Updated at: 08-05-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách thuyết minh về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi chuẩn nhất 01/2025.

 KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN TRÃI

1. CUỘC ĐỜI CỦA NGUYỄN TRÃI

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất năm 1442 có hiệu là Ức Trai

Ông sinh ra trong bối cảnh nhà Trần suy yếu, bị Hồ Quý Ly cướp ngôi.

Nguyễn Trãi thi đỗ làm quan Ngự sử đài chính chưởng, nhưng không bao lâu sau đó nhà Minh sang xâm lược với danh nghĩa phù Trần diệt Hồ, lật đổ nhà Hồ.

Cha Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc

Nguyễn Trãi gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn, hiến kế đánh giặc cùng ngoại giao với kẻ thù

Sau khi đánh bại quân Minh, mở ra triều đại Hậu Lê, Nguyễn Trãi làm quan dưới hai thời vua

Năm 1442, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc vì vụ án Lệ Chi Viên

Năm 1464, Nguyễn Trãi được vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá

2. SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN TRÃI

2.1. Sự nghiệp làm quan của Nguyễn Trãi

  • 1400 – 1407: Làm quan cho nhà Hồ
  • 1407 – 1418* : Mười năm phiêu dạt
  • 1418 : Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
  • 1427: Nguyễn Trãi làm Triều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại bộ Thượng thư
  • 1928: Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu
  • 1434: Nguyễn Trãi giữ chức Hành khiển
  • 1438: Về ở Côn Sơn
  • 1439: Lê Thái Tông mời ông ra làm quan
  • 1442: Nguyễn Trãi bị giết cùng người thân 3 họ

2.2. Sự nghiệp văn chương

Nguyễn Trãi để lại cho đời nhiều tác phẩm thi ca, chính luận đặc sắc song có một số tác phẩm bị thiêu hủy sau vụ án Lệ Chi Viên

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi còn lưu giữ:

  • Ức Trai Thi Tập
  • Quốc Âm Thi Tập
  • Bình Ngô đại cáo
  • Quân trung từ mệnh tập
  • Lam Sơn thực lục
  • cùng các bài chiếu, cáo khác hay bài về địa lý “Dư Địa Chí”,…

Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.

Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.

Năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới.

II. DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ NGUYỄN TRÃI MẪU

1. MỞ BÀI

Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi

  • Nguyễn Trãi người anh hùng của dân tộc được cả thế giới biết đến.
  • Một nhà quân sự nổi tiếng có công sáng lập ra nhà Hậu Lê và cũng là nhà thơ lớn.
  • Cuộc đời ông có nhiều điều uất ức và bi thảm nhưng ông để lại nhiều giá trị văn học cho hậu thế.

2. THÂN BÀI

2.1 Cuộc đời và sự nghiệp

– Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương, sống chủ yếu ở Thường Tín-Hà Nội.

– Là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của quan tư đồ Trần Nguyên Đán – một quý tộc đời Trần.

– Hiệu: Ức Trai. Quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh- Hải Dương).Sau rời về Nhị Khê (Thường Tín- Hà Tây)

– Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.

– Nguyễn Trãi sớm chịu nhiều mất mát, đau thương.

– 1407 ông làm quân sư cho Lê Lợi, sau một thời gian xin về ở ẩn ở Côn Sơn.

– 1440, Lê Thánh Tông mời ông ra làm quan. 1442 Vua bị chết đột ngột → bị vu oan và bị khép tội tru di tam tộc.

⇒ Cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.

– Nguyễn Trãi chính thức trở thành danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.

2.2. Đóng góp cho văn học

– Văn hóa dân tộc: đóng góp cho việc xây dựng nền văn hiến nước nhà. Văn hiến bao gồm các tác phẩm có giá trị và người hiền tài: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo Bình Ngô thể hiện Ông nhà văn chính luận xuất sắc. ‘Quốc âm thi tập” là tập thơ nôm sớm nhất, nhiều bài nhất và hay nhất cho đến hiện nay.

2.2.1. Những tác phẩm chính: 

– Văn

  • Trung Quân Từ Mệnh tập
  • Bình Ngô Đại Cáo
  • Lam Sơn thực lục

– Thơ ca

  • Thơ chữ Hán: giàu chất trữ tình, tả cảnh thiên nhiên, tả di tích lịch sử, tả tâm tình, tả ý chí.
  • Thơ chữ Nôm: là lời than của một người đau xót vì không thực hiện được lý tưởng của mình, lo lắng vì đời ngày càng rối ren.

⇒ Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất

2.2.2. Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc

– Thể hiện con người bình thường thống nhất và hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại.

– Lý tưởng nhân nghĩa kết hợp với lòng thương dân, vì dân trừ bạo.

– Ví mình như cây trúc, cây mai, cây tùng, cứng cỏi, thanh cao, trong sáng → những phẩm chất cao quý của người quân tử dành để giúp nước, trợ dân

– Nỗi đau con người

– Khao khát dân giàu nước mạnh, ấm no, hạnh phúc

– Tình yêu thiên nhiên phong phú

2.2.3. Nghệ thuật:

– Sáng tạo cải biến thể loại:

+ Thơ lục ngôn: 6 tiếng

+ Thơ Đường luật thất ngôn chen 1 số câu 6 tiếng.

– Sử dụng hình ảnh quen thuộc, dân dã bình thường rất Việt Nam. – Cảm xúc tứ thơ rất tinh tế.

3. Kết bài

– Nguyễn Trãi không chỉ suốt đời cống hiến cho sự nghiệp “trí quân trạch dân” mà còn đóng góp rất lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc.

– Nguyễn Trãi là ngôi sao Khuê ngời sáng trên bầu trời Việt Nam.

– Cuộc đời và sự nghiệp của Ức Trai đáng để chúng ta kính phục và trân trọng đến muôn đời.

Thuyết minh về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi- Mẫu 1

Nguyễn Trãi, sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn ứng Long, hiệu ức Trai (tức là Nguyễn Phi Khanh).
Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán.

Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất. Sau đó không lâu, Trần Nguyên Đán cũng mất. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê.

Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế.

Cũng năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm ông 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc.

Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù.

Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước. Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt. Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ dỗ, nhưng ông kiên quyết không theo giặc.

Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan (tức Thăng Long), Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi. Ông gặp vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang. Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô sách.

Trong bài tựa ức Trai di tập, Ngô Thế Vinh cho biết: Bình Ngô sách “hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người”.

Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.
Cuối năm 1426, Lê Lợi lập bản doanh ở bến Bồ Đề (Gia Lâm). Tại đây, ông cho dựng một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo Thiên ở Đông Quan. Lê Lợi ngồi tầng thứ nhất của chòi, Nguyễn Trãi ngồi tầng thứ hai. Hai nhân vật luôn luôn trao đổi ý kiến với nhau.

Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: “Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo”.

Năm 1437, khi vua Lê Thái Tông cử ông định ra lễ nhạc, ông cũng nói cho vua biết những điều mà vua phải làm trước hết là chăn nuôi nhân dân:

Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc.

Do luôn luôn “lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ”, Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn “bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi” (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi).

Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một “thiên cổ hùng văn”. Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc.
Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành.

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được. Tác phẩm này rất quan trọng cho công tác nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam và lịch sử ngôn ngữ Việt Nam. Năm 1442, cả gia đình ông bị hãm hại (tru di tam tộc) khiến cho người đương thời vô cùng thương tiếc. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước và tìm hỏi con cháu còn sót lại.

Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Ông là anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng “ Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo”.

Thuyết minh về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi- Mẫu 2

Nguyễn Trãi người anh hùng đại tài không chỉ thể hiện tài năng quân sự mà còn yêu nước hết lòng tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước. Ông thể hiện trình độ trong quân sự, đồn thời còn là bậc anh hùng. Nguyễn Trãi con người văn võ song toàn của dân tộc song ông trải qua nhiều bất hạnh oan uổng và trở thành thảm kịch trong lịch sử nước ta.

Nguyễn Trãi (1380-1442) với hiệu là Ức Trai, quê gốc nằm ở tỉnh Hải Dương. Ông trưởng thành trong gia đình mà cha và mẹ đều nổi tiếng.

Nguyễn Trãi khi còn nhỏ chịu nhiều đau thươn như 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi mất ông ngoại. Năm 1400, khi nhà Hồ tổ chức kỳ thi, ông đỗ Thái học sinh, cha với con đều cùng nhau làm quan nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh tấn công xâm lược đất nước, nhà Hồ thất thủ, trong khi đó cha là Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi uất ức nhưng không thể làm gì khác đành tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc Minh.

Vào thời gian năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh thành công, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo”.

Sau một thời gian làm quan, vào năm 1439, triều đình có nhiều biến chuyển khi gian thần lộng hành khắp nơi. Chán nản Nguyễn Trãi xin vua quay về ở ẩn.

Năm 1440, Lê Thái Tông kêu gọi nhân tài nên mời ông ra làm quan và giúp việc nước. Ông nghe lời vua bèn ra sức cứu dân độ thế. Năm 1442, Nguyễn Trãi và vợ của mình dính vào oan án Lệ Chi Viên hãm hại vua, bị kết tội bi thảm: tru di tam tộc.

Ông và gia đình 3 đời bị xử trảm. Lệ Chi Viên vụ án thảm khốc nhất trong lịch sử nước nhà .

Mãi đến năm 1464, Lê Thánh Tông chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi được công nhân danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980.

Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp cho văn học nước nhà. Ông sáng tác nhiều tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán, văn chính luận, thơ trữ tình.

Các tác phẩm xuất sắc như “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo” và nhiều chiếu, biểu, có giá trị khác. Các tác phẩm ông có tư tưởng chính đó là sự nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) nằm trong số các tác phẩm vô cùng giá trị.

Thơ trữ tình của ông giản dị, giàu hình ảnh có tính ước lệ. Nguyễn Trãi thiên tài văn học nổi tiếng có sự kết tinh của tinh thần Văn học Lí – Trần. Nội dung, thơ Nguyễn Trãi có sự kết hợp giữa lòng yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Nguyễn Trãi nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông thiên tài quân sự và giàu lòng yêu nước, thương dân. Đúng như vua Lê Thánh Tông truy tặng “Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo”. Tên tuổi ông sẽ mãi mãi sáng như ánh sao khuê, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Thuyết minh về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi- Mẫu 3

Nguyễn Trãi (1380-1442) là bậc đại anh hùng dân tộc, là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử nước nhà, là danh nhân văn hóa thế giới nhưng đồng thời cũng là người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

Nguyễn Trãi xuất thân trong gia đình cha là nhà nho nghèo, mẹ thuộc dòng dõi quí tộc nhà Trần. Nguyễn Trãi sớm mồ côi mẹ, thuở nhỏ được sự nuôi dạy cẩn thận của của ông ngoại Trần Nguyên Đán.

Ông thi đỗ và làm quan cho nhà Hồ cùng với cha năm 1400. Đến 1407, giặc Minh đến cướp nước ta, cha Nguyễn Trãi bị bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi theo cha, nhưng đến biên giới, nghe lời cha, Nguyễn Trãi quay lại tìm cách rửa nhục cho nước.

Ông bị giặc Minh giam lỏng 10 năm ở thành Đông Quan, sau đó trốn thoát được, tìm vào Lam Sơn phò tá Lê Lợi tiến hành cuộc kháng chiến chống Minh đến toàn thắng năm 1427.

Ông hăm hở tái thiết xây dựng đất nước nhưng bị gian thần ghen ghét, bị nghi ngờ, không được tin dùng nhiều.

Năm 1439, ông xin về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua trẻ Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước.

Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc.

Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, tâm hồn lớn của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự, giáo dục, nhà lập pháp tài ba của dân tộc ta. Không chỉ vây, ông còn là cây đại thụ đầu tiên của văn học Việt Nam. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”…

Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được đánh giá là “thiên cổ hùng văn”, bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. “Quân trung từ mệnh tập” được đánh giá là “có sức mạnh bằng 10 vạn quân”. Các tác phẩm chính luận có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường, trần thế hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.

Nguyễn Trãi có đóng góp lớn vào việc phát triển chữ Nôm và Việt hóa thơ Đường qua việc sử dụng thuần thục thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Nguyễn Trãi đưa vào thơ những hình ảnh dân dã quen thuộc một cách tự nhiên, tinh tế.

Ông được đánh giá là thiên tài văn học, là hồn thơ kết tinh tinh hoa văn hóa Lí-Trần, là người mở đường cho cả một giai đoạn mới của thơ viết bằng tiếng Việt. Thơ văn ông hội tụ đủ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.

Thuyết minh về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi- Mẫu 4

Nguyễn Trãi không những được người người khâm phục ở tài năng quân sự mà còn khâm phục ông là một con người tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước thiết tha. Văn võ song toàn, cống hiến suốt đời và đóng góp to lớn cho sự nghiệp cứu và dựng nước, đáng là bậc anh hùng nước ta.

Với những chiến lược quân sự tài ba, lời lẽ chau chuốt của một nhà ngoại giao chính trị, lời văn mượt mà tha thiết của một nhà văn hóa, Nguyễn Trãi đáng là một đại văn hào của dân tộc. Song ông cũng chịu nhiều oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai (1380-1442) quê ở Nhị Kê (Hà Tây), phụ thân là Nguyễn Phi Khanh, phụ mẫu là Trần Thị Thái con của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán – một quý tộc đời Trần. Nguyễn Trãi được sinh ra trong một gia đình có hai truyền thống lớn là: yêu nước và văn hóa, văn học, năm 1400 ông đỗ Thái học sinh.

Nguyễn Trãi sống vào thời đại nước nhà đang có nhiều biến động dữ dội, lên 6 tuổi mẹ qua đời, ông đỗ Thái học sinh vào năm 20 tuổi. Hai cha con cùng ra làm quan với triều nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh tràn sang cướp nước ta, Nguyễn Phi khánh bị bắt sang Trung Quốc.

Nguyễn Trãi khắc sâu lời cha dặn:” rửa nhục cho nước, trả thù cho cha”, ông trở về tìm và theo Lê Lợi góp công lớn vào đại thắng dân tộc sau hơn 10 năm chiến đấu.

Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, người dân nhà nhà đoàn tụ, ông bị các gian thần đố kỵ, hãm hại. Vì thế mà ông không được tin cậy và trọng dụng như trước nữa, Nguyễn Trãi đã cáo quan xin về Côn Sơn.

Đến năm 1440 Lê Thái Tông mời ông ra giao việc lớn ,ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ án oan trái ( Lệ Chi Viên – Bắc Ninh ) nhà vua chết đột ngột, bọn gian thần vu cho ông tội giết vua và chu vi tam tộc dòng họ của ông (1442) và hơn 20 năm sau (1464) Lê Thánh Tông mới giải tỏa nỗi oan này cho Nguyễn Trãi. Nhà vua cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm lại con cháu của ông.

Nguyễn Trãi là một nhà tài năng lỗi lạc, ông không những là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao mà còn là một đại thi hào của nền văn học Việt Nam ta. Tác phẩm của ông cũng đồng số phận, cuộc đời, gian nan mà ông từng trải.

Sau khi ông mất, nhiều tác phẩm từng bị ra lệnh tiêu hủy. Sau 20 năm, Lê Thánh Tông truyền lệnh sưu tầm tác phẩm của ông, nhưng rồi lại bị thất tán. Mãi đến đầu thế kỉ XIX mới tìm lại được và nửa cuối thế kỉ XIX mới được khắc in.

Ông đã để lại cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm có giá trị : về quân sự và chính trị , Nguyễn Trãi có ” Quân trung từ mệnh tập”-gồm những thư từ và giấy tờ giao thiệp với giặc Minh và triều đình nhà Lê.”Bình ngô đại cáo” là áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử, tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà …

Về lục sử có “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và “Dư địa chí” viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ.

Về văn học, Nguyễn Trải có “Ức trai thi tập, Quốc Âm thi tập”. “Quốc Âm thi tập” được viết bằng chữ nôm, đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca Tiếng Việt.

Ông là người đứng đầu trong sự nghiệp khởi nghĩa dòng thơ Nôm trong hàng nghìn, vạn văn chương chữ Hán dày đặc đương thời.

Ngoài ra thơ văn của ông còn thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên , nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước , thương dân. Yêu nước gắn với thương dân, việc nhân nghĩa nhằm làm cho nhân dân được sống yên ổn – đó là tư tưởng chủ đạo suốt đời của Nguyễn Trãi.

Thơ Nguyễn Trãi thể hiện những triết lí thế sự sâu sắc mà giản dị ,những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời. Trong thơ của ông còn tràn đầy tình yêu thiên nhiên , đối với ông thiên nhiên là bầu bạn , là gia đình ruột thịt.

Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc , ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùngvới các bài chiếu , biểu , lục , ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi là một thế giới thẩm mĩ phong phú , vừa trữ tình , trí tuệ, vừa hào hùng , lãng mạn . Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi là người tiên phong , để lại tập thơ xưa nhất và nhiều bài nhất .Đó là những bài thơ giàu trì tuệ , sâu sắc , thấm dẫm trải nghiệm về cuộc đời , được việt bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng , đăng đối một cách cổ điển.

Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm , ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật.Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ , trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến.

Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa lỗi lạc và cũng là người có số phận bi thương nhất trong lịch sử Việt Nan. Ông chẳng những góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc.

Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân , gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm.

Thuyết minh về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi- Mẫu 5

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần. Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 – 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.

Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điểm cơ bản sau:

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chịu những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.

Ông nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. “Quân trung từ mệnh tập” là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là địch vận. “Bình Ngô đại cáo” lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về quá trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. “Dư địa chí” viết về địa lý lịch sử nước ta. “Chí Linh sơn phú” nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. Năm 1980, Nguyễn Trãi được Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Thuyết minh về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi- Mẫu 6

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật kiệt xuất. Trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông là ánh sao Khuê không bao giờ lụi tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau. Ông là “khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của ông là bài ca yêu nước, tự hào dân tộc”. Ông là một người đa tài, ông không những là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao thiên tài đã góp công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn là một tác gia xuất sắc với nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian.

Nguyễn Trãi (1380–1442) hiệu là Ức Trai. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng và yêu nước. Cha ông là 1 học trò nghèo đỗ Thái học sinh – Nguyễn Phi Khanh. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại, về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Nguyễn Trãi từ nhỏ đã phải chịu nhiều bi kịch.

Năm ông lên 5 tuổi đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Sau đó không lâu, ông ngoại cũng qua đời. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê. Cuộc đời của ông là một chuỗi những gian nan, thử thách.

Năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Năm 1406, nhà Minh đem quân sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc. Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước.

Ông vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi. Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh – Bình Ngô sách “hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người”.

Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.

Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: “Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo”.

Do luôn luôn “lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ”, Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn “bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi” (thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi) . Năm 1442, án oan “Lệ chi viên” đột ngột đổ xuống hãm hại ông. Ông và gia đình phải chịu tội chu di tam tộc bi thảm nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước, tìm con cháu còn sót lại và bổ nhiệm làm quan.

Ông đã để lại cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm có giá trị: về quân sự và chính trị có “Quân trung từ mệnh tập” gồm những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành.

“Bình ngô đại cáo “là áng” thiên cổ hùng văn “trong lịch sử, tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà… Về lục sử có “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và “Dư địa chí” viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ. Về văn học, Nguyễn Trải có “Ức trai thi tập”, “Quốc Âm thi tập”

“Quốc Âm thi tập” được viết bằng chữ nôm, đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca Tiếng Việt. Ông là người đứng đầu trong sự nghiệp khởi nghĩa dòng thơ Nôm trong hàng nghìn, vạn văn chương chữ Hán dày đặc đương thời.

Ngoài ra thơ văn của ông còn thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên, nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước, thương dân. Yêu nước gắn với thương dân, việc nhân nghĩa nhằm làm cho nhân dân được sống yên ổn – đó là tư tưởng chủ đạo suốt đời của Nguyễn Trãi. Thơ Nguyễn Trãi thể hiện những triết lí thế sự sâu sắc mà giản dị, những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời. Và trong thơ của ông còn tràn đầy tình yêu thiên nhiên, đối với ông thiên nhiên là bầu bạn, là gia đình ruột thịt.

Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc, ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùng với các bài chiếu, biểu, lục, ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi là một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn. Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi là người tiên phong, để lại tập thơ xưa nhất và nhiều bài nhất. Đó là những bài thơ giàu trì tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng, đăng đối một cách cổ điển. Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm, ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật. Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến. Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một “thiên cổ hùng văn”. Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc.

Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, ông chẳng những góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc. Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng “Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo”. Thời gian có thể phủ rêu lên tất cả nhưng ánh sao khuê ấy vẫn sẽ mãi soi rọi đến các thế hệ mai sau. Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi sẽ mãi là niềm tự hào của nước Việt.

Thuyết minh về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi- Mẫu 7

Nguyễn Trãi là người tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước thiết tha, là nhà quân sự tài ba, là nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Nguyễn Trãi đúng là một đại văn hào của dân tộc, có nhiều đóng góp lớn cho dân tộc nhưng lại là người chịu nhiều bất hạnh oan uổng nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.

Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380 và mất năm 1442, quê ở Nhị Kê (Hà Tây ), phụ thân là Nguyễn Phi Khanh, phụ mẫu là Trần Thị Thái, cháu ngoại của Trần Nguyên Đán, là người có xuất thân từ dòng dõi quý tộc. Ông là người thông minh từ nhỏ, rất chịu khó học, năm 1400 ông đỗ Thái học sinh. Cuộc đời của Nguyễn Trãi trải qua rất nhiều thăng trầm, lên 6 tuổi mẹ qua đời, ông đỗ Thái học sinh vào năm 20 tuổi. Hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh tràn sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khánh bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo chăm sóc cha. Sau đó ông đã trở về và làm nên chiến thắng cho dân tộc vào 10 năm sau đó.

Sau khi đất nước trở lại yên bình, chán ngán với chốn quan trường, ông đã xin về ở ẩn. Đến năm 1440 Lê Thái Tông mời ông ra giao việc lớn. Ông đã giúp vua rất nhiều trong việc trị vì đất nước. Mọi chuyện đang diễn ra rất tốt đẹp thì nhà vua chết đột ngột, bọn gian thần vu cho ông âm mưu giết vua, khép tội chu vi tam tộc 1442. Nguyễn Trãi và dòng tộc đã phải mang nỗi oan nghiệt đó suốt 20 năm và đến năm 1464 Lê Thánh Tông mới giải tỏa nỗi oan này cho Nguyễn Trãi, ban chiếu truy tìm hậu duệ còn xót lại của Nguyễn Trãi và ban cho chức quan.

Không chỉ có vậy, Nguyễn Trãi còn để lại cho kho tàng văn học dân tộc rất nhiều những tác phẩm có giá trị. Sau khi bị dính vào nghi án giết vua, nhiều tác phẩm tác phẩm của ông từng bị ra lệnh tiêu hủy. Sau nhiều năm, những tác phẩm giá trị ấy mới được sưu tầm. Ông đã để lại cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm có giá trị: về quân sự và chính trị, Nguyễn Trãi có ”Quân trung từ mệnh tập” gồm những thư từ và giấy tờ giao thiệp với giặc Minh và triều đình nhà Lê.

“Bình ngô đại cáo” là áng ”thiên cổ hùng văn” trong lịch sử, tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà … Về lục sử có ”Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và ”Dư địa chí” viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ. Về văn học, Nguyễn Trải có “Ức trai thi tập, Quốc Âm thi tập”. ”Quốc Âm thi tập” được viết bằng chữ nôm, đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca Tiếng Việt.

Thơ văn Nguyễn Trãi luôn thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên, nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước, thương dân. Ông luôn một lòng suy nghĩ, tìm cách để đem lại sự yên bình cho dân. Ông yêu thiên nhiên và coi thiên nhiên là bầu bạn của mình.

Ông để lại nhiều tác phẩm thơ chữ Hán với thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn. Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi là người tiên phong và để lại những bài thơ giàu trì tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng, đăng đối một cách cổ điển. Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm, ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật. Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến.

Nguyễn Trãi đúng là một danh nhân lẫy lừng của dân tộc, ông tạo nền tảng cho văn học nước nhà, có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Ông là người đã dành hết cuộc đời mình để lo cho dân cho nước. Ghi nhớ công lao của Nguyễn Trãi, năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Thuyết minh về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi- Mẫu 8

Ức Trai tâm thượng quan Khuê Táo

Nguyễn Trãi không những được người người khâm phục ở tài năng quân sự mà còn khâm phục ông là một con người tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước thiết tha. Văn võ song toàn, cống hiến suốt đời và đóng góp to lớn cho sự nghiệp cứu và dựng nước, đáng là bậc anh hùng nước ta. Với những chiến lược quân sự tài ba, lời lẽ chau chuốt của một nhà ngoại giao chính trị, lời văn mượt mà tha thiết của một nhà văn hóa, Nguyễn Trãi đáng là một đại văn hào của dân tộc. Song ông cũng chịu nhiều bất hạnh oan uổng nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.

Nguyễn Trãi không chỉ có tài năng chính trị, quân sự mà còn là một đại quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước. Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chí Linh – Hải Dương, sau chuyển về Hà Tây. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái – con quan Tư đồ (Tể tướng) Trần Nguyên Đán. Tuổi thơ Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát: 5 tuổi chịu tang mẹ, 10 tuổi chịu tang ông ngoại. Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc, ghi sâu lời dặn của cha, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn. Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”. Năm 1439, triều đình ngày cáng rối ren, gian thần lộng hành, trung thần bị sát hại, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Ông lại hăng hái nhiệt tình phò vua giúp nước cứu đời. Năm 1442, Nguyễn Trãi mắc oan án Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc. Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác văn học có giá trị lớn lao. Nguyễn Trãi sáng tác ở rất nhiều thể loại, viết bằng chữ Nôm và chữ Hán, thành công ở cả văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng tác phẩm lớn, có giá trị đối với nền Văn học dân tộc. Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận xuất sắc. Với “Quân trung từ mệnh tập” (có sức mạnh bằng mười vạn quân), “Bình Ngô đại cáo” và nhiều văn bản chiếu, biểu, Nguyễn Trãi được coi là bậc thầy của văn chính luận Trung đại. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt những văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Về nghệ thuật, văn chính luận Nguyễn Trãi đạt trình độ mẫu mực trong việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng biện pháp thích hợp; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén. Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc. Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) đã khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt; phẩm chất và ý chí sáng ngời.

Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”

Thơ trữ tình Nguyễn Trãi có đóng góp lớn cho văn học dân tộc từ sự phát triển của ngôn ngữ (chữ Nôm), Việt hóa thể thơ Đường cả sang tạo ra thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Thơ Nguyễn Trãi giàu hình ảnh ước lệ, nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống, vừa có khuynh hướng trang nhã vừa có xu hướng bình dị. Nguyễn Trãi là một thiên tài văn học của dân tộc, Nguyễn Trãi vừa kết tinh thần truyền thống Văn học Lí – Trần, vừa mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. Về nội dung, thơ Nguyễn Trãi chưa đứng hai nguồn cảm hứng của dân tộc: yêu nước, nhân đạo. Về nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Trãi đóng góp to lớn cho văn học dân tộc cả về thể loại và ngôn ngữ.

Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, ông là anh hùng dân tộc, là nhà từ tưởng, nhà thơ, nhà văn hoá của nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao như Lê thánh Tông truy tặng “Ức Trai tâm thượng quan Khuê Táo”.

Thuyết minh về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi- Mẫu 9

Trên bầu trời văn học Việt Nam có rất nhiều vì sao sáng. Xuất hiện vào thế kỉ XV và có ánh sáng rực rỡ nhất thế kỉ này chính là vì sao Khuê —Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời đến làng Ngọc Ổi (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây). Cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng . Long (sau đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh) vốn là học trò nghèo, thi đỗ Thái học sinh còn mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc.

Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong một thời đại đầy biến động dữ đội. Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Li lên thay, lập ra nhà Hồ. Năm 1400, Nguyễn Trãi đi thi, đỗ Thái học sinh. Cả hai cha con Nguyễn Trãi đều làm quan cho nhà Hồ.

Khi quân Minh sang cướp nước ta, chúng bắt cha con Hồ Quý Li cùng các triều thần đem về Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. NguyễnTrãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng đã theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho nước, ông trở vẻ và bị giặc bắt giữ ở Đông Quan. Sau Nguyễn Trãi bỏ trốn theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách (nay đã thất truyền) và được tin dùng. Ông trở thành quân sư số một của Lê Lợi. Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn trong sự nghiệp giải phóng đất nước.

Sau khi đuổi xong giặc Minh, Nguyễn Trãi chưa kịp thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị, của dân hòa mục thì cuộc đời ông lại sang một trang mới, khó khăn và bi thảm. Sau khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi mở một cuộc thanh trừng các tướng sĩ, Nguyễn Trãi cũng nằm trong số đó. Suốt mười năm (1429 – 1439), Nguyễn Trãi không được tin dùng. Năm 1439, ông xin cáo quan về ở Côn Sơn nhưng mấy tháng sau Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc nước. Đang tràn trề hi vọng một thời cơ mới thì ba năm sau (năm 1442), một thảm họa đã giáng xuống Nguyễn Trãi và gia đình mình. Vụ án Lệ Chi Viên, vụ án oan lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã cướp đi sinh mệnh, khiến ông mãi mãi không còn cơ hội thực hiện hoài bão của mình.

Sinh thời, Nguyễn Trãi sáng tác rất nhiều thơ văn. Song sau khi ông mất, nhiều tác phẩm của ông bị ra lệnh tiêu hủy. Năm 1467, Lê Thánh Tông mới truyền lệnh sưu tầm tác phẩm của Nguyễn Trãi nhưng rồi lại bị thất tán. Đến đầu thế kỉ XIX, tác phẩm của ông mới được tìm lại và nửa cuối thế kỉ XIX mới được khắc in.

Nguyễn Trãi sáng tác trên nhiều phương diện, phương diện nào cũng có những tác phẩm hay, độc đáo. Về quân sự và chính trị, ông có Quân (trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo. Trong đó, Quân trung từ mệnh tập là tác phẩm gồm một số thư từ, biểu, quân lệnh gửi cho các tướng của ta và những bức thư ông nhân danh Lê Lợi viết để giao thiệp với tướng nhà Minh, thực hiện kế hoạch “tâm công”. Bình Ngô đại cáo là áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử, tổng kết đầy đủ và xúc động cuộc kháng chiến chống quân Minh anh dũng và cũng là bản tuyên ngôn về lòng yêu hòa bình của nhân dân ta. Ông còn có 28 bài phú, chiếu, biểu, tấu, bi kí, lực…, tiêu biểu là Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục. Về lịch sử, Nguyễn Trãi viết Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, ghi lại quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định tư tưởng gắn bó với nhân dân là điều kiện tiên quyết của mọi thắng lợi. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có Dư địa chí – một tác phẩm địa lí nhất còn lại ở nước ta. Về văn học, Nguyễn Trãi có Ức Trai thi tập — tập thơ chữ Hán và Quốc âm thi tập —- tập thơ chữ Nôm đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca tiếng Việt.

Xuyên suốt các sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên. Nếu như tư tưởng nhân nghĩa của nhà nho để cao việc yêu người, tạo dựng cho người, không áp đặt cho người (Kỉ dục lập nhi lập thân, Ki sở bất dục vật thi ư nhân), thì ở Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước thương dân. Nguyễn Trãi với truyền thống dân tộc, hiểu nhân nghĩa theo nội dung yêu nước, thương dân. Nhân nghĩa là làm cho nhân dân sống yên ổn:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

(Bình Ngô đại cáo)

Nhân nghĩa là khiến cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Cảnh ngày hè)

Cùng với tư tưởng nhân nghĩa, thơ văn Nguyễn Trãi còn thể hiện những triết lí sâu sắc về thế sự, nhân sinh:

Dưới công danh đeo khổ nhục

Trong dại dột có phong lưu.

(Ngân chí, bài 2)

Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng,

Hoa thì hay héo, cô thường tươi. ‘

(Tự thuật, bài 9)

Người trị âm ít, cầm nên lặng

Lòng hiếu sinh nhiều, cá ngại câu.

(Tức sự, bài 10)

Thơ văn Nguyễn Trãi không chỉ bộc lộ những tư tưởng lớn lao mà còn thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ, rất mực yêu thiên nhiên, xem thiên nhiên như bầu bạn, cư xử với thiên nhiên như đối với con người:

– Núi láng giềng, chim bầu bạn

Máy khách khứa, nguyệt anh tam. ¬

(Thuật hứng, bài 19)

– Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá,

Rừng tiếc chim về ngại phát cây.

(Mạn thuật, bài 6)

Đi liên với những giá trị tư tưởng sâu sắc đó là những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Trước hết, với Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo, Nguyễn . Trãi là một nhà văn chính luận kiệt xuất. Quân trung từ mệnh tập là tập văn chính luận phản ánh đầy đủ chiến lược “công tâm” của quân Lam Sơn. Còn Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng, đanh thép.

Với mảng thơ ca, Nguyễn Trãi đã thể hiện một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn qua các sáng tác chữ Hán. Còn với thơ Nôm, ông để lại những bài thơ giàu trí tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời với một thứ ngôn ngữ tinh luyện, trong sáng, đăng đối một cách cổ điển:

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

(Bảo kính cảnh giới, bài 43)

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

(Thuật hứng, bài 24)

Nguyễn Trãi còn là nhà thơ sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm. Chỉ trong một bài thơ tám câu nhưng có đến bốn câu thơ ông sử dụng sáng tạo tục ngữ dân gian: Ở bầu thì tròn ở ống thì dài; Xấu tốt rập khuôn; Gần nhà giàu đau răng ăn cám, gân kê trộm ốm lưng chịu đòn; Gần mực thì đen gần đèn thì rạng:

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,

Xấu tốt đều thì rắp khuôn.

Lân cận nhà giàu no bữa cám,

Bạn bè kê trộm phải no đòn.

Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,

Kết mấy người khôn học nết khôn.

Ở đống thấp thì nên đấng thấp,

– Đen gân mực, đỏ gần son.

(Bảo kính cảnh giới, bài 21)

Cũng chính Nguyễn Trãi đã đưa vào thơ ca những hình ảnh thân thuộc như “lảnh mồng tơi”, “bè rau muống”, “vị núc nác”.. dân dã, quê kiểng:

Tả lòng thanh, mùi núc nác

Vun. đất di, lãnh mồng tơi.

(Ngôn chí, bài 9)

Ao quan thả gửi bè rau muống,

Đất Bụt ương nhờ một lảnh mùng.

(Thuật hứng, bài 23)

Cơm ăn dầu có dựa muối,

Áo mặc nài chỉ gấm thêu.

(Ngôn chí, bài 3)

Và cũng chính Nguyễn Trãi đã Việt hóa một thể thơ của Trung Quốc khi sáng tạo nên hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn độc đáo:

Bui có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

(Thuật hứng, bài 24)

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Bảo kính cảnh giới, bài 43)

Với tất cả những gì đã làm được cho nhân dân, dân tộc, với tất cả những gì đã để lại cho nhân loại, Nguyễn Trãi xứng đáng là danh nhân văn hóa lỗi lạc Trên tư cách một nhà văn, nhà thơ, ông là người có công đầu trong việc đặt nền móng cho thi ca Việt Nam. Năm 1980, ông được Unessco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức kỉ niệm 600 năm năm sinh của ông.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách thuyết minh về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi hay nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 01/2025!