “mở bài cho tác phẩm “Mã Giám Sinh mua Kiều”” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 11/2024!