Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Tổng kết về từ vựng” chuẩn nhất 12/2024.
Soạn bài Tổng kết về từ vựng- Mẫu 1
Video hướng dẫn giải
Phần I => II
Video hướng dẫn giải
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 122 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Từ chỉ gồm có một tiếng là từ đơn
– Từ gồm hai tiếng trở lên là từ phức. Từ phức có hai loại:
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 122 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
– Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 123 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Từ láy có sự “giảm nghĩa”: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
– Từ láy có sự “tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
Phần II: THÀNH NGỮ
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 123 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ý nghĩa đó thường là những khái niệm.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 123 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
a) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng là tục ngữ.
=> Ý nghĩa: hoàn cảnh môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.
b) Đánh trống bỏ dùi là thành ngữ.
=> Ý nghĩa: làm việc không đến nơi, đến chốn, bỏ dở công việc, vô trách nhiệm với việc đã đề ra.
c) Chó treo mèo đậy là tục ngữ.
=> Ý nghĩa: muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên, với mèo phải đậy lại.
d) Được voi đòi tiên là thành ngữ.
=> Ý nghĩa: tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn.
e) Nước mắt cá sấu là thành ngữ.
=> Ý nghĩa: sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 123 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
a) Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
– Mèo mả gà đồng: chỉ hạng người thiếu văn hóa, không thể giáo dục được nữa (như: mèo sống ở nghĩa địa, gà sông ở ngoài đồng không thể thuần hóa được).
VD: Toàn lũ mèo mả gà đồng với nhau.
– Chuột sa chĩnh gạo: chi sự may mắn gặp hoàn cảnh hoàn hảo, điều kiện sung sướng.
VD: Nó lấy được con trai nhà đó đúng là chuột sa chĩnh gạo
Học sinh có thể tìm thêm: chó cắn áo rách; chó chui gầm chạn; đầu voi đuôi chuột, chuột chạy cùng sào; như chó với mèo; lên voi xuống chó…
b) Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
– Cây nhà lá vườn: sản vật tự làm ra không phải mua bán ở nơi khác
VD: Mời bác ăn cơm, toàn cây nhà lá vườn cả, sạch sẽ và an toàn lắm.
– Im như thóc: im lặng, không nói lên một lời nào.
VD: Tại sao Hoa cứ im như thóc thế?
Học sinh có thể tìm thêm: tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa; cây cao bóng cả, bèo dạt mây trôi; cắn rơm cắn cỏ; dây cà ra dây muống; nói hành nói xáu, cây muốn lặng mà gió chẳng dừng…
Câu 4:
Trả lời câu 4 (trang 123 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Chân trời góc bể bơ vơ.
(Nguyền Du – Truyện Kiều)
– Dù cho sông cạn đá mòn.
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa.
(Tản Đà – Thề non nước)
Phần III => IV
Video hướng dẫn giải
NGHĨA CỦA TỪ
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 123 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, …) mà từ biểu thị
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 123 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Chọn cách hiểu (a).
– Không thế chọn cách hiếu (b), vì nghĩa của từ mẹ chỉ khác nghĩa của bố ở phần nghĩa người phụ nữ.
– Không thể chọn cách hiểu (c) vì trong hai câu này nghĩa của từ mẹ có thay đổi. Trông Mẹ em rất hiền, nghĩa của từ mẹ là nghĩa gốc, trong Thất bại là mẹ thành công nghĩa của từ mẹ là nghĩa chuyến.
– Không thể chọn (d) vì nghĩa của từ mẹ và nghĩa từ bà có phần chung là người phụ nữ.
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 124 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Cách giải thích thứ hai: Độ lượng là rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ là đúng. Vì cách giải thích này phù hợp với nguyên tắc giải nghĩa một từ chỉ đặc điểm, tính chất (độ lượng là tính từ).
– Cách giải thích thứ nhất vi phạm một nguyên tắc quan trọng khi giải nghĩa từ. Vì dùng một cụm từ chỉ thực thể “đức tính rộng lượng dễ thông cảm” để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất.
Phần IV: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
– Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
– Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
– Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Thềm hoa, Lệ hoa trong câu thơ được dùng theo nghĩa chuyển.
– Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa. Vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ có tính chất lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ và chưa thể đưa vào từ điển.
Video hướng dẫn giải
TỪ ĐỔNG ÂM
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Trong hai trường hợp thì (a) là hiện tượng nhiều nghĩa. Từ lá trong lá phổi có thể coi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ lá trong “lá xa cành”.
– Trường hợp (b) là hiện tượng đồng âm. Hai từ đường có vỏ âm thanh giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau. Đường trong đường ra trái không có một mối liên hệ nào về nghĩa với từ đường trong ngọt như đường.
Phần VI: TỪ ĐỒNG NGHĨA
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 125 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế nhau)
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 125 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Chọn cách hiểu (d). Từ đồng nghĩa chỉ có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp, còn lại không thể thay thế vì đa số các trường hợp là đồng nghĩa không hoàn toàn.
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 125 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Từ “xuân” có thể thay thế từ “tuổi” ở đây vì từ “xuân” đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (lấy một khoảng thời gian trong năm thay cho năm, tức lấy bộ phận thay cho toàn thể).
– Việc thay từ “xuân” cho từ “tuổi” cho thấy tinh thần lạc quan của tác giả (vì mùa xuân là hình ảnh sự tươi trẻ, của sức sống mạnh mẽ).
Video hướng dẫn giải
TỪ TRÁI NGHĨA
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 125 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 125 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Các cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 125 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Các cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với sống – chết: chiến tranh – hòa bình, đực – cái. Các cặp trái nghĩa này thể hiện hai khái niệm loại trừ nhau.
– Các từ trái nghĩa cùng nhóm với già – trẻ: yêu – ghét, cao – thấp, chẵn – lẻ, nông – sâu, giàu – nghèo. Các cặp từ trái nghĩa thang độ, thể hiện các khái niệm có tính thang độ (sự hơn kém), khẳng định cái này không có nghĩa là loại trừ cái kia.
Phần VIII: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác:
– Từ nghĩa hẹp: Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
– Từ nghĩa rộng: Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi của các từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Phần IX
Video hướng dẫn giải
TRƯỜNG TỪ VỰNG
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu” có từ “tắm” và “bể” cùng trường nghĩa làm tăng tính biểu cảm cho câu văn, do đó sức tố cáo thực dân Pháp mạnh hơn.
Soạn bài Tổng kết về từ vựng- Mẫu 2
Lý thuyết:
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 158 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
– Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.
=> Như vậy, từ gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt vì tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 158 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Người vợ không hiểu ý nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút.
– Chân sút ở đây có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 158 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
– Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 159 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Có hai trường từ vựng:
+ Chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
+ Chỉ sự vật và hiện tượng liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro.
– Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác). Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây (cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến màu (cây xanh như cũng ánh theo hồng).
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 159 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Cách đặt tên trong đoạn trích là dùng từ ngữ sẵn có nhưng mang nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
– 5 ví dụ khác:
+ cá kìm (cá ở biển có hàm dưới nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm);
+ cá kim (cá ở biển có mỏ dài và nhọn như cái kim);
+ chim lợn (loài chim cú có tiếng kêu eng éc như lợn);
+ ong ruồi (ong mật nhỏ như ruồi);
+ cà tím (cà quả tròn, nửa trắng nửa tím hoặc màu tím);
Câu
Câu 6: (trang 159 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Truyện cười dân gian nhằm phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người.
Soạn bài Tổng kết về từ vựng- Mẫu 3
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình
1. Ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình
– Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, con người.
– Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
2. Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh
Một số tên loài vật là từ tượng thanh: tu hú, tắc kè, con quốc…
3. Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích
Các từ tượng hình là: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ, trắng toát.
II. Một số phép tu từ từ vựng
1. Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
– So sánh: là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt .
– Ẩn dụ: gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
– Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi, hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
– Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
– Nói giảm, nói tránh: một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, ghê sợ hay thiếu tế nhị, lịch sự.
– Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
– Chơi chữ: cách sử dụng từ ngữ độc đáo với ý nghĩa có thể ẩn dụ, nhân hóa, đã kích hay châm biếm sự việc, sự vật.
2. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du).
a.
– Biện pháp tu từ: ẩn dụ (hoa, cánh: cuộc đời của Thúy Kiều, lá, cây: gia đình Kiều)
– Tác dụng: Mượn hình ảnh trên để nói về việc Kiều bán mình để cứu cha, cứu em.
b.
– Biện pháp tu từ: so sánh (tiếng đàn – tiếng hạc, tiếng suối)
– Tác dụng: diễn tả âm thanh của tiếng đàn.
c.
– Biện pháp tu từ: nói quá kết hợp nhân hóa (hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh).
– Tác dụng: Cho thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến tạo hóa cũng phải đố kỵ.
d.
– Biện pháp tu từ: nói quá
– Tác dụng: khắc họa sự xa cách của Thúy Kiều và Thúc Sinh
e.
– Biện pháp tu từ: chơi chữ (tài, tai)
– Tác dụng: những người tài hoa thường phải chịu nhiều tai họa.
3. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau:
a.
– Biện pháp tu từ: điệp ngữ (còn) và chơi chữ (say sưa – sử dụng từ đa nghĩa)
– Tác dụng: Lời bày tỏ khéo léo của chàng trai đối với cô gái.
b.
– Biện pháp tu từ: nói quá (đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn)
– Tác dụng: Thể hiện ý chí, quyết tâm của con người không có gì ngăn nổi.
c.
– Biện pháp tu từ: so sánh (tiếng suối – tiếng hát) và điệp ngữ (chưa ngủ)
– Tác dụng; khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tâm trạng của nhà thơ.
d.
– Biện pháp tu từ: nhân hóa (trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
– Tác dụng: sự giao hòa giữa thiên nhiên và thi sĩ, ánh trăng giống như người bạn tri kỷ.
e.
– Biện pháp tu từ: ẩn dụ (mặt trời của mẹ)
– Tác dụng: đứa con chính cũng giống như mặt trời là nguồn sống, niềm hy vọng của người mẹ.
III. Bài tập ôn luyện
Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau đây:
a.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
b.
Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng trời cho.
(Ca dao)
c.
Đã ngừng đập một quả tim
Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng
(Gửi lòng con đến cùng cha, Thu Bồn)
d.
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)
e.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)
g.
Có cá đâu mà anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi?
h.
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
(Những cánh buồm, Hoàng Trung Thông)
Gợi ý:
a. Biện pháp tu từ: so sánh (mặt trời – hòn lửa), nhân hóa (sóng cài then, đêm sập cửa)
b. Biện pháp tu từ: nói quá (mười tám gánh lông, râu hồng trời cho)
c. Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh (đã ngừng đập)
d. Biện pháp tu từ: điệp ngữ (nhìn)
e. Biện pháp tu từ: hoán dụ (trái tim – chỉ con người)
g. Biện pháp tu từ: chơi chữ (dùng cách nói lái: đâu – câu, không – công)
h. Biện pháp tu từ: ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác: ánh nắng chảy đầy vai)
Soạn bài Tổng kết về từ vựng
Câu 1. Viết một đoạn văn có sử dụng từ tượng thanh hoặc tượng thanh tượng hình.
Gợi ý:
Con người từ khi sinh ra đã có được tình yêu thương từ những người thân trong gia đình, đó là bố mẹ. Họ là người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, ở bên chúng ta trong hành trình trưởng thành. Họ là người đã đưa tay ra ôm lấy khi chúng ta ngã trong những bước đi chập chững đầu tiên. Bố mẹ cũng là người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay đón những đứa con của mình trở về mỗi khi vấp ngã. Nếu được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, con người sẽ cảm thấy ấm áp và bình yên hơn bao giờ hết. Bởi vậy, chúng ta cần biết trân trọng những người thân luôn ở bên yêu thương, chia sẻ với chúng ta.
Từ tượng hình: chập chững.
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau:
a.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
(Tương tư, Nguyễn Bính)
b.
Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
(Gửi em, cô gái thanh niên xung phong, Phạm Tiến Duật)
c.
Còn mèo, con mẻo, con meo
Ai dạy mày trèo mà chẳng dạy tao?
d.
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)
Gợi ý:
a. Hoán dụ: thôn Đoài – chàng trai, thôn Đông – cô gái
b. Điệp ngữ – rất lâu
c. Chơi chữ – mèo – mẻo – meo
d. So sánh: tình yêu ta – cánh kiến hoa vàng
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Tổng kết về từ vựng” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 12/2024!