Updated at: 11-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm “Cảnh ngày xuân”

Kết bài Cảnh ngày xuân số 1 

Tóm lại, trong đoạn trích cảnh ngày xuân, Nguyễn Du không chỉ miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân ấn tượng mà còn miêu tả nội tâm nhân vật rất suất sắc. Việc sử dụng nhiều từ láy giàu sức gợi hình giúp cho bức tranh mà tác giả miêu tả thêm phần tươi sáng và gợi hình. Cảnh ngày xuân đúng như tên gọi của đoạn trích, bức tranh ngày xuân hiện ra không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là lễ hội đầu năm đầy hứng khởi, tươi vui nhưng cũng đậm chất văn hóa truyền thống.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 2

Đoạn trích Cảnh ngày xuân là tuyệt bút trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc của Nguyễn Du. Theo trình tự thời gian của chuyến du xuân với kết cấu hợp lí, Nguyễn Du đã phác hoạ được toàn cảnh thiên nhiên tươi đẹp  và lễ hội mùa xuân đầy hứng khởi, tươi vui. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ giàu hình dáng, từ ngữ gợi hình, tính từ miêu tả màu sắc, từ ghép… và nghệ thuật chấm phá đầy cảm hứng thi ca giúp cảnh ngày xuân trở lên vô cùng đẹp mắt và ấn tượng.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 3

Nguyễn Du là một nhà thơ vô cung tinh tế có một tâm hồn nhạy cảm và chất thơ rất nghệ thuật. Điều đó đã thể thiện trong chính bức tranh thiên nhiên mùa xuân khi miêu tả một cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều. Không cần ngôn ngữ hoa lệ, chỉ một vài nét chấm phá đã đưa bức tranh thiên nhiên lên hàng tuyệt tác. Có lẽ chính tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người đã tạo cảm hứng cho Nguyễn Du để ông có thể vẽ lên một bức tranh đẹp như vậy bằng ngôn từ hết sức độc đáo của mình.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 4

Cảnh ngày xuân có lẽ là một trong những cảnh thơ đặc sắc nhất trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên trong sáng mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong buổi lễ thanh minh truyền thống và  ý nghĩa. Và Nguyễn Du cũng đã thể hiện tài năng của mình trong việc tạo ra một bức tranh miêu tả cảnh đẹp mùa xuân tinh tế chỉ bằng vài nét chấm phá đơn giản của biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 5

Như vậy, có thể thấy cảnh ngày xuân được miêu tả hết sức rực rỡ dưới bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo của đại thi hào Nguyễn Du. Vẻ đẹp ngày xuân đó làm người đọc phải thấy rung động trước tuyệt tác của thiên nhiên. Nguyễn Du đã rất thành công trong việc xây dựng lên một bức tranh tươi đẹp về mùa xuân, lễ hội và cuộc du xuân ý nghĩa của chị em Thúy Kiều.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 6

Tóm lại, với hệ thống từ ghép và láy giàu hình tượng, giàu sức gợi khiến đoạn trích  “Cảnh ngày xuân” xứng đáng là một bức tranh đẹp bậc nhất, tạo được sức hút đối với người xem. Thời gian, không gian và cảnh vật mùa xuân qua nét vẽ tự nhiên của Nguyễn Du trở lên rõ ràng, tươi sáng nhưng đồng thời cũng nhuộm màu tâm trạng khi ánh chiều tà của cuộc du xuân được nhắc đến. Chính cách tả cảnh ngụ tình đầy ẩn ý của Nguyễn Du đã đưa tên tuổi của đại thi hào đến gần hơn một bước trong lòng năm độc giả trong và ngoài nước sau hàng trăm năm.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 7

Kết lại, đoạn trích cảnh ngày xuân sử dụng ngôn ngữ giản dị và những hình ảnh vô cùng quen thuộc nhưng dưới sự tài tình và tài năng nghệ thuật thơ ca độc đáo, Nguyễn Du đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi sáng cùng khung cảnh lễ hội náo nhiệt, tươi vui. Đặc biệt đoạn trích Cảnh ngày xuân còn cho chúng ta thấy một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước sự thay đổi của thiên nhiên dường như trầm lặng hơn báo hiệu một tương lai không yên ả của chị em Thúy Kiều.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 8

Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã thể hiện rõ nét độc đáo và tài năng nghệ thuật thiên bẩm của đại thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm “Truyện Kiều” nổi tiếng. Sử dụng ngôn ngữ giản dị, hình ảnh quen thuộc và một vài nét chấm phá ấn tượng, Nguyễn Du đã mang đến một Lễ hội mùa xuân sôi động, rực rỡ, vui tươi và sống động thông qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Nguyễn Du còn khiến người đọc cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của con người trước những biến đổi của thiên nhiên, ở đây là tâm trạng của hai chị em Thúy Kiều sau khi đi du xuân trở về.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 9

Mùa xuân là đề tài quen thuộc của các nhà thơ nhà văn và cũng có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng viết về vẻ đẹp của mùa xuân. Tuy nhiên, Nguyễn Du lại là một tác giả vô cùng đặc biệt khi miêu tả cảnh ngày xuân chỉ với vài nét chấm phá trong đoạn trích Cảnh ngày xuân miêu tả lại cuộc du xuân của hại chị em Thúy Kiều.  Việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình đã khiến cho đoạn trích trở thành một đoạn thơ tiêu biểu của Nguyễn Du về cách miêu tả thiên nhiên tài tình.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 10

“Cảnh ngày xuân” được coi là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất miêu tả cảnh vật trong kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du . Với sự nhạy bén trong cảm nhận và tinh tế trong cách truyền tải, cách thể hiện của Nguyễn Du khiến người đọc như lạc vào không gian mùa xuân rộng lớn tươi đẹp. Bức tranh về mùa xuân của Nguyễn Du sống động, giàu sức gợi hình và gợi cảm cùng với việc miêu tả lại khung cảnh lễ hội thanh minh truyên thống.  Bởi thế, người đọc không chỉ bất ngờ và say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn được sống lại những kỷ niệm thân thương, gần gũi nhất.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 11

Nguyễn Du  với phong cách nghệ thuật và khả năng tả cảnh độc đáo của mình, đã dùng những từ ngữ được chắt lọc nhất để miêu tả cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân một cách sinh động, khiến người đọc  có thể cảm nhận được cảnh sắc của mùa xuân hiện lên vẻ đẹp tươi tắn, hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Cùng với đó là khung cảnh của lễ thanh minh, hội đạp thanh của con người hết sức hài hòa nhưng cũng rộn rã, vui tươi.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 12

Đại thi hào Nguyễn Du đã có dịp “bộc lộ” tài năng miêu tả bậc thầy của mình qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân” . Sử dụng những hình ảnh quen thuộc Nguyễn Du đã dựng lên một bức tranh ngày xuân hết sức tươi đẹp  trước mắt người đọc. Những cánh én bay lượn, những thảm cỏ xanh mướt, những cánh hoa lê trắng ngần giữa thiên nhiên trong lành và bao la. Tuy nhiên, trong bức tranh mùa xuân ấy, điều đặc biệt nhất không chỉ là bức tranh tuyệt đẹp của cảnh sắc thiên nhiên đất trời mà còn là bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình – Thúy Kiều, sự náo nức và hòa mình vào không khí của lễ hội mùa xuân, niềm vui, sự tiếc nuối và nỗi buồn khi kết thúc lễ hội.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 13

Qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, đại thi hào Nguyễn Du đã có dịp “phô lộ” tài năng miêu tả bậc thầy của mình, bằng những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc kết hợp với bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã dựng lên trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên thanh khiết, khoáng đạt với cánh én chao liệng, với cái non xanh của cỏ, sắc trắng tinh khôi của cánh hoa lê. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất trong bức tranh cảnh ngày xuân ấy không chỉ là một bức tranh đẹp đẽ về cảnh sắc thiên nhiên khi đất trời vào xuân mà ẩn hiện trong đó chính là bức tranh tâm cảnh của nhân vật trữ tình (chị em Thúy Kiều), đó là cái náo nức, vui tươi khi hòa mình vào không khí lễ hội mùa xuân, là cảm giác nuối tiếc, trầm buồn khi tan hội. Có thể nói Nguyễn Du đã mang đến cho độc giả một bức tranh cảnh – tình vô cùng ấn tượng.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 14

“Cảnh ngày xuân” được đánh giá là một trong những đoạn trích tả cảnh đặc sắc nhất trong đại kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du. Bằng sự nhạy cảm trong cảm nhận, tinh tế trong cách truyền tải, biểu hiện Nguyễn Du đã khiến người đọc như lạc vào không gian mùa xuân rộng lớn mà quá đỗi đẹp đẽ, tươi sáng ấy. Bức tranh ngày xuân của Nguyễn Du còn sống động, gợi hình, gợi cảm hơn cả khi nhà thơ đưa vào những lễ hội truyền thống của dân tộc: Lễ Tảo mộ và hội đạp thanh, đó là những nét đẹp văn hóa lâu đời của con người, dân tộc Việt Nam, cũng bởi vậy mà đọc Cảnh ngày xuân, người đọc không chỉ choáng ngợp, xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn sống dậy những kí ức thân thuộc, gần gũi nhất.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 15

Mùa xuân vốn là đề tài đã quá quen thuộc trong thơ ca, thế nhưng trên mảnh đất tưởng chừng đã có rất nhiều thi nhân “cày xới” ấy, đại thi hào Nguyễn Du vẫn có thể ghi lại dấu ấn của mình qua đoạn trích Cảnh ngày xuân. Bức tranh thiên nhiên ngày xuân trong thơ Nguyễn Du tươi sáng, đẹp đẽ vô ngần với “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã được nhà thơ sử dụng vô cùng linh hoạt đã mang đến những cảm nhận mới mẻ về mùa xuân, cũng trên phông nền xinh đẹp của mùa xuân, người đọc những cảm nhận đầu tiên về cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” của chị em Thúy Kiều trước cơn gia biến.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 16

Đoạn trích Cảnh ngày xuân đã thể hiện rõ nét cái tài tình cùng tài năng nghệ thuật miêu tả độc đáo của đại thi hào Nguyễn Du trong kiệt tác Truyện Kiều. Bằng ngôn ngữ giản dị, hình ảnh quen thuộc cùng một số nét chấm phá qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã mang đến bức tranh thiên nhiên rực rỡ, tràn trề nhựa sống, lễ hội mùa xuân vui tươi, nhộn nhịp, đồng thời qua đoạn trích Cảnh ngày xuân, Nguyễn Du đã mang đến cho người đọc những cảm nhận về tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của con người trước những biến chuyển, đổi thay của thiên nhiên, mà nhân vật trữ tình được nhà thơ gợi nhắc trong đoạn trích này chính là chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 17

Tóm lại, bằng cách sử dụng hệ thống từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình, giàu sức gợi tả, đoạn trích “cảnh ngày xuân”xứng đáng là bức tranh đẹp vào loại bậc nhất, tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm “Truyện Kiều”. Đồng thời, với cây bút miêu tả thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du, cảnh vật hiện lên tươi đẹp, trong sáng và còn nhuộm màu tâm trạng, đây là yếu tố tạo nên thành công của đoạn trích và đưa tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du đến gần với bạn đọc khắp năm châu ở mọi thế kỷ.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 18

“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,… Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân”sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 19

Đoạn trích thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc của Nguyễn Du. Đó là kết cấu hợp lí theo trình tự thời gian của cuộc du xuân kết cấu ấy giúp tác giả có thể phác họa được toàn cảnh bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân.

Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tính từ tả màu sắc, từ ghép… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 20

Với bút pháp nghệ thuật và khả năng tả cảnh đặc sắc, sử dụng những từ ngữ đắt giá, những từ láy đúng lúc đúng chỗ, Nguyễn Du đã gợi ra một bức tranh sinh động về cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân, con người như hoà vào bức tranh tươi vui, náo nhiệt ấy. Người đọc có thể cảm nhận được cảnh ngày xuân hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tươi tắn, là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “kết bài cho tác phẩm “Cảnh ngày xuân”” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!