Updated at: 10-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “kết bài cho tác phẩm “Truyện Kiều”” chuẩn nhất 01/2025.

Kết bài cho tác phẩm “Truyện Kiều”

KB 1

Với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã cất lên tiếng nói cảm thông, xót xa cho thân phận người phụ nữ, tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp của con người và tiếng nói lên án tố cáo xã hội xấu xa tàn bạo, toàn lừa lọc xảo trá mà các đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều là những điển hình cho tư tưởng nhân đạo của tác giả. Qua đó chúng ta cũng thấy được trái tim nhân đạo bao la của tác giả. Nguyễn Du và “Truyện Kiều” sẽ trường tồn mãi với thời gian.

KB 2

Nguyễn Du và “Truyện Kiều” sống mãi trong tâm hồn dân tộc, như tiếng hát lời ru của mẹ. Cảm hứng nhân đạo của nhà thơ là tiếng thương muôn đời:

“Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày…”

KB 3

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện một ước mơ cao cả, đó cũng chính là tinh thần nhân đạo của tác phẩm, ước mơ một cuộc sống công bằng, cái thiện được khuyến khích, nâng niu, cái ác phải bị trừng phạt, phải trả giá. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là một chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm yêu thương, tình người, lòng tự tôn.

KB 4

Cùng với những giá trị nghệ thuật, giá trị nhân đạo là một trong những phương diện làm nên thành công của Truyện Kiều. Nhưng hơn hết, giá trị nhân đạo đó là bằng chứng về một tấm lòng, một nhân cách cao cả của thời đại, của dân tộc.

KB 5

Thúy Kiều là nhân vật Nguyễn Du gửi gắm những tư tưởng nhân đạo của mình.Đồng thời, nàng cũng là nhân vật thể hiện giá trị nhân đạo của toàn bộ thiên kiệt tác. “Truyện Kiều” đã đánh thức trái tim của mỗi chúng ta, khiến chúng ta rơi lệ bởi sự thương xót cho nhân vật Thúy Kiều. “Truyện Kiều” là di sản vĩ đại, là linh hồn của dân tộc Việt Nam. “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” (Phạm Quỳnh).

KB 6

Dưới ngòi bút có thần của mình Nguyễn Du đã nhào nặn ra một con người toàn diện, hội tụ toàn những nét đẹp của người phụ nữ theo quan niệm của người Phong Kiến xưa. Vẻ đẹp của Thúy Kiều đã góp phần làm nên giá trị cho toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều

KB 7

Thúy Kiều được xem là ngôi sao sáng, là linh hồn của cả tác phẩm nới chung và đoạn trích ….nới riêng. Bằng tài năng, sự sáng tạo của mình, Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh nàng Kiều hội tụ đầy đủ vẻ đẹp. Qua đó, ta thấy được tài năng của “bậc thầy về tả người’’

KB 8

Truyện kiều có khả năng mê hoặc lòng người bởi vẻ đẹp của nàng Kiều đã được Nguyễn Du trao chuốt một cách kĩ càng. Thúy kiều đã góp phần làm nên giá trị cho tác phẩm nói chung và đoạn trích nới riêng. Qua đó bộc lộ tài năng của ông

Kết bài Truyện Kiều Nguyễn Du

KB 9

Với ngòi bút tài tình và tâm hồn nghệ sĩ giàu sức rung động trước tạo vật, Nguyễn Du đã để lại cho đời sau những bức tranh tuyệt diệu của thiên nhiên và mãi mãi cho đến muôn đời thiên nhiên trong truyện sẽ sống mãi trong tiềm thức của mỗi chúng ta, mang cái hồn của tâm trạng, của lòng người và phải có một tình yêu thiên nhiên đến tha thiết đắm say thì thi sĩ Nguyễn Du mới đạt được những thành công như vậy. Thiên nhiên như ẩn chứa cả tâm hồn tư tưởng cả sức sống diệu kỳ của thi sĩ Nguyễn Du

KB 10

Nguyễn Du thật xứng đáng là “bậc thầy về ngôn ngữ tả cảnh”. Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên của ông đã đạt đến mức độ điêu luyện, làm nên một tác phẩm có giá trị được nhiều bạn trong và ngoài nước đón nhận.

KB 11

Với ngôn ngữ trần thuật, nghệ thuật miêu tả nhân vật, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và lối viết giàu điển tích, điển cố Nguyễn Du đã tái hiện thành công những hình ảnh về một xã hội tàn nhẫn, bất công, chà đạp lên những người nghèo khổ, đặc biệt là phụ nữ. Từ đó ông đã  lên án những thế lực xấu xa đồng thời thể hiện được sự khao khát của con người đối với tự do, hạnh phúc và công lý. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà văn hóa và nhân văn có ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học Việt Nam. Với sự thành công về nội dung và nghệ thuật, “Truyện Kiều” đã trở thành tác phẩm kiểu mẫu của nền văn học thơ ca Việt Nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ mãi sống mãi trong lòng người đọc và sẽ luôn đồng hành cùng văn học đất nước.

KB 12

Tác phẩm thơ Nôm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được ước mơ về sự công bằng, cái ác phải bị trừng phạt, trả giá thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả thấm đẫm tình người, tình yêu thương. Cùng với những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, tinh thần nhân đạo trong Truyện Kiều cũng là một phần tạo lên thành công của tác phẩm cũng như bằng chứng về một nhân cách cao cả của đại thi hào Nguyễn Du.

KB 13

Có lẽ thông qua cuộc đời của Thuý Kiều, Nguyễn Du đã gửi gắm vào đó tinh thần nhân đạo cao cả của mình. Truyện Kiều đã đánh thức trong lòng người đọc sự cảm thông sâu sắc cũng như lòng căm tức những kẻ xấu xa lợi dùng quyền lực và đồng tiền để chà đạp lên quyền sống, công lý trong xã hội phong kiến. Truyện Kiều chính là một trong những di sản văn hóa thơ ca nổi bật của nền văn học Việt Nam. Giống như cách nhà văn hóa Phạm Quỳnh đã nói “ Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”.

KB 14

Truyện Kiều là một bản cáo trạng bằng thơ về xã hội phong kiến ​​đầy bất công, tàn bạo, phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đầy biến động. Đồng thời, tác phẩm phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội, ngay cả đối với những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Vương Thúy Kiều  – một cô gái thông minh, nhạy cảm, biết quan tâm, hy sinh, luôn sẵn sàng đấu tranh vì nhân phẩm nhưng luôn bị xã hội phong kiến ​​chà đạp. Cả tác phẩm là tiếng nói của những người bị xã hội phong kiến đàn áp, họmong muốn, khát khao quyền sống, quyền tự do, công lý, tình yêu và hạnh phúc.

KB 15

Truyện Kiều có sức sống bền bỉ bởi giá trị nghệ thuật độc đáo và giá trị nội dung nhân đạo của nó. Với trình độ học vấn uyên thâm, Nguyễn Du đã tạo dựng thành công hình tượng các nhân vật trong Truyện Kiều, mỗi nhân vật đều được khắc họa chi tiết và cụ thể qua hình dáng, tính cách.  Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ hàn lâm và ngôn ngữ dân gian tạo nên tính biểu cảm, trong sáng. Tất cả những yếu tố này đã tạo nên một kiệt tác có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc.

KB 16

Tóm lại, Truyện Kiều của Nguyễn Du là tiếng nói cảm thông trước số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bên cạnh đó, Nguyễn Du còn ca ngợi vẻ đẹp của con người không bị tha hóa trước số phận nghiệt ngã, tố cáo sự xấu xa, tàn bạo của xã hội phong kiến. Toàn bộ Truyện Kiều thấm nhuần tư tưởng nhân đạo của bậc thi nhân có một không hai và Truyện Kiều sẽ trường tồn mãi mãi với thời gian, được các thế hệ sau này lưu trữ trong kho tàng tàng văn học, thơ ca Việt Nam.

KB 17

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các điển tích, ca dao và tục ngữ mang đến cảm giác thân thân thuộc  và hấp dẫn cho hơn 3.000 câu thơ của Truyện Kiều. Cho đến ngày nay, tác phẩm vẫn xứng đáng là một trong những tập thơ kinh điển của nền văn học Việt Nam.

Chính những ảnh hưởng từ xã hội, gia đình và cuộc đời cũng như tài năng văn học trời phú đã hun đúc lên một Nguyễn Du với một trái tim giàu tình yêu thương một nhà nhân đạo lớn và một danh nhân văn hóa thế giới cho Việt Nam. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam.

KB 18

Thúy Kiều là nhân vật được Nguyễn Du gửi gắm vào đó tinh thần nhân đạo của mình. Từng câu thơ trong Truyện Kiều đều khiến người đọc phải sửng sốt trước cuộc đời gian truân của Kiều, đại diện cho người phụ nữ và người yếu thế bị áp bức trong xã hội cũ. Những giá trị nghệ thuật và nội dung đã làm lên sự thành công của Truyện Kiều và khiến tác phẩm trở thành một trong những kiệt tác của nền văn học Việt Nam.

KB 19

Truyện Kiều là tiếng khóc than của những người lương thiện bị áp bức, bách hại. Khi Nguyễn Du viết Truyện Kiều, ông bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau khổ của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội xưa. Truyện Kiều là tiếng nói đề cao những giá trị, phẩm chất cao quý của con người như sắc đẹp, tài năng, bản lĩnh, lòng hiếu thảo, tấm lòng nhân hậu, vị tha … Tác phẩm cũng là khát vọng chân thành của con người về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ cũng đã tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của những người lương thiện, khiến họ khốn khổ, tù túng. Phải là một con người có tấm lòng hết mực yêu thương và tin tưởng con người như  Nguyễn Du mới tạo nên một Truyện Kiều mang giá trị nhân đạo cao cả như vậy.

KB 20

Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều, tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột. Tố Như sử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết, nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” chính là đã khái quát rất tuyệt vời về giá trị của Truyện Kiều trên mọi phương diện.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các điển tích điển cố với ca dao tục ngữ tạo nên một sự mượt mà và hấp dẫn cho hơn 3000 câu thơ Truyện Kiều. Và đến tận ngày nay nó vẫn xứng đáng là một trong những tập thơ kinh điển của văn học Việt Nam.

Từ quê hương, xã hội, gia đình, cuộc đời, năng khiếu bẩm sinh, đã tạo cho Nguyễn Du có trái tim yêu thương vĩ đại, một thiên tài văn chương với sự nghiệp văn học có giá trị lớn. Ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi với dân tộc và trở thành linh hồn của thi ca.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “kết bài cho tác phẩm “Truyện Kiều”” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 01/2025!