Updated at: 20-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “mở bài cho tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”” chuẩn nhất 04/2024.

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” mới nhất hiện nay

MB 1

Vẻ đẹp nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Thành Long không nằm ở những phát hiện sắc sảo, táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách đó của ông. Tác giả đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.

MB 2

Nếu như tác phẩm Làng đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc bởi nét tinh tế và sâu sắc qua việc miêu tả nội tâm nhân vật dưới ngòi bút của Kim Lân, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng gây xúc động bởi tình cha con sâu nặng thì Lặng lẽ Sa Pa cũng có những ấn tượng đẹp. Một trong số những điều đó là việc xây dựng hình ảnh nhân vật anh thanh niên dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long.

MB 3

Trong mỗi tác phẩm luôn chứa đựng những tình cảm hay một lẽ sống mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Và với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long cũng vậy, tác phẩm đã tạo cho người đọc một sự thích thú khi nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn và cách sống của những con người lao động. Cuộc sống ấy đã không hề lặng lẽ như tiêu đề của tác phẩm.

MB 4

Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút kí. Các tác phẩm của ông là sự chắt lọc hiện thực của cuộc sống. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn đặc sắc, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Truyện được viết sau chuyến đi thực tế ở Sa Pa, một vùng núi đẹp nổi tiếng. Tác phẩm không chỉ khắc hoạ vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên Sa Pa mà còn nêu lên vẻ đẹp của những con người ở chốn Sa Pa lặng lẽ đó.

MB 5

Mỗi một tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng cả những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, có một sức hút lạ kì. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện đặc sắc, để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ.

MB 6

“Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970. Truyện ra đời trong hoàn cảnh miền Bắc đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Ra đời trong giai đoạn ấy, truyện mang dấu ấn của một thời điểm lịch sử mà mọi người dân đều có ý thức sống cho cái chung và dường như quên đi chính bản thân mình. Người thanh niên làm khí tượng trong truyện là một điển hình cho thế hệ thanh niên chỉ biết xả thân mình cho đất nước. Đọc “Lặng lẽ Sa Pa”, chúng ta chợt thấy mình như lắng lại trong chiều sâu xúc cảm.

MB 7

Trong văn học Việt Nam, hiện đại có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và kí. Nguyễn Thành Long (1925- 1991) là một trong số đó. Bắt đầu viết văn trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở liên khu V, Nguyễn Thành Long được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và kí đáng chú ý trong những năm 60-70 với cả gần chục tập sách đã in. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất chú trọng thâm nhập thực tế đời sống. Nhiều sáng tác của Nguyễn Thành Long là kết quả trực tiếp của những chuyến “thâm nhập thực tế” như thế, nhưng truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lại là một trường hợp đặc biệt.

MB 8

Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long có nhiều bất ngờ với những chi tiết vừa thực vừa lạ. Tác giả khéo léo kể lại chuyện gặp gỡ gỡ theo mạch từ tồn, chậm rãi mà vẫn vui, hóm hỉnh. Ngôn ngữ đối thoại của truyện rất phù hợp với từng nhân vật: anh thanh niên vui khỏe hồn nhiên, cô kĩ sư e ấp dễ xao xuyến, ông họa sĩ già lịch duyệt rất tâm lí. Rõ ràng cuộc sống là một dòng chảy đáng yêu đáng mến. Những người trong sáng nhiệt tình sớm muộn gì họ sẽ có dịp gặp gỡ và hòa cảm trong cùng một mục đích, ý tưởng chung. Và cuộc sống thật đáng trân trọng biết bao khi ở trên đỉnh Sa a kia, ngoài anh thanh niên kia còn có bao nhiêu người như ông kĩ sư vườn rau sáng tạo giống su hào mới, như đồng chí nghiên cứu khoa học suốt ngày trong tư thế sẵn sàng chờ set để lập bản đồ sét đến mức “trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi”. Tác giả viết: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa… có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Phải chăng đó là chủ đề chính của truyện ngắn này mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

MB 9

“Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. “Có những người làm việc và lo nghĩ cho đất nước”, đó là những con người lao động thầm lặng, hi sinh hạnh phúc cá nhân, tìm hạnh phúc trong lao động. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) là một bức chân dung kí hoạ đẹp đẽ về con người này.

MB 10

 Nếu là con chim chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”

của Nguyễn Thành Long, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm đặc biệt là anh thanh niên ta mới thấy thấm thía hơn ý nghĩa của những vần thơ trên. Anh thanh niên trong tác phẩm là người có những phẩm chất đáng quí: cởi mở, hiếu khách, yêu công việc, khiêm tốn và có phong cách thật đẹp.

MB 11

Trong cuộc sống lao động mới, con người là nòng cốt cơ bản để có sự tạo dựng vững chắc. Những phẩm chất tốt đẹp sẽ khẳng định vai trò làm chủ cuộc sống mới. Nhân vật anh thanh niên trong thiên truyện Lặng lẽ Sa Pa là một người như thế. Để nhân vật anh thanh niên hiện rõ những đức tính đáng quý, Nguyễn Thành Long đã để ông họa sĩ làm việc đó qua điểm nhìn của mình. Nội dung truyện đơn giản, không có tình huống thắt nút, gay cấn cho nên câu chuyện giàu chất trữ tình hơn là tự sự. Sự xuất hiện của anh thanh niên, tuy là nhân vật chính với nhiều biểu hiện tốt đẹp nhưng đến rất bất ngờ, gián tiếp qua lời kể của bác lái xe. Và cũng như khi đến, anh lại lặng lẽ khuất lấp vào mây mù trong cái tĩnh lặng muôn thuở của Sa Pa. Hình ảnh anh thanh niên với nhiều phẩm chất như khiêm tốn, yêu lao động, tận tâm với công việc… tất cả thể hiện trên một bức họa lớn nhưng đến ông họa sĩ cũng phải thốt lên: ông biết rõ sự bất lực của nghệ thuật. Con người bé nhỏ nhưng những nét đáng quý khiến anh trở nên lớn lao đến như thế.

MB 12

Truyện có bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên. Họ thuộc hai thế hệ già và trẻ, nghề nghiệp khác nhau nhưng ở họ lại có nhiều điểm rất gần gũi mà trước hết là những nét đẹp trong suy nghĩ, trong thái độ với cuộc sống, với công việc và với những người khác. Những nhân vật ấy (và cả những nhân vật chỉ được nói đến trong lời kể của người thanh niên) đều được tác giả đặt tên. Điều này hẳn không phải là không có dụng ý của tác giả. Nhà văn muốn thể hiện họ là những con người bình thường, bình dị trong một cuộc gặp gỡ bất ngờ trên hành trình của một chuyến xe khách, như là chúng ta có thể gặp những con người như thế ở nhiều nơi trên đất nước. Những nhân vật trong truyện ít nhiều đều có màu sắc lí tưởng, nhưng họ cũng là hình ảnh những con người mang vẻ đẹp của mỗi thời kì lịch sử.

MB 13

Nhà thơ Thanh Hải đã bày tỏ khát khao mãnh liệt được hiến dâng mùa xuân nhỏ bé của mình hòa vào mùa xuân lớn của đất nước trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Nhà văn Nguyễn Thành Long cũng viết về cái “âm trầm” đẹp đẽ và lặng lẽ giữa đời thường trong truyện ngắn “Lặng lẽ ở Sapa”, một kẻ vô danh lặng lẽ cống hiến hết mình cho mảnh đất mình yêu, hướng ngòi bút của mình đến với mọi người. “Lặng lẽ Sa Pa” là bản nhạc dịu dàng ca ngợi những con người nhiệt huyết, dấn thân vì lý tưởng cao đẹp của cộng đồng, sống có ý nghĩa và xứng đáng nhất. Truyện ngắn này được viết vào năm 1970 sau chuyến thăm Lào Cai của tác giả, có lẽ vì yêu mến và trân trọng thiên nhiên và con người nơi đây, tác giả đã viết nên một tác phẩm thật hấp dẫn và độc đáo.

MB 14

Mỗi tác phẩm văn học đều có số phận riêng của nó. Có tác phẩm ra đời và chết một cách thê thảm. Có tác phẩm gây xôn xao dư luận một thời rồi cuối cùng bị độc giả lãng quên. Tuy nhiên, cũng có một sức hấp dẫn bí ẩn để thơ và truyện đọng lại mãi trong tâm trí người đọc. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện đặc sắc để lại nhiều rung động đẹp đẽ trong lòng mỗi chúng ta.

MB 15

 Ngoài những khám phá mới đầy bất ngờ, ngòi bút của Nguyễn Thành Long đã vẽ nên bức tranh tinh tế về phẩm giá con người qua ngôn từ, thể hiện qua giọng điệu trữ tình trong trẻo, nhẹ nhàng. Truyện ngắn Lặng lẽ Sapa là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Thành Long và là một bản nhạc hay ca ngợi vẻ đẹp của những người lao động thầm lặng cống hiến cho sự bình yên, thanh bình, giàu đẹp của Tổ quốc. Đọc truyện ngắn này, dường như những chân trời mới của một cuộc sống cao quý được mở ra. Ra đời từ năm 1970, tác phẩm nghệ thuật này như một ‘tuyên ngôn’ thổi niềm cảm hứng vào mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ sống có ý nghĩa và có trách nhiệm.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “mở bài cho tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!