Updated at: 13-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “mở bài cho tác phẩm “Kiều báo ân báo oán”” chuẩn nhất 09/2024.

Mở bài cho tác phẩm “Kiều báo ân báo oán”

MB 1

Trải qua biết bao đau đớn, bất hạnh những tưởng cuộc đời Thúy Kiều mãi chìm trong “màn đêm tăm tối” của số phận, không có ngày thoát ra được. Nhưng từ khi gặp được Từ Hải,Thúy Kiều không chỉ được sống cuộc sống của một người bình thường, có danh phận mà còn được Từ Hải giúp đỡ để báo đền mọi ân oán. Đoạn trích ” Thúy Kiều báo ân báo oán” thể hiện rõ nét của phiên tòa xử phạt ấy.

MB 2

Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” là một cảnh rất đặc sắc, làm nổi bật lên tấm lòng của tác giả cũng như tinh thần nhân đạo của Truyện Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã rất sáng tạo dùng những lời thoại biến hóa về chuyện báo ân báo oán, vừa ca ngợi sự thủy chung, tình nghĩa, bao dung và độ lượng của Thúy Kiều, đồng thời cũng lên án bọn giảo trá, tinh quái.

MB 3

Thúy Kiều, một người con gái hồng nhan bạc phận, cuộc sống đầy sóng gió của cô đã đẩy cô từ khó khăn này tới khó khăn khác, từ kiếp nạn này đến kiếp nạn khác, rời vào những hoàn cảnh vô cùng éo le, nếm trải đầy đủ những cay đắng trong cuộc sống, nhiều lần Kiều đã như buông xuôi tất cả, phó mặc tất cả cho số phận, nhưng cuộc đời cô đã sang một trang mời kể từ khi gặp Từ Hải, một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất đã kéo kiều ra khỏi bộn bề khó khăn, rồi kiều từ một người con gái với thân phận thấp hèn bước lên địa vị cao quý hơn bao giờ hết, cũng từ đây mà những tình tiết vô cùng hấp dẫn diễn ra, đặc biệt là cảnh Kiều báo ân báo oán.

MB 4

Nhắc đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ta nhớ ngay đó là đỉnh cao văn học nghệ thuật có một không hai. Mang trong mình nhiều giá trị nghệ thuật và nội dung sâu sắc, tác phẩm đã để lại những ấn tượng đẹp đẽ trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Mỗi trích đoạn là một cảnh đời sống động, chân thực. Trong đó, cảnh “Thúy Kiều báo ân báo oán” là ước mơ về một xã hội công bằng, ân trả báo đền.

MB 5

Dân gian ta có câu “Ơn đền oán trả”, quan điểm ấy đã thể hiện một thái độ rạch ròi, dứt khoát trong cách sống của người Việt. Có lẽ cách sống ấy đã có từ ngàn đời nay, được thử thách qua thời gian. Cho đến nay nó vẫn còn nguyên vẹn giá trị, chỉ có điều ơn trả thế nào, oán báo ra sao cho có văn hóa thì thật khó. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã khắc họa thành công lối sống “Ơn đền oán trả” trong lối sống của người Việt.

MB 6

Trải qua hết nạn nọ đến nạn kia, Kiều đã nếm đủ mọi điều cay đắng. Có lúc tưởng chừng nàng buông xuôi trước số phận:

Biết thân chạy chẳng khỏi trời,

Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.

MB 7

Đền ơn trả oán là một mô típ rất quen thuộc trong văn học dân gian, đặc biệt là trong các câu chuyện cổ tích. Người có công lao khó nhọc, ăn ở hiền lành, hay làm điều tốt thì sẽ được đền bù, kẻ ác sẽ bị trừng trị đích đáng. Đó là mơ ước của nhân dân ta.

Mở bài Kiều báo ân báo oán

MB 8

Thúy Kiều, một cô gái xinh đẹp và tài giỏi nhưng cuộc đời đầy sóng gió đã đẩy cô từ khó khăn này sang khó khăn khác, từ những kiếp nạn này sang kiếp nạn khác. Những tưởng số phận của Thúy Kiều sẽ mãi bị vùi dập trong chốn buôn bán sắc hương thì cuộc đời của nàng đã rẽ hướng từ khi gặp được anh hùng hảo hán Từ Hải. Chính chàng đã kéo Thúy Kiều  ra khỏi tình thế khó khăn, từ một cô gái có địa vị thấp trở thành một quý phu nhân vô tiền khoáng hậu, và từ đây, những tình tiết vô cùng thú vị đã xảy ra, đặc biệt là cảnh Thúy Kiều báo đáp ân oán trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.

MB 9

Trả thù là mô típ rất quen thuộc trong văn học dân gian, đặc biệt là trong truyện cổ tích. Ai chăm chỉ, hiền lành, làm điều tốt sẽ được đền đáp, kẻ gian ác sẽ bị trừng trị đích đáng. Đó là ước mơ của nhân dân ta. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du cũng dựng lên cảnh báo trả thù. Tuy nhiên, khác nhiều so với truyện cổ tích, lời cảnh báo báo thù trong Truyện Kiều không đơn thuần là sự thể hiện khát vọng công lý của nhân dân. Sức hấp dẫn của đoạn trích chủ yếu thể hiện ở khả năng khắc họa tâm lí nhân vật của nhà thơ. Cả đoạn trích gồm 34 câu với ba nhân vật, rất ít miêu tả, hầu như chỉ có lời Thúy Kiều nói với Thúc Sinh, lời qua lại giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư chứ không chỉ có chân dung, từ giọng điệu. Tính cách của từng nhân vật được thể hiện rất sinh động. Có thể dễ dàng nhận thấy trong đoạn trích có hai cảnh: trả thù và trả thù.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm “Kiều báo ân báo oán” mới nhất hiện nay” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!