Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “mở bài cho tác phẩm “Cảnh ngày xuân”” chuẩn nhất 01/2025.
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm “Cảnh ngày xuân”
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 1
Nguyễn Du không chỉ là đại thi hào vĩ đại trong nền văn học Việt Nam mà còn là một tác giả nổi tiếng trên thi đàn văn học thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều sáng tác đặc sắc, nổi bật là tác phẩm “Truyện Kiều”. Vẻ đẹp về ngôn từ cùng thành công về giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nhân đạo, nhân văn cao đẹp mà “Đoạn trường tân thanh” truyền tải đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong tiềm thức của độc giả qua nhiều thế hệ về sự đồng cảm, xót thương cho thân phận bi kịch của người phụ nữ. Trước khi bước vào mười lăm lưu lạc đầy những khổ đau, nàng Kiều từng có cuộc sống “Êm đềm trướng rủ màn che”. “Cảnh ngày xuân” là một trong những trích đoạn miêu tả cuộc sống êm ấm, hạnh phúc của Thúy Kiều thông qua không gian nghệ thuật của ngày lễ Thanh minh.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 2
“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh”
(Trích “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, Tố Hữu)
Những câu thơ trên đã thể hiện tấm lòng tri âm, ngưỡng mộ của nhà thơ Tố Hữu đối với đại thi hào Nguyễn Du- người đã đem đến cho nền văn học Việt Nam “tấm gương oan khổ” đại diện cho số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới sự đày đọa của chế độ phong kiến phi nhân đạo. Từ một người con gái tài sắc vẹn toàn và sống yên ấm trong cảnh khuê các, Thúy Kiều trở thành nạn nhân trước sức mạnh vạn năng của đồng tiền. Khi dõi theo bước chân lưu lạc, lắng nghe những “thiên bạc mệnh” của nàng, độc giả càng cảm thấy nuối tiếc về những ngày tháng hạnh phúc êm đẹp của nàng Kiều. Trích đoạn “Cảnh ngày xuân” là một trong những bức tranh miêu tả về cuộc sống của Thúy Kiều trước khi rơi vào cảnh lưu lạc và “đoạn trường”.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 3
“Cảnh ngày xuân” là một trong những trích đoạn đặc sắc của kiệt tác Truyện Kiều và đạt được những thành công về giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung. Bằng tài năng trong việc sử dụng thi liệu, hình ảnh, ngôn từ giàu chất tạo hình và những bút pháp quen thuộc trong thơ ca trung đại như ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình, tác giả Nguyễn Du đã tái hiện thành công bức tranh “Thanh minh trong tiết tháng ba” trong tiết trời xuân ấm áp cùng cuộc du xuân tảo mộ “Gần xa nô nức yên anh” đậm đà bản sắc của truyền thống dân tộc. Đó cũng chính là không gian nghệ thuật để làm nổi bật cuộc sống của Thúy Kiều trước khi bước chân vào những chuỗi ngày bi kịch.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 4
Mùa xuân là một trong những khoảnh khắc kì diệu của đất trời báo hiệu sự đổi thay của không gian cảnh vật cũng như cuộc sống của con người. Đó là thời điểm trăm hoa đua nở cùng khoe sắc thắm, là khoảng không gian ngập tràn lễ hội văn hóa dân gian. Bởi vậy, mùa xuân trở thành chất xúc tác khơi gợi nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ. Nếu như Mãn Giác Thiền sư miêu tả mùa xuân trong sự vận động “Xuân khứ bách hoa lạc – Xuân đáo bách hoa khai” (Trích “Cáo tật thị chúng”) để nói về quy luật tuần hoàn bất biến của vũ trụ thì những câu thơ trong trích đoạn “Cảnh ngày xuân” lại đem đến một hương sắc mới qua cách cảm nhận mùa xuân trong bối cảnh không gian lễ hội. Bằng việc vận dụng những bút pháp quen thuộc trong thi pháp văn học trung đại như ước lệ tượng trưng, gợi nhiều hơn tả, đại thi hào Nguyễn Du đã khắc họa một bức tranh xuân tươi đẹp và tràn trề sức sống.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 5
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bài thơ thể hiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chữ hiếu đã hi sinh bản thân mình.trong tác phẩm có một đoạn trích giới thiệu cảnh rất thơ mộng và hữu tình đó là đoạn trích Cảnh ngày xuân.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 6
“Cảnh ngày xuân”là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 7
Đoạn trích thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc của Nguyễn Du. Đó là kết cấu hợp lí theo trình tự thời gian của cuộc du xuân kết cấu ấy giúp tác giả có thể phác họa được toàn cảnh bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 8
Không chỉ là một nhà văn tài ba trong nghệ thuật tả người, Nguyễn Du còn tỏ ra là người vô cùng xuất sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Bức tranh nào dưới ngòi bút của ông cũng trở nên có thần, có hồn gửi gắm bao cảm xúc của nhân vật. Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên như vậy, bức tranh ấy không chỉ đẹp, hài hòa về màu sắc mà còn thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau của chị em Thúy Kiều.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 9
Nếu như trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, người đọc thấy được tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong việc khắc họa bức chân dung duyên dáng, sắc tài toàn vẹn của hai chị em Vân – Kiều thì đến với đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, người đọc một lần nữa lại thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo của Nguyễn Du trong bức tranh mùa xuân thấm đượm tâm hồn con người.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 10
Mùa xuân là mùa của hoa thơm cỏ lạ, mùa của lễ hội văn hóa dân gian, mùa xuân đã hơn một lần đi vào thơ ca của Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Hàn Mặc Tử… Đến với bức tranh mùa xuân xinh đẹp của Nguyễn Du trong “Cảnh ngày xuân”, mùa xuân của lễ hội góp thêm một hương sắc mới.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 11
Nguyễn Du sinh năm 1820, là một người con của làng quê Tiên Điền, Hà Tĩnh. Vốn là con của một gia đình có truyền thống văn học qua bao đời nên Nguyễn Du được thừa hưởng khả năng văn học từ gia đình cùng với tấm lòng gắn bó, yêu thương với con người đã mang đến màu sắc nhân đạo đặc sắc trong thơ Nguyễn Du. Sống trong thời kỳ xã hội loạn lạc, từng đến nhiều nơi và có trải nghiệm gắn bó với cuộc sống của người dân nên ông hiểu hơn ai hết những vất vả, khổ cực mà những người dân phải gánh chịu, vì lẽ đó là lòng ông luôn hướng về những người khốn khổ, thương cảm và dành họ họ sự yêu thương, cảm thông sâu sắc.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 12
Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, người đã để lại cho nền văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Trong đó, truyện Kiều được coi là “thiên truyện”, kể về cuộc đời nàng Kiều hồng nhan bạc mệnh. Đoạn trích cảnh ngày xuân là một trong số những đoạn nổi bật nhất, vừa tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, vừa mở ra những nốt thấp quan trọng trong cuộc đời Thúy Kiều.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 13
Trong nền văn học Việt Nam, “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du xuất hiện như một khúc ca đầy thương xót về thân phận đầy oan khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Điều này đã được thể hiện qua quãng thời gian mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều. Tuy nhiên, trước khi đặt bước chân vào quãng đời tủi nhục, truân chuyên đó, nàng từng được sống một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc bên cạnh những người thân trong gia đình.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 14
Nếu như trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, người đọc thấy được tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong việc khắc họa bức chân dung duyên dáng, sắc tài toàn vẹn của hai chị em Vân – Kiều thì đến với đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, người đọc một lần nữa lại thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo của Nguyễn Du trong bức tranh mùa xuân thấm đượm tâm hồn con người.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 15
Mùa xuân là mùa của hoa thơm cỏ lạ, mùa của lễ hội văn hóa dân gian, mùa xuân đã hơn một lần đi vào thơ ca của Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Hàn Mặc Tử… Đến với bức tranh mùa xuân xinh đẹp của Nguyễn Du trong “Cảnh ngày xuân”, mùa xuân của lễ hội góp thêm một hương sắc mới.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 16
Trang thơ của Nguyễn Du đang mở rộng trước mắt chúng ta. Có phải không, sau bức chân dung giai nhân là bức họa về cảnh sắc mùa xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc, của chị em Thúy Kiều? Đoạn thơ Cảnh ngày xuân gồm có 18 câu, từ câu 39 đến câu 56 của Truyện Kiều tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh và tả tình của thi hào Nguyễn Du. Một vỏ đẹp thanh xuân, một niềm vui xôn xao, náo nức cứ dâng lên, cứ lan tỏa, rồi lắng dịu mãi trong lòng ta khi đọc đoạn thơ này.
Mở bài đoạn trích Cảnh ngày xuân mẫu 17
Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, người đã để lại cho nền văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Trong đó, truyện Kiều được coi là “thiên truyện”, kể về cuộc đời nàng Kiều hồng nhan bạc mệnh. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong số những đoạn nổi bật nhất, vừa tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, vừa mở ra những nốt thấp quan trọng trong cuộc đời Thúy Kiều.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “mở bài cho tác phẩm “Cảnh ngày xuân”” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 01/2025!