Updated at: 10-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách thuyết minh về quả vải chuẩn nhất 04/2024.

Thuyết minh về quả vải hay và chi tiết

Dàn ý thuyết minh về cây vải

1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh (cây vải).

2. Thân bài:

– Nguồn gốc:

+ Là một loài thực vật có hoa thuộc họ Bồ hòn

+ Có nguồn gốc miền Nam Trung Quốc.

– Đặc điểm:

+ Cây cao khoảng 5-10 m.

+ Lá có hình lông chim mọc so le, không có lá chét.

+ Hoa màu trắng ánh xanh lục mộc thành các chùy.

+ Quả vải khi chín đỏ rực, thơm ngào ngạt.

+ Cùi vải dày, giòn và thơm, thường có nước mọng rất dễ ăn.

– Công dụng:

+ Vải dùng để ăn tráng miệng.

+ Làm chè, kẹo vải hay bánh có hương vải.

+ Vải khô dùng để xuất khẩu trong và ngoài nước.

– Cách chăm sóc:

Cần cung cấp đủ nước, nhiệt độ, ánh sáng và lượng phân đạm cần thiết.

3. Kết bài: Khẳng định vai trò cây vải.

Thuyết minh về cây vải – Mẫu 1

Hẳn mùa hè không thể thiếu hương vị của những trái vải ngọt lịm, đậm đà làm ngọt và say trái tim hồng của mỗi người đúng không nào. Cây vải là một cây ăn quả đã rất gần gũi và thân quen với người dân Việt Nam. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nó nhé.

Vải được trồng nhiều tại miền nam Trung Quốc cũng như ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, miền nam Nhật Bản và gần đây là tại Florida và Hawaii (Hoa Kỳ) cũng như các khu vực ẩm ướt thuộc miền đông Australia. Cây vải với người dân Việt ta là một trong những loại cây ăn quả được ưa chuộng rộng rãi và rất dễ phù hợp khẩu vị của đại đa số người tiêu dùng. Cây vải thường cao khoảng 5-10 m, có thể hơn tùy thuộc vào từng loại vải, từng giống cây và cách chăm bón khác nhau mà cho ra những cây có chất lượng không giống nhau. Thân cây vải màu nâu, xù xì và khá thô ráp. Lá vải giống lông chim, mọc so le với nhau, không có lá chét con. Hao vải màu trắng nhỏ li ti, mùi thơm nồng gần giống như hoa nhãn. Quả vải khi chín có màu đỏ sẫm ở vỏ, bên trong là lớp cùi dày, căng mọng đậm đà rất dễ làm mê đắm lòng người. Quả vải đã từng được Lê Quý Đôn khen ngợi: “Quả vải vừa ngon, vừa đẹp, cổ nhân đã ngợi khen: mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết. Bạch Lạc Thiên, Thái Quân Mô đều đã ngợi khen trong các sách đồ phả, tự ký. Nước Nam nhiều vải nhất, nhất là vải sản xuất ở xã An Nhân, huyện Đường Hào là thật ngon: vừa ngọt, vừa thơm, không thể nói hết được…”

Vải cần có khí hậu nóng vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới không có sương giá hoặc chỉ có mùa đông rét nhẹ với nhiệt độ không xuống dưới -4 °C và với mùa hè nóng bức, nhiều mưa và độ ẩm cao. Nó phát triển tốt trên các loại đất thoát nước tốt, hơi chua và giàu chất hữu cơ (mùn). Có nhiều giống cây trồng, với các giống chín sớm thích hợp với khí hậu nóng hơn còn các giống chín muộn thích hợp với khí hậu mát hơn. Ở một vài nơi người ta còn trồng vải làm cây cảnh. Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, vải được trồng nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quả vải tại vùng Thanh Hà (Hải Dương) thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Một giống vải khác chín sớm hơn, có tên gọi dân gian là “vải tu hú”, có hạt to hơn và vị chua hơn so với vải thiều. Nguyên do có tên gọi như vậy có lẽ là vì gắn liền với sự trở lại của một loài chim di cư là chim tu hú. Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6. Thời điểm vải chín rộ thường bắt đầu từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7. Khoảng thời gian thu hoạch vải thiều thường ngắn, khoảng 2 tuần.

Cây vải có rất nhiều công dụng. vải tươi dùng để ăn trực tiếp, có thể làm món tráng miệng, làm các loại bánh kem, kẹo ngọt hay bánh tươi hương vải mùi vị rất thơm và ngọt. Ngoài ra, ngày càng phát triển, các sản phẩm đa dạng của vải cũng được ứng dụng nhiều trong sản xuất, phong phú hơn cho người tiêu dùng như vải sấy khô, ướp lạnh, tẩm gia vị rất hấp dẫn. Tuy nhiên giống vải thiều vẫn nổi tiếng nhất ở nước ta bởi chất lượng của nó, cùi dày chín mọng và ngọt lịm.

Cây vải cũng cần có quy trình chăm sóc đạt chuẩn để cây phát triển bình thường. Cây vải có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất phù sa, đất thịt. Yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày. Trước khi trồng nên bón lót với phân chuồng mục, vôi rồi phơi ải khoảng 15-20 ngày nhằm loại trừ các mầm bệnh gây hại cho cây. Cần cung cấp đủ nước cho cây vải nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phủ cỏ, rác, phân xanh xung quanh gốc cây để tránh cỏ dại. Mỗi năm làm cỏ khoảng 2 lần vào vụ Xuân tháng (tháng 1-2) và vụ Thu. Hàng năm bón phân khoảng 4 đợt cho cây vải. Với những đặc điểm này hi vọng rằng bạn sẽ trồng cây vải của mình thật tốt nhé.

Cây vải đã trở thành loài cây thân thuộc và gần gũi với hương vị của nó vào mùa hè trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Hi vọng rằng cây vải sẽ ngày càng được phát triển ở cả thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước.

Thuyết minh về cây vải – Mẫu 2

Nếu như đặc trưng của mùa xuân là mưa phùn se lạnh, hoa đào hoa mai khoe sắc, thì dấu ấn riêng của mùa hè lại là hương vị thơm mát ngọt lành của hoa trái. Đó là hoa phượng đỏ rực một góc trời, là bằng lăng tím bâng khuâng cùng tà áo trắng, là cái ngọt thanh của dưa hấu hay ngọt bùi của khoai lang. Mùa hè còn là mùa của vải thiều-thứ vải chín từ cái nắng chang chang của khí hậu nhiệt đới đã trở thành một thứ đặc sản không thể thiếu của mảnh đất Việt Nam.

Vải là thứ cây thân gỗ, thuộc họ Bồ Hòn, có nguồn gốc từ miền Nam của Trung Quốc. Du nhập về Việt Nam, vải được trồng nhiều ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương hay Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Trung bình một cây vải cao từ 5 đến 10 mét. Tán vải xum xuê xanh mướt, bao phủ quanh gốc cây. Lá vải có hình lông chim, hai phiến lá hơi cụp lại từ gân chính, được xếp so le trên từng nhánh cành. Hoa vải có màu trắng xanh nhạt, mọc thành từng chùm, nổi bật giữa muôn vàn tán lá. Dưới cái nắng gay gắt, rực rỡ của mùa hạ, từng chùm hoa dần trở thành những chùm quả sai trĩu. Quả vải còn non có màu xanh lá mạ, vỏ sần. Khi vải chín thì chuyển dần sang đỏ thẫm, vỏ cũng trở nên nhẵn hơn. Hạt vải có màu đen tuyền, được bao phủ bởi một lớp cùi trắng mịn, mọng nước. Vải chín có vị ngọt rất riêng

Bởi vẻ thanh mát, ngọt lành, vải hấp dẫn từ cụ già đến em nhỏ. Sau mỗi bữa ăn, vải được dùng làm đồ tráng miệng. Vào những ngày hè oi ả, vải ướp lạnh như một thức quà để giải khát. Khi tách riêng hạt còn có thể kết hợp với hạt sen để nấu thành chè. Ở một vài nơi, cây vải còn được xem như một loại cây cảnh, góp phần làm nên màu xanh tươi mát cho ngôi nhà. Thế nhưng, thuộc tính của vải vốn nóng, khi ăn nhiều có thể gây mụn nhọt trên da hoặc loét miệng. Bởi vậy, khi ăn vải nên ăn vừa đủ để có thể thưởng thức vị ngon riêng của thứ quả này.

Vải chín vào đầu mùa hạ, nên một vụ vải thường bắt đầu vào mùa Xuân. Khoảng từ tháng 1 đến tháng 2, người ta đã chuẩn bị cho một vụ mới. Giữa tháng 3, vải đã bắt đầu ra hoa và dần kết quả. Thu hoạch vải thường vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9. Đây là thời điểm quả vải chín hoàn toàn và có vị ngọt sắt.

Giống như các loại cây khác, vải cũng cần có cách chăm sóc riêng. Khi trồng cần bới sẵn một hố nhỏ, sâu tầm 20cm, đặt cây con vào chính giữa hố rồi lấp đất. Điều quan trọng nhất chính là phải dùng tay để lấp và chèn đất cho thật chặt. Sau đó rào cẩn thận xung quanh để các tác nhân bên ngoài không làm ảnh hưởng đến cây. Trong thời gian cây phát triển, cần chú ý tưới nước, bón phân, phun thuốc cho đúng thời điểm, liều lượng.

Ngày nay, khi Xã hội ngày một phát triển, vải nhanh chóng trở thành một trong những mặt hàng nông sản có thương hiệu, được bày bán rộng rãi trên khắp cả nước. Quả vải, mà nhất là giống vải thiều Thanh Hà nổi tiếng có giá trị không nhỏ về mặt kinh tế, giúp hàng loạt hộ gia đình thoát nghèo, đem lại lợi nhuận và danh tiếng cho Vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, cho ngành nông sản Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, bằng sự cải tiến về Khoa học kĩ thuật, những giống vải chín mọng, hạt nhỏ, cùi dày, phòng trừ sâu bệnh tốt đã thu hút rất khách hàng quốc tế, đưa vải Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, Pháp, và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thật chẳng sai khi nói: Vải là thứ quả nổi bật trong bữa tiệc đầy hương thơm vị ngọt của mùa Hè. Cây vải đã trở thành loài cây thân thuộc và gần gũi, gắn bó mật thiết với cái nắng rực rỡ ở Việt Nam, là thứ quà mà mỗi người con xa xứ khi trở về đều làm quà biếu. Hi vọng rằng, trong thời đại Khoa học Kĩ thuật ngày một phát triển, con người sẽ lai tạo ra nhiều giống vải ngon hơn, ngọt hơn, hấp dẫn hơn, để quả vải được đến gần hơn với mọi người mọi nhà, và thương hiệu Vải Việt Nam sẽ lan truyền trên toàn thế giới.

Thuyết minh về cây vải – Mẫu 3

Hiện tại, ở Việt Nam thì chỉ có 2 huyện trồng nhiều vải nhất đó là Huyện Thanh Hà – Hải Dương (nguồn gốc trồng cây vải Thiều đầu tiên ở Việt Nam), và Huyện Lục Ngạn – Bắc Giang. Tuy sản lượng ở Lục Ngạn Bắc Giang nhiều hơn, nhưng vải ở Thanh Hà quả vẫn to, ngọt, và giá bán tại gốc cao hơn.

Về lai lịch giống vải thì nhiều người quả quyết rằng ông tổ của chúng là cây Thiều tổ được trồng tại thôn Thuý Lâm xã Thanh Sơn do cụ Hoàng Văn Cơm mang về. Người ta kể rằng Cụ Cơm nguyên là một người phục vụ tại một cửa hàng ăn ở tỉnh Quảng Ninh. Một hôm, có một du khách người Trung Quốc sau khi ăn cơm xong đã dùng tráng miệng bằng một loại quả và khi rời khỏi quán ăn ông ta có để lại một vài quả. Cụ Cơm ăn thử thấy ngon quá, liền mang hạt về gieo ở vườn nhà và mọc lên được 3 cây. Trong 3 cây đó chỉ sống được 1 cây và cây đó vẫn tồn đến ngày nay (khoảng 150 tuổi). Vì vậy, xã Thanh Sơn được coi làng xã hạt nhân của vùng sản xuất vải Thiều. Do chất lượng quả vải được nhiều người ưa chuộng nên dần dần được nhân rộng ra các xã lân cận như xã Thanh Xá, xã Thanh khê. Trong giai đoạn HTX từ năm 1960-1970, hình thành các vườn cây đặc sản và sản xuất theo kế hoạch của nhà nước, cây vải Thiều được trồng trong vườn nhà của các xã Thanh sơn, Thanh Thuỷ, Thanh Xá, Thanh Khê, Thanh Xuân, Hợp Đức, Thanh Cường, Thanh Hồng, Trường Thành. Từ năm 1993, có chính sách địa phương chuyển đổi đất lúa sang trồng vải cây vải thiều được trồng và phát triển trên khắp các xã trong huyện. Căn cứ vào nguồn gốc lịch sử cây vải là những đặc tính đặc biệt của vải thiều Thanh hà, năm 1992 Trung ương hội làm vườn Việt Nam đã công nhận cây vải do ông Hoàng Văn Cơm thôn Thuý Lâm- xã Thanh Sơn- huyện Thanh Hà – tỉnh Hải Dương trồng là cây vải tổ của Việt Nam

Thế nhưng có một điều là Lê Qúy Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ cũng đề cập đến trái vải như sau:

“Quả vải vừa ngon, vừa đẹp, cổ nhân đã ngợi khen: mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết. Bạch Lạc Thiên, Thái Quân Mô đều đã ngợi khen trong các sách đồ phả, tự ký. Nước Nam nhiều vải nhất, nhất là vải sản xuất ở xã An Nhân, huyện Đường Hào là thật ngon: vừa ngọt, vừa thơm, không thể nói hết được. Các nơi khác cũng có thứ vải ngọt, nhưng hương thơm không bằng vải An Nhân. Vải chín về đầu tháng tư, cuối tháng hái về ăn ngay, không để lâu được. Vải, tính chất nóng, ai thích ăn chỉ ăn độ sáu bảy chục quả; ăn nhiều thì tắc khí sinh đờm. Các sách trong bộ Thuyết phu khen vải ở đất Mân ngon nhất, có thứ nhất phẩm hồng, có thứ trạng nguyên hồng, lại còn bốn giống nữa là: Ma thắng, Bàn hoa, đều chín về tháng bảy. Có thứ hạt nhỏ bằng hạt đậu, có thứ quả dẹt mà không có hạt. Thứ vải chín về tháng tư, gọi là Hỏa sơn (vải mã lửa), múi mỏng, vị chua, là thứ vải hạng bét.

Có người chê Tô Đông Pha ăn vải tháng tư, cho là Đông Pha chưa đi đất Mân bao giờ, chưa biết chân vị vải, thứ vải ông được ăn chỉ là thứ vải hỏa sơn thôi. Sách ấy lại chép: “Người thích vải, một tháng ăn đến vài ngàn quả, ngày ăn 30 quả”.

Khi đi sứ Trung quốc, tôi từng được quan các tỉnh đưa tặng thứ vải muối, và khi yến tiệc; được ăn thứ vải phơi khô, không khác gì vải của nước nhà.”

Theo sách vở để lại, người Tàu chỉ mới biết tới trái vải từ thời Tần mạt, Hán sơ. Thuở đó, khi nước ta bị lệ thuộc Trung Hoa, hàng năm phải tiến cống sản vật, trong đó có các loại cây trái quí. Vải là một trong những đồ dân ta phải đem cống cho Tàu. Khi đó người Tàu gọi trái vải là “man quả” (trái của người man). Vua Hán Vũ Đế nghiện loại trái này nên sai lập một khu vực riêng trong vườn thượng uyển, xây một cung điện gọi là Phù Lệ Cung (cung điện để ươm cây vải) đem một trăm cây giống từ phương nam về trồng. Tuy nhiên cây không hợp phong thổ nên chết cả.

Thoạt tiên người Trung Quốc gọi nó là li chi vì vải kết trái thành chùm tách ra khỏi cành cây, rất chắc, phải dùng dao mới cắt ra được. Về sau chữ li biến thể thành chữ lệ. Từ miền nam, cây vải mới truyền ra các vùng Quảng Đông, Quế Lâm, Phúc Kiến. Tới đời Càn Long, họ lại đem giống quả trồng ở Đài Loan và hiện nay trái vải là một trong những nông phẩm quan trọng của hòn đảo này. Đời Minh có Tống Giác là người mê ăn trái vải nên có biệt hiệu là “Lệ Chi Cuồng”. Ông đi lùng tìm khắp nơi, thử đủ mọi giống và biên soạn thành một cuốn sách có tên là “Lệ Chi Phổ”. Cây vải ưa khí hậu nóng và khô, ít mưa, hiện trồng được ở nhiều nơi trong vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Phi Châu, Mỹ Châu.

Xét trong chiều dài lịch sử như thế, giống vải thiều mang về từ Trung Quốc, người Trung Quốc xưa lại lấy giống từ Việt Nam, quả thực là một vòng tròn thú vị.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách thuyết minh về quả vải hay nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!