Updated at: 08-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn chuẩn nhất 11/2024.

Lập Dàn Ý Thuyết Minh Về Ngũ Hành Sơn

I/ Mở bài: Giới thiệu chung về núi Ngũ Hành Sơn

Ví dụ: Núi Ngũ Hành Sơn là một trong những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của Đà Nẵng

II/ Thân bài:

-Vị trí của núi Ngũ Hành Sơn: nằm trên con đường nối thành phố Đà Nẵng với Quảng Nam, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

  • Là nơi thăm quan, du lịch nổi tiếng của nhân dân ta và du khách quốc tế.
  • Là nơi có vẻ đẹp hùng vĩ, một kiệt tác của thiên nhiên.

-Sơ lược về sự tích núi Ngũ Hành Sơn:

  • Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi là Kim, Mộc, Hỏa, Thủy, Thổ.
  • Tượng Phật, sư tử, voi, cá, chim, những đồ thờ bằng đá đủ sắc màu, to nhỏ là những đồ mĩ nghệ đặc trưng của Núi Ngũ Hành Sơn

-Giới thiệu về một số ngọn núi:

-Thủy sơn:

  • Thủy Sơn là ngọn núi cao nhất, đẹp nhất.
  • Là nơi lưu giữ hai kỷ vật cổ quý hiếm: tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai
  • Là nơi được vua Minh Mạng viếng cảnh nhiều nhất.

-Mộc sơn: Nằm đối diện với thủy sơn

-Kim Sơn:

  • Có hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp
  • Nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, bên cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn.

-Hỏa Sơn: là một ngọn núi kép với một hòn Âm và một hòn Dương được nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên, ở giữa có chùa Ứng Thiên.

-Thổ Sơn: là ngọn núi thấp nhất, dài nhất trong Ngũ Hành Sơn

-Ý nghĩa của Núi Ngũ Hành Sơn

  • Là di sản văn hóa của thế giới
  • Là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
  • Là nơi du khách đến thăm quan du lịch.

III/ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 1

Ngũ Hành Sơn là tên gọi chung của năm ngọn núi thuộc Đà Nẵng.Đây là nhóm núi đá (trong đó có cả đá cẩm thạch) nằm kề với biển, liền sông được vua Minh Mạng đặt tên mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ là Kim Sơn, Thuỷ Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn và Hoả Sơn

Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang quận Ngũ Hành sơn. Thuở xa xưa người Chiêm Thành, thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ, ngày nay còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không. Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn(Âm Hỏa sơn va Dương Hỏa sơn), Thổ Sơn.

Thuở xa xưa người Chiêm Thành, thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ, ngày nay còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không. Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn,Hỏa sơn(được chia làm 2 loại: Âm Hỏa sơn và Dương Hỏa sơn) va Thổ sơn.

Kim sơn (Metall – metal) là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi kéo dài từ đông sang tây, sông Trường nối dài ra sông Đà Nẵng, có đò Bến ngự ngày xưa Vua chúa thường cập bến nơi đây để ngọan cảnh, qua thời gian biển dâu biến thành ruộng đồng, sông Trường có tên “Lộ Cảnh Giang là sông Cổ Cò“, đã bị vùi lấp biến thành ruộng hoặc hồ nước còn dấu tích của những đoạn sông chưa bị lấp kín

Mộc sơn (Holz – wood) phiá đông nam nằm song song với núi Thủy sơn dù mang tên là mộc, nhưng cây cối mọc rất ít núi cũng có hang động nhỏ, Mộc sơn có khối đá cẩm thạch trắng giống hình người

Thuỷ sơn (Wasser – water) phía đông bắc là núi đẹp nhất, du khách thường đến ngoạn cảnh gọi là Chùa Non Nước, phong cảnh hữu tình có thể nói núi Thủy sơn nằm dài từ đông sang tây rộng 15 ha, có nhiều Chùa được xây cất lâu đời, có động Thạch nhũ, có hai chùa đẹp chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng, đường lên núi làm bằng từng cấp lót đá, trên đỉnh 3 ngọn núi mang tên là “Tam Thai“ bởi vì nó giống như “Sao Tam Thai“ tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh. Du khách từ vùng biển muốn lên thăm Linh Ứng phải bước lên khoảng 108 tầng cấp, nếu đến chùa Tam Thai nằm ở phiá nam phải đi xa hơn những tầng cấp dài 156 bậc. Ngày nay phần lớn du khách đến Thuỷ sơn bằng xe từ đường Huyền Trân, hai bên đường là làng chuyên về nghề điêu khắc tạc tượng, bằng đá cẩm thạch

Hỏa sơn (Feuer – fire) ngọn núi hướng về phiá tây nam sườn núi hiểm dốc hang động hoàn toàn im lặng, đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh, trên dãy núi Hỏa sơn còn lại những đống gạch vụn từng mảnh hay đôi khi nguyên vẹn, trong những hố đá gạch sụp lở đó là di tích đền tháp của người Chiêm Thành. Hoả sơn nơi người ta khai thác lấy đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch non nước có nhiều vân, sắc đẹp hồng, xám, trắng, những loại đá khác nhau rất hữu ích cho công nghiệp, đá vụn để trãi đường, tô tường nhà. Hỏa Sơn gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên.

Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, gần đường Lê Văn Hiến, chóp núi tròn nhô lên cao hơn. Sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy nghiêng cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá, ở mỏm núi phía đông có một cái hang thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Nhân dân địa phương thường đi theo đường này đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn.

Hòn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây. Ngày xưa, khi còn giao lưu được giữa Hội An và Đà Nẵng bằng đường thủy, ở đây có một bến sông, ghé thuyền đi về buôn bán vô cùng tấp nập. Trên bờ sông, sát chân hòn Dương Hỏa Sơn có khu miếu Ông Chài, hiện đã bị đổ nát. Tên dân dã “núi Ông Chài” có thể bắt nguồn từ đó. Tại một điểm cao trên sườn núi cheo leo, vách đá thẳng đứng, phía bắc Dương Hỏa Sơn nhìn về phía Kim Sơn, có ba chữ Hán lớn, nhìn từ xa rất rõ “Dương Hoả Sơn” và một dòng chữ nhỏ phải đến gần mới thấy : “Sắc Minh mạng thập bát niên thất nguyệt nhật cát lợi”.

Thổ sơn (Erde – earth) là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau, Thổ sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết Thổ sơn là nơi linh địa ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây, còn tìm thấy những nét về văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá như một cứ điạ từ đó xuất phát đi cướp phá các vùng biển có tàu buôn đi từ Trung hoa xuống đến vùng biển Mã lai. Thổ sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn.

Xứ Quảng là một miền quê “địa linh, khấn kiệt” rất đáng tự hào. Ngũ Hành Sơn là một nét đẹp của xứ Quảng nơi “Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Đây là di tích lịch sử vừa mang giá trị thẩm mĩ vừa mang giá trị tâm linh trong văn hóa người Việt.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 2

“Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Sấm rền Non Nước, mây đà chuyển mưa”

Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp, với những cây cầu bắc qua sông Hàn, với những nét đẹp văn hóa con người an nhiên, hiếu khách và nhiệt tình. Một trong những điểm làm nên thương hiệu Đà Nẵng phải kể đến “Nam thiên danh thắng” Ngũ Hành Sơn.

Ngũ Hành Sơn hay còn gọi là núi Non Nước nằm về phía Đông Nam cách trung tâm hành chính của thành phố Đà Nẵng khoảng tám kilomet, có tên gọi từ đời vua Minh Mạng dưới thời Nguyễn khi vua Minh Mạng dựa vào cấu tạo, vị trí tự nhiên của núi và thuyết âm dương ngũ hành đã đặt tên lần lượt cho các ngọn núi là: Kim Sơn – Mộc Sơn – Thủy Sơn – Hỏa Sơn – Thổ Sơn (riêng Hỏa Sơn có 2 ngọn núi gần kề nên được gọi là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) và tên gọi chung cho quần thể là Ngũ Hành Sơn.

Trong các tài liệu cổ xưa, núi Ngũ Hành đã xuất hiện hơn năm thế kỷ từ thời Hậu Lê trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư đều có ghi:” Non nước sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm và từ truyền thuyết người dân lưu truyền trong dân gian rằng năm ngọn núi là năm mãnh vỡ từ trứng Rồng hóa thành. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nơi đây từng bị địch tàn phá bởi Ngũ Hành Sơn có lợi thế chiến lược với địa hình núi non, hang động bao quanh.

Không phải ngẫu nhiên mà Ngũ Hành Sơn được mệnh danh là “ Nam Thiên danh thắng” bởi nơi đây có phong cảnh rất đẹp và nên thơ, nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Non Nước kéo dài đến bán đảo Tiên Sa, là một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên huyền ảo thơ mộng mà thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng.

Ngũ Hành Sơn mang một vẻ đẹp rất riêng, cái riêng ấy thể hiện trong đời sống văn hóa tâm linh hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên. Núi bao gồm năm ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển : Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn, mỗi ngọn lại mang những nét rất riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong. Đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi: đá ở Thủy Sơn thường có màu hồng, ở Mộc Sơn thường có màu trắng, ở Hỏa Sơn thường có màu đỏ, ở Kim Sơn thường có màu thủy mặc và ở Thổ Sơn thường có màu nâu.

Mở đầu cho bộ Ngũ Hành Sơn là Kim Sơn, nằm ở phía bắc hai ngọn Hỏa Sơn, phía Đông Nam là đường Sư Vạn Hạnh, phía Bắc là ngọn Thổ Sơn. Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, và bên cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.

Tiếp đến là Mộc Sơn, ngọn núi nằm ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn. Dù mang tên là “mộc” nhưng cây cối ở đây rất ít. Người thế kỉ trước kể lại rằng, xưa kia núi này cũng là một hòn kỳ vĩ, với sườn núi dựng đứng, đá trắng nhô lên tua tủa. Về sau, sườn núi ở phía Bắc và phía Nam bị đào xới nhiều nên trông như một bức thành hư lồi lõm.

Kế tiếp là một ngọn núi được biết đến nhiều nhất và đẹp nhất về phong cảnh khi nhìn từ trên xuống, nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, Thủy Sơn còn có tên gọi là núi Tam Thai bởi núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng, giống như ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng. Không chỉ vậy nơi đây lưu giữ hai kỷ vật cổ quý hiếm: tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai, đồng thời Thủy Sơn cũng là nơi được vua Minh Mạng viếng cảnh nhiều nhất.

Hỏa Sơn là ngọn núi thứ tư trong bộ Ngũ Hành Sơn, ngày xưa con sông Cổ Cò chạy dọc theo phía Nam hòn Hỏa Sơn, nay dấu vết chỉ còn lại một dải nước hẹp nối liền hai đoạn sông Ba Chà và Bãi Dài còn lại ở đầu và cuối phường Hòa Hải. Đây là một ngọn núi kép với một hòn Âm và một hòn Dương được nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên, ở giữa có chùa Ứng Thiên.

Cuối cùng là Thổ Sơn, đây là ngọn núi đất, thấp nhất, nhưng cũng dài nhất, hình dáng giống như còn rồng nằm trên bãi cát. Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh và nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía Bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Cây cỏ thưa thớt do bị phá hoại nhiều. Tương truyền Thổ Sơn từng là nơi linh địa, được người Chăm chọn làm nơi cư trú, đến nay vẫn còn dấu vết của một kiến trúc Chăm. Ở chân núi có chùa Long Hoa, chùa Huệ Quang và dấu tích của một địa đạo.

Có thể nói Ngũ Hành Sơn là nơi lưu giữ những giá trị to lớn về văn hóa, tâm linh và lịch sử nước nhà, đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Quảng nói chung và người Việt Nam nói riêng và là điểm đến tham quan, chiêm bái của những du khách từ trong và ngoài nước cũng như người dân bản địa.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 3

Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn: Thuỷ Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hoả Sơn ở phía tây. Trong tư duy triết học của Trung Hoa thì ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông vì vậy 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.

Ngọn Kim Sơn nằm ở phía đông nam, bên bờ sông Cổ Cò. Đi thuyền trên sông, du khách có thể ngắm bóng núi, bóng chùa in trên mặt nước phẳng lặng. Tại đây xưa có Bến Ngự, nơi thuyền Vua cập bến mỗi khi du hành Ngũ Hành Sơn. Nay bến xưa không còn nhưng cạnh chùa Quan Âm người ta vừa tìm thấy một cột lim neo thuyền ngày xưa.

Ngay dưới chân ngọn Kim Sơn có một hang động dài hơn 50m, rộng gần 10m, cao khoảng 10 – 15m. Lối vào động là những bậc đá tự nhiên, bên trong là những lớp thạch nhũ bám vào vách núi tạo thành hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao bằng người thật rất thanh tú. Tượng thạch nhũ này còn sinh động hơn nhờ một lớp nhũ đá lấp lánh như dải kim tuyến phủ từ bờ vai đến gót chân tượng. Dưới chân tượng là một con rồng đang cuộn mình giữa những làn sóng. Đặc biệt, phía sau Bồ Tát còn có một hình tượng nhỏ hơn trông như Thiện Tài đồng tử và bên trái là hình chim Khổng Tước, hai cánh xoè rộng toả khắp trần động.

Có thể nói đây là bức phù điêu tuyệt mỹ mà thiên nhiên đã ban cho Kim Sơn. Sau khi phát hiện ra động (1950), hoà thượng Thích Pháp Nhãn đã cho mở rộng lối vào động và xây dựng chùa Quán Thế Âm. Chùa dựa lưng vào ngọn Kim Sơn, ngoảnh mặt ra khúc sông đầy hoa sen thơm ngát. Hàng năm vào mùa lễ hội đầu xuân (19/2 âm lịch), chùa mở hội lấy tên là Hội Quán Âm.

Mộc Sơn nằm ở phía đông, sát biển, gần hòn Thuỷ Sơn. Phía đông và nam là động cát, phía bắc là ruộng và phía tây là xóm làng. Tuy thuộc hành Mộc nhưng tại đây lại rất ít cây cối. Đỉnh núi đá bị xẻ thành những răng cưa giống như cái mồng gà trống nên có thể vì vậy mà còn có tên núi Mồng Gà.

Trên hòn núi này không có chùa chiền, chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trắng trông tựa người đang ngồi. Người địa phương gọi là Cô Mụ hay Bà Quan Âm. Dưới chóp núi 10m có một kẻ đá rộng chạy ngang phía nam. Trong núi có một động nhỏ, tương truyền ngày xưa có một người đàn bà tên là Trung tu ở đó nên có tên là động Bà Trung. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cán bộ và nhân dân địa phương thường vào đây để tránh máy bay địch.

Thuỷ Sơn nằm trên một dải đất rộng chừng 15ha và là ngọn cao nhất trong Ngũ Hành Sơn. Đỉnh núi có 3 ngọn nằm ở 3 tầng, giống 3 ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm Đại Hùng tinh nên còn có tên là núi Tam Thai. Ngọn cao nhất ở phía tây bắc gọi là Thượng Thai, ngọn phía nam thấp hơn gọi là Trung Thai và ngọn phía đông thấp nhất gọi là Hạ Thai.

Các chùa chiền và hang động tập trung chủ yếu ở Thuỷ Sơn. Ở ngọn Thượng Thai có Vọng Giang Đài, tháp Phổ Đồng, chùa Từ Tâm, chùa Tam Tâm, chùa Tam Thai, Hành Cung, động Hoả Nghiêm, động Huyền Không, động Linh Nham và động Lăng Hư. Ở ngọn Trung Thai có hai cổng động Thiên Phước Địa, Văn Căn Nguyệt và các động Vân Thông, Thiên Long, hang Vân Nguyệt. Ngọn Hạ Thai có Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, động Ngũ Cốc, Tàng Chân còn phía dưới núi là Giếng Tiên và động Âm Phủ.

Lên đến chùa Tam Thai là du khách đã đến với một di tích quốc gia và cũng là di tích Phật giáo. Theo sử liệu, chùa được xây dựng cách đây ít nhất 300 năm. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây lại chùa Tam Thai và đến năm 1927 đã cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn. Vòng ra sau lưng chùa Tam Thai theo một con đường đất, du khách sẽ gặp một cổng vôi cổ kính không biết xây từ bao giờ, trên có 3 chữ Hán “Huyền Không Quan”. Đây là cửa vào động Hoả Nghiêm và động Huyền Không.

Trong động Huyền Không có đường dẫn sâu xuống lòng đất. Lần mò trong bóng tối khoảng 10m trước mặt bỗng bừng lên một khoảng không gian rộng, cao vời vợi, ánh sáng mờ ảo, êm dịu. Động Huyền Không là hang lộ thiên nằm gọn trong lòng núi. Núi hình tròn nên mái động cũng hình vòm, nền bằng phẳng, không có măng đá và nhũ đá, trên vòm có 5 lỗ lớn nhỏ có thể trông thấy bầu trời bên ngoài. Vách động có bọt đá tạo nên những hình thù kỳ thú.

Từ sau chùa Tam Thai, du khách đi về phía đông sẽ gặp cụm hang động Trung Thai. Cụm này có động Thiên Phước Địa, hang Vân Nguyệt và động Vân Thông. Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn. Sau lưng tượng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới bò lên được. Cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động tạo ánh hào quang rực rỡ. Đứng trên đỉnh động có thể bao quát cả một vùng đồng ruộng, sông biển, xóm làng.

Cụm chùa chiền hang động Hạ Thai gồm có Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, động Ngũ Cốc, động Âm Phủ, Giếng Tiên. Vọng Hải Đài là điểm cao bên phải chùa Linh Ứng. Đứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt ra một vùng trời biển bao la với các hoạt động nhộn nhịp của ghe thuyền trên biển. Ở đây cũng có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu, kích thước như ở Vọng Giang Đài, dựng vào năm Minh Mạng thứ 18 (1837).

Chùa Linh Ứng ở ngọn Hạ Thai cũng là ngôi chùa có giá trị lịch sử cao, được xem là quốc tự và di tích Phật Giáo. Từ tam quan chùa Linh Ứng có đường đi xuống núi, rẽ phải sẽ gặp động Âm Phủ. Động cao, rộng, hình tròn sâu thẳm. Đường hang quay về phía tây, vách lởm chởm đá, ẩm ướt, mát lạnh. Xuống khoảng 30m ta sẽ gặp một hầm cao, ánh sáng vẫn lọt qua khe đá dọi vào. Lần qua những cột đá lớn ta sẽ gặp một hang hẹp, lách qua ngách hầm còn có một vòm cao, một giếng sâu thông xuống lòng đất.

Hoả Sơn gồm 2 ngọn và một đường đá nhô lên nối liền chúng với nhau. Ngọn phía tây gần Kim Sơn là Dương Hoả Sơn, nằm trên bờ sông Cổ Cò. Ngày xưa, khi Đà Nẵng và Hội An còn giao lưu bằng đường thuỷ, ở đây có một ngã ba sông, ghe thuyền qua lại vô cùng tấp nập.

Trên sườn núi phía tây, mặt hướng về phía bắc, đối diện với Kim Sơn có 3 chữ Hán rất to được khắc vào vách đá “Dương Hoả Sơn”. Trong núi Dương Hoả Sơn có các hang và chùa Phổ Sơn Đà. Còn ngọn ở phía đông, gần đường đi Hội An là Âm Hoả Sơn với chóp núi nhô cao, sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy ngang tạo thành lát cắt, mỏm núi phía đông có một hang đá thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Cây cối mọc xen dày ở các kẽ đá.

Thổ Sơn là ngọn núi nằm ở phía bắc hòn Kim Sơn và phía tây hòn Thủy Sơn. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như một con rồng nằm dài trên bãi cát. Phía tây Thổ Sơn là đoạn sông Ba Chà. Núi có hai tầng, lô nhô những khối đá trên đỉnh, nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Thân núi có một lớp cỏ mỏng bao phủ để lộ nhiều chỗ màu đất sét đỏ có nhiều gạch cổ thời Chiêm Thành.

Trong núi có một cái hang cửa quay về phía tây nam, ăn sâu vào trong núi có tên là hang Cóc hoặc hang Bồ Đề. Ngách vào hang rất hẹp, chỉ đủ một người lách qua. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương đã coi hang Bồ Đề như là một địa đạo thiên nhiên, một địa điểm chống càn, bảo đảm an toàn trong mọi tình huống.

Tại sườn phía bắc ngọn Thổ Sơn, về phía Đà Nẵng, có chùa Long Hoa. Chùa mới được xây dựng từ năm 1992, còn đơn sơ nhưng phong cảnh cũng rất hữu tình. Đặc biệt địa hình nơi đây trải dài rất thuận lợi cho việc tôn tạo cảnh quan để góp phần tô điểm thêm cho bức tranh toàn cảnh Non Nước – Ngũ Hành Sơn thêm phong phú.

Trên vách đá bên cạnh ngôi chùa có một khối đá lớn cao chừng 30m có hình dáng gần giống hình tượng Phật Di Lặc. Theo Phật giáo thì Phật Di Lặc là Phật Vị Lai thuyết pháp tại hội Long Hoa nên chùa lấy tên là chùa Long Hoa. Chùa thờ Phật Di Lặc ở trước, phía sau cao hơn là Phật Thích Ca, hai bên là Bồ tát Quán Thế Âm và Địa Tạng. Trụ trì chùa hiện nay là Thượng tọa Thích Huệ Thường.

Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố Đà Nẵng, không những là biểu tượng văn hoá trong tâm thức của mỗi người con quê hương Đà Nẵng mà còn là điểm đến hấp dẫn của du lịch Miền Trung – con đường di sản.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 4

Để viết một bài văn thuyết minh về Ngũ Hành Sơn, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu đặc sắc dưới đây:

Việt Nam ta có rất nhiều những danh lam thắng cảnh đẹp mang nhiều giá trị về mọi mặt. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến Ngũ Hành Sơn – biểu tượng danh thắng của người dân xứ Quảng.

Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên của một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, bao gồm: Mộc Sơn, Thủy Sơn,Thổ Sơn, Kim Sơn và Hỏa Sơn,nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Kim sơn (Metall – metal) là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi kéo dài từ đông sang tây, sông Trường nối dài ra sông Đà Nẵng, có đò Bến ngự ngày xưa Vua chúa thường cập bến nơi đây để ngọan cảnh, qua thời gian biển dâu biến thành ruộng đồng, sông Trường có tên “Lộ Cảnh Giang là sông Cổ Cò”, đã bị vùi lấp biến thành ruộng hoặc hồ nước còn dấu tích của những đoạn sông chưa bị lấp kín.

Mộc sơn (Holz – wood) phiá đông nam nằm song song với núi Thủy sơn dù mang tên là mộc, nhưng cây cối mọc rất ít núi cũng có hang động nhỏ, Mộc sơn có khối đá cẩm thạch trắng giống hình người.

Thuỷ sơn (Wasser – water) phiá đông bắc là núi đẹp nhất, du khách thường đến ngoạn cảnh gọi là Chùa Non Nước, phong cảnh hữu tình có thể nói núi Thủy sơn nằm dài từ đông sang tây rộng 15 ha, có nhiều Chùa được xây cất lâu đời, có động Thạch nhũ, có hai chùa đẹp chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng, đường lên núi làm bằng từng cấp lót đá, trên đỉnh 3 ngọn núi mang tên là “Tam Thai” bởi vì nó giống như “Sao Tam Thai” tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh.

Du khách từ vùng biển muốn lên thăm Linh Ứng phải bước lên khoảng 108 tầng cấp, nếu đến chùa Tam Thai nằm ở phiá nam phải đi xa hơn những tầng cấp dài 156 bậc. Ngày nay phần lớn du khách đến Thuỷ sơn bằng xe từ đường Huyền Trân, hai bên đường là làng chuyên về nghề điêu khắc tạc tượng, bằng đá cẩm thạch

Hỏa sơn (Feuer – fire) ngọn núi hướng về phiá tây nam sườn núi hiểm trở và dốc, hang động hoàn toàn im lặng, đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh, trên dãy núi Hỏa sơn còn lại những đống gạch vụn từng mảnh hay đôi khi nguyên vẹn, trong những hố đá gạch sụp lở đó là di tích đền tháp của người Chiêm Thành. Hoả sơn nơi người ta khai thác lấy đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch non nước có nhiều vân, sắc đẹp hồng, xám, trắng, những loại đá khác nhau rất hữu ích cho công nghiệp, đá vụn để trãi đường, tô tường nhà. Hỏa Sơn gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên.

Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, gần đường Lê Văn Hiến, chóp núi tròn nhô lên cao hơn. Sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy nghiêng cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá, ở mỏm núi phía đông có một cái hang thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Nhân dân địa phương thường đi theo đường này đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn.

Hòn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây. Ngày xưa, khi còn giao lưu được giữa Hội An và Đà Nẵng bằng đường thủy, ở đây có một bến sông, ghe thuyền đi về buôn bán vô cùng tấp nập. Trên bờ sông, sát chân hòn Dương Hỏa Sơn có khu miếu Ông Chài, hiện đã bị đổ nát. Tên dân dã “núi Ông Chài” có thể bắt nguồn từ đó. Tại một điểm cao trên sườn núi cheo leo, vách đá thẳng đứng, phía bắc Dương Hỏa Sơn nhìn về phía Kim Sơn, có ba chữ Hán lớn, nhìn từ xa rất rõ “Dương Hoả Sơn” và một dòng chữ nhỏ phải đến gần mới thấy : “Sắc Minh mạng thập bát niên thất nguyệt nhật cát lợi”.

Thổ sơn (Erde – earth) là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau, Thổ sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết Thổ sơn là nơi linh địa ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây, còn tìm thấy những nét về văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá như một cứ điạ từ đó xuất phát đi cướp phá các vùng biển có tàu buôn đi từ Trung hoa xuống đến vùng biển Mã lai. Thổ sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn.

Dân gian lưu truyền về núi Ngũ Hành với nhiều truyền thuyết và giai thoại lịch sử. Chuyện xưa kể lại rằng có một ông lão sống bên bờ biển vắng được rùa Kim Quy nhờ chăm sóc quả trứng nói rằng đó là con của Long Quân và để lại một cái móng vàng cho ông để hóa giải những khó khăn bất ngờ xảy đến, năm tháng qua đi quả trứng ngày một lớn và nở ra một cô gái, vỏ trứng thì tách thành năm mảnh hóa thành năm ngọn núi chính là Ngũ Hành Sơn ngày nay.

Không chỉ vậy có giai thoại kể lai rằng vua Gia Long trước khi lên ngôi vua trong một cuộc truy lùng của quân Tây Sơn ông đã được trụ trì của chùa giúp đỡ, ông đã thề rằng nếu thoạt nạn và lên làm vua sẽ trở về chùa và trùng tu lại nơi đây nhưng chưa thực hiện được đến đời vua Minh Mạng lời hứa năm xưa đã được hoàn thành. Dưới bàn tay khéo léo của tạo hóa mà phong cảnh Ngũ Hành Sơn vô cùng nên thơ lại không kém phần huyền bí giữa vùng cát trắng mịn từ biển Non Nước kéo dài đến bán đảo Tiên Sa.

Theo các tài liệu về địa chất học, người ta cho rằng, các hòn núi trong Ngũ Hành Sơn có nguồn gốc phiến nham thuộc thời kỳ nhị điệp kỷ, cách ngày nay khoảng 25 triệu năm. Đá ở đây đều là loại đá vôi thuộc về cẩm thạch biến chất, thường có màu hồng, đôi khi có màu đỏ hoặc màu đen. Ban đầu Ngũ Hành Sơn là những hòn đảo nằm trên biển đông, trải qua hàng triệu năm, gió và nước đã xâm thực tạo thành những hang động và hình thù kỳ dị, làm cho núi có những sắc thái đặc thù. Do quá trình biển lùi, nhóm đảo này được nối liền với lục địa và trở thành 6 ngọn núi như ngày nay.

Với những giá trị quý giá của mình, Ngũ Hành Sơn đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Quảng nói chung, người Việt Nam nói riêng, là diểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh và vẻ đẹp non nước hữu tình của cảnh sắc Việt Nam vượt biên ra thế giới.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 5

Tham khảo cách viết bài thuyết minh về Ngũ Hành Sơn hay nhất với sự kết hợp khéo léo, sinh động các phương thức biểu đạt trong bài văn sau đây:

Phan Bội Châu từng ca ngợi văn vật Quảng Nam – Đà Nẵng là do linh khí non sông chung đúc nên: “Tú dục Nam châu, linh chung Đà hải”. Đó là quê hương của Hoàng Diệu. Phan Châu Trinh và biết bao anh hùng hào kiệt, mà thời đại nào cũng có, có rất nhiều. Chỉ nói về thiên nhiên hùng vĩ cẩm tú, xứ Quảng có Sơn Trà, Hàn Giang, Ngũ Hành Sơn…. Du khách xa gần ai có thể quên được sông Thu Bồn, phố cổ Hội An với bao chùa chiền, hang động phủ mờ huyền tích huyền thoại. Ca dao như vẫy chào, mời gọi:

“Quê em có dải sông Hàn.
Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà”.

Đứng trên đèo Hải Vân là nhìn thấy Sơn Trà cao 693m, còn gọi là núi Tiên Sa, sớm chiều mây phủ: là nhìn thấy sông Hàn Giang uốn lượn như dải thắt lưng xanh của cô gái Hội An. Đến Quảng Nam – Đà Nẵng ai chẳng không đến tham quan Ngũ Hành Sơn, nơi dân gian gọi là hòn Non Nước. Cách Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông – nam, Ngũ Hành Sơn tọa lạc giữa một màu xanh bao la đất nước, biển trời, những nương dâu, ruộng lúa – bờ tre bốn mùa tươi tốt.

Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi: Kim, Mộc, Hỏa, Thủy, Thổ. Thủy Sơn là ngọn núi cao nhất, đẹp nhất. Trong núi này có nhiều hang động và chùa chiền kì thú, ảo huyền: hang Vân Nguyệt, hang Thiên Long, động Linh Nha, động Tàng Chơn,… Du khách sẽ ngẩn ngơ tưởng như “Đào Nguyên lạc lối” trước nghìn dáng trăm màu của những nhũ đá long lanh, trước những lối đi thật bất ngờ. Hãy đến thăm động Vân Thông, còn gọi là Hang Trời, một động lộ thiên kì ảo, du khách xúc động tưởng như bước vào thế giới chín tầng mây xanh, mọi bụi trần được phủi sạch. Ngước nhìn lên có thể thấy những đám mây lơ lửng.

Rời Vân Thông ta lần bước tới động Thiên Long (còn gọi là Hang Gió) vì bao giờ cũng có những luồng gió vù vù giữa hang sâu. Hãy đến thâm Động Huyên Không, có vòm cao, trên chóp đỉnh có 5 lô trống gọi là Cửa Trời, vách đá có đủ khối hình, dân gian gọi là “vú đá nàng tiên”, giọt nước rơi thánh thót, trong suốt và mát ngọt như sữa. Trong những hang động ấy, người Chàm, người Việt cổ xưa đã đặt lên bao bệ thờ, xây dựng nên bao chùa chiền để thờ cúng. Mỗi một bệ đá, mỗi một mái chùa như đang dẫn hồn người tới thăm thú vào miền cổ tích.

Du khách đến với Ngũ Hành Sơn đã vãn cảnh chùa Tam Thái rồi chứ? Còn nhớ chùa đặt trên một đám đất bằng ở ngay đầu núi. Khói trầm ở đây ngào ngạt và huyền ảo suốt đêm ngày. Khi anh em Ngô Đình Diệm điên cuồng “tố cộng diệt cộng”, lê máy chém khắp miền Nam, thì ở đây, chùa Tam Thái, Hang Gió, Cửa Trời… của Ngũ Hành Sơn vẫn là nơi đi, về của nhiều cán bộ trung kiên đất Quảng.

Trong những tháng ngày đen tối máu chảy đầu rơi đó, những chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng, sống giữa hang sâu động vang vẫn được nhân dân bí mật tiếp tế gạo, mì, trái bòn bon, nước mắm Nam Ô, thuốc lá cẩm Lệ… và thanh quế Trà Mi phòng lúc ốm đau. Có tiến đây mới cảm thấy xương máu và tình dân nghĩa Đảng làm nên một truyền thống cách mạng vẻ vang mà một câu tục ngữ đã nhắc đến: “Thứ nhất Củ Chi, thứ nhì Gò Nổi”.

Thăm Ngũ Hành Sơn nên leo tới Vọng Giang, để được mở rộng tầm mắt toàn cảnh xứ Quảng, xanh xanh kia là vịnh Hàn, tàu thuyền san sát, xa tít xa mờ là Đại Lộc, Duy Xuyên. Hội An, là sông Thu Bồn, Núi Thành, vịnh Dung Quất, v.v… Nhất là khi ta vươn tới Vọng Hải đài mới cảm thấy vẻ đẹp tráng lệ của giang sơn cẩm tú. Ngũ Hành Sơn có nhiều loại đá đủ màu sắc. Qua bàn tay của những nghệ nhân chạm khắc tài hoa, những tượng Phật, sư tử, voi, cá, chim, những đồ thờ bằng đá đủ sắc màu, to nhỏ… làm vui thích du khách, món quà lưu niệm mĩ nghệ ấy không thể bỏ qua.

Xứ Quảng là một miền quê “địa linh, khấn kiệt” rất đáng tự hào. Ngũ Hành Sơn là một nét đẹp của xứ Quảng nơi “Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Đây là di tích lịch sử vừa mang giá trị thẩm mĩ vừa mang giá trị tâm linh trong văn hóa người Việt.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 6

Bài thuyết minh về Ngũ Hành Sơn ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích mà vẫn giàu ý nghĩa và hình ảnh sinh động.

Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía đông nam. Đặc điểm: Ngũ Hành Sơn nằm trên một dải cát vàng chiều dài khoảng 2km, rộng khoảng 800m.

Ngũ Hành Sơn là một cụm núi đá vôi thấp nằm giữa vùng cát trắng, có chiều dài khoảng 2 km, rộng 800 m thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7 km về phía đông nam. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích, di vật quan trọng, liên quan đến đời sống tín ngưỡng của cư dân Champa trong những thế kỷ trước.

Ngũ Hành Sơn còn có tên: Non Nước; Ngũ Uẩn Sơn (núi 5 chòm); Ngũ Chỉ Sơn (5 ngón tay); Phổ Đà Sơn; Tam Thai; Montagne de Singes (núi Khỉ); Rocher de Faifo (núi Faifo); Montagne de Marbre (núi Cẩm Thạch); Montagne de Touran (núi Đà Nẵng). Năm 1837, trong một chuyến viếng thăm Ngũ Hành Sơn, vua Minh Mạng đã dựa theo nguyên lý Ngũ Hành của Khổng giáo mà đặt tên nhóm núi này là Ngũ Hành Sơn, gồm các ngọn: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn (riêng Hỏa Sơn có 2 ngọn là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn).

Lên thăm chùa chiền và hang động Thủy Sơn, du khách có thể đi bằng hai đường: Ðường tam cấp phía tây nam dẫn lên chùa Tam Thai có 156 bậc, hoặc tam cấp phía đông dẫn đến chùa Linh Ứng có 108 bậc. Leo khoảng giữa đường tam cấp phía tây, quý khách sẽ gặp cổng ngoài của chùa Tam Thai, nhưng hãy khoan vào chùa ngay mà nên rẽ trái, vòng hướng chùa Từ Tâm, chùa Tam Tâm và Phổ Ðồng ra thăm Vọng Giang Ðài chếch về phía phải chùa Tam Thai.

Ở đây có một tấm bia bằng đá Trà Kiệu rộng một mét, cao hai mét dựng trên một nền đế rộng. Trên mặt bia khắc ba chữ Hán lớn: “Vọng Giang Ðài” (Ðài ngắm sông) và một dòng chữ nhỏ ghi ngày tháng năm dựng bia: “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật” (năm Minh Mạng thứ 18, tháng 7, ngày tốt). Ðứng ở đây có thể nhìn thấy bao quát cả một vùng đồng ruộng mênh mông của Ðà Nẵng, Quảng Nam và các con sông Trường Giang, Cẩm Lệ bao quanh.

Vọng Hải Ðài là điểm cao bên phải chùa Linh Ứng. Ðứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt ra một vùng trời biển bao la với các hoạt động nhộn nhịp của ghe thuyền trên biển. Từ tam quan chùa Linh Ứng có đường đi xuống núi, rẽ phải sẽ gặp động Âm Phủ. Ðộng cao, rộng, hình tròn sâu thẳm. Ðường hang quay về phía tây, vách lởm chởm đá, ẩm ướt, mát lạnh. Xuống khoảng 30 m ta sẽ gặp một hầm cao, ánh sáng vẫn lọt qua khe đá rọi vào. Lần qua những cột đá lớn ta sẽ gặp một hang hẹp, lách qua ngách hầm còn có một vòm cao, một giếng sâu thông xuống lòng đất.

Ngũ Hành Sơn không cao, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đá ở Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm…, không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí.

Danh thắng Ngũ Hành Sơn được thiên nhiên ưu ái, hội tụ nét đẹp đất trời, văn hóa, lịch sử, tâm linh, ví như chốn ‘bồng lai’, xứng danh là biểu tượng của Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn không những là biểu tượng văn hóa trong tâm thức của mỗi người con quê hương Quảng Nam – Ðà Nẵng mà còn là điểm đến hấp dẫn của du lịch miền trung.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 7

Bài văn thuyết minh về Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng chọn lọc sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn hay để hoàn thành tốt bài viết của mình.

Đã 4 năm kể từ khi gia đình tôi chuyển ra sinh sống tại thành phố Đà Nẵng xinh đẹp, đến nay tôi đã thực sự yêu mảnh đất này mất rồi, quả thật Đà Nẵng rất xứng đáng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Tôi đã từng xem cầu Rồng phun lửa, cũng đã xem cầu sông Hàn quay, thỉnh thoảng lại ghé thăm chùa Linh Ứng và còn nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác mà tôiđã từng đặt chân đến. Nhưng ấn tượng với tôi nhất có lẽ là danh thắng Ngũ Hành Sơn (hay còn gọi là núi Non Nước), một sự hòa quyện tuyệt vời giữa thiên nhiên và kiến trúc chùa chiền.

Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, có diện tích rộng khoảng 2 km vuông. Về tên gọi, Non Nước là cái tên đã được sử dụng từ lâu đời, được hiểu là những ngọn núi đá vôi mọc lên bên cạnh bờ biển, biển là đại diện cho yếu tố “nước”. Sau này đến thời vua Minh Mạng thì được ban cho tên mới là Ngũ Hành Sơn, dựa trên vị trí địa lý từng ngọn núi và theo quy luật âm dương – ngũ hành, cái tên mới này nghe văn hoa và có cơ sở hơn so với tên cũ, tuy nhiên hiện nay người ta vẫn sử dụng song song cả hai tên để chỉ khu vực thắng cảnh này.

Ngũ Hành Sơn lấy năm ngọn núi làm gốc, với tên gọi theo ngũ hành lần lượt là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, và mỗi ngọn núi này lại có những đặc điểm thú vị riêng biệt. Ví như ngọn Hỏa Sơn nằm về hướng Tây Nam, gần sát trục đường Lê Văn Hiến, gồm hai hòn là Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn, đá ở đây thường mang sắc đỏ tượng trưng cho hành Hỏa. Nằm giữa hai hòn này chùa Ứng Thiên.

Âm Hỏa Sơn là hòn cao hơn, mọc dựng đứng, xung quanh các thớ đá cây cối mọc len lỏi phủ kín một màu xanh, hòn này không có động, chỉ còn sót lại mấy dòng chữ khắc dưới chân núi “Phổ Đà Sơn Quan Âm điện”, bởi khi xưa nơi đây đã từng thờ Quan thế âm Bồ Tát, nên nó còn mang một tên khác khác ấy là Phổ Đà Sơn. Hòn còn lại thấp hơn ấy là Dương Hoả Sơn, nằm cạnh bờ sông, gồm có chùa Linh Sơn và động Huyền Vi, một số di tích của người Chăm, còn có chùa và hang cùng mang tên Phổ Đà Sơn.

Phía Tây Bắc là ngọn Thổ Sơn, là ngọn núi thấp nhất nhưng cũng dài nhất trong 5 ngọn, nhìn từ trên xuống trông Thổ Sơn như một con rồng đang nằm nghỉ ngơi trên bãi cát vàng, đây được cho là thánh địa của người Chăm với những kiến trúc Chăm độc đáo. Dưới chân núi hiện nay là nơi dựa lưng của chùa Huệ Quang và chùa Long Hoa, ngoài ra còn phát hiện dấu tích của một địa đạo, tuy nhiên không biết đã có từ khi nào.

Kẹp giữa hai ngọn Hỏa Sơn và Thổ Sơn là ngọn Kim Sơn, nhìn xa xa ngọn núi này trông như hình dáng của một quả chuông khổng lồ đang úp sấp bên cạnh dòng sông Trường vốn là khúc nối tiếp của con sông Hàn rộng lớn. Dưới chân núi có ngôi chùa Quan Âm cổ kính và hệ thống hang động Quan Âm tối tăm, huyền bí, là nơi hấp dẫn nhiều du khách thăm quan, khám phá.

Nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến ngọn Thủy Sơn, đây là ngọn núi cao nhất và đẹp nhất, với khối kiến trúc chùa chiền lồng ghép cùng hệ thống núi đá và hang động tự nhiên, là nơi dừng chân tham quan của nhiều du khách. Thủy Sơn gồm có ba đỉnh thường gọi là Tam Thai, tính theo độ cao từ dưới lên thì Hạ Thai là đỉnh thấp nhất, đồng thời cũng là cổng vào, với hệ thống bậc thang bằng đá.

Những bậc thang này sẽ dẫn đến điểm đầu tiên là chùa Linh Ứng, sau đó lần lượt du khách đi tham quan các địa điểm khác như tháp Xá Lợi, ghé Vọng Hải Đài nhìn ra xa xa sẽ thấy một vùng biển xanh rộng lớn, mênh mông trong nắng vàng, sau đó ghé ngang qua động Tàng Chơn.

Những bậc thang lại tiếp tục đưa ta đi sang ngọn thứ hai gọi là Trung Thai, ngọn này cao hơn nên du khách leo một lúc sẽ cảm thấy thấm mệt, nhưng khi đã bước được đến Cổng Trời (đỉnh của ngọn Trung Thai) thì dường như chút mệt mỏi ấy chẳng thấm vào đâu so với những gì ta được chiêm ngưỡng, được thu cả thành phố vào trong tầm mắt, được hứng từng cơn gió trời khoáng đạt, cùng ánh nắng dìu dịu tuyệt vời.

Sau khi từ Cổng Trời quay xuống ta lần lượt khám phá các hang động như: Vân Thông, Thiên Long, Thiên Phước Địa, nói chung kết cấu của các hang động này khá giống nhau, chúng đều là hang động tự nhiên, ở một số động ta còn thấy cả thạch nhũ có màu hồng hồng như đá của ngọn núi này. Cuối cùng cao nhất là ngọn Thượng Thai, ở đây các kiến trúc nổi bật phải kể đến là chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Tâm, khu vực Hành Cung, Vọng Giang Đài, về phía động có động Huyền Không và động Linh Nha hay được ghé thăm nhất.

Ngoài những địa điểm kể trên Thủy Sơn còn là nơi lưu giữ hai di vật cổ quý giá, có ý nghĩa lịch sử đó là tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật nằm tại động Hoa Nghiêm và tấm Kim bài hình quả tim lửa do chính tay vua Minh Mạng đề bút để ban tặng cho chùa Tam Thai. Cuối cùng ít nổi bật nhất ấy là ngọn Kim Sơn, ngọn này có vị trí song song với Thủy Sơn nhưng hình ảnh lại khác xa, ở đây cây cối thưa thớt, núi lại bị đào phá nham nhở nên trông khá mất mỹ quan.

Khu danh thắng này còn là nơi lưu giữ tổ nghề điêu khắc đá mỹ nghệ, có tuổi đời đã hơn bốn trăm năm, liên tục cho ra những sản phẩm tinh tế, đặc sắc như: Trang sức, tượng điêu khắc và nhiều sản phẩm khác. Những sản phẩm nàyđược đưa đến mọi miền Tổ quốcvà đã có lần được đưa ra Hà Nội để trang hoàng cho lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay các cơ sở sản xuất đang có nhiều hướng đi mới từ các loại đá khác nhau, tương lai của nghề điêu khắc đá mỹ nghệ nơi đây hứa hẹn sẽ còn phát triển và rộng mở hơn nữa.

Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đã vinh dự được Bộ văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 22 tháng 3 năm 1990. Có bài Vịnh Ngũ Hành Sơn như sau:

“Cảnh trí nào hơn cảnh trí này,
Bồng Lai âu hẳn cũng là đây.
Núi chen sắc đá màu phơi gấm,
Chùa nức hơi hương khói lẫn mây.
Ngư phủ gác cần ngơi mặt nước,
Tiều phu chống búa tựa lưng cây.
Nhìn xem phong cảnh ưa lòng khách,
Khen bấy thợ trời khéo đắp xây”

Quả thật nếu có duyên một lần được ghé thăm Đà Nẵng, các bạn hãy tìm đến với Ngũ Hành Sơn để thưởng thức không gian thiên nhiên tuyệt đẹp, cùng với một trải nghiệm vận động khi được tự mình đi bộ và leo hết hơn 200 bậc thang, tuy hành trình có chút mệt mỏi nhưng hẳn đây sẽ là kỷ niệm khó quên đối với mảnh đất miền Trung đầy nắng gió này.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 8

Để viết bài văn thuyết minh về Non Nước Ngũ Hành Sơn đạt điểm cao, các em học sinh cần trau chuốt cho mình một văn phong hay và những ý văn phong phú.

Ngũ hành sơn là một cụm núi đá vôi thấp nằm ở giữa sông hàn và biển đông. Cách trung tâm Đà Nẵng 8km về phía Đông Nam.Ngũ hành sơn gồm 6 ngọn núi nằm kề nhau: Kim Sơn, Mộc Sơn,Thủy Sơn,Dương Hỏa Sơn,Âm Hỏa Sơn và Thổ Sơn.

Theo tài liệu địa chất thì ban đầu những hòn núi này là những hòn đảo trên biển đông,gió và nước đã xâm thực thành những hang động, do quá trình biển lùi những đảo này được nối liền với lục địa và trở thành 6 ngọn núi như ngày nay.

Còn theo truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa nơi đây là một vùng biển hoang vu chỉ có một ông già sống đơn độc trong một túp lều tranh.Một hôm trời đang sang bổng nhiên tối sầm, giông bão nổi lên, một con giao long rất lớn xuất hiện vùng vẫy trên bãi cát và một quả trứng khổng lồ từ từ lăn ra ở dưới bụng. Sau đó giao long quay ra biến đi mất.

Lát sau một con rùa vàng xuất hiện và tự xưng là thần Kim Quy đào cát vùi quả trứng xuống, giao cho ông lão một cái móng của mình và dạy ông cách bảo vệ quả trứng. Nhờ có móng rùa thần, ông lão đã ngăn chặn được diều hâu và các loài thú dữ. Một thời gian sau trứng nở ra một thiếu nữ xinh đẹp và vỏ trứng tách thành năm mảnh vở là năm ngọn núi trong ngũ hành sơn này. Còn thiếu nữ thì được vua Chăm cưới làm vợ còn ông lão thì được thần Kim Quy chở lên trời.

Núi Ngũ Hành Sơn không cao lắm, ngọn Thuỷ Sơn cao nhất chỉ có 106m, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Chân núi hình bầu dục, chiều dài nằm theo hướng Đông – Tây. Tuy có 6 ngọn núi khác nhau về kích thước, nhưng hình dạng na ná giống nhau. Nhìn từ xa núi có màu lục nhạt, xanh tím, tím xám…mỗi buổi một màu, mỗi mùa một sắc, thay đổi theo sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời. Đá ở đây là loại cẩm thạch (marbre), sáng đục màu trắng sữa, hồng phấn, xám có vân đỏ, nâu đen, xanh đậm…không cứng lắm, thợ đá địa phương dùng tạc tượng và đồ mỹ nghệ, trang trí…

Năm 1837, trong một chuyến viếng thăm núi, vua Minh Mạng đã dựa theo nguyên lý của Khổng Giáo đặt tên nhóm núi này là “Ngũ Hành Sơn”, duy trì tên gọi từ thời Gia Long là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn và Thổ Sơn, riêng Hoả Sơn có hai ngọn kề nhau là Dương Hoả Sơn và Âm Hoả Sơn. Thông thường, người dân xứ Quảng gọi nôm na là “hòn Non Nước”. Tháng 6 năm 1825, lần đầu tiên vua Minh Mạng đến viếng Ngũ Hành Sơn, nhà vua đã cho xây dựng chùa Tam Thai, điện Hóa Nghiêm. Năm 1826 Minh Mạng lại cho đúc 9 tượng phật và 3 chiếc chuông lớn cho chùa Tam Thai và sau các lần viếng thăm, vua đều cho xây dựng và tu sửa các chùa miếu.

Ngọn núi Thủy Sơn còn gọi là Hòn Non Nước, trong nhóm Ngũ Hành Sơn, thì Thủy Sơn là cao hơn hết (106m) và có nhiều cảnh đẹp tập trung ở nơi đây. Núi có 3 đỉnh: Thượng Thai (là nơi có chùa Tam Thai), Trung Thai (là nơi có nhiều hang động như động Vân Thông), Hạ Thai (là khu vực chùa Linh Ứng), có 2 đường lên núi: một đường ở hướng Tây – Nam dẫn lên chùa Tam Thai, một đường ở phía đông có 108 bậc cấp, dẫn lên chùa Linh Ứng.

Hòn Kim Sơn nằm giữa Thổ Sơn và Hỏa Sơn, dáng trông như một quả chuông úp, ngoài những hang động nhỏ nhất có từ xưa, năm 1950, trong thời gian kháng chiến chống Pháp, nhân dân địa phương chạy lánh giặc đã phát hiện ra một động lớn. Năm 1956 nhà sư Thích Pháp Nhãn đã mở rộng lối vào động và cho xây chùa bên cửa động đặt tên là chùa Quan Âm và động cũng gọi là động Quan Âm.

Theo đường Đà Nẵng đi Hội An thì Mộc Sơn nằm ở phía đông, tuy gọi là Mộc Sơn nhưng đây lại là một núi có ít cây cối nhất, sườn dốc dựng đứng. Mộc Sơn có một hòn đá trông giống hình người, có người gọi là đá Cô Mụ, có người gọi là tượng Quan Âm. Núi chỉ có một cái hang nhỏ, tương truyền là nơi tu hành của một sư nữ có tên là bà Trung. Ngày nay Mộc Sơn đã bị phá hoại nặng nề làm mất đi vẻ đẹp xưa kia. Hiện nay dưới chân núi Mộc Sơn có mộ hai ông bà người họ Lê (niên đại thế kỷ XVII) và Nhà thờ Tổ nghề điêu khác đá. Đây là những di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa của địa phương.

Núi Âm và Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây nam Thủy Sơn, Âm Hỏa Sơn nằm ở phía ngoài, Dương Hỏa Sơn ở phía trong cạnh Kim Sơn, khoảng giữa hai ngọn Âm và Dương Hỏa Sơn là một khoảng đất trống, có phế tích tháp Chăm. Dương Hỏa Sơn có một động nhỏ, khắc chữ Hán “Phổ Đà Sơn” trên cửa động. Ở sườn phía bắc núi này có động khá lớn còn gọi là động Huyền Vi, đường vào khúc khuỷu, trên vách động thạch nhũ tạo thành nhiều hình dạng ngoạn mục. Âm Hỏa Sơn có một động nhỏ ở phía nam, cửa vào rộng rãi, trên cửa hang có khắc mấy chữ Hán “Chư Tiên Khách Hội Động”, trong động có nhiều ngách sâu, bị bỏ hoang lâu ngày nên cửa động bị cây cói phủ lấp.

Núi Thổ Sơn nằm về phía tây Thủy Sơn, cỏ cây thưa thớt, núi thấp bị phá hoại nhiều, trong khu vực này có một dấu tích của một kiến trúc Chăm. Dưới chân núi Thổ sơn, năm 2000 và 2001 đã phát hiện được các di chỉ khảo cổ học có giá trị như di chỉ Nam Thổ Sơn, di chỉ Vườn Đình Khuê bắc.

Ngũ Hành Sơn không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Quảng Nam – Đà Nẵng mà con là một di tích lịch sử- văn hóa với làng nghề thủ công mỹ nghệ, tạc tượng đá lưu truyền dưới chân núi Thủy Sơn. Ngày nay, Ngũ Hành Sơn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 1980.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 9

Với một vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, Ngũ Hành Sơn đã níu chân bao du khách đến với mảnh đất miền Trung. Đón đọc bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn đặc sắc dưới đây:

Nhắc đến Đà Nẵng người ta không thôi nhớ đến việc nó là ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam Bắc nước ta. Nhắc đến cái tên ấy người ta cũng nhớ ngay đến các triều đại lịch sử đã chống lại sự xâm lược lần thứ nhất của thực dân Pháp. Tuy nhiên không chỉ có thể mà nhắc đến Đà Nẵng chúng ta còn biết đến một danh làm thắng cảnh, một di tích lịch sử nổi tiếng đó là Ngũ Hành Sơn.

Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng.khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Trước tiên là truyền thuyết về Ngũ hành Sơn thì theo như người xưa truyền lại thì chúng ta được biết đến Ngũ Hành Sơn có là do ngày xưa có một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông. Một hôm nọ ẩn sĩ thấy một chuyện lạ, đó là Nữ Thần Naga mang theo một cái trứng đưa cho Thần Kim Quy cất giữ đi để chống lại sự quấy phá của ma quái. Thần Kim Quy để lại trứng nhờ ẩn sĩ chăm sóc, thần không quên để lại cái móng vàng để giúp cho việc bảo vệ quả trứng được tốt hơn. Trái trứng ấy lớn lên và nở ra một cô gái xinh đẹp, vỏ trứng thì nứt thành năm mảnh hóa thành năm ngọn núi chính là ngũ hành sơn ngày nay.

Về tên gọi thì Ngũ Hành Sơn còn có một tên gọi nữa đó là núi Non Nước. Tên gọi này đã có từ lâu, nó được chứng minh qua những câu ca dao dân ca mà ông cha ta đã để lại và hơn thế nữa là trong những bộ văn học địa lý của những người trung đại cũng có nhắc đến tên gọi này. Ví dụ như giáp ngọ bình nam đồ của Nguyễn Hoàng hay thiên nam tứ chi lộ đồ thư Đỗ Bá Công Đạo soạn. Sau thì nó có tên là ngũ hành sơn được nhắc đên trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

Về phong cảnh nơi đây thì quả thật là phải dùng những lời đẹp nhất dành cho vẻ đẹp của nó. Đó chính là hình ảnh những bãi cát vàng mịn màng trên các bờ biển từ Non Nước kéo dài đến đảo Tiên Sa. Có thể nói rằng nghe đến cái tên thôi đã thấy yêu thấy mến và muốn đến ngay lập tức rồi chứ chưa nói gì về cảnh của nó cả. Các loại thảo mộc quý có ở đây, là: Thiên tuế, Thạch trường sanh, Cung-nhân-thảo lài trắng, Cảnh-thiên Mộc tê, Chương não, Thử lý Tứ quý. . . Về hoa rừng có nhiều loại phong lan. Về động vật có loài khỉ Dộc hiền, và các loại dơi, chim hải yến.

Ngoài các dấu ấn văn hóa lịch sử còn in đậm trong các hang động, và trên mỗi công trình chùa, tháp đầu ở các thế kỷ trước, như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, ở đây còn có các di tích lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt như Địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ.

Đến đây thì chúng ta sẽ được ngắm năm ngọn núi sừng sững như đứng đó để bảo vệ cho cuộc sống ấm no của nhân dân tránh xa sự quấy phá của những bọn yêu ma quỷ quái. Năm ngọn núi ấy mỗi núi một phương mỗi núi một đặc điểm nhưng tựu chung lại cũng là sự hùng vĩ.

Qua đây ta thấy được những cảnh đẹp và những đặc điểm của núi ngũ hành sơn. Nơi đây luôn tư hào với những truyền thuyết của mình. Nó không chỉ làm đẹp cho cảnh sắc thiên nhiên nơi đây mà nó còn làm đẹp hơn, đậm đà hơn nền văn hóa dân tộc ta. Chính vì thế mà nơi đây đã được nhà nước công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 10

Tham khảo văn mẫu thuyết minh Ngũ Hành Sơn học sinh giỏi sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và đạt điểm cao cho bài viết của mình.

Danh thắng Ngũ Hành Sơn được xem là biểu tượng của Đà Nẵng, là chốn thiên thai với đền chùa, hang động, thạch nhũ, hoa cỏ… Ngũ Hành Sơn được được nhiều người tìm đến như một nơi rũ sạch bụi trần, tĩnh tâm sau những phút giây mệt mỏi với tiếng chuông ngân sớm chiều.

Cách trung tâm Đà Nẵng 8km, nằm trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An, Ngũ Hành Sơn tọa lạc tại làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang, quận Ngũ Hành Sơn. Đây là cụm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên bãi cát ven biển, rêu phong qua thời gian, mang nét cổ kính, hùng vĩ. Ngũ Hành Sơn được xem là nơi hội tụ của trời biển, lịch sử, văn hóa và tâm linh. 6 ngọn núi đá vôi có tên được vua Minh Mạng đặt theo 5 nguyên tố vũ trụ: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn (2 núi) và Thổ Sơn. Mỗi ngọn núi đều có những nét đẹp riêng, khuyến khích du khách nên khám phá hết để chuyến đi trọn vẹn.

Ngũ Hành Sơn gắn với một truyền thuyết từ thời hoang vu, bỗng có con Rồng bay về đây đẻ trứng rồi biến mất. Rùa Vàng – Thần Kim Quy xuất hiện giúp lấy cát ủ trứng nở. Lại đến một ngày có lão ngư dân đắm thuyền được thần Kim Quy cứu và đưa đến đây, trao nhiệm vụ bảo vệ trứng của Long Quân. Với chiếc móng của thần Kim Quy để lại, ông lão đã chống lại nhiều thú dữ, bảo vệ đến ngày trứng nở ra một cô tiên xinh đẹp tuyệt trần. Vỏ trứng cũng lớn dần rồi tách ra, trở thành cụm Ngũ Hành Sơn ngày nay với các màu khác nhau như hồng, xám, xanh, lục, đen, vàng đầy huyền bí.

Không chỉ có cảnh đẹp, Ngũ Hành Sơn còn là kho tàng lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, từ kiến trúc chùa chiền đầu thế kỷ XIX, tác phẩm điêu khắc Chàm thế kỷ XIV, XV, cho đến bút tích thi ca thời Lê, Trần, bút tích sắc phong Quốc tự…

Kim Sơn là điểm đến đầu tiên trong hành trình Ngũ Hành Sơn với cách tham quan thú vị – đi thuyền. Trên đường đến ngọn Kim Sơn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng sông núi thơ mộng, hùng vĩ như tranh. Đến chân núi Kim Sơn, bạn sẽ đi vào một hang động dài 50m, rộng 10m, cao đến 15m.

Trong động có những bậc đá tự nhiên, đặc biệt có lớp thạch nhũ lâu năm, bám vào vách núi có tạo hình của tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao bằng người, rất ấn tượng. Lớp nhũ thạch lấp lánh như tạo thành lớp áo cho tượng, bên cạnh còn có tượng Thiện Tài Đồng Tử và hình chim Khổng Tước hai cánh xoè rộng bao trùm khắp trần động. Nơi đây còn có chùa Quán Thế Âm được xây dựng từ những năm 1950, lưng dựa Kim Sơn, mặt quay hướng sống với ao sen thơm ngát, nở rộ rực rỡ vào mùa hè.

Mộc Sơn nằm sát biển, ngay cạnh Thủy Sơn, còn gọi là núi Mồng Gà vì hình dáng núi trông giống như thế. Trên núi có khối đá cẩm thạch trắng như người đang ngồi, người dân gọi là Cô Mụ hay Bà Quan Âm. Dưới chóp núi 10m có một hang động gọi là động bà Trung vì tương truyền có người phụ nữ cùng tên từng tu ở đó.

Mộc Sơn là ngọn núi lớn và đẹp nhất trong cụm Ngũ Hành Sơn với 3 ngọn ở 3 tầng mang ý nghĩa Tam Thai – 3 ngôi sao đuôi của chòm Đại Hùng Tinh. Thủy Sơn cũng là nơi tập trung nhiều hang động thạch nhũ, chùa chiền, trong đó nổi tiếng là chùa Non Nước, chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng. Để đến Tam Thai phải đi qua 156 bậc tam cấp, đến Linh Ứng qua 108 tầng cấp.

Hoả Sơn gồm có Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn. Dương Hỏa Sơn có các hang động và chùa Phổ Sơn Đà, đây là ngọn ở gần Kim Sơn, trên bãi cát gần biển. Âm Hỏa Sơn nằm ở hướng đi về Hội An, chóp núi cao, nhiều đá nằm ngang tạo thành lát cắt, nơi đây cây cối mọc dày theo một hang đá dọc sườn Nam ra Bắc của ngọn núi.

Thổ Sơn thấp nhưng dài nhất trong cụm Ngũ Hành Sơn, với hình thế như một con rồng nằm cuộn mình trên cát. Nơi đây có nhiều gạch cổ thời Chiêm Thành, có màu đất đỏ lộ ra dưới lớp cỏ mỏng bao phủ thân núi. Thổ Sơn có hang Bồ Đề, rất đẹp nhưng lối vào chỉ đủ một người đi qua. Đây là nơi ghi lại một thời chiến đấu anh hùng, căn cứ ẩn nấp của quân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ở Thổ Sơn còn có chùa Long Hoa, thờ Phật Di Lặc, phía sau cao hơn là Phật Thích Ca, hai bên là Bồ tát Quán Thế Âm và Địa Tạng.

Động Huyền Không đẹp nhất trong các động ở Ngũ Hành Sơn, nằm lộ thiên với các vòm hình tròn thông ra bên ngoài giúp động luôn tràn ngập áng sáng. Không gian linh thiêng nơi đây khiến du khách luôn có sự an yên, thư thái khi đặt chân đến. Động Âm Phủ là một trong những hang động lớn của Ngũ Hành Sơn, hang động tự nhiên này có nét âm u huyền bí và có nhiều ngóc ngách sâu xuống lòng đất. Tại đây có tái hiện 18 tầng địa , bạn có thể đi xem qua nếu không yếu tim nhé!

Ngũ Hành Sơn thời tiết ôn hòa, thích hợp tham quan quanh năm, tuy nhiên mùa xuân và hè là mùa đẹp nhất để ngắm trọn vẹn sinh khí, cảnh sắc nơi đây. Đồng thời cũng dễ di chuyển, đi lại tham quan, khám phá những bãi biển xinh đẹp ở khu vực gần đó. Ngũ Hành Sơn cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 8km, ngay trên trục đường Đà Nẵng – Hội An nên bạn có thể kết hợp tham quan ngay trong hành trình đi phố cổ. Đường đi lớn, phẳng, dễ đi và dễ tìm đường.

Ngũ Hành Sơn vẫn là điểm đến “nhất định phải đi” khi đến Đà Nẵng, bởi khách lữ hành có thể đến đây thưởng cảnh đẹp, khách tâm linh có thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, khách khám phá có thể tìm tòi lịch sử, kiến trúc, văn hóa. Một lần về Ngũ Hành Sơn, vùng đất địa linh nhân kiệt, để thấy thiên nhiên, non nước hùng vĩ ra sao, xinh đẹp thế nào!

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 11

Bài văn thuyết minh về núi Ngũ Hành Sơn sinh động đã để lại nhiều ấn tượng với người đọc bởi cách hành văn hấp dẫn và những ý văn giàu hình ảnh.

Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng; trong ký ức của nhiều người đây còn là vùng “địa linh” của xứ Quảng xưa nay. Ngũ Hành Sơn là một địa danh được cả nước biết đến. Một nhà thơ đã viết về Ngũ Hành Sơn “Núi thấp hơn hết mà danh cao hơn hết”.

Thực ra tên gọi Non Nước đã có từ lâu đời, đã đi vào ca dao như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của dân chúng: “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”. Trong Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594, sau khi được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến biên giới Chân Lạp có ghi địa danh “Non Nước Sơn”. Cũng như trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo, tự Đạo Phủ, quê Nghệ An, soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm Thành đều có ghi “Non Nước Sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm.

Như vậy là địa danh núi Non Nước đã xuất hiện trên văn bản hơn 5 thế kỷ, còn sự ra đời của nó chắc phải kể từ khi những lưu dân Việt đặt chân đến vùng đất này. Trong khi đó, tên Ngũ Hành Sơn được Lê Quang Định nói đến trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) như sau: “Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có núi Ngũ Hành Sơn, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non Nước”. Phải thừa nhận rằng tên Ngũ Hành Sơn không những mang tính hoa mỹ hơn, mà người đặt ra nó đã dựa vào thế đất, thế núi và có kết hợp các yếu tố cơ bản của thuyết âm dương-ngũ hành.

Người Pháp sau này, cuối thế kỷ XIX, thì lại dựa vào chất liệu của núi đá để đặt tên cho thắng cảnh là “Les montagnes de marbre” (Những ngọn núi đá cẩm thạch). Những dấu tích còn lưu lại cho biết rằng trước khi người Việt đến đây, người Chăm đã thờ cúng các vị thần của họ trong các hang động, đền miếu trên các hòn núi này. Người Việt đến mang theo đạo Phật, lập thêm chùa chiền, am, thất làm tôn thêm tính chất uy nghiêm của một thắng cảnh mà không bài trừ nhau.

Quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nằm trên địa phận xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng- Hội An. Những núi đá vôi nằm rải rác trên diện tích khoảng 2km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong. Trong các ngọn núi, Thủy Sơn là hòn lớn nhất và cũng kiều diễm nhất. Núi cao 106m, có 3 ngọn ở 3 tầng giống như 3 ngôi sao (Tam Thai). Đây là nơi tập trung nhiều hang động, chùa chiền nhất.

Về hang động có: Hóa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Lăng Hư, Vân Thông, Thiên Long, Bàn Cờ, Tàng Chân, Chiêm Thành và Vọng Hải Đài, Vọng Giang Đài. Về chùa có: Tam Thai, Tam Tôn, Linh Ứng… Điều thú vị ở đây mà các điểm du lịch khác khó có thể có được là sau những giờ leo trèo, lên xuống hàng trăm bậc cấp để thăm thú các hang động và chùa chiền, du khách chỉ cần bước ra mấy trăm mét là đến bãi biển cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng êm như mời gọi chào đón đến với làn nước mặn, thư giãn gân cốt, đồng thời ngắm nhìn cảnh núi non, trời biển bao la.

Cả vùng Ngũ Hành Sơn được quy hoạch và đang triển khai xây dựng thành Khu Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 12

Bài thuyết minh làng đá mỹ nghệ Non Nước sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về một trong những làng nghề thủ công gắn liền với danh thắng Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng.

Làng đá Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là làng nghề truyền thống nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng với các sản phẩm đá mỹ nghệ. Theo phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng đá Non Nước trước đây có tên Quán Khái Đông Giáp và Quán Khái Tây Giáp, được hình thành từ thế kỷ 18. Người đầu tiên lập làng và khai sinh ra nghề đá là cụ Huỳnh Bá Quát ở Thanh Hóa.

Theo dòng thời gian, đã có không ít làng nghề truyền thống dần mai một, thế nhưng làng đá mỹ nghệ Non Nước vẫn nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.

Hiện nay, nghề đá mỹ nghệ Non Nước là một trong những ngành sản xuất mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho quận Ngũ Hành Sơn. Doanh thu hàng năm của làng nghề gần 100 tỷ đồng. Từ 349 hộ sản xuất kinh doanh vào năm 2004, đến nay làng nghề đã có hơn 20 doanh nghiệp và 475 cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nhỏ.

Trước đây nguyên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề được khai thác từ núi Ngũ Hành Sơn, nhưng trước nguy cơ mất đi một danh thắng lịch sử văn hóa, thành phố Đà Nẵng đã nghiêm cấm việc khai thác đá. Hiện nay, nguyên liệu chủ yếu của làng nghề được cung cấp từ các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên…với sản lượng lên đến trên 25 ngàn tấn mỗi năm.

Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nơi đây, các tác phẩm nghệ thuật đầy tinh xảo đã được ra đời và theo chân du khách đi khắp cả nước, đến các nước như Pháp, Mỹ, Úc…Những nghệ nhân tiêu biểu của làng nghề hôm nay đó là Nguyễn Long Bửu, Nguyễn Việt Minh, Nguyễn Sang, Lê Bền…

Sản phẩm của làng nghề hết sức đa dạng và phong phú. Từ những đồ dùng thông dụng, thô sơ của cuộc sống đời thường như cái chày, cái cối, … đến những đồ trang sức nhỏ gọn, tinh xảo, đủ các màu sắc như những chiếc vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt, những con cóc chặn giấy, những cặp sư tử hí cầu, những con đại bàng sải rộng cánh, những cặp cá thần tiên bằng đá cẩm thạch hồng hoặc thủy mặc, .v.v… Bên cạnh đó, du khách khi đến làng nghề còn được chiêm ngưỡng những pho tượng đá cực kỳ ấn tượng như tượng phật bà Quan Âm, tượng Nữ thần Chămpa….

Làng nghề đá Non Nước còn gắn liền với danh thắng Ngũ Hành Sơn, với lễ hội Quán Thế Âm – thu hút hàng vạn du khách đến dự vào tháng hai âm lịch hàng năm. Đến với làng đá Non Nước, với khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, du khách cảm nhận sự thư thái, nhẹ nhàng trong một không gian tĩnh lặng, trầm mặc và huyền bí của những ngôi chùa trên núi Ngũ Hành Sơn, đến cảm giác rộn ràng như đang hòa mình trong những thanh âm rộn rã phát ra từ mũi ve đục đá dưới những đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đang gieo ý tưởng trên những khối đá thô cục thành các tác phẩm nghệ thuật.

Hiện nay, nhằm phát huy bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề, UBND thành phố Đà Nẵng đã đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, đưa Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 13

Tham khảo bài văn thuyết minh về Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng lớp 8 sẽ giúp các em học sinh có thêm những kiến thức và thông tin quan trọng về địa danh này.

Ai cũng phải thừa nhận Ngũ Hành Sơn là một thắng tích độc đáo bởi phong cảnh kỳ tú, với những đặc điểm riêng có, sừng sững những ngọn núi dựng đứng giữa một khoảng đất bằng phẳng, giữa trời biển mênh mông, cảnh trí lung linh, luôn gió vờn mây quyện, khiến cảnh vật cũng thay đổi chập chờn tùy theo khoảnh khắc trong vòng tuần hoàn của đất trời… do đó việc thưởng lãm, cảm nhận cảnh đẹp cũng tùy duyên người vãn cảnh.

Nơi đây chứng kiến diễn trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, với những bước chân sơ khởi về phương Nam của người Việt, cũng là lưu dấu trước tác của các bậc tiền nhân ưu tú. Dấu tích con người ở Ngũ Hành Sơn có từ đầu thế kỷ XIV.

Nơi đây cư dân Chăm Pa xưa thờ cúng thần linh của mình. Trong nhiều thế kỷ còn lưu lại đến ngày nay qua hình thức tín ngưỡng thờ Linga – Yoni. Một số tượng thần Chăm pa bằng đá sa thạch còn lại các hang động Ngũ Hành Sơn là dấu tích góp phần minh chứng sự có mặt của người Chăm tại Ngũ Hành Sơn từ rất sớm (thế kỷ XIV, XV). Các họa tiết, hoa văn được trình bày trên mỗi tác phẩm điêu khắc về các vị thần, chứng tỏ văn hóa Chămpa đã có những bước phát triển rực rỡ, đời sống tâm linh tín ngưỡng vô cùng thiêng liêng và đa dạng.

Đánh dấu một khởi đầu cho Phật giáo của vùng đất Thuận Quảng: Vua Lê Thánh Tông chinh Nam, vào năm 1471, đạo thừa tuyên Quảng Nam đã bổ sung vào bản đồ thời Hồng Đức; năm 1640, di tích chùa chiền bị đổ nát, Thiền sư Huệ Đạo Minh đã kêu gọi thiện tín đóng góp, trùng tu mở rộng; thời chúa Nguyễn Phúc Chu, nhà sư Thích Đại Sán đã đến vãn cảnh ở chù Tam Thai trên đường về nước; trong cuộc chiến với Tây Sơn, tất cả các chùa chiền nơi đây đều bị phá hủy.

Đến thời Nguyễn, chùa ở Ngũ Hành Sơn được xem như quan tự, triều đình quan tâm trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Qua các công trình nghiên cứu có thể khẳng định Ngũ Hành Sơn là một trong những trung tâm Phật giáo lớn được định hình và phát triển khá sớm tại vùng đất Thuận Quảng trên đường Nam tiến của dân tộc; có vai trò quan trọng đối với vương triều nhà Nguyễn, đặc biệt vào thế kỷ 17, hoạt động Phật giáo tại đây khá sôi động, có sự tham gia của thương nhân người Nhật, Trung Quốc…

Sự hiện hữu của Ngũ Hành Sơn như một sắp xếp hữu tình, hữu ý của hóa công và đó cũng là một giá trị cần phải nhìn nhận. Không chỉ lạ lùng do những ngọn núi rất ý tứ trong sự xuất hiện của mình: Những ngọn núi phía Bắc gọi là núi chùa (Thủy Sơn), hòn phía Đông là núi mồng gà (Mộc Sơn), hòn phía Tây Bắc gọi là núi đá chồng (Thổ Sơn), hòn phía Tây là núi Đùng (Kim Sơn) và hòn phía Nam là núi Ông Chài (Hỏa Sơn). Điều này hoàn toàn phù hợp với phương vị Ngũ Hành trong triết học phương Đông.

Đây là một giá trị không ai có thể phủ nhận được bởi có thể cân đong đo đếm được. Các loại đá với một khối lượng khổng lồ tạo nên danh thắng Ngũ Hành Sơn đa phần là các loại đá quý, đẹp, muôn màu muôn vẻ. Theo các tác giả của Ngũ Hành Sơn lục, thời Gia Long đã có tấu trình, đá ở các sơn động đa phần màu hồng gấm, là bảo vật của nước nhà, nên vua Gia Long đã ban sắc lệnh cho giữ nghiêm tại chỗ.

Thật khó có một di tích nào lại bao hàm cả một phức hợp những ngôi chùa uy nghi, những ngôi điện đặc hữu cho Đạo gia, rồi điện Quan Thánh, cả di tích Chăm được Việt hóa trông thật trang nghiêm mà êm đềm; những thạch động thật kỳ vĩ, những hang đá, giếng nước huyền bí… như ở Ngũ Hành Sơn. Bên cạnh đó, những bia đá, những pháp khí, pháp tượng ở đây hoặc từng ở đây thường gắn liền cả một lịch sử hình thành rất đáng được trân trọng, đồng thời mỹ thuật tự thân nó cũng khẳng định một giá trị đáng kể.

Một giá trị riêng có của Ngũ Hành Sơn, cũng có thể gọi là duy nhất nữa, đó là một hệ thống văn tự được chạm khắc trên các vách đá ở các hang động và vô cùng nhiều những văn chương thi phú viết về Ngũ Hành Sơn trong lịch sử từ xưa đến nay trong các thư tịch.

Tọa lạc giữa một vùng đất bằng phẳng, những ngọn núi vút lên không giữa chập chùng mây nước trông như một sự sắp xếp thẩm mỹ và ý tứ của tạo vật, nơi đây luôn tạo nên ấn tượng choáng ngợp tràn trề xúc cảm đối với du khách đôi lần vãn cảnh hay người thập phương hành hương viếng chùa, lễ phật…

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 14

Bài văn thuyết minh về núi Ngũ Hành Sơn lớp 8 ngắn hay sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn được trải dài trên diện tích rộng lớn khoảng gần 2km2, gồm 6 ngọn núi đá vôi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Thổ Sơn, Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn với nhiều hang động đẹp như động Huyền Không, động Huyền Vi, động Vân Thông, động Tàng Chơn, động Quan Âm… Các ngọn núi tuy có khác nhau về kích thước, nhưng nhìn từ xa hình dáng khá giống nhau, đặc biệt, mỗi ngọn núi lại có một màu đá riêng biệt: đá Thủy Sơn màu hồng, đá ở Mộc Sơn màu trắng, đá ở Hỏa Sơn màu đỏ, đá ở Kim Sơn màu thủy mặc và đá ở Thổ Sơn màu nâu.

Danh thắng Ngũ Hành Sơn là một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên “sơn kỳ thủy tú” huyền ảo thơ mộng mà tạo hóa đã ban tặng cho Đà Nẵng. Đứng trên đỉnh cao của núi, một cảnh tượng độc đáo mở ra trước mắt du khách với phía Tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ, bên dưới là dòng sông Cẩm Lệ, dòng sông Hàn uốn quanh mềm mại như dải lụa và phía Đông với cả một vùng trời biển mênh mông và đảo Cù Lao Chàm xa xa ẩn hiện.

Ngũ Hành Sơn có một vẻ đẹp riêng có, đó là vẻ đẹp hài hòa của một vùng sinh thái tự nhiên đan xen đời sống văn hóa tâm linh. Chùa chiền, hang động hòa quyện với nhau như hình với bóng. Chính với yếu tố này, Ngũ Hành Sơn mang một vẻ đẹp vừa thoáng đãng lãng mạn, vừa trầm mặc cổ kính.

Thủy Sơn là ngọn núi lớn nhất, cao nhất và đẹp nhất trong số những ngọn núi thuộc Ngũ Hành Sơn, với độ cao khoảng 106 m và có diện tích 93.872m2, sườn núi dốc đứng cheo leo. Chân núi hình bầu dục, chiều dài nằm theo hướng Đông – Tây. Núi Thủy Sơn là nơi được vua Minh Mạng viếng thăm nhiều nhất, nhà vua đến đây ba lần, lần thứ nhất vào năm 1825, lần thứ hai vào năm 1827 và lần thứ ba vào năm 1837, cứ mỗi lần đến nhà vua đều cho trùng tu, tôn lại chùa chiền trên núi, điều đặc biệt là ở núi Thủy Sơn có hai ngôi chùa được xây dựng sớm, nay trở thành những ngôi chùa cổ, lưu giữ nhiều di vật quý, đó là chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng.

Từ ngoài cổng Tam quan chùa Tam Thai đi về bên phải khoảng 50m và leo lên mấy bậc cấp là đến Nhà Bia Vọng Giang Đài. Nhà bia được xây dựng vào những năm 90 của thế kỷ XX, theo lối kiến trúc cổ, gồm 04 cột trụ và mái lợp ngói âm dương. Bia Vọng Giang Đài được làm bằng đá sa thạch, ở chính giữa tấm bia có khắc chìm 3 chữ Hán có kích cỡ lớn là: “Vọng Giang Đài” và dòng lạc khoản ghi năm dựng bia: “Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật”, nghĩa là “bia được lập vào ngày tốt, tháng 7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837)”. Mặt chính của tấm bia quay về hướng sông Cổ Cò, đứng ở Vọng Giang Đài có thể nhìn bao quát sông ngòi của vùng đất Ngũ Hành Sơn.

Danh thắng Ngũ Hành Sơn, còn gắn với làng đá Non Nước – một làng nghề truyền thống gần 400 năm, gắn với lễ hội Quán Thế Âm – thu hút hàng vạn du khách đến dự vào tháng hai âm lịch hàng năm.

Ngày nay, Ngũ Hành Sơn trở thành biểu tượng văn hóa của thành phố Đà Nẵng, là điểm tham quan nổi tiếng đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn- Mẫu 15

Để hoàn thành tốt bài thuyết minh về Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng lớp 9, các em học sinh cần có những góc nhìn và cách quan sát vừa bao quát vừa cụ thể để giới thiệu trọn vẹn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này.

Tới Việt Nam người ta hay nhắc đến Ngũ Hành Sơn, một danh lam thắng cảnh của Quảng Nam mà người dân Quảng Nam không ít thì nhiều cũng một lần tham quan 5 ngọn núi Ngũ Hành được liệt vào trong di tích văn hóa lịch sử của đất nước. Khách du lịch đến Ngũ Hành Sơn không khỏi ngạc nhiên về cảnh trí thiên nhiên kỳ lạ in ra như một bức tranh cảnh của Trung Hoa dồn dập xuất hiện trên bãi biển Ðà Nẵng làm cho du khách phải chóa mắt và có cảm tưởng như tự mình không làm sao dừng chân để thưởng thức hết cảnh đẹp của non nước này.

Ngũ Hành Sơn là một cụm 5 hòn núi ở cách thành phố Ðà Nẫng chừng 5 cây số về phía Ðông Nam trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Cụm núi này có 5 hòn mang tên: hòn Kim, hòn Mộc, hòn Thủy, hòn Hỏa, hòn Thổ. Từ trước đến nay, người ta đặt cho nhóm núi này nhiều tên. Người Việt đặt tên nó là Ngũ Chỉ là năm ngón tay vì từ trên không nhìn xuống thì thấy như năm ngón tay ấn xuống đất, người dân Quảng Nam thì gọi nó là Núi Non Nước, và người Pháp ghi trên bản đồ địa dư và đặt tên nó là Núi Cẩm Thạch, và danh từ Ngũ Hành Sơn là do Vua Minh Mạng đặt cho nó.

Người Chàm lúc còn cai trị phần đất Quảng Nam đã giải thích 5 hòn núi này là do vỏ trứng của Thần Kim Quy (rùa vàng) sinh ra do một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông thuật lại.

Một hôm thấy Nữ Thần Naga mang cho một cái trứng, để thần Kim Quy cất giữ từ phía sông Ðà Nẵng để trừ khử sự quấy nhiễu của ma quái rồi Thần Kim Quy cho ẩn sĩ một cái móng rùa thì trứng này trở thành to lớn một cách kỳ dị. Thế rồi một hôm, sau giấc ngủ say, ông lão tỉnh mộng bỗng thấy một thiếu nữ từ trong trứng bước ra, các vỏ trứng nứt ra trở thành 5 trái núi tức là Ngũ Hành Sơn. Vua Chàm nghe câu chuyện ấy cưới thiếu nữ làm vợ, còn ân sĩ kia cưỡi Kim Quy biến lên trời

Theo địa chất học, thì người ta cho là các hòn đảo ở gần bờ biển do tác dụng của thủy triều phù sa bồi đắp, nối liền với lục địa va` mài dũa mãi vào những núi này bị nước mưa và khí hậu tác dụng xói mòn tạo ra những hang động và hình thù kỳ dị làm cho những hòn núi có những sắc thái đặc thù của nó khiến ta liên tưởng đến bàn tay sắp đặt huyền diệu của Tạo Hóa. Trong thời kỳ người Chàm còn ngự trị ở vùng đất này, họ đã dùng nơi đây làm một trung tâm sùng bái theo tín ngưỡng của họ mà ngày nay còn lưu lại một di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá trên các vách của Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không.

Sau cuộc Nam tiến dưới thời Vua Lê Thánh Tôn vào thế kỷ 15, người Chàm bị đẩy lui vào phía Nam, Ngũ Hành Sơn từ đó được tu bổ và xây dựng thành một thắng cảnh của nước Việt. Dưới thời Tây Sơn, Ngũ Hành Sơn bị tàn phá nhiều, vì quân Tây Sơn nghi là người Chàm đem vàng và của qúy cất dấu trong kho tàng ở Ngũ Hành Sơn. Tin truyền Chúa Nguyễn Ánh có lần bị thất trận với Tây Sơn ở Quảng Nam, Ngài đã chạy ẩn trốn ở Ngũ Hành Sơn và nhờ một vị tiên chỉ đường thoát nạn và cứu quân sĩ khỏi đói, vì thế sau khi lên ngôi Hoàng Ðế, Ngài phong tước cho núi này nhất là hòn Thủy Sơn.

Ðến đời Vua Minh Mạng, thì Nhà Vua đã nhiều lần viếng Ngũ Hành Sơn, và cho xây dựng thêm chùa Tam Thai và điện Hoa Nghiêm, đúc chuông và đúc nhiều tượng Phật và tu sửa các chùa đền bị hư hại. Trong thời gian dưới triều Gia Long, người ngoại quốc được phép viếng Ngũ Hành Sơn một cách dễ dàng, nhưng qua thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Ðức việc thăm viếng Ngũ Hành Sơn rất khó khăn vì chính sách bài Pháp. Qua thời Pháp đổ quân lên cửa biển Ðà Nẵng năm 1859, việc đi lại bị khó khăn hơn, nên những kẻ hành hương viếng cảnh ngày một thưa dần, và Ngũ Hành Sơn trở lại tình trạng điêu tàn đổ nát.

Ngũ Hành Sơn hay Núi Non Nước, tỉnh Quảng Nam có 5 hòn núi mang tính chất đặc sắc tạo thành một thắng cảnh đặc biệt của đất nước Việt Nam. Núi tuy không cao đến tuyệt vời nhưng danh tiếng Ngũ Hành Sơn tỏa ra khắp nơi đều biết. Về mặt thiên nhiên, Ngũ Hành Sơn đã cung ứng các nguồn mỹ cảm và siêu cảm đưa những người du ngoạn, hay mặc khách tao nhân nhiều thích thú vui say, đầy cảnh non xanh nước biếc. Về mặt tâm linh, cảnh Ngũ Hành Sơn làm cho khách viếng cảnh thấm nhuần các phong thái trầm tư mặc tưởng, tự nhiên thấy mình rũ sạch bụi trần, để đi đến cảnh thoát khỏi vòng tục lụy, nên có câu:

Vọng Hãi Ðài vui hứng gió nhơn
Thân cuộc trần ai rũ sạch
Vân Thông động mặc dù nhẹ tách
Lạch Ðào Nguyên thắng cảnh nào hơn

Sau khi thưởng thức đầy đủ về cảnh trí thiên nhiên , du khách sẽ dành thời gian để viếng động Tàng Hơn, động Hoa Nghiêm và nhất là Huyền Không Ðộng. Ðộng Hoa Nghiêm đượm vẻ thanh u, trầm lặng, gạn lọc tất cả những vọng động lăng xăng nhộn nhịp dừng ngay trước cửa động để bước vào trong nhìn lên một tượng Phật cao lớn hiện ra với cặp mắt lim dim từ, bi, hỷ, xả của Ðức Ðại Bi Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Ðộng Huyền Không với danh xưng bao hàm ý nghĩa huyền diệu của cái Không, một cái Không đầy thanh tịch trang nghiêm, truyền thông bao cảm xúc “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh”, cái Không để đạt đến Ðạo Quả Viên Thành. Xem như vậy, thắng cảnh Ngũ Hành Sơn không những đã dành cho du khách bốn phương một nơi thưởng ngoạn thiên nhiên giải trí thanh tao, mà còn là nơi phước địa chung linh thường xuất hiện các vị tiên nhân, thần thánh để cứu nhân độ thế.

Nơi đây được dành cho các bậc xuất thế chơn tu, tham thiền nhập định, một địa điểm lý tưởng để tu tập, chứng cao diệu quả, và cũng tại nơi đây, chí sĩ Trần Cao Vân một nhà cách mạng uyên bác, kiên cường, trụ cột của cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916, đã được một tiên nhân xuất hiện điểm đạo, và truyền trao một thiên thư kỳ bí, thuyết giảng Trung Thiên Dịch nhắm hình thành thuyết Trung Thiên Dịch là triết thuyết chủ trương trung hòa tứ giai, nhất quán chơn truyền khai minh điểm hóa một nền đại đạo tại Việt Nam, tổng hợp một nền văn hóa hàm chứa tinh hoa của Tam Giáo Ðồng Nguyên.

Theo sự giải thích của các nghiên cứu sư về địa lý phong thủy Việt Nam, thì Ngũ Hành Sơn tuy mọc gần bờ biển song được xem như một chi nhánh của dãy Trường Sơn hùng vĩ có nhiệm vụ quân bình giữa hai miền Nam Bắc của đất nước, quy tụ các long mạch phát huy một nền văn hóa trên 4000 năm lịch sử. Bản đồ Việt Nam hình chữ S, phía Bắc xòe ra như một thúng lúa, phía Nam tỏa ra như một thúng gạo, và miền Trung cong như một đòn gánh để gánh hai thúng hai đầu.

Với vị trí trung hòa nói trên, Ngũ Hành Sơn là nơi hội tụ ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, một phước địa chung linh, động thiên thắng thưởng, danh lam thắng cảnh, thủy tú sơn kỳ, nhất quán chơn truyền, đoàn kết được các lực lượng dân tộc Việt Nam thành một khối duy nhất, không phân biệt xu hướng, tín ngưỡng, địa phương, để đúc kết thành một nền văn hóa nhân bản toàn diện làm phương hướng phát triển vẻ vang cho đất nước.

Như vậy, Ngũ Hành Sơn không còn là một thắng cảnh riêng của thành phố Đà Nẵng, của miền Trung mà còn là một thắng cảnh lịch sử vô cùng quan trọng của đất nước Việt Nam.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn hay nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 11/2024!