Updated at: 21-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “mở bài cho tác phẩm Con cò” chuẩn nhất 10/2024.

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Con cò hay nhất

MB 1

Từ lâu tình mẫu tử đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao thi gia. Tình cảm thiêng liêng, cao quý ấy đã đem đến không chỉ cho tác giả mà còn cho cả người đọc biết bao cảm xúc đặc biệt. Nhiều tác phẩm đã viết rất hay, rất tình ở thể loại này và một trong số đó ta không thể không kể đến “Con cò” của Chế Lan Viên.

MB 2

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết những lời mẹ ru”

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)

Tình mẫu tử – tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao cả đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ thi sĩ. Lòng mẹ ấm áp bao la dẫn lối con đi trên cuộc đời, những khi con vấp ngã đã có vòng tay mẹ đỡ lấy, tình yêu mẹ là hành trang cho con vững tin bước vào đời. Lời ru mẹ in sâu trong tiềm thức những đứa trẻ, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên nhắc lại hình ảnh con cò thân thuộc trong ca dao nhưng nhà thơ đã khéo léo mở rộng thành biểu tượng tình mẹ bao la, sâu nặng đối với đứa con của mình.

MB 3

Chế Lan Viên viết bài thơ Con cò vào năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967). Bài Con cò mang âm điệu đồng dao, nhịp thơ và giọng thơ thấm vào hồn ca dao, dân ca một cách đằm thắm, nhẹ nhàng. 51 câu thơ tự do, câu ngắn nhất 2 chữ, câu dài nhất 8 chữ, đan xen, kết chuỗi thành lời ru ngân nga, ngọt ngào, biểu hiện tình thương và ước mơ của người mẹ hiền đối với con thơ!

MB 4

Ai đó đã từng nói: “Kì quan tuyệt phẩm nhất của tạo hóa là trái tim người mẹ”. Từ lâu, đề tài tình mẹ – tình mẫu tử đã trở thành ngọn nguồn cảm hứng, khơi dậy biết bao nhiêu cảm xúc cho các thi nhân viết lên những áng thơ thật hay, thật xúc động lòng người. Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…” đã từng có lời thơ:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

Hay Chế Lan Viên cũng đã từng viết:

 “Thêm một người trái đất sẽ trật hơn

Nhưng thiếu mẹ, thế giới đầy nước mắt

Đối với con, riêng mẹ là duy nhất

Mẹ từng ngày dõi theo bước chân con.”

Và cũng viết về tình mẹ, Chế Lan Viên – một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ ca Việt Nam thế kỉ XX với thi phẩm “Con cò” (1962) đã thể hiện thật xuất sắc, thật cảm động tình yêu thương con vô bờ và ý nghĩa lời hát ru của mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người.

MB 5

Chế Lan Viên là một nhà thơ có phong cách thơ độc đáo vừa mang tính trí tuệ, triết lý sâu sắc lại vừa đậm đà chất trữ tình. Ông là nhà thơ có nhiều đóng góp quan trọng trong nền văn học dân tộc thế kỷ XX. Bài thơ Con Cò chính là một trong những sáng tác thành công để lại nhiều dấu ấn cho người đọc.

MB 6

Con cò vốn là hình ảnh quen thuộc trong ca dao, biểu tượng cho cho những người phụ nữ lam lũ, tần tảo giàu hi sinh. Mượn hình ảnh con cò kết hợp với thể thơ tự do, ngôn từ giản dị mà chan chứa cảm xúc, nhà thơ Chế Lan Viên đã mang đến một hình ảnh thật đẹp cũng thật xúc động về tình yêu, sự cao cả của tình mẫu tử trong bài “Con cò”. Con cò của Chế Lan Viên tha thiết như một lời hát ru cũng sâu lắng như bản tình ca về tình mẫu tử: Trái tim của người mẹ sẽ luôn bên cạnh che chở, lặng lẽ dõi theo từng bước trưởng thành của con từ khi còn nằm trên nôi hay khi đã lớn khôn thành người.

MB 7

Chế Lan Viên là cây bút tài năng của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông nổi bật với phong cách thơ độc đáo, giàu suy tưởng, triết lí. Đến với thơ của Chế Lan Viên, độc giả thấy được cả thế giới nghệ thuật đặc sắc với những hình ảnh đầy sáng tạo, giàu tính biểu tượng, đó không chỉ là thế giới với những hình ảnh kinh dị, thần bí mà còn là những hình ảnh quen thuộc, thân quen như hoa, cánh cò. Bài thơ “Con cò” là một trong những thi phẩm nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên, qua hình ảnh cánh cò trong ca dao, nhà thơ đã tái hiện xuất sắc tình cảm mẫu tử thiêng liêng, cảm động.

MB 8

Mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam, nhà thơ Chế Lan Viên đã đưa hình ảnh cánh cò vốn quen thuộc trong đời sống tinh thần của con người để xây dựng lên một biểu tượng thật đẹp về tình mẫu tử. Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên tha thiết, giàu âm điệu tựa như một lời hát, khúc ru của mẹ, bài thơ không chỉ mở ra một thế giới tuổi thơ trong sáng với tiếng hát ru của mẹ mà còn khơi dậy bao cảm xúc yêu thương, sự trân trọng của mỗi người đối với tình yêu bao la cùng trái tim ấm nóng, giàu hi sinh của người mẹ.

MB 9

Chế Lan Viên là gương mặt nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ Mới, ông đóng góp cho nền thơ ca hiện đại nhiều cách tân nghệ thuật độc đáo, đó không chỉ là chất thơ giàu chất suy tưởng mà còn là lối thơ tự do, phóng khoáng giàu tính biểu tượng.  Bài thơ “Con cò” là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Chế Lan Viên được trích trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão”. Mượn hình ảnh con cò trong ca dao, nhà thơ đã thành công khơi dậy tình mẫu tử tha thiết trong trái tim mỗi người. “Con cò” có lời thơ tha thiết, khi thì bay bổng, khi thì trầm lắng tựa lời ru của mẹ nên nó dễ dàng đánh động vào phần tình cảm mềm mại, thiêng liêng nhất trong tâm hồn, trái tim mỗi người con, nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, trân trọng và có ý thức báo đáp đối với công ơn sinh thành của mình.

MB 10

Đã là người Việt Nam, chúng ta không chỉ mang theo những ký ức tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên, mà còn mang theo những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Đó là những lời ru, những câu chuyện cổ tích, những tập thơ và những bài hát mà mỗi người trong chúng ta đều có một kí ức riêng.

Và Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ đã lồng ghép những giá trị văn hóa ấy vào trong tác phẩm của mình, tạo nên những tác phẩm thơ đầy tình cảm và sâu lắng. Với dòng máu Việt chảy trong huyết quản, ông đã tạo ra những tác phẩm thơ đầy cảm xúc và sâu lắng.

Trong tác phẩm “Con cò”, Chế Lan Viên đã khéo léo đan xen những giá trị văn hóa Việt Nam vào trong câu chuyện về một con cò trắng. Những lời ru ầu ơ của mẹ, những kỉ niệm tuổi thơ nồng cháy và những cánh cò trắng trong gió thong thả được tả đến cực kỳ tinh tế. Điều này đã giúp cho tác phẩm của ông trở nên gần gũi và đầy cảm xúc với nhiều người đọc, đặc biệt là những người Việt Nam.

Và “Con cò” không chỉ là một tác phẩm thơ, nó còn là một phần của nền văn hóa Việt Nam. Bài thơ này đã được truyền tay nhau qua nhiều thế hệ và trở thành một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của đất nước. Như vậy, Chế Lan Viên đã để lại một di sản văn hóa quan trọng cho đất nước và con người Việt Nam.

MB 11

Bài thơ Con Cò của nhà thơ Chế Lan Viên là một tác phẩm văn học đặc sắc của nền văn học dân gian Việt Nam. Những cảm xúc chân thành, giản dị và thiêng liêng của người mẹ dành cho con thơ đã được thể hiện rất tinh tế và đầy cảm hứng trong bài thơ này.

Bài thơ được viết vào năm 1962 và được in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão năm 1967. Với nhịp điệu đồng dao và giọng thơ đặc trưng của ca dao, dân ca, bài thơ đã đem đến cho người đọc một cảm giác yên bình, nhẹ nhàng và đầy biết ơn với những điều tốt đẹp của cuộc sống.

Với tổng cộng 51 câu thơ tự do, bài thơ này đã khéo léo đan xen các câu thơ ngắn và dài, tạo nên một lời ru ngân nga, ngọt ngào và sâu lắng. Mỗi câu thơ đều chứa đựng một hình ảnh và một cảm xúc khác nhau, như một món quà tinh thần dành tặng cho người đọc.

Tuy nhiên, bài thơ Con Cò không chỉ đơn giản là một tác phẩm văn học đẹp mà còn là một tác phẩm mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bài thơ đã truyền tải những giá trị văn hóa và tinh thần cao đẹp của người Việt Nam qua thế hệ.

MB 12

Để nói đến Chế Lan Viên, người ta thường nghĩ tới một nhà thơ giàu triết lý. Tính triết lý đó được thể hiện rõ rệt, sâu sắc trong bài thơ “Con cò”. Vào năm 1962, nhà thơ đã sáng tác ra bài thơ này và in nó trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967). Bài thơ này mang âm điệu đồng dao, nhịp thơ và giọng thơ thấm vào hồn ca dao, dân ca một cách đằm thắm, nhẹ nhàng. Với 51 câu thơ tự do, bài thơ này tạo ra một không gian thoải mái cho người đọc để chiêm nghiệm các cảm xúc, suy tư và hoài niệm của người mẹ hiền đối với con thơ. Câu ngắn nhất chỉ có 2 chữ, câu dài nhất có tới 8 chữ, đan xen và kết chuỗi thành lời ru ngân nga, ngọt ngào, biểu hiện tình thương và ước mơ của người mẹ. Bài thơ này không chỉ là một tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam mà còn là một biểu tượng văn hóa của đất nước, thể hiện sức sáng tạo của những con người tài hoa trong lịch sử văn học Việt Nam.

MB 13

Đã là người Việt nam, ai lớn lên mà chẳng mang theo, dù ít, dù nhiều hơi ấm của những lời ru, những lời yêu thương êm đềm khi xưa mẹ hát. Đã mang trong mình dòng máu Việt, ai mà chẳng có một góc tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên, chập chờn theo đôi cánh cò trắng ở nơi sâu thẳm hoài niệm, tâm hồn.

Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng là người Việt Nam, dòng máu chảy trong huyết quản ông cũng mang tên Lạc Hồng, có lẽ vì thế, trong thơ ông, dù là suy ngẫm, dù là triết lí, ta vẫn gặp lời ru ầu ơ của mẹ, ta vẫn thấy kỉ niệm tuổi thơ nồng cháy, ta vẫn nghe trong gió thong thả nhịp vỗ cánh cò. Và “Con cò” là bài thơ tiêu biểu cho một hồn thơ như thế.

MB 14

Từ lâu tình mẫu tử đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao thi gia. Tình cảm thiêng liêng, cao quý ấy đã đem đến không chỉ cho tác giả mà còn cho cả người đọc biết bao cảm xúc đặc biệt. Nhiều tác phẩm đã viết rất hay, rất tình ở thể loại này và một trong số đó ta không thể không kể đến “Con cò” của Chế Lan Viên.

MB 15

Mượn chất liệu của ca dao, dân ca Việt Nam, nhà thơ Chế Lan Viên đã sử dụng hình ảnh cánh cò quen thuộc trong đời sống tinh thần của con người để xây dựng nên biểu tượng cao đẹp về tình mẫu tử. Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên tha thiết, giàu âm điệu như tiếng hát, lời ru của mẹ, bài thơ không chỉ mở ra thế giới tuổi thơ trong sáng bằng lời ru của mẹ mà còn khơi dậy bao cảm xúc. tình yêu thương, sự trân trọng của mỗi người đối với tình yêu thương bao la và trái tim ấm áp, giàu đức hi sinh của người mẹ.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “mở bài cho tác phẩm Con cò” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!