Updated at: 02-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Tổng kết về từ vựng” chuẩn nhất 12/2024.

Soạn bài Tổng kết về từ vựng- Mẫu 1

Video hướng dẫn giải

Phần I

Video hướng dẫn giải

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

Câu 1: 

Trả lời câu 1 (trang 135 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

(a): Phát triển nghĩa của từ

(b): Tạo từ ngữ

(c): Vay mượn tiếng nước ngoài

Câu 2: 

Trả lời câu 2 (trang 135 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Hình thức phát triển bằng phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ: nóng (nước nóng), nóng (nóng ruột), nóng (nôn nóng), nóng (nóng tính)…

– Hình thức phát triển số lượng các từ vựng:

+ Cấu tạo từ mới: sách đỏ, sách trắng, lâm tặc, rừng phòng hộ…

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, cô ta, (dịch) SARS…

Câu 3: 

Trả lời câu 3 (trang 135 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Không có ngôn ngữ nào mà từ mượn chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng. Nếu như vậy thì mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa và số lượng từ ngữ sẽ rất lớn, trí nhớ con người không thể nào nhớ hết.

Phần II

Video hướng dẫn giải

TỪ MƯỢN

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 135 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 135 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Câu c) là nhận định đúng. Bởi vì vay mượn là hiện tượng phổ biến ở tất cả các ngôn ngữ, vay mượn vừa làm giàu vốn ngôn ngữ của dân tộc, vừa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 136 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Những từ mượn như săm, lốp, ga, xăng, phanh là những từ mượn đã được Việt hóa, nó được dùng giống như từ thuần Việt.

– Còn những từ như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min là những từ mượn theo hình thức phiên âm, chưa được Việt hóa.

Phần III

Video hướng dẫn giải

TỪ HÁN VIỆT

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của tiếng Việt.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Câu b) là quan niệm đúng bởi vì nền văn hóa và ngôn ngữ của người Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của ngôn ngữ Hán suốt mấy ngàn năm phong kiến, nó là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

Phần IV

Video hướng dẫn giải

THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

– Biệt ngữ xã hội: những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định, tầng lớp xã hội nhất định.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Vai trò của thuật ngữ rất quan trọng, vì:

– Thuật ngữ phát triển là sự đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, sự đi lên của một đất nước.

– Thuật ngữ là điều không thể thiếu khi muốn nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.

– Phải dùng đúng thuật ngữ và tránh không được lạm dụng.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 136 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Trong nghề y: chuyên khoa ti vi, chuyên khoa moi tiền, …

– Trong nghề giáo: cháy giáo án, chuồn giờ, cúp học, bác sĩ gây mê (thầy cô dạy quá buồn ngủ)…

– Trong buôn bán: mấy vé, mấy xanh (đô la), cớm (công an)…

Phần V

Video hướng dẫn giải

TRAU DỒI VỐN TỪ

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Các hình thức trau dồi vốn từ:

+ Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

+ Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

– Bảo hộ mẫu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.

– Dự thảo: thảo ra để thông qua (động từ), bản thảo đưa ra để thông qua (danh từ).

– Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sức đặc mệnh toàn quyền đứng đầu

– Hậu duệ: con cháu người đã chết.

– Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.

– Môi sinh: môi trường sinh sống của sự vật.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 136 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

a. Sai về dùng từ béo bổ, béo bổ là từ dùng để chỉ thức ăn nuôi cơ thể.

– Sửa lại: dùng từ béo bở thay thế, béo bở mang lại nhiều lợi nhuận.

b. Sai về dùng từ đạm bạc – đạm bạc là sự ăn uống đơn giản, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể.

– Sửa lại: dùng từ tệ bạc thay thế – tệ bạc là hành động vô ơn không giữ trọng nghĩa tình.

c. Sai về cách dùng từ tấp nập – tấp nập là chỉ sự đông người qua lại.

– Sửa lại: dùng từ tới tấp, tới tấp là liên tiếp, dồn dập.

Soạn bài Tổng kết về từ vựng- Mẫu 2

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 158 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.

– Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.

=> Như vậy, từ gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt vì tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 158 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Người vợ không hiểu ý nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút.

– Chân sút ở đây có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 158 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.

– Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 159 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Có hai trường từ vựng:

+ Chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.

+ Chỉ sự vật và hiện tượng liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro.

– Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác). Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây (cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến màu (cây xanh như cũng ánh theo hồng).

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 159 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Cách đặt tên trong đoạn trích là dùng từ ngữ sẵn có nhưng mang nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.

– 5 ví dụ khác:

+ cá kìm (cá ở biển có hàm dưới nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm);

+ cá kim (cá ở biển có mỏ dài và nhọn như cái kim);

+ chim lợn (loài chim cú có tiếng kêu eng éc như lợn);

+ ong ruồi (ong mật nhỏ như ruồi);

+ cà tím (cà quả tròn, nửa trắng nửa tím hoặc màu tím);

Câu 6

Câu 6: (trang 159 SGK Ngữ văn 9, tập 1) 

Truyện cười dân gian nhằm phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người.

Soạn bài Tổng kết về từ vựng- Mẫu 3

Phần I

TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

Câu 1 (trang 122 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức. Phân biệt các loại từ phức.

Trả lời:

Khái niệm:

– Từ: đơn vị cấu tạo câu

– Từ đơn: chỉ có 1 tiếng

– Từ phức: có 2 tiếng trở lên

+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa

+ Từ láy: các tiếng có quan hệ về âm

Câu 2 (trang 122 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong những câu sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.  

Trả lời:

Xác định từ ghép và từ láy:

– Từ láy: ngặt nghèo, nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh

– Từ ghép: giam giữ, đưa đón, bó buộc, nhường nhịn, tươi tốt, rơi rụng, bọt bèo, cỏ cây, mong muốn

Câu 3 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc?

trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp

Trả lời:

Xác định từ láy giảm nghĩa và từ láy tăng nghĩa:

– Từ láy giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp

– Từ láy tăng nghĩa: Sạch sành sanh, sát sàn sạt

Phần II

THÀNH NGỮ

Câu 1 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Ôn lại khái niệm thành ngữ.

Trả lời:

Khái niệm: thành ngữ là một tập hợp từ cấu tạo tương đối ổn định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Câu 2 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?

a) gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

b) đánh trống bỏ dùi

c) chó treo mèo đậy

d) được voi đòi tiên

e) nước mắt cá sấu

Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.

Trả lời:

– Thành ngữ :

+ Đánh trống bỏ dùi: làm việc bỏ dở, không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.

+ Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lại muốn có cái khác.

+ Nước mắt cá sấu: sự thương xót, thông cảm giả tạo đánh lừa người khác.

– Tục ngữ:

+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Hoàn cảnh, môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến tính cách, phẩm chất con người.

+ Chó treo mèo đậy: Thức ăn treo cao để tránh chó ăn, và đậy kĩ để không cho mèo lục đớp. Ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất.

Câu 3 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.

Trả lời:

* Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:

+ Chó cắn áo rách: đã khó khăn lại gặp thêm tai họa.

+ Ếch ngồi đáy giếng: những kẻ sống trong môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc mà cho là mình ghê gớm, kiêu căng, tự phụ.

* Đặt câu:

+ Gia cảnh đã nghèo khó, lại thêm chứng ốm đau, đúng là chó cắn áo rách mà.

+ Hắn ta tưởng mình tài giỏi, có năng khiếu nhưng cứ quanh quẩn một vùng đất bé nhỏ thì cũng chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi.

* Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:

+ Dây cà ra dây muống: nói, viết rườm rà, dài dòng.

+ Cưỡi ngựa xem hoa: làm việc qua loa, đại khái, không đi sâu chi tiết.

* Đặt câu:

+ Cậu nói ngắn gọn thôi, cứ dây cà ra dây muống thế thì ai hiểu được !

+ Dù chỉ là bài đọc thêm nhưng cũng rất quan trọng, không thể học kiểu cưỡi ngựa xem hoa được đâu.

Câu 4 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.

Trả lời:

Hai thành ngữ trong các tác phẩm văn chương:

– Một hai nghiêng nước nghiêng thành (trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)

– Bảy nổi ba chìm với nước non (trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương)

Phần III

NGHĨA CỦA TỪ

Câu 1 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Ôn lại khái niệm nghĩa của từ.

Trả lời:

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.

Câu 2 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:

a) Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”.

b) Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩa “người phụ nữ, có con”.

c) Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu: Mẹ em rất hiền và Thất bại là mẹ thành công.

d) Nghĩa của từ mẹ không có phần chung với nghĩa của từ bà.

Trả lời:

Cách hiểu (a) đúng. Các cách hiểu khác không phù hợp (câu b), hoặc hiểu sai (câu c, d).

Câu 3 (trang 123 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Cách giải thích nào trong hai cách giải thích sau là đúng? Vì sao?

Độ lượng là:

a) đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.

b) rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.

Trả lời:

(a) là cụm danh từ, không thể lấy một cụm danh từ để giải thích cho một tính từ (độ lượng).

(b) là cách giải thích đúng là vì dùng các tính từ để giải thích cho một tính từ.

Phần IV

TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

Trả lời:

Khái niệm:

– Từ có thể có nhiều nghĩa

– Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.

– Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển

+ nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành nghĩa chuyển

+ nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoalệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

– Trong 2 câu thơ thì từ hoa dùng với nghĩa chuyển (đẹp, sang trọng, tinh khiết)

– Từ “hoa” không phải là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nó chỉ là nghĩa lâm thời, không được giải thích trong từ điển.

Phần V

TỪ ĐỒNG ÂM

Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Ôn lại khái niệm từ đồng âm. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm.

Trả lời:

Khái niệm: là từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.

* Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:

– Từ đồng âm là những từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan đến nhau.

– Từ nhiều nghĩa: Các nghĩa của từ có liên quan đến nhau.

Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?

a) Từ lá trong:

                     Khi chiếc lá xa cành

                           Lá không còn màu xanh

                   Mà sao em xa anh

                     Đời vẫn xanh rời rợi.

                                                         (Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)

và trong: Công viên là lá phổi của thành phố.

b) Từ đường trong:

                   Đường ra trận mùa này đẹp lắm.

                                                         (Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

và trong: Ngọt như đường.

Trả lời:

a) Từ lá: từ nhiều nghĩa (Nghĩa của từ “lá” trong “lá phổi” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá xa cành”)

b) Từ đường: từ đồng âm (hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ “đường” trong “đường ra trận” không có mối liên hệ nào với nghĩa của từ “đường” trong “ngọt như đường”.

Soạn bài Tổng kết về từ vựng- Mẫu 4

I. Từ đơn và từ phức

1. Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức. Phân biệt các loại từ phức.

– Từ đơn là từ được cấu tạo bởi một tiếng.

– Từ phức là từ được cấu tạo bởi hai hay nhiều tiếng trở lên.

– Từ phức gồm hai loại là từ ghép và từ láy:

  • Từ ghép là các từ có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
  • Từ láy là các từ có quan hệ với nhau về mặt âm.

2. Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

– Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.

– Từ láy: gật gù, nho nhỏ, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, lấp lánh.

3. Trong các từ láy sau, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc?

– Từ láy có sự “giảm nghĩa”: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.

– Từ láy có sự “tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

II. Thành ngữ

1. Ôn lại khái niệm thành ngữ

– Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

– Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

2. Trong các tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Tục ngữ

=> Ý nghĩa: Môi trường sống xung quanh có tác động đến sự hình thành đạo đức con người ( mực – nơi, người xấu xa, đèn – nơi, người tốt đẹp).

b. Đánh trống bỏ dùi: Thành ngữ

=> Ý nghĩa: Làm việc gì cũng không đến nơi đến chốn, bỏ dở giữa chừng.

c. Chó treo mèo đậy: Tục ngữ

=> Ý nghĩa: Khi muốn bảo quản đồ ăn, nhà có chó phải treo lên cao, nhà có mèo thì phải đậy lại cẩn thận.

d. Được voi đòi tiên: Thành ngữ

=> Ý nghĩa: Có được thứ này rồi, những vẫn muốn có được thứ khác tốt hơn.

e. Nước mắt cá sấu: Thành ngữ

=> Ý nghĩa: Cá xấu không bao giờ khóc – sự đau khổ giả tạo để đánh lừa người khác.

3. Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ vừa tìm được.

* Yếu tố chỉ động vật:

– Ếch ngồi đáy giếng: phê phán những người hiểu biết hạn hẹp nhưng lại kiêu căng, tự cho mình là nhất.

=> Đặt câu: Hiểu biết của cậu ta đúng là giống ếch ngồi đáy giếng.

– Nuôi ong tay áo: giúp đỡ những kẻ xấu xa, phản bội lại mình.

=> Đặt câu: Bác ta đang nuôi ong tay áo mà không hề biết.

* Yếu tố chỉ thực vật:

– Nghèo rớt mồng tơi: nghèo khó, không có của cải gì đáng giá.

=> Đặt câu: Nhà cậu ta nghèo rớt mồng tơi nên ai cũng khinh thường.

– cắn rơm, cắn cỏ: van xin một cách tha thiết, đáng thương.

=> Đặt câu: Tôi cắn rơm, cắn cỏ lạy ông tha mạng!

4. Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.

– Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai

– Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

– Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm mấy nước non

(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)

Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công

(Thương vợ, Trần Tế Xương)

III. Nghĩa của từ

1. Ôn lại khái niệm nghĩa của từ

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

2. Chọn cách hiểu đúng:

– Các cách hiểu đúng:

a. Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”.

– Các cách hiểu không đúng:

b. Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố là “người phụ nữ, có con”. Vì nghĩa của từ mẹ chỉ khác với nghĩa của từ bố ở “người phụ nữ”.

c. Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu “Mẹ em rất hiền” và “Thất bại là mẹ thành công”. Vì nghĩa của mẹ trong trường hợp trước là nghĩa gốc, còn trường hợp sau là nghĩa chuyển.

d. Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ bà. Vì nghĩa của mẹ và bà đều có phần chung chỉ “người phụ nữ”.

3. Cách giải thích nào trong hai cách giải thích sau là đúng? Vì sao?

– Cách giải thích đúng là:

b. Độ lượng là rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.

Cách giải thích sai là:

a. Độ lượng là đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.

– Vì cách giải thích trên đã vi phạm nguyên tắc giải nghĩa từ khi dùng một cụm danh từ để giải thích cho từ chỉ đặc điểm, tính chất.

IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

1. Ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

– Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.

– Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.

– Trong từ nhiều nghĩa có:

  • Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa chuyển.
  • Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

2. Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

– Thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.

– Đây không phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ, vì các từ này chỉ mang tính chất lâm thời, được Nguyễn Du sử dụng trong tác phẩm của mình để thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều.

V. Từ đồng âm

1. Ôn lại khái niệm từ đồng âm. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm.

– Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa, không có liên quan đến nhau.

– Ví dụ:

  • Cơm chín rồi!
  • Nhà có chín con gà.

– Phân biệt:

  • Từ nhiều nghĩa: Các từ có nét nghĩa liên quan đến nhau.
  • Từ đồng âm: Các từ khác nhau về nghĩa, không liên quan đến nhau.

2. Trong các trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?

– Trường hợp (a) là từ nhiều nghĩa:

  • Lá 1: nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cây, mọc ra ở cành hoặc thân và thường có hình dẹt, màu lục, giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi cây
  • Lá 2: nghĩa chuyển, có điểm giống với nghĩa gốc (từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá).

– Trường hợp (b) là từ đồng âm: Nghĩa của hai từ “đường” khác hoàn toàn nhau:

  • Đường 1: Khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác
  • Đường 2: Chất kết tinh có vị ngọt, được sản xuất từ mía hoặc củ cải đường.

VI. Từ đồng nghĩa

1. Ôn lại khái niệm từ đồng nghĩa

– Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống với nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

– Ví dụ: chăm nom, bảo vệ, giữ gìn

2. Chọn cách hiểu đúng trong các cách hiểu trong SGK:

d. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.

3. Đọc câu sau:

– Từ “xuân”: được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, lấy khoảng thời gian trong một năm để thay thế cho một năm.

– Việc thay thế từ “xuân” cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của tác giả trước cuộc sống.

VII. Từ trái nghĩa

1. Ôn lại khái niệm từ trái nghĩa

– Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ (xấu – tốt, trắng – đen, nóng – lạnh…).

– Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

2. Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa?

Các cặp từ có quan hệ trái nghĩa: ông – bà, xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.

3.

– Các từ nhóm 1 như sống – chết (không sống không có nghĩa là đã chết, không chết có nghĩa là còn sống): chiến tranh – hòa bình, đực – cái

– Các từ nhóm 2 như già – trẻ (không già không có nghĩa là trẻ, không trẻ không có nghĩa là già): yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo

VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

1. Ôn lại kiến thức

– Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khát quát hơn) nghĩa của từ khác:

– Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi có phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.

– Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi có phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.

– Một từ ngữ có nghĩa rộng với từ này, nhưng lại có nghĩa hẹp với từ kia.

2. 

Từ (xét về đặc điểm cấu tạo): Từ đơn và từ phức

* Từ phức: Từ ghép và từ láy

– Từ ghép: Từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại

– Từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

  • Từ láy bộ phận: Láy âm và láy vần

IX. Trường từ vựng

1. Ôn lại khái niệm trường từ vựng

– Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

– Các từ mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, tay, miệng thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận trên cơ thể con người.

2. 

– Các từ thuộc trường từ vựng: bể, tắm

– Ý nghĩa: cho thấy tội ác dã man, tàn bạo của thực dân Pháp.

* Một số bài tập ôn luyện:

Câu 1. Xác định đâu là nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ sau?

a. Lưng

– Lưng (1): Phần phía sau của cơ thể người hoặc phần phía trên của cơ thể động vật có xương sống, đối xứng với ngực và bụng (cái lưng).

– Lưng (2): bộ phận phía sau của một số vật (lưng ghế).

b. Sườn

– Sườn (1): các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức (nói tổng quát) (xương sườn).

– Sườn (2): bề cạnh của một số vật có hình khối và chiều cao (sườn núi).

Gợi ý:

a.

– Lưng (1): nghĩa gốc

– Lưng (2): nghĩa chuyển

b.

– Sườn (1): nghĩa gốc

– Sườn (2): nghĩa chuyển

Câu 2. Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các trường hợp sau:

a.

– Tôi đã thi đỗ vào cấp ba.

– Những hạt đỗ đã nảy mầm.

b.

– Sợi chỉ có màu đỏ.

– Tôi chỉ đường giúp anh ta.

Gợi ý:

a.

– đỗ 1: đạt yêu cầu để được tuyển chọn trong cuộc thi cử

– đỗ 2: cây nhỏ, có nhiều loài, tràng hoa gồm năm cánh hình bướm, quả dài, chứa một dãy hạt, quả hay hạt dùng làm thức ăn

b.

– chỉ 1: sợi ngang trên khung cửi hoặc máy dệt; phân biệt với sợi dọc, gọi là canh

– chỉ 2: làm cho người ta nhìn thấy, nhận ra cái gì, bằng cách hướng tay hoặc vật dùng làm hiệu về phía cái ấy

Câu 3. Tìm các từ thuộc trường từ vựng sau:

– thời gian

– màu sắc

– âm nhạc

– nghề nghiệp

Gợi ý:

– thời gian: ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, canh…

– màu sắc: xanh, đỏ, đậm, nhạt…

– dụng cụ âm nhạc: đàn, kèn, trống, ghi-ta…

– nghề nghiệp: ý tá, bác sĩ, giáo viên, họa sĩ…

Soạn bài Tổng kết về từ vựng- Mẫu 5

I. Từ tượng thanh và từ tượng hình

1. Ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình

– Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, con người.

– Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

2. Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh

Một số tên loài vật là từ tượng thanh: tu hú, tắc kè, con quốc…

3. Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích

Các từ tượng hình là: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ, trắng toát.

II. Một số phép tu từ từ vựng

1. Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

– So sánh: là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt .

– Ẩn dụ: gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

– Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi, hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

– Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

– Nói giảm, nói tránh: một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, ghê sợ hay thiếu tế nhị, lịch sự.

– Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

– Chơi chữ: cách sử dụng từ ngữ độc đáo với ý nghĩa có thể ẩn dụ, nhân hóa, đã kích hay châm biếm sự việc, sự vật.

2. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du).

a.

– Biện pháp tu từ: ẩn dụ (hoa, cánh: cuộc đời của Thúy Kiều, lá, cây: gia đình Kiều)

– Tác dụng: Mượn hình ảnh trên để nói về việc Kiều bán mình để cứu cha, cứu em.

b.

– Biện pháp tu từ: so sánh (tiếng đàn – tiếng hạc, tiếng suối)

– Tác dụng: diễn tả âm thanh của tiếng đàn.

c.

– Biện pháp tu từ: nói quá kết hợp nhân hóa (hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh).

– Tác dụng: Cho thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến tạo hóa cũng phải đố kỵ.

d.

– Biện pháp tu từ: nói quá

– Tác dụng: khắc họa sự xa cách của Thúy Kiều và Thúc Sinh

e.

– Biện pháp tu từ: chơi chữ (tài, tai)

– Tác dụng: những người tài hoa thường phải chịu nhiều tai họa.

3. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau:

a.

– Biện pháp tu từ: điệp ngữ (còn) và chơi chữ (say sưa – sử dụng từ đa nghĩa)

– Tác dụng: Lời bày tỏ khéo léo của chàng trai đối với cô gái.

b.

– Biện pháp tu từ: nói quá (đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn)

– Tác dụng: Thể hiện ý chí, quyết tâm của con người không có gì ngăn nổi.

c.
– Biện pháp tu từ: so sánh (tiếng suối – tiếng hát) và điệp ngữ (chưa ngủ)

– Tác dụng; khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tâm trạng của nhà thơ.

d.

– Biện pháp tu từ: nhân hóa (trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

– Tác dụng: sự giao hòa giữa thiên nhiên và thi sĩ, ánh trăng giống như người bạn tri kỷ.

e.

– Biện pháp tu từ: ẩn dụ (mặt trời của mẹ)

– Tác dụng: đứa con chính cũng giống như mặt trời là nguồn sống, niềm hy vọng của người mẹ.

III. Bài tập ôn luyện

Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau đây:

a.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

b.

Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng trời cho.

(Ca dao)

c.

Đã ngừng đập một quả tim
Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng

(Gửi lòng con đến cùng cha, Thu Bồn)

d.

Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)

e.

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)

g.

Có cá đâu mà anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi?

h.

Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai

(Những cánh buồm, Hoàng Trung Thông)

Gợi ý:

a. Biện pháp tu từ: so sánh (mặt trời – hòn lửa), nhân hóa (sóng cài then, đêm sập cửa)

b. Biện pháp tu từ: nói quá (mười tám gánh lông, râu hồng trời cho)

c. Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh (đã ngừng đập)

d. Biện pháp tu từ: điệp ngữ (nhìn)

e. Biện pháp tu từ: hoán dụ (trái tim – chỉ con người)

g. Biện pháp tu từ: chơi chữ (dùng cách nói lái: đâu – câu, không – công)

h. Biện pháp tu từ: ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác: ánh nắng chảy đầy vai)

Soạn bài Tổng kết về từ vựng- Mẫu 6

I. Từ đơn và từ phức

Câu 1 (trang 122 sgk Văn 9 Tập 1):

– Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.

– Từ phức là từ do hai hay nhiều tiếng tạo thành.

+ Từ ghép là từ ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.

+ Từ láy là từ có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.

Câu 2 (trang 122 sgk Văn 9 Tập 1):

Từ ghépTừ láy
Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng.Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, nhường nhịn, lấp lánh.

Câu 3 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):

– Từ láy có sự “giảm nghĩa” so với nghĩa gốc: trăng trắng, nho nhỏ, đèm đẹp, xôm xốp, lành lạnh.

– Từ láy có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa gốc: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

II, Thành ngữ

Câu 1 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):

Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh, nghĩa của thành ngữ có thể trực tiếp bắt nguồn từ nghĩa của các từ ngữ tạo nên nhưng chủ yếu biểu hiện gián tiếp thông qua một số phép chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh).

Câu 2 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):

Thành ngữTục ngữ
– Đánh trống bỏ dìu: thiếu trách nhiệm.

– Được voi đòi tiên: ham muốn vô tận, lòng tham vô đáy.

– Nước mắt cá sấu: thương người một cách giả tạo.

– Gần mực thì đen gần đèn thì sáng: hoàn cảnh môi trường có ảnh hưởng đến tính cách con người.

– Chó treo mèo đậy: kinh nghiệm chống chó, mèo ăn vụng thức ăn.

Câu 3 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):

* Hai thành ngữ có yếu tố động vật:

– Ếch ngồi đáy giếng: ví người sống ở môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc với bên ngoài nên ít hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp.

Đặt câu: Cậu ta thực chất là loại người ếch ngồi đáy giếng.

– Ăn ốc nói mò: nói không có ăn cứ, chứng cứ gì cả.

Đặt câu: Nếu chưa biết chính xác sự việc, chúng ta đừng nói theo kiểu ăn ốc nói mò.

* Hai thành ngữ có yếu tố thực vật

– Liễu yếu đào tơ: chỉ những người con gái trẻ, mảnh mai, yếu ớt.

Đặt câu: Trông cô ấy đúng là kiểu người liễu yếu đào tơ.

– Cây cao bóng cả: Người có thế lực, uy tín lớn, có khả năng che chở, giúp đỡ người khác.

Đặt câu: Ông ấy thuộc kiểu người cây cao bóng cả rất có uy tín trong xã hội.

Câu 4 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):

Ví dụ trong văn chương:

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, họa đành đòi hai”

(Chị em Thúy Kiều – Nguyễn Du)

III. Nghĩa của từ

Câu 1 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):

Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị (sự vật, hoạt động, tính chất…).

Câu 2 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):

Đáp án a. Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”.

Câu 3 (trang 123 sgk Văn 9 Tập 1):

Độ lượng là:

b. rộng lượng, dễ dàng thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.

Chọn đáp án này bởi dùng từ đồng nghĩa với nhau để định nghĩa.

IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Câu 1 (trang 124 sgk Văn 9 Tập 1):

– Từ nhiều nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển (nghĩa đen, nghĩa bóng).

– Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ để tạo ra những từ nhiều nghĩa trong đó có nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện đầu tiên là cơ sở để hình thành các nghĩa khác nhau. Nghĩa chuyển hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Câu 2 (trang 124 sgk Văn 9 Tập 1):

“Hoa” được dùng theo nghĩa chuyển.

Đây không phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ, làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nó chỉ có ý nghĩa lâm thời trong văn bản cụ thể.

V. Từ đồng âm

Câu 1 (trang 124 sgk Văn 9 Tập 1):

Từ đồng âm là những từ có ý nghĩ giống nhau về âm thanh nhưng khác về nghĩa, giữa chúng không liên quan gì tới nhau.

Câu 2 (trang 124 sgk Văn 9 Tập 1):

a, Hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá phổi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong chiếc lá xa cành.

b, Là hiện tượng đồng âm, bởi hai từ đường trong “đường ra trận…” và “ngọt như đường” dù có cấu tạo âm thanh giống nhau nhưng nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau, giữa chúng không có mối liên hệ nào.

VI. Từ đồng nghĩa

Câu 1 (trang 125 sgk Văn 9 Tập 1):

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Câu 2 (trang 125 sgk Văn 9 Tập 1):

d. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp.

Câu 3 (trang 125 sgk Văn 9 Tập 1):

Từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi vì giữa hai từ đều có nghĩa chung là chỉ thời gian.

Tác dụng:

– Tránh lặp từ “tuổi”.

– Tạo cho câu văn có hàm ý chỉ sự trẻ trung, tươi đẹp.

– Lời văn hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời.

VII. Từ trái nghĩa

Câu 1 (trang 125 sgk Văn 9 Tập 1):

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.

Câu 2 (trang 125 sgk Văn 9 Tập 1):

Có ba cặp từ trái nghĩa: xấu >< đẹp; xa >< gần; rộng >< hẹp.

Câu 3 (trang 125 sgk Văn 9 Tập 1):

Nhóm 1Nhóm 2
Sống >< chếtChẵn >< lẻ

Chiến tranh >< hòa bình

Già >< trẻYêu >< ghét

Cao >< thấp

Nông >< sâu

Giàu >< nghèo

VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Câu 1 (trang 126 sgk Văn 9 Tập 1):

– Nghĩa của từ có thể rộng hơn (hẹp hơn) nghĩa của một từ ngữ khác.

+ Một từ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của từ khác.

+ Một từ được coi là nghĩa hẹp phạm vi nghĩa của từ đó bị bao hàm phạm vi nghĩa của nhiều từ khác.

– Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng đối với từ ngữ này đồng thời cũng có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.

Câu 2 (trang 126 sgk Văn 9 Tập 1):

Soạn văn lớp 9 | Soạn bài lớp 9

IX. Trường từ vựng

Câu 1 (trang 126 sgk Văn 9 Tập 1):

Trường từ vựng là tập hợp những từ có một nét chung về nghĩa.

Câu 2 (trang 126 sgk Văn 9 Tập 1):

– Tác giả dùng trường từ vựng: tắm – bể

– Tác dụng: Làm cho câu văn thêm hình ảnh, giàu sức liên tưởng có giá trị biểu cảm cao: tố cáo tội ác dã man của bọn thực dân, đế quốc.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Tổng kết về từ vựng” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!