Updated at: 14-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Viết đoạn văn kể lại cảnh báo ân Thúc Sinh bằng lời nhân vật Thuý Kiều , trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả” chuẩn nhất 09/2024.

Dàn ý: Thay lời Thuý Kiều, em hãy viết đoạn văn kể lại cảnh báo ân Thúc Sinh, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm

1. Mở Bài

Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ và báo ân với Thúc Sinh qua lời kể của Thúy Kiều

2. Thân Bài

– Diễn biến cuộc gặp gỡ của Thúy Kiều và Thúc Sinh

– Tâm trạng, cảm xúc của Thúy Kiều

– Tâm trạng, cảm xúc của Thúc Sinh

3. Kết Bài

Cảm xúc của Thúy Kiều qua cuộc gặp gỡ

Viết đoạn văn kể lại cảnh báo ân Thúc Sinh bằng lời nhân vật Thuý Kiều , trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả- Mẫu 1

Hôm đó tốt ngày, tôi sai người đến mời Thúc Sinh, tôi đã rất xúc động khi gặp lại chàng, cả đêm hôm trước tôi đã nhớ lại hình ảnh của Thúc Lang –  một chàng trai hào hoa, phong nhã, dốc lòng nhân nghĩa cứu tôi ra khỏi chốn lầu xanh. Nhưng hôm đó, trước mắt tôi là một Thúc Sinh khác hẳn, chàng nhút nhát, nghe vẻ sợ sệt, mình run lên như một chú dế nhỏ, mặt chàng tái lại, tôi hết sức bất ngờ, tôi không thể tìm thấy ở chàng con người xưa, tính cách phong lưu, mực thước mà tôi hằng kính trọng. Có phải chốn gươm đao, hay chính nơi quan đường đã làm chàng hoảng sợ, hay rằng chàng đang cảm thấu xấu hổ vì đã không bảo vệ được tôi, hoặc người vợ độc ác đã biến chàng thành một kẻ nhu nhược, hèn nhát…? Càng nghĩ như thế, tôi càng thương chàng hơn, tôi tiến đến và hỏi han Thúc Sinh: “Ôi hỡi Thúc Lang, chàng ơi, gặp lại người xưa, thiếp chẳng thể ngờ, qua bao nhiêu năm gian lao cách trở chàng còn nhớ thiếp chăng?” Tôi và Thúc Sinh ai nấy đều bồi hồi, xao xuyến, cùng nhau nhớ lại những tình nghĩa xưa. Tôi rằng: Xưa kia, chàng đã hào phóng ra tay giúp thiếp, nay được nương vào chốn giàu sang, thiếp vẫn chẳng quên ơn chàng. Nay chàng hãy nhận của thiếp chút quà báo đáp, gọi là.”. Nói rồi, tôi cho người mang đến trăm cuốn gấm và một nghìn cân bạc. Tôi mong sao chàng cũng có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như tôi, tôi chỉ thương cho chàng vì ngày ngày chịu đựng sự nhục nhã, đày đoạ từ người vợ cay nghiệt.

Viết đoạn văn kể lại cảnh báo ân Thúc Sinh bằng lời nhân vật Thuý Kiều , trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả- Mẫu 2

Sau khi bị Sở Khanh lừa gạt, tôi bị Tú Bà ép buộc làm gái lầu xanh. Tôi dường như mất hết đi niềm tin vào cuộc sống, chênh vênh, vô định, bỏ mặc số phận hẩm hiu của mình. Tôi không còn để ý bất cứ thứ gì nữa trong cuộc sống này. Hoàn cảnh ấy khiến tôi cảm thấy bất lực, đau đớn cho cuộc đời mình. Nhưng dường như ông trời vẫn còn thương xót tôi, tôi gặp Thúc Sinh trong hoàn cảnh ấy. Chàng đã chuộc tôi ra khỏi lầu xanh, cưu mang, lấy tôi làm vợ lẽ.

Tôi coi Thúc Sinh như ân nhân. Mặc dù sống cảnh vợ lẽ chịu nhiều điều tiếng, lại thường xuyên phải đối mặt với Hoạn Thư ghen tuông mù quáng nhưng tôi vẫn luôn biết ơn và kính trọng Thúc Sinh. Ơn của chàng suốt đời tôi không thể quên. Sau khi ra khỏi nhà Thúc Sinh, tôi đã có một cuộc sống mới. Tuy nhiên, trong suy nghĩ, tôi luôn coi chàng như cố nhân, nghĩa tình ơn sâu của chàng dành cho tôi lúc hoạn nạn tôi vẫn luôn ghi nhớ. Đó là vào một đêm trăng sáng, tôi nhờ người mời chàng đến để hẹn gặp. Tôi và chàng gặp nhau, cả hai hàn huyên về những câu chuyện xưa cũ. Tôi nói về sự trân trọng, biết ơn chàng, người đã từng yêu thương và cứu giúp. Tôi vẫn không quên những cay đắng mà vợ chàng, người đàn bà Hoạn Thư gây ra cho mình. Trước mặt tôi lúc này là một Thúc Sinh khác, một người sợ sệt, nhút nhát đến nhu nhược. Tôi lại càng thương chàng với điệu bộ ấy. Tôi tạ ơn chàng bằng trăm cuốn gấm và một nghìn cân bạc.

Trong thâm tâm tôi luôn báo ân, báo oán rõ ràng. Những người tốt, đối xử tử tế và cứu giúp tôi trong hoạn nạn, khó khăn, tôi luôn ghi nhớ và có dịp sẽ đền đáp công ơn. Còn đối với những người đã đày đọa, đối xử tệ bạc với tôi, tôi nhất định sẽ tìm cách trừng phạt. Với Thúc Sinh, tôi luôn coi chàng là ân nhân và luôn cầu chúc cho chàng có cuộc sống hạnh phúc, an lành.

Viết đoạn văn kể lại cảnh báo ân Thúc Sinh bằng lời nhân vật Thuý Kiều , trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả- Mẫu 3

Trở thành vợ của chàng Từ Hải khiến cuộc đời tôi bước qua một trang mới, nghe được câu chuyện của tôi, chàng lại ra sức giúp tôi mở phiên báo ân báo oán. Đầu tiên, tôi cho mời Thúc Sinh tới để báo ân. Khi xưa lúc tôi ở trong lầu xanh, chính Thúc Sinh đã chuộc tôi ra, gần một năm nghĩa tình ấy tôi sẽ không quên. Dù tôi và chàng không nên nghĩa vợ nghĩa chồng nhưng tôi vẫn nhớ ơn chàng, nên tôi gửi chàng chút quà để bày tỏ sự biết ơn lòng thành của mình. Ngược lại, vợ chàng tai quái, ác độc, phen này phải bị trị tội đích đáng. Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi vẫn tôn trọng gọi nàng một tiếng “tiểu thư”. Tôi nhắc lại Hoạn Thư nhớ lại thói “cay nghiệt” của nàng, khi xưa đối xử với tôi. Lúc này Hoạn Thư sợ hãi, khấu đầu, xin khoan hồng. Hoạn Thư nói với tôi, thói ghen tuông là thói thường tình, nàng nhắc lại ngày xưa nàng khoan nhượng để tôi ở gác viết kinh, khi tôi bỏ trốn nàng không cho người đuổi theo. Tôi khen cho sự khôn ngoan, nói năng phải lời của nàng nên đã tha bổng cho nàng thay vì trừng phạt nàng thật nặng như ý định ban đầu.

Viết đoạn văn kể lại cảnh báo ân Thúc Sinh bằng lời nhân vật Thuý Kiều , trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả- Mẫu 4

Tôi là Thúy Kiều, con của viên ngoại họ Vương. Sau khi đã trải qua bao sóng gió cuộc đời, chịu bao tủi nhục, tôi may mắn gặp được Từ Hải. Chàng không những giúp tôi thoát khỏi chốn thanh lâu, lấy tôi làm vợ mà còn giúp tôi mở phiên tòa báo ân báo oán. Đầu tiên người tôi muốn báo ân đó là Thúc Sinh – chồng cũ của tôi. Chàng cũng đã giúp tôi ra khỏi chốn lầu xanh, bất chấp mọi thứ lấy tôi làm vợ lẽ. Tuy cuộc sống trong gia đình chàng chẳng vui vẻ là bao nhưng tôi thật sự biết ơn chàng vì đã giúp tôi trong lúc hoạn nạn. Sau đó tôi cảm ơn một và người khác cũng có ân với tôi. Sau khi báo ân xong tôi tiếp tục báo oán. Trong những người báo oán, tôi ấn tượng nhất với Hoạn Thư. Trong lòng tôi hận nàng ta vô cùng bởi chính nàng ta đã khiến tôi chịu tủi nhục, cô đơn khi làm vợ lẽ của Thúc Sinh. Khi gặp nàng ta tôi vẫn chào nàng bằng “tiểu thư” để nhắc cho nàng ta nhớ lại quá khứ trước đây đã từng đối xử với tôi như thế nào.  Nhìn nàng ta đứng trước tôi mà run sợ tôi lấy làm vui lắm bởi trước đây nàng ta vô cùng cay nghiệt với tôi. Tuy nhiên, Hoạn Thư dù gì cũng là người đàn bà mồm mép nên khi bình tĩnh lại đã đưa ra những lí lẽ vô cùng thuyết phục: đàn bà ghen là chuyện thường tình, nàng ta tạo điều kiện cho tôi chạy trốn và nhắc về tấm lòng lương thiện của tôi. Quả là khéo ăn khéo nói. Những lý lẽ của nàng ta đã làm tôi mủi lòng. Tuy muốn trách phạt nàng ta nhưng sau cùng tôi cũng không đành vì vậy đã quyết định tha cho nàng ta. Tôi tin ông trời có mắt, lỗi lầm của nàng ta sẽ do ông trời trách phạt.

Viết đoạn văn kể lại cảnh báo ân Thúc Sinh bằng lời nhân vật Thuý Kiều , trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả- Mẫu 5

Sau bao tháng ngày đau đớn, ê chề, tủi nhục chốn lầu xanh. Tôi may mắn gặp được chồng tôi Từ Hải, chàng đã giúp tôi thoát khỏi cuộc sống chốn lầu xanh, còn giúp tôi lập phiên tòa báo ân, báo oán. Ngày diễn ra cảnh trả mọi ân oán đó khiến tôi không thể nào quên. Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: “Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi. Khi Hoạn Thư vừa được đưa ra, tôi đã chào mụ ta: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây. Ngày xưa người ăn ở ác độc như thế, thì nay phải gánh chịu tất cả, gieo gió thì gặp bão, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều.” Nghe tôi nói như vậy Hoạn Thư rụng rời phách lạc hồn xiêu. Thế nhưng vốn bản tính mưu mô và lắm mồm lắm miệng ngay lập tức mụ đã lên tiếng kêu ca: “Tôi cũng chỉ là phận đàn bà thôi, mà đàn bà thì vốn dĩ hay ghen tuông, chẳng ai chịu nhường chồng mình cho người khác cả. Với lại tôi cũng rất yêu quý nàng, kính yêu nàng khi nàng trốn khỏi Quan  m Các tôi đã không cho người đuổi theo. Nhưng dẫu sao tôi cũng là người có tội chỉ mong nàng rộng lượng bao dung mà tha thứ cho tôi”. Trước những lời lẽ khôn ngoan, chặt chẽ như vậy, tôi nghĩ rằng “thôi tha cho mụ ta cũng là điều làm phúc”, cho nên truyền quân lệnh tha bổng Hoạn Thư. Tôi còn cho mời vãi Giác Duyên, cô a hoàn, mụ quản gia,.. những người đã yêu thương, giúp đỡ tôi trong những ngày khốn khó. Và cuối cùng là xử tội Bạc Bà, Bạc Hạnh, Tú Bà, Mã Giám Sinh,… Và khi mọi ân oán được giải quyết, tôi nhẹ lòng hẳn đi.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Viết đoạn văn kể lại cảnh báo ân Thúc Sinh bằng lời nhân vật Thuý Kiều , trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!