Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “mở bài cho tác phẩm “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”” chuẩn nhất 12/2024.
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” hay nhất
MB 1
Yêu thích Lục Vân Tiên không phải vì văn chương chải chuốt, nghĩa lí thâm trầm như Truyện Kiều, mà trước hết vì: đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của Nguyễn Đình Chiểu và khắc họa phẩm chất đẹp đẽ của hai người trẻ tuổi – Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga nết na, nhân hậu, ân tình. Tất cả những vẻ đẹp ấy của đoạn thơ phù hợp với phong cách sống, với ước mơ, khát vọng giản dị mà trong sáng của nhân dân ta, mãi mãi dạy chúng ta bài học đạo đức thiết thực và cao cả biết bao.
MB 2
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước, lành dè thân san.
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình…
Lời thơ giản dị, rành rẽ như một tuyên ngôn, định hướng cho bước đi của toàn bộ tác phẩm. Với nhà thơ xứ dừa ấy, sáng tác văn chương không phải vì sự nghiệp văn chương mà trước hết, quan trọng hơn hết là vì mục đích giáo dục, truyền bá đạo lí, nhân cách con người.
MB 3
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, thơ văn của ông không có sự chau chuốt, cầu kì về câu từ mà lại rất mộc mạc, dân dã gắn liền với đời sống của con người Nam Bộ. Vì vậy trong nền văn học của Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với kiệt tác truyện Kiều, đây là tác phẩm được đông đảo độc giả trong nước, cũng như độc giả nước ngoài đón nhận bởi câu từ mượt mà, văn phong khoa học, giàu giá trị nội dung cũng như tư tưởng thì văn chương của cụ Đồ Chiểu đã thâm nhập vào đời sống, trở thành một phần đời sống của người dân Nam Bộ. Người ta đọc Truyện Lục Vân Tiên phẩm của ông quen thuộc như những bài đồng dao dân gian. Truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng bởi chính chất mộc mạc, gần gũi ấy, trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” cũng đã thể hiện được phần nào đặc trưng thơ văn của tác phẩm này.
MB 4
Với Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của đất Đồng Nai, bên cạnh những bài văn tế, bài thơ sục sôi quân cướp nước, chứa chan tình yêu nước thương dân trong cảnh li loạn; là những truyện thơ nêu cao nhân nghĩa, đạo lí làm người. “Truyện Lục Vân Tiên” đã làm cho tên tuổi Đô Chiểu trở thành bất tử. Trung, hiếu, tiết, nghĩa đã chiếu sáng lung linh những vần thơ đẹp:
“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”.
Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là hai nhân vật trung tâm của truyện thơ sáng ngời trung hiếu, tiết hạnh. Đoạn thơ “Lục Vân Tiên đánh cướp” là một trong những đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sự của Nguyễn Đình Chiểu.
MB 5
Trong tác phẩm Lục vân Tiên, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên hình tượng một con người lí tưởng với những vẻ đẹp toàn diện, mà nổi bật lên trong những vẻ đẹp đó chính là tính chính nghĩa cao đẹp. Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện lại phẩm chất tốt đẹp đó qua hành động trừ bạo cho dân.
MB 6
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn nhất của nền văn học Việt Nam thế kỷ 19. Với tấm lòng yêu nước thương dân, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác văn chương nhằm mục đích truyền bá đạo lý làm người, cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của nhân dân. Truyện thơ nôm Lục Vân Tiên là tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu tác phẩm, miêu tả cảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Đoạn trích cho thấy tinh thần trượng nghĩa của nam tử hán thời phong kiến.
MB 7
Nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu đã vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường, trở thành nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, để lại cho đời những tác phẩm văn học có giá trị đạo đức, nhân nghĩa như “Truyện Lục Vân Tiên”. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là đoạn thơ thể hiện rõ nhất ý tưởng hành đạo giúp đời, ca ngợi chính nghĩa và phẩm hạnh đồng thời ngợi ca những con người nghĩa hiệp, trượng nghĩa. Đoạn trích rất gần gũi với đạo lý, ước mơ của người dân nên câu chuyện được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.
MB 8
Lục Vân Tiên là một nhân vật lý tưởng hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn của một anh hùng hào hiệp: trẻ tuổi, tài năng, mang trong mình khát vọng thành danh, cứu giúp người dân gặp nạn không quản nguy hiểm. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã kể lại câu chuyện Lục Vân Tiên đánh đuổi toán cướp để cứu hai chủ tớ Kiều Nguyệt Nga. Đó là một câu chuyện làm việc nghĩa không cầu đền ơn hay mục đích cao cả, xuất phát từ tấm lòng tự nguyện của Lục Vân Tiên. Qua đó cũng thể hiện ước mơ về chính nghĩa mà Nguyễn Đình Chiểu truyền tải trong nội dung.
MB 9
Trong văn học dân gian đã có vô số tác phẩm ca ngợi những anh hùng hào hiệp, trừ ác giúp dân, giúp đời. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng cuối thế kỷ 19 là “Truyện Lục Vân Tiên” đã thể hiện rõ ước mơ về công lý, thiện giả thiện báo của nhân dân. Đặc biệt là đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ở đầu truyện đã khắc họa thành công hai nhân vật lý tưởng trong tâm niệm của nhân dân: Lục Vân Tiên dũng mãnh, không ngại làm việc nghĩa, có học thức và lễ nghĩa cùng Kiều Nguyệt Nga đoan trang, thùy mị trọng nghĩa tình và chữ Hiếu.
MB 10
Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong thời kỳ đầy biến động, ông thi cử đỗ đạt tú tài từ khi còn rất trẻ nhưng những biến cố bủa vây khiến ông mất đi đôi mắt năm 26 tuổi. Tuy nhiên, ông cũng không đầu hàng trước số phận mà trở thành một thầy đồ, một thầy lang vang danh khắp lục tỉnh. Nguyễn Đình Chiểu được nhiều người ngưỡng mộ bởi tài năng văn chương và sự đức độ. Những bài thơ của ông được dùng để khích lệ tinh thần chiến đấu và có ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ. Đoạn trích Lục Vân Tiến cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần mở mở đầu tác phẩm thơ Nôm Truyện Lục Vân Tiên đã thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả.
MB 11
“Truyện Lục Vân Tiên” là một tập truyện thơ nổi tiếng của “nhà thơ mù” Nguyễn Đình Chiểu với nhiều giá trị văn học cho đến tận bây giờ. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là một đoạn trích trong phần mở đầu kể về câu chuyện hành hiệp trượng nghĩa của Lục Vân Tiên. Đoạn trích xoay quanh hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga với bối cảnh của vụ cướp bóc. Qua cách Lục Vân Tiên đánh đuổi bọn cướp cũng như trò chuyện cùng Kiều Nguyệt Nga, tác giả khắc họa đồng thời những phẩm chất tuyệt vời của hai nhân vật lí tưởng trong câu chuyện của ông. Đó là những phẩm chất tốt đẹp đại diện cho những người lương thiện mà Nguyễn Đình Chiểu muốn hướng tới.
MB 12
Nguyễn Đình Chiểu ( 1822 – 1888) sống trong thời kỳ nhiều biến động và cuộc đời nhiều biến cố của ông đã khiến ông viết lên những vần thơ giản dị, đi vào lòng dân chúng đến thế. Trong rất nhiều tác phẩm ông để lại, Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ gần gũi, mang tư tưởng ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp, nơi người tốt sẽ được đền đáp còn người xấu sẽ bị trừng phạt. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã xây dựng thành công hình tượng hai nhân vật chính : Lục Vân Tiên nghĩa hiệp, giỏi giang, có học thức và hiểu lễ nghĩa cùng Kiều Nguyệt Nga duyên dáng, thùy mị, trọng tình nghĩa.
MB 13
Nhà Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ 19. Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tạo ra những tác phẩm văn học mang tinh thần yêu nước thương dân, đề cao đạo đức, lòng yêu nước và ý chí cứu nước của ông. Truyện Lục Vân Tiên được viết vào thời điểm đất nước chưa bị giặc Pháp xâm lược nên chỉ thể hiện ước mơ về cuộc sống công bằng, con người sống có đạo đức. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ở đầu tác phẩm đã mô tả cảnh Lục Vân Tiên đánh bại bọn cướp và giải cứu thành công Kiều Nguyệt Nga.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “mở bài cho tác phẩm “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!