Updated at: 28-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “mở bài cho tác phẩm Bến quê” chuẩn nhất 03/2024.

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bến quê hay nhất

MB 1

Bến quê là truyện ngắn được lấy làm tên chung cho tập truyện của nhà văn quân đội Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), xuất bản năm 1985. Ở tác phẩm này, ngòi bút của nhà văn hướng vào những sự việc tưởng chừng nhỏ nhặt, tầm thường, để thông qua đó phát hiện ra chiều sâu của đời sống tinh thần với bao nhiêu quy luật và nghịch lí, vượt ra khỏi tầm nhìn, tầm suy nghĩ hạn hẹp trước đây của tác giả nói riêng và mọi người nói chung.

MB 2

Truyện Bến quê thấm một nỗi buồn và tình thương khi ta bắt gặp một nhân vật ốm đau bệnh tật nằm liệt giường. Nhĩ là người chồng, người cha, người láng giềng, người bạn bị bệnh đã nhiều, không thể đi lại được nữa, muốn ngồi dậy cũng phải có người nâng đỡ; có lúc anh phải “thu hết tàn lực” mới “lết dần lết dần” ra khỏi phiến nệm nằm, mà anh cảm thấy “như mình vừa bay được một nửa vòng trái đất”. Ốm nặng liệt giường đã nhiều tháng ngày, cơ thể anh bị tàn phá nặng nề “phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng, vừa lở loét”.

MB 3

Không hiểu sao, đã từ lâu, khi đọc Bến quê, tôi cứ đinh ninh đây là bản di chúc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu gửi lại cho đời, được ông viết ngay từ hơn bốn năm trước lúc ra đi, và hơn hai năm khi biết mình bị trọng bệnh – bệnh ung thư máu. Trong một dung lượng cho rất kiệm, chỉ khoảng sáu trang sách (Bến quê có lẽ thuộc trong số những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu), nhà văn đã gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc, minh triết về cuộc đời con người, chỉ có thể có được khi một người đã đi gần trọn đời mình, nhìn lại và vượt qua mọi ham hố, danh vọng, ảo tưởng, để thấu đạt tới những giá trị đích thực, giản dị và bền vững của cuộc sống.

MB 4

Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp thơ văn khá đồ sộ như: Bức tranh, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng…Đây là thời kỳ nhà văn đang “đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn của con người” thời kỳ mà con người Việt Nam dường như chỉ sống trong lý tưởng và sống bằng lý tưởng.Nhưng khi đất nước hòa bình, anh đã rất nhạy cảm và nhìn ra được những thay đổi của con người, những cuộc đời trĩu nặng đau thương nhưng nồng nàn khắc khoải với cuộc sống. Đọc “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm.

MB 5

“Cây đa, bến nước, mái đình

Nghìn năm sâu đậm nghĩa tình quê hương”

Câu ca dao gợi tình cảm quê hương, gợi nhớ những bến quê quen thuộc, nơi có những xóm chài với dăm ba mảnh thuyền giăng lưới, nơi có cái xóm lẻ với những rặng tre xanh, vài cây sung chín rụng. Và cái bến quê ấy đã đi vào sáng tác của Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn Bến quê. Qua tác phẩm, tác giả không chỉ tả thực cái bến quê nào đó mà còn muốn gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của mình trước cuộc đời, thức tỉnh mọi người về những vẻ đẹp và giá trị cao quý của những điều bình dị gần gũi quanh ta.

MB 6

Khi đánh giá về vai trò và tài năng của Nguyễn Minh Châu trong nền văn học Việt Nam, nhà văn Nguyễn Khải từng khẳng định ” Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc, là một trong những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”, quả thực vậy, theo dõi những sáng tác của Nguyễn Minh Châu ta thấy được cả thế giới nghệ thuật đồ sộ mà trong đó không chỉ có tinh thần dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng được kế tục từ thế hệ nhà văn đi trước mà còn có những màu sắc hoàn toàn mới mẻ của những cách tân nghệ thuật giai đoạn sau đổi mới. Một trong những tác phẩm nổi bật, chứa đựng những cách tân nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 là truyện ngắn Bến quê, từ câu chuyện về nhân vật Nhĩ, nhà văn đã mở rộng phạm vi phản ánh, chiêm nghiệm đến những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh, đó là nhận thức, thái độ của con người với những vẻ đẹp, giá trị xung quanh.

MB 7

Truyện ngắn Bến quê được sáng tác trong những năm cuối đời của nhà văn Nguyễn Minh Châu, bởi vậy mà truyện không chỉ đơn thuần dựng lên một thế giới nghệ thuật mà còn chứa đựng rất nhiều triết lí nhân sinh về cuộc đời và con người. Qua những dòng suy nghĩ, trăn trở, đau đớn của nhân vật Nhĩ khi nằm trên giường bệnh, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã khéo léo gửi gắm vào đó những bài học sâu sắc về tình yêu, về lẽ sống ở đời. Hạnh phúc không chỉ ở nơi chân trời mới, nơi có những ước mơ, hoài bão mà nó còn là những gì bình dị, gần gũi nhất trong cuộc sống, vì vậy mỗi cần cần có tấm lòng gắn bó, thái độ nâng niu, trân trọng đối với những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, của quê hương.

MB 8

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại, nếu trước đổi mới Nguyễn Minh Châu kì công “đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người” thì sau đổi mới, ngòi bút của nhà văn lại hướng đến bề sâu, những góc khuất của cuộc sống con người thời hậu chiến để phát hiện và phản ánh bản chất với tất cả đa diện, phức tạp của cuộc sống ấy. Truyện ngắn “Bến quê” là một trong những tác phẩm kết tinh xuất sắc nhất cho tài năng và phong cách và cả những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn sau đổi mới. Thông qua những nghịch lí, bi kịch trong hoàn cảnh, cuộc sống của nhân vật Nhĩ, nhà văn đã gửi gắm nhiều thông điệp sâu sắc về cuộc sống và con người.

MB 9

Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng có một định nghĩa rất thơ về quê hương:

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho em leo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đến trường

Em về đầy bướm vàng bay…”

Thật vậy, trên đời này bao nhiêu người thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa khác nhau về quê hương. Nhưng theo nghĩa chung nhất, quê hương là điểm đến của tâm hồn, là điểm trở về của mọi xao xuyến tâm hồn và là nơi ta có thể nương tựa sau những vấp ngã, khó khăn trên đường đời. Vì đơn giản quê hương là nơi lưu giữ những kỷ niệm ngọt ngào và nơi luôn có những trái tim yêu thương sẵn sàng mở rộng vòng tay đón ta vào lòng. Cũng nhận ra điều đó, Nguyễn Minh Châu – một nhà văn luôn có những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời đã viết truyện ngắn “Bến quê” (1985) để thức tỉnh người đọc nhận ra điều đó. và biết trân trọng vẻ đẹp gần gũi, giản dị, bền vững và đáng quý của gia đình, quê hương.

MB 10

“Bến quê” là truyện ngắn lấy tên chung cho tập truyện quân đội của nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), xuất bản năm 1985. Ở tác phẩm này, ngòi bút của nhà văn tập trung vào những sự kiện tưởng tượng. nhỏ bé, tầm thường, qua đó khám phá ra chiều sâu của đời sống tinh thần với nhiều quy luật và nghịch lý, vượt ra khỏi tầm nhìn và suy nghĩ hạn hẹp trước đây của tác giả nói riêng và mọi người nói chung.

MB 11

Không hiểu sao từ lâu, khi đọc “Bến quê”, tôi cứ ngỡ đây là bản di chúc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu gửi lại cho đời, được ông viết hơn bốn năm trước khi ra đi, và hơn hai năm khi tôi ra đi. phát hiện ra mình mắc căn bệnh hiểm nghèo – ung thư máu. Trong một dung lượng rất hạn chế, chỉ khoảng sáu trang sách (“Bến quê” có lẽ là một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu), nhà văn đã chuyển tải những chiêm nghiệm sâu sắc và minh triết về cuộc đời. con người, chỉ có được khi con người đã đi gần hết cuộc đời, nhìn lại và vượt qua mọi dục vọng, danh lợi, ảo tưởng để vươn tới những giá trị sống chân chính, giản dị và bền vững. cuộc sống.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “mở bài cho tác phẩm Bến quê ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 03/2024!