Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “kết bài cho tác phẩm “Mã Giám Sinh mua Kiều”” chuẩn nhất 10/2024.
Kết bài cho tác phẩm “Mã Giám Sinh mua Kiều”
KB 1
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một dẫn chứng chứng minh cho tài năng miêu tả tâm lí và xây dựng hình tượng nhân vật tài tình của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện Kiều một trong muôn tiếng kêu thương trước số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời, nó là lời kết án âm thầm mà không kém phần mãnh liệt cái xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những kẻ bất lương như Mã Giám Sinh; Vì lợi ích cá nhân, chúng sẵn sàng chà đạp thô bạo lên nhân phẩm. Thông điệp mà nhà thơ Nguyễn Du muốn gửi đến tất cả chúng ta là: Hãy chặn đứng những bàn tay tội ác! Hãy cứu lấy con người!
KB 2
Bức tranh mua bán người thật xót xa não lòng làm ta liên tưởng đến những chợ bán nô lệ một thời dã man của lịch sử. Ngòi bút Nguyễn Du cố giữ thái độ bình tĩnh khách quan khi miêu tả nhưng rồi lòng căm phẫn và xót thương không kìm nén được. Nguyễn Du lên án gay gắt cái xã hội tàn ác đã giày xéo lên quyền sống con người mà nạn nhân bi thảm nhất là những người phụ nữ.
KB 3
Phải nói, trước sau, Nguyễn Du cũng đã miêu tả cảnh bán người như là cảnh “cành hoa đem bán cho thuyền lái buôn”. Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn du đã khắc họa được tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên tài sắc, nhân phẩm của người phụ nữ đồng thời bộc lộ sự thương cảm sâu sắc bởi nỗi đau oan trái của Thúy Kiều ngay từ buổi đầu của đoạn đời lưu lạc đầy bất hạnh của nàng.
KB 4
Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn du đã khắc hoạ được tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên tài sắc, nhân phẩm của người phụ nữ đồng thời bộc lộ sự thương cảm sâu sắc bởi nỗi đau oan trái của Thuý Kiều ngay từ buổi đầu của đoạn đời lưu lạc đầy bất hạnh của nàng.
KB 5
Qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, người đọc không chỉ được cảm nhận về nỗi đau khổ, số phận đầy cay đắng của Thúy Kiều mà còn nhìn rõ bản chất của tên buôn người lố lăng giả tạo Mã Giám Sinh. Nguyễn Du đã vạch trần bản chất của một xã hội dơ bẩn, “ăn thịt người”, coi thường tính mạng và giá trị của con người, đồng tiền bị lợi dụng trở thành công cụ chèn ép và áp bức bất công.
KB 6
Mã Giám Sinh mua Kiều là đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du, bên cạnh bài làm văn Phân tích Mã Giám Sinh mua Kiều, thầy cô cùng các bạn học sinh có thể tham khảo thêm những bài làm văn khác như Kể lại sự kiện Mã Giám Sinh đến mua Kiều, Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều, Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh, Kể lại bằng lời văn của mình nội dung đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, hay cả phần Soạn bài Mã giám sinh mua Kiều cùng rất nhiều những bài văn mẫu hay khác.
KB 7
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một dẫn chứng chứng minh cho tài năng miêu tả tâm lí và xây dựng hình tượng nhân vật tài tình của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện Kiều một trong muôn tiếng kêu thương trước số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời, nó là lời kết án âm thầm mà không kém phần mãnh liệt cái xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những kẻ bất lương như Mã Giám Sinh; Vì lợi ích cá nhân, chúng sẵn sàng chà đạp thô bạo lên nhân phẩm. Thông điệp mà nhà thơ Nguyễn Du muốn gửi đến tất cả chúng ta là: Hãy chặn đứng những bàn tay tội ác! Hãy cứu lấy con người!
KB 8
Đoạn thơ thể hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du trong sự tả cảnh mua Kiều, trong tả người: tả Mã Giám Sinh, tả mụ mối thì sử dụng bút pháp hiện thực, chi tiết hiện thực; tả Kiều thì thiên về ước lệ. Rất biến hóa, tài tình. Ngôn ngữ mang sắc thái biểu cảm đầy ấn tượng.
Tóm lại, cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều có giá trị tố cáo hiện thực và chứa chan tinh thần nhân đạo. Đoạn thơ là sự khởi đầu tiếng kêu thương của một kiếp đoạn trường.
KB 9
Bức tranh mua bán người thật xót xa não lòng làm ta liên tưởng đến những chợ bán nô lệ một thời dã man của lịch sử. Ngòi bút Nguyễn Du cố giữ thái độ bình tĩnh khách quan khi miêu tả nhưng rồi lòng căm phẫn và xót thương không kìm nén được. Nguyễn Du lên án gay gắt cái xã hội tàn ác đã giày xéo lên quyền sống con người mà nạn nhân bi thảm nhất là những người phụ nữ.
KB 10
Nguyễn Du đã khắc họa chân dungnhân vật thông qua ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại. Từ đó ông đã vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Mã Giám Sinh và đồng thời lên án các thế lực xấu xa đã chà đạp dã man tài năng và nhân phẩm của phụ nữ với đại diện là Thúy Kiều. Hơn nữa, Nguyễn Du cũng đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất đối với những đau khổ bất công mà Kiều phải chịu đựng.
KB 11
Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một minh chứng cho tài năng miêu tả tâm lí và miêu tả nhân vật tài tình của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện Kiều là một trong rất nhiều tiếng khóc thương tiếc cho số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời, đó là sự phản bác âm thầm nhưng không kém phần mạnh mẽ đối với xã hội phong kiến suy đồi đã sản sinh ra những kẻ phản diện như Mã Giám Sinh, sẵn sàng chà đạp nhân phẩm con người một cách thô bạo vì lợi ích cá nhân.
KB 12
Tổng kết lại, Nguyễn Du đã vẽ thành công bức chân dung tiêu biểu và sống động về Mã Giám Sinh bằng ngòi bút miêu tả điêu luyện của ông. Bức chân dung của Mã Giám Sinh không còn là một nhân vật trong thơ ca mà giống như những con người thực ở bên ngoài xã họi. Bên cạnh đó, với bút pháp đậm nét, Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng tủi nhục và cay đắng của Thúy Kiều khi bị xem là món hàng. Cùng với lối sử dụng ngôn ngữ đỉnh cao và sự thấu hiểu phân tích và miêu tả tâm lý con người trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, chúng ta thấy rằng Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi của nghệ thuật miêu tả chân dung và tâm lý nhân vật.
KB 13
“Mã Giám Sinh mua Kiều” được trích trong bài thơ “Truyện Kiều ” của nhà thơ Nguyễn Du. Đoạn trích như một màn bi hài kịch với sự giả dối của tên buôn người Mã Giám Sinh và sự đau đớn khi nhân phẩm bị chà đạp của Thúy Kiều. Có thể thấy, để viết lên một màn độc đáo như vậy chắc chỉ có tài năng miêu tả của Nguyễn Du mới có thể làm được. Nhìn chung, đoạn trích cũng đã phần nào thể hiện được tinh thần nhân đạo của tác giả : luôn đau xót cho số phận con người và phê phán xã hội phong kiến thối nát.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “kết bài cho tác phẩm “Mã Giám Sinh mua Kiều”” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!