Updated at: 14-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Phân tích Tính cách Hoạn Thư bộc lộ qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán” chuẩn nhất 10/2024.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tính cách Hoạn Thư

Mở bài

Giới thiệu đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” và nhân vật Hoạn Thư, dẫn dắt vào tính cách của nhân vật Hoạn Thư: Bên cạnh việc thể hiện tấm lòng nhân hậu, độ lượng của Thúy Kiều, tác giả còn bộc lộ rõ tính cách của Hoạn Thư là một kẻ độc ác, gian xảo

2. Thân bài

  • Hoạn Thư là người đa mưu nhiều kế: Đầu tiên là Hoạn Thư nêu ra lẽ thường tình trong tâm lí của người đàn bà
  • Hoạn Thư rất khôn ngoan và mưu trí: Hoạn Thư nhanh chân biến mình từ nạn nhân thành ân nhân, chứng minh một người mưu trí, giảo hoạt
  • Hoạn Thư biết nắm điểm yếu của người khác để mưu kế, đối phó: Hoạn Thư cố gắng lôi Thúy Kiều về cùng phe với mình, nắm được điểm yếu của Thúy Kiều là hiền lành

3. Kết bài

Ý nghĩa đoạn trích: Qua đoạn trích, ta thấy được vẻ đẹp tấm lòng nhân từ và bao dung độ lượng của Thúy Kiều

Phân tích Tính cách Hoạn Thư bộc lộ qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán- Mẫu 1

Hoạn Thư hiện lên trước hết là một con người khôn ngoan, giảo hoạt: Trước lời nói và thái độ của Kiều, phút giây đầu Hoạn Thư có “hồn lạc, phách xiêu”. Nhưng giây lát sau Hoạn Thư đã kịp trấn tĩnh và “liệu điều kêu ca”.

Lời “kêu ca” của Hoạn Thư (thực chất là cách lí giải để gỡ tội) càng bộc lộ rõ tính cách khôn ngoan giảo hoạt.

Trước hết, Hoạn Thư dựa vào tâm lí thường tình của người phụ nữ để gỡ tội “Rằng tôi chút phận đàn bà – Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. Lí lẽ này đã xóa đi sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư, đưa Hoạn Thư từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ. “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Từ tội nhân, HoạnThư đã biện bạch đẽ mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê.

Tiếp đó, Hoạn Thư kế lại “thịnh tình” của mình đã cho Kiều ra viết kinh ở Quan âm Các và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn.

+ Cuối cùng Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình, chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung độ lượng rộng lớn như trời biển của Kiều: “Còn nhờ lượng bế thương bài nào chăng”.

Qua cách lí giải đế gỡ kể tội, có thể thấy Hoạn Thư “sâu sắc nước đời” đến mức “quỷ quái tinh ma”.

Phân tích Tính cách Hoạn Thư bộc lộ qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán- Mẫu 2

Hoạn Thư là một nhân vật trong Truyện Kiều- một trong những người làm nên tấn bi kịch cho cuộc đời Kiều. Không chỉ là con người có tính cách bạo tàn, ngang ngược khi ngược đãi, chà đạp Thúy Kiều mà trong đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán”, Hoạn Thư còn hiện lên là một con người xảo quyệt, đầy cá tính, khôn ngoan.

Khi gặp được Từ Hải, được chuộc ra khỏi chốn thanh lâu, được sống cuộc sống hoàn toàn mới, Thúy Kiều dưới sự giúp đỡ của Từ Hải đã tiến hành một “phiên tòa” để tiến hành báo ân báo oán.Vốn là người gây ra bao nhiêu đau khổ, bi kịch cho Thúy Kiều, Hoạn Thư khi bị người của Từ Hải giải đến đã vô cùng hoảng hốt, lo sợ.Sự lo sợ này thể hiện ra ngay trong nét mặt:

“Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca”

Là một người đàn bà thông minh, khi bị Thúy Kiều cho giải đến lễ đường thì đã nhận thức ngay được tình huống, biết mối nguy hiểm, những hình phạt đáng sợ mà tới đây mình sẽ phải gánh chịu. Nên dù là con người hống hách, không coi air a gì thì vào hoàn cảnh này, Hoạn Thư cũng phải “hồn lạc phách xiêu”, sự hoảng loạn, sợ hãi thể hiện ran gay trong nét mặt.Tuy nhiên, Hoạn Thư cũng là người biết mình, biết ta, không buông xuôi mà có những hành động cụ thể để tự cứu lấy mình.

“Khấu đầu dưới trướng,liệu điều kêu ca”

Hành động “khấu đầu” này cho thấy Hoạn Thư đã vứt bỏ cái “tôi” kiêu hãnh để lạy lục dưới chân mà mình vô cùng căm ghét, từng coi là kẻ thù phải bị diệt bỏ. Tuy độc ác, bạo tàn nhưng Hoạn Thư cũng biết sợ hãi trước cái tử cần kề, làm mọi cách để duy trì được mạng sống.Hoạn Thư là một con người đầy linh hoạt, khéo léo.Biết sử dụng những lí lẽ của mình để thuyết phục Thúy Kiều. Hành động dã man đã đối xử với Thúy Kiều của Hoạn Thư đã quá rõ ràng, hơn nữa người trong cuộc cũng đã đích danh chỉ tội:

” Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”

Tuy nhiên, Hoạn Thư biết cách để đánh động vào sự cảm thông,lòng trắc ẩn của Thúy Kiều khi đưa ra lí lẽ:

“Rằng: Tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”

phan tich nhan vat hoan thu trong doan thuy kieu bao an bao oan

Hoạn Thư bộc lộ là một người sắc sảo, khôn ngoan

Lí lẽ Hoạn Thư đưa ra vô cùng sắc sảo mà cũng không kém phần hợp lí.Trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” như vậy nhưng Hoạn Thư vẫn có thể nghĩ ra những lí do và sắp xếp nó hợp tình hợp lí như vậy,chứng tỏ nàng ta là một người vô cùng bản lĩnh và cũng vô cùng tin tưởng vào bản thân mình.Hoạn Thư đã giải thích những hành động của mình đối với Thúy Kiều vì mang “chút phận đàn bà”, và đã là đàn bà thì ghen tuông là chuyện rất “thường tình”, đáng thương hơn là đáng trách.

Khi đã “quy đồng” tội danh của mình vào thân thận đàn bà,Hoạn Thư không dừng lại ở đó mà tiếp tục “đánh đòn tâm lí” mạnh hơn đối với Thúy Kiều, khiến Kiều không chỉ cảm thông mà còn mang ơn với Hoạn Thư:

“Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”

Hoạn Thư đã rất khéo léo khi nhắc tới những lần mình đã vô tình giúp Thúy Kiều,đó là khi cho Thúy Kiều ra Quan Âm các chép kinh thay vì cuộc sống khổ sai, bạo tàn ở nhà của Hoạn bà. Hơn nữa, Hoạn Thư cũng nhấn mạnh vào sự “từ bi” của mình khi không cho người đuổi theo khi Thúy Kiều bỏ trốn. Biết Thúy Kiều là con người trọng ân nghĩa, lại rất mực nhân hậu, vị tha nên Hoạn Thư đã kể nể đủ điều bởi nàng ta cũng biết mình đã phần nào khơi lên sự thương cảm của Kiều, đây chỉ là đòn quyết định để Thúy Kiều giảm nhẹ hình phạt đối với mình.

Khi Thúy Kiều còn đang lưỡng lự, suy nghĩ thì Hoạn Thư lại tiếp tục minh oan cho mình:

“Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai
Trót lòng gây việc chông gai
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?”

Hoạn Thư cũng kể ra nỗi khổ của mình khi sống cuộc sống “chung chồng”, và cũng biện minh cho mình vì hồ đồ nên “trót” gây ra bao tai họa cho Thúy Kiều.

Ở đây Hoạn Thư nhận hết mọi lỗi lầm của mình, nhưng bằng những lí lẽ đưa ra thì những lỗi lầm ấy trở nên nhỏ bé hơn, Hoạn Thư từ có tội dần trở thành vô tội. Điều cuối cùng mà Hoạn Thư muốn đó là sự ban ơn của Thúy Kiều đối với mình. “Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?”

Sự khéo léo trong lời nói, lập luận chặt ché đánh động được vào tâm lí người nghe cùng với bản lĩnh, sự thông minh của người đàn bà lọc lõi lẽ đời đã khiến Hoạn Thư thoát khỏi án tử, bản án cũng trở nên vô hiệu. Chính Thúy Kiều cũng phải cất tiếng khen ngợi:

“Khen cho thật đã nên rằng
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”

Phân tích Tính cách Hoạn Thư bộc lộ qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán- Mẫu 3

Trong số các đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” có một vị trí rất quan trọng. Bên cạnh việc thể hiện tấm lòng nhân hậu, độ lượng của Thúy Kiều, tác giả còn bộc lộ rõ tính cách của Hoạn Thư là một kẻ độc ác, gian xảo, lắm mưu nhiều kế, nhỏ nhen và ích kỉ, nhiều lần gây ra sóng gió trong cuộc đời Thúy Kiều.

Đoạn trích nói về việc báo ân báo oán của Thúy Kiều, theo nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân thì vô cùng độc ác nhưng với Nguyễn Du lại khác, ông dùng cái tâm và văn hóa của người Việt, biến sự trả thù của Thúy Kiều trở nên nhân văn, nhân đạo phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Thúy Kiều sau khi báo đáp ân nghĩa với Thúc Sinh – người đã cứu nàng ra khỏi lầu xanh, Thúy Kiều cho gọi Hoạn Thư vào để báo oán, khi mời Hoạn Thư lên công đường Thúy Kiều đã lập tức chào hỏi. Qua đoạn đối đáp giữa Hoạn Thư và Thúy Kiều trong cảnh báo oán ta được hiểu hơn về tính cách của Hoạn Thư. Ban đầu, trước những lời nói và thái độ của Thúy Kiều – một người có chức có quyền, ăn to nói lớn, có thể hô mưa gọi gió nên Hoạn Thư như hồn lạc phách siêu, tuy nhiên với bản chất không ngoan nàng ta đã nhanh chóng chấn tĩnh, “liệu điều kêu ca”, những lời than thở của Hoạn Thư thực chất là lĩ lẽ thanh minh để gỡ tội cho mình. Đầu tiên là Hoạn Thư nêu ra lẽ thường tình trong tâm lí của người đàn bà:

“Rằng: Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.”

Phân tích tính cách Hoạn Thư được bộc lộ qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

Với lí lẽ này, Hoạn Thư đã đưa Thúy Kiều về chung cảnh ngộ với mình, chung “chút phận đàn bà”, cùng là người phụ nữ dễ ai có thể chịu cảnh chung chồng, Hoạn Thư đã tự nhận mình là nạn nhân của chế độ đa thê trong xã hội phong kiến thối nát ấy. Sau đó, Hoạn Thư còn kể công của mình đối với Thúy Kiều:

“Nghĩ cho khi gác viết kinh

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”

Đây là nhắc lại chuyện Hoạn Thư cho Thúy Kiều ra gác Quan Âm viết kinh và không bắt giữ khi biết nàng bỏ trốn, Hoạn Thư nhanh chân biến mình từ nạn nhân thành ân nhân, chứng minh một người mưu trí, giảo hoạt. Sau tất cả những lời lẽ than thở, biện minh cho tội của mình, Hoạn Thư cố gắng lôi Thúy Kiều về cùng phe với mình, nắm được điểm yếu của Thúy Kiều là hiền lành, thương người nên Hoạn Thư chỉ cần trông chờ vào sự khoan dung và độ lượng của Thúy Kiều để thoát tội:

“Trót lòng gây việc chông gai

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”

Những lời biện hộ cảu Hoạn Thư trước Thúy Kiều đã bộc lộ rõ nàng ta là người tinh ma xảo quyệt như thế nào, thể hiện là một người “sâu sắc nước đời”, tùy từng loại người mà có cách đối phó, lươn lẹo. Và chính xác là Thúy Kiều đã mềm lòng, nghe những lời lẽ vừa có lí vừa có tình của Hoạn Thư, Thúy Kiều buộc phải khen:

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh người mẹ hiền được bố En-ri-cô nhắc đến trong bức thư qua bài “Mẹ tôi”

“Khen cho: Thật đã nên rằng,

Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.”

Với bản chất hiền từ, độ lượng, Thúy Kiều cũng không biết có nên trả thù hay là tha thứ cho Hoạn Thư, nhưng rồi cũng nghĩ “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, Hoạn Thư đã biết tội của mình nên Thúy Kiều cũng rộng lượng bỏ qua.

Qua đoạn trích, ta thấy được vẻ đẹp tấm lòng nhân từ và bao dung độ lượng của Thúy Kiều, ngược lại ta thấy oc bản chất ma ranh tinh quái của Hoạn Thư, tuy nhiên cũng khá khen mụ ta là người rất hiểu sự thế trời đời, cái gì cũng biến tấu, hóa đen thành trắng, sâu sắc nước đời.

Phân tích Tính cách Hoạn Thư bộc lộ qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán- Mẫu 4

1. Sơ đồ gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

2.1. Mở bài

– Giới thiệu sơ lược tác giả, đoạn trích

– Giới thiệu khái quát nhân vật Hoạn Thư: Nguyễn Du đã phác họa rất thành công bộ mặt khôn ngoan, lời nói giảo hoạt của Hoạn Thư trong đoạn trích này.

2.2. Thân bài

Phân tích nhân vật Hoạn Thư qua từng lần xuất hiện và hình tượng nhân vật được tạo dựng

* Luận điểm 1: Hoạn Thư là một người nham hiểm, lắm mưu nhiều kế

– Hoạn Thư hiện lên trước hết là một con người khôn ngoan, giảo hoạt:

+ Trước lời nói và thái độ của Kiều, phút giây đầu Hoạn Thư có “hồn lạc, phách xiêu”.

+ Giây lát sau Hoạn Thư đã kịp trấn tĩnh và “liệu điều kêu ca”.

=> Lời “kêu ca” của Hoạn Thư (thực chất là cách lí giải để gỡ tội) càng bộc lộ rõ tính cách khôn ngoan giảo hoạt.

* Luận điểm 2: Hoạn Thư là một người thông minh, lanh lợi và mưu trí

– Hoạn Thư nhanh trí kể lại “thịnh tình” của mình đã cho Kiều ra viết kinh ở Quan Âm Các và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn.

– Cuối cùng Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình, chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung độ lượng rộng lớn như trời biển của Kiều: “Còn nhờ lượng bế thương bài nào chăng”.

=> Qua cách lí giải để gỡ tội, có thể thấy Hoạn Thư “sâu sắc nước đời” đến mức “quỷ quái tinh ma”.

* Luận điểm 3: Hoạn Thư cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến thối nát.

– Hoạn Thư dựa vào tâm lí thường tình của người phụ nữ để gỡ tội “Rằng tôi chút phận đàn bà – Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”.

-> Lí lẽ này đã xóa đi sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư, đưa Hoạn Thư từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”.

=> Từ tội nhân, Hoạn Thư đã biện bạch để mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê.

2.3. Kết bài

– Ý nghĩa việc xây dựng hình tượng nhân vật Hoạn Thư: Qua nhân vật Hoạn Thư, ta thấy tác giả Nguyễn Du đã thể hiện sự đồng cảm và nhân đạo đối với nhân vật này.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích nhân vật Hoạn Thư trong Kiều báo ân báo oán

Gợi ý làm bài

3.1. Bài văn mẫu số 1

Khi nhắc tới Hoạn Thư, chúng ta không chỉ biết đến là danh từ riêng nữa mà nó là một chỉ dấu để nói lên những người phụ nữ ghen tuông trong chuyện tình ái đày sóng gió. Trong đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” đã làm bật lên được tính cách của nhân vật mà người ta còn nhắc tới nhiều hơn cả Thúy Kiều.

Hoạn Thư là con gái của Thượng Thư bộ lại vào thời Minh triều thời đó, tương đương với chức Thủ tướng bây giờ, là người có quyền sắp xếp mọi công việc trong triều đình. Khi mụ ta lấy Thúc Sinh một người đàn ông có địa vị và tài sản thua xa so Hoạn Thư, yếu thế hơn thì dĩ nhiên là thế lực của Hoạn Thư mạnh hơn Thúy Kiều rất nhiều.

Và thật lạ lùng thay, hầu như ai cũng biết đến cái tên Hoạn Thư dù đã đọc hay chưa đọc truyện Kiều bởi nó trở thành một “đại danh từ” biểu tượng cho sự ghen tuông tàn độc của người đàn bà.

Nếu như so sánh cái ghen của Hoạn Thư đối với thời đại ngày nay thì Hoạn Thư còn hiền so với cách đánh ghen của chị em phụ nữ bây giờ, bởi vì Hoạn Thư là một người có ăn có học, bà ta đánh ghen đều có tinh toán, sắp xếp đâu ra đấy hết, chứng tỏ bà là một người thông minh, xảo quyết. Thể hiện qua những cái lời nói đối đáp với Kiều, để đủ hiểu bà ta là người không phải nông cạn. Hoạn Thư đánh ghen phải để trả thù Thúy Kiều, chà đạp lên cái nhân phẩm của người con gái đó, mà bà ta làm như thế đề trả thù Thúc Sinh. Trong truyện tác giả cũng có nhắc tới việc Hoạn Thư đã mở cửa cho Thúc Sinh đưa Kiều về ra mắt nhưng Thúc Sinh sợ lại không dám đưa nàng về. Hoạn Thư là một con người có hiểu biết, có trí tuệ và cách trả thù với người chồng bạc nghĩa không nông nổi, hồ đồ.

Trong đoạn trích này tác giả nói về sự trả thù của Thúy Kiều, theo nguyên tác thì sự trả thù của Thanh Tâm tài nhân là vô cùng độc ác, nhưng sau khi được Nguyễn Du dùng cái tâm và văn hóa của người Việt để làm cho sự trả thù của Thúy Kiều trở nên nhân văn, nhân bản phù hợp với phong tục tập quán và văn hóa của đất nước ta. Để hiểu hơn về tính cách của Hoạn Thư thì ta cần tìm hiểu qua đoạn Thúy Kiều đối đáp với Hoạn Thư trong cảnh báo oán.

Sau khi đã báo đáp ân nghĩa cho Thúc Sinh đã cứu mình khỏi cảnh lầu xanh, cảnh tì thiếp là cảnh Thúy Kiều cho gọi Hoạn Thư vào để báo oán. Khi mời Hoạn Thư lên công đường thấy bà ta Thúy Kiều đã lập tức chào hỏi.

Ban đầu, trước những lời nói và thái độ của Thúy Kiều, Hoạn Thư như “hồn lạc, phách xiêu”, nhưng với bản chất khôn ngoan của mình Hoạn Thư đã nhanh chóng trấn tĩnh lại để “liệu điều kêu ca”. Những điều Hoạn Thư “kêu ca” thực chất là lí lẽ để Hoạn Thư tự gỡ tội cho mình hay nói đúng hơn là đang tự biên minh cho mình:

Trước hết, Hoạn Thư đã đưa ra tâm lí thường tình của phụ nữ:

“Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.”

Với lí lẽ này, sự đối lập giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư đã bị xóa bỏ. Hoạn Thư khôn khéo đưa Kiều từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung “chút phận đàn bà”. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung của giới nữ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Từ “tội nhân”, Hoạn Thư đã lập luận để mình trở thành “nạn nhân” của chế độ đa thê.

Sau đó, Hoạn Thư kể lại “công” của mình đối với Kiều:

“Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.”

Hai câu thơ nhắc lại việc Hoạn Thư cho Thúy Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm, và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn. Từ tội nhân thành nạn nhân rồi thành “ân nhân”,con người này thật khôn ngoan, giảo hoạt.

Sau khi đã cố biện minh cho tội lỗi của mình, Hoạn Thư đã cố gắng lôi kéo Thúy Kiều về phía của mình và trông chờ vào sự khoan dung, độ lượng của nàng để được Thúy Kiều tha cho. Biết được điểm yếu và bản chất hiền lành, lương thiện, thương người của nàng, Hoạn Thư đã:

“Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.”

Qua sự đối đáp, biện hộ của mình trước Thúy Kiều, biến mình từ thế bị động sang chủ động đã cho thấy Hoạn Thư là một người tinh ma xảo trá như thế nào và đặc biệt bà ta là một người “sâu sắc nước đời”, hiểu các thể loại người để đối phó và tìm cách lươn lẹo.

Lời lẽ của Hoạn Thư thật có lí có tình, Kiều phải buộc miệng khen:

“Khen cho: Thật đã nên rằng,

Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.”

Vì là người hiền từ, nhân hậu dù đã bị Hoạn Thư hại cho ra nông nỗi này nhưng trước lời lẽ của bà ta, Thúy Kiều có đôi chút băn khoăn, không biết nên trả thù nữa hay không hay là tha thứ cho mụ ta.

“Tha ra, thì cũng may đời,

Làm ra, thì cũng ra người nhỏ nhen.”

Dân gian có câu: “Đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Hoạn Thư đã biết lỗi, Kiều cũng độ lượng thứ tha, dù rằng bà ta đã gây cho nàng biết bao nhiêu vết thương, nhưng đứng trên phương diện của một người đàn bà bị người chồng của mình bội bạc như thế thì ai cũng hành xử như Hoạn Thư mà thôi.

Qua đoạn trích nói riêng và cả truyện Kiều nói chung, ta thấy Hoạn Thư là một con người có ăn có học, nó thể hiện qua cái cách đánh ghen và những lời đối đáp có lý có tình với Kiều, nhưng vì tình yêu, vì sự bội bạc của người chồng nhu nhược, nhút nhát đã khiến cho cả hai người đàn bà của anh ta đều đau khổ.

“Hỏi thế giời tình ái là chi

Mà lứa đôi thề nguyền sống chết”

3.2. Bài văn mẫu số 2

Trước lời nói, thái độ của Kiều, lúc đầu Hoạn Thư cũng hồn lạc, phách xiêu nhưng vẫn kịp liệu điều kêu ca. Đây quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt.

Trước hết Hoạn Thư dựa vào tâm lí thường tình của người phụ nữ để gỡ tội:

Rằng tôi chút phận đàn bà

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Lí lẽ này đã xóa đi sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư, đưa Kiều từ vị thế đối lập trở thành người đồng cảnh, cùng chung chút phận đàn bà. Nếu Hoạn Thư có tội thì cũng là do tâm lí chung cùa nữ giới:

Lòng riêng riêng những kính yêu,

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.

Đã là phụ nữ thì không mấy ai dễ dàng chấp nhận chia sẻ chồng mình cho người khác và Hoạn Thư cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Từ tội nhân, Hoạn Thư đã biện bạch để mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê.

Tiếp đến nàng ta kể công với Kiều:

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Hoạn Thư đã khéo léo gợi lại chút ân tình ngày xưa: một là đã cho Kiều xuống Quan Âm Các giữ chùa chép kinh, không bắt làm thị tì nữa; hai là, khi Kiều bỏ trốn mang theo chuông vàng khánh bạc, đã bỏ qua không đuổi theo. Cách nói này rất khéo, chỉ gợi sự thật và chuyện cũ ra, chỉ người trong cuộc mới biết. Nghĩ cho là nhớ lại cho, suy nghĩ lại cho.

Cuối cùng Hoạn Thư nhận tất cả lỗi về mình, chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn rộng như trời biển của Kiều:

Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.

Tuy chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai nhưng trong thâm tâm, Hoạn Thư luôn kính yêu Thúy Kiều. Hoạn Thư tự nhận tội gây việc chông gai và xin Thúy Kiều rộng lượng. Qua các lí lẽ gỡ tội, có thể thấy Hoạn Thư là người sâu sắc nước đời đến quỷ quái tinh ma.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Phân tích Tính cách Hoạn Thư bộc lộ qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!