Updated at: 25-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “kết bài cho tác phẩm Nói với con” chuẩn nhất 04/2024.

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Nói với con hay nhất

KB 1

“Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương. Với cách dẫn dắt tự nhiên giọng điệu thiết tha trìu mến rõ qua từng từ ngữ, hình ảnh, bài thơ thể hiện tình cha yêu con, muốn con nên người nên chỉ dạy con biết yêu quê hương và tự hào về truyền thống tốt đẹp của người đồng mình. Hãy luôn nghĩ về tình cảm mà cha mẹ dành cho mình để sống xứng đáng hơn với sự yêu thương bao bọc ấy:

“Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong

Con ơi giữ trọn hiếu trung

Sớm hôm chăm chỉ kẻo uổng công mẹ thầy”.

(Ca dao)

KB 2

Tóm lại, bằng bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, bằng những hình ảnh cụ thể mà vẫn giàu chất thơ, “Nói với con” đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Điều lớn lao nhất mà người cha truyền đến được cho con chính là lòng tự hào về quê hương và niềm tự tin khi bước chân vào đời. Khi biết tự hào một cách chính đáng thì sẽ có lòng tự tin vững chắc. “Lên đường/ Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con” – bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía mỗi con người về nghĩa tình gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

KB 3

Qua bài thơ tác giả đã khái quát được một thứ tình cảm thiêng liêng bất diệt trong mỗi con người đó là tình cảm gia đình mà rộng ra là niềm tự hào quê hương, đất nước. Chính những yếu tố này nâng bước, dìu dắt mỗi chúng ta trên đường đời đầy giông bão. Kết hợp với ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu chân thành đã tạo nên sức hấp dẫn và thành công cho tác phẩm.

KB 4

Bằng những lời thơ giản dị như lời tâm sự của cha dành cho con và các hình ảnh thơ giàu sức gợi, “Nói với con” của Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống tốt đẹp và sức sống mạnh mẽ của quê hương. Ông cũng muốn nhắn gửi đến con về lòng tự tôn dân tộc. Đồng thời bài thơ cũng giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết về cuộc sống và vẻ đẹp của những người con dân tộc miền núi.

KB 5

Nói với con là bài thơ hay với những vần thơ tự do, phóng khoáng tựa tâm hồn của người miền núi, đã thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương của người cha đối với con thông qua cách giáo dục mềm mỏng, thủ thỉ, thấm đẫm ân tình. Đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào, niềm yêu thương của tác giả đối với mảnh đất quê hương và những con người chất phác, tuy nhỏ bé về sức vóc nhưng lại mang trong mình những vẻ đẹp tâm hồn lớn lao, đáng ngưỡng mộ.

KB 6

Qua bài thơ ta thấy được bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương không chỉ đơn thuần là những ngôn từ đầy cảm xúc mà đó còn chính là những lời tâm sự chân thành ẩn sâu trong đáy lòng của người cha đối với đứa con nhỏ của mình. Trong lời tâm sự ấy, người cha không chỉ nói với con về cội nguồn sinh thành mà còn gợi nhắc đến truyền thống tốt đẹp của “người đồng mình”. Lời tâm sự cũng là tình yêu, là niềm hi vọng mong mỏi của người cha trao gửi nơi con, người cha ấy muốn con biết rằng mình được trưởng thành trong tình yêu thương, sự đùm bọc của gia đình, quê hương, từ đó hy vọng con sống tình nghĩa, gắn bó với làng bản, quê hương, mong con có thể kế thừa truyền thống, phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình đã để lại.

KB 7

Nhìn chung, sau khi đọc xong bài thơ Nói với con, ta có thể thấy với thể thơ tự do, với số câu chữ không theo khuôn định, phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt của bài thơ. Đặc biệt với nhịp điệu lúc bay bổng có lúc lại nhẹ nhàng, lúc khúc chiết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn,… Nguyễn Y Phương đã tạo ra sự cộng hưởng hài hòa, nhịp nhàng bằng những cung bậc tình cảm khác nhau trong những lời cha truyền thấm sang cho con trong bài thơ. Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi, cô đọng mà vẫn phong phú, sinh động. Quả đúng là một thứ “ngôn ngữ thổ cẩm” quyến rũ. Nhà thơ Y Phương thấu hiểu vì thế mà thi sĩ mới có thể  lột tả hết được cái hồn cốt trong bản sắc truyền thống của người dân miền núi. Từ bài thơ này, lời mà người cha nói với con hay đó cũng chính là lời trao gửi thế hệ mai sau.

KB 8

Những con người dân tộc miền núi mang trong mình bản chất mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. Cuộc sống của họ hằng ngày lên rừng, làm rẫy, tất bật với rất nhiều công việc nặng nhọc. Dẫu cuộc sống có vất vả nhưng họ vẫn luôn gắn bó khăng khít bên nhau. Những từ ngữ “đan”, “cài” không những nói lên sự gắn bó mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhòa của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào lòng người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ, phát huy. Quê hương và những người nơi đây là điều con phải nhớ, phải gắng nhớ về họ để biết ơn và để trở thành người có ích làm giàu đẹp non sông.

KB 9

Vậy đấy, chỉ bằng những ngôn ngữ hết sức mộc mạc và lối tư duy giản dị nhưng bằng tình cảm chân thành và mục đích nhân văn, giáo huấn chân lý, tác giả Nguyễn Y Phương đã viết lên được 1 tác phẩm Nói với con thành công chứa đựng những lời thơ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc với người con. Những lời nói đó như một hành trang, một điểm tựa vững chắc để nâng bước con vào đời. Không chỉ vậy, lời thơ còn mang trong mình một ý nghĩa thầm kín không chỉ lời cha nói với con mà là lời trao gửi đến biết bao thế hệ.

KB 10

Bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc , chân chất kết hợp với lối thơ tự do, bài thơ “Nói với con” của Y Phương vừa tha thiết, tình cảm như bản tình ca về tình phụ tử, vừa bay bổng, phóng khoáng như chính tâm hồn của con người dân tộc. Qua lời người cha nói với con, người đọc không chỉ cảm nhận được tình yêu, tấm lòng, niềm hi vọng của người cha với con mà còn thấy được sự gắn bó mà còn thấy được tinh thần tự hào của người cha về những truyền thống tốt đẹp và lối sống tình nghĩa, kiên cường của người đồng mình. Có thể nói, tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con trở nên ý nghĩa hơn, đặc biệt hơn cả bởi nó được đặt trong tình yêu quê hương, đất nước.

KB 11

Trong bài thơ, tình yêu thương con của người cha được đặt trong tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Người cha mong muốn con được lớn lên khỏe mạnh, kiên cường, sống tình nghĩa, thủy chung như người đồng mình đi trước đã từng. Qua lời người cha nói với con, nhà thơ Y Phương trong bài thơ Nói với con đã khéo léo để gợi nhắc mỗi người hãy luôn nhớ về cội nguồn, quê hương của mình. Mỗi người không chỉ được nuôi dưỡng bao bọc bởi tình yêu của bố mẹ, gia đình mà còn được trưởng thành, nuôi lớn bởi quê hương, đất nước. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải có ý thức gắn bó, yêu thương, đùm bọc và có trách nhiệm kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương mà ông cha ta đã để lại.

KB 12

Qua tất cả những gì người cha nổi với con, có thể thấy đó là một người cha rất yêu thương con. Người cha dành cho con tình cảm thật thiết tha, trìu mến và niềm tin tưởng mãnh liệt. Điểm lớn nhất mà cha truyền cho con là lòng tự hào, là sức sống mạnh mẽ, lòng yêu quê hương tha thiết, ý chí quyết tâm vươn lên trong cuộc sống và sự tự tin khi bước vào đời.

Nói với con là bài thơ hay với những vần thơ tự do, phóng khoáng tựa tâm hồn của người miền núi, đã thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương của người cha đối với con thông qua cách giáo dục mềm mỏng, thủ thỉ, thấm đẫm ân tình. Đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào, niềm yêu thương của tác giả đối với mảnh đất quê hương và những con người chất phác, tuy nhỏ bé về sức vóc nhưng lại mang trong mình những vẻ đẹp tâm hồn lớn lao, đáng ngưỡng mộ.

Đọc bài thơ, người đọc đã cảm nhận và thấu hiểu những tình cảm thiêng liêng của cha dành cho con cùng những ước mong rất giản dị nhưng sâu sắc. Từ đó, mỗi chúng ta phải luôn trân trọng những tình cảm của cha dành cho mình, không phụ lòng tin của cha và khắc ghi những gì cha dạy bảo để thành công trong học tập, trong cuộc sống.

KB 13

“Nói với con” một bài thơ thật thiết tha mộc mạc trong từng câu chữ. Bởi tác giả là người dân tộc, nên thơ ông đậm chất với lời ăn tiếng nói của quê hương, ta càng cảm thấy một tình yêu bao la của ông dành cho quê mình. Không chỉ vậy, với thể thơ tự do, không gò bó nó như là một dòng sông, dòng suối mát lành, chảy trôi qua tâm hồn con. Cùng với đó là các biện pháp nghệ thuật vô cùng đặc trưng như so sánh, ẩn dụ, tục ngữ… đã góp phần làm cho bài thơ trở nên sinh động hơn, mãi in sâu trong lòng người.

Lời tâm sự của người cha thật mộc mạc nhưng rất chân thành. Qua bài thơ “Nói với con” đầy ý nghĩa, ta càng cảm nhận được một tình yêu vô bờ bến của người cha dành cho người con. Y Phương muốn người con của mình trở thành một con người tốt, luôn nhớ tới cội nguồn của mình, nhớ những điều mà đã làm nên con của ngày nay.

Những lời tâm sự ấy, Y Phương không chỉ muốn gửi gắm tới người con của mình mà còn muốn gửi tới toàn thế hệ trẻ của quê hương, hãy luôn nỗ lực phấn đấu, có ý chí kiên cường để xây dựng đất nước một tươi đẹp hơn.

KB 14

Bằng thể thơ tự do, các câu thơ có độ ngắn dài khác nhau kết hợp giọng thơ khi mạnh mẽ, khoáng đạt; khi lại chùng xuống, lắng sâu như những lời tâm tình thủ thỉ, bài thơ “Nói với con” đã nêu bật ý nghĩa của gia đình và quê hương – những chiếc nôi có vai trò quan trọng đối với con người. Đồng thời thể hiện rõ ngọn lửa của niềm tự hào, ý thức bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà tác giả muốn truyền đến và thắp sáng trong lòng độc giả.

Bài thơ Nói với con là một thành công lớn trong con đường sự nghiệp của Y Phương. Với những lời nói rất đỗi mộc mạc và giản dị tình cảm cha con hiện lên là một tình cảm vô cùng thắm thiết và cao đẹp. Bài thơ là lời khuyên bảo và ước mong của người cha đối với con, muốn con kế thừa đức tính tốt đẹp của người đồng mình, biết tự hào truyền thống quê hương, yêu quê hương, tự tin trên đường đời và cố gắng vươn lên, vượt qua mọi thử thách để xây dựng quê hương với những truyền thống tốt đẹp.

KB 15

Nói với con thực chất là Y Phương mượn lời của người cha nói với con để tự nói với mình, tự nhắc nhở bản thân về niềm tự hào sâu sắc với truyền thống tốt đẹp, với những phẩm chất đáng quý của người dân tộc Tày nói riêng, và toàn bộ các dân tộc miền rẻo cao nói chung.

Dẫu họ không được ưu ái một hoàn cảnh sống thuận lợi, thế nhưng bằng sức mạnh tinh thần, bằng ý chí phấn đấu không ngại khó, ngại khổ họ đã tự xây dựng cho mình một cuộc sống tươi đẹp, với những vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa được kế thừa, gìn giữ và phát huy biết bao đời.

Y Phương muốn nhắc nhở các thế hệ đi sau phải biết phấn đấu, cố gắng duy trì những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng niu, trân trọng và truyền thừa chúng đến muôn đời sau. Có thể nói rằng “Y Phương đã rất thành công trong việc diễn đạt ý tưởng sâu sắc ấy bằng những câu thơ nồng nàn và hồn nhiên như trời đất đại ngàn thân thương vậy!”

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “kết bài cho tác phẩm Nói với con” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!