Updated at: 01-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách ” Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du” chuẩn nhất 07/2024.

Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du- Mẫu 1

Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du siêu ngắn nhất trang 77 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du:

– Thời đại: nhiều biến động dữ dội

+ Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc.

+ Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập.

-> Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.

– Gia đình Nguyễn Du:

+ Đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

+ Cuộc sống bình yên với Nguyễn Du không kéo dài được bao lâu: nhà thơ mồ côi cha năm chín tuổi và mồ côi mẹ năm 12 tuổi.

-> Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động lớn tới cuộc đời Nguyễn Du.

– Cuộc đời:

+ Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

+ Trong những biến động dữ dội của lịch sử, nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc nhiều cảnh đời, con người, những số phận khác nhau.

Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

– Cuộc đời:

+ Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.

+ Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…

⇒ Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống, tuy nhiên cuộc đời của Nguyễn Du có nhiều mối u uẩn không nói ra được. Ông luôn cảm thấy bức bối, mất tự do vì sống trong xã hội quá gò bó.

=> Tất cả những điều đó đã có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của nhà thơ.

Các sáng tác chính

Phong phú và đồ sộ gồm: văn thơ chữ Hán và chữ Nôm.

a) Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài, ba tập:

– Thanh Hiên thi tập (78 bài) → trước thời làm quan.

– Nam trung tạp ngâm (40 bài) → làm quan ở Huế, Quảng Bình.

– Bắc hành tap lục (131 bài) → thời gian đi sứ Trung Quốc.

* Nội dung:

– Phê phán chế độ phong kiến Trung Hoa chà đạp lên quyền sống của con người.

– Ca ngợi, đồng cảm với những người nghệ sĩ tài hoa, cao thượng Trung Hoa (Đỗ Phủ, Nhạc Phi).

– Cảm động với những thân phận nghèo khổ, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành).

b) Sáng tác bằng chữ Nôm:

* Truyện Kiều: Dựa vào Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Đoạn trường tân thanh, 3254 câu thơ lục bát)

– Nội dung:

+ Vận mệnh con người trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo.

+ Khát vọng tình yêu đôi lứa.

+ Bản cáo trạng đanh thép của xã hội đã chà đạp lên quyền sống, tự do hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến.

+ Nguyễn Du đã tái hiện hiện thực sâu sắc của cuộc sống vào tác phẩm tạo nên ý nghĩa rất sắc cho lời thơ và giá trị nhân đạo vì con người, vì cuộc sống của nhân dân.

+ Quan niệm nhân sinh: “chữ tài “gắn liền với chữ “mệnh”, chữ “tâmg” gắn với chữ “tài”.

→ Tác phẩm tự sự trữ tình độc nhất vô nhị trong văn học trung đại Việt Nam.

* Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh).

– Viết bằng thể thơ lục bát.

– Thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mông của nhà nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ, không nơi tựa nương, nhất là phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ vu lan rằm tháng bảy hằng năm ở Việt Nam.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

+ Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805-1809)

+ Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm

– Thể loại: Truyện thơ Nôm

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

– Bố cục:

+ Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

+ Phần 2: Gia biến và lưu lạc

+ Phần 3: Đoàn tụ

– Giá trị nội dung:

Giá trị hiện thực

+ Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống con người

+ Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ

Giá trị nhân đạo

+ Là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa,…đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người

+ Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người, ông xót thương cho Thúy Kiều, một người con gái tài sắc mà phải lâm vào cảnh bị đọa đầy

+ Tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện

– Giá trị nghệ thuật:

+ Về ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ văn chương

+ Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: Ngôn ngữ kể chuyện có ba hình thức là trực tiếp, gián tiếp và nửa trực tiếp, nhân vật xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến thành công vamg dội, cách xây dựng nhân vật chính thường được miêu tả bằng lối ước lệ, tượng trưng; nhân vật phản diện thường được khắc họa theo lối hiện thực hóa

+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, có những bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Tóm tắt truyện kiều theo 3 phần của tác phẩm

– Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước

Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng trong một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “Êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên – một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Trong buổi đi chơi xuân, Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng, một người thư sinh “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp đẽ, sau đó hai người đã đính ước với nhau.

– Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc

Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều bị mắc oan, nàng đã bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó Thúy Kiều được Thúc Sinh chuộc ra nhưng vợ của hắn ta là Hoạn Thư – người ghen tuông tàn nhẫn, Thúy Kiều bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, Thúy Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”, Từ Hải đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Thúy Kiều đau đớn trầm mình xuống sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

– Phần thứ ba: Đoàn tụ

Kim Trọng sau nửa năm chịu tang chú đã trở lại tìm Kiều, biết Kiều bán mình cứu cha thì đau lòng khôn nguôi. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Dù kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng vẫn lưu luyến mối tình với Kiều, chàng cất công tìm kiếm, gặp được Thúy Kiều, gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “danh tiết” và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn nhưng cả hai nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Giá trị nghệ thuật

– Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.

– Với Truyện Kiều, ngôn Ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.

– Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bạc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Dut” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 07/2024!