Updated at: 06-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng” chuẩn nhất 01/2025.

Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng- mẫu 1

Phần I

Video hướng dẫn giải

KHÁI NIỆM VĂN BẢN NHẬT DỤNG

– Khái niệm: Văn bản nhật dụng không phải là kiểu loại riêng (miêu tả, tự sự, biểu cảm…) gồm nhiều kiểu văn bản.

– Văn bản nhật dụng chỉ tính chất cập nhật, gần gũi, bức thiết với đời sống. Đó là những vấn đề được nhắc đến trong báo chí, các phương tiện thông tin truyền thông hằng ngày.

Phần II

Video hướng dẫn giải

Lớp

Tên văn bản

Tác giả

Nội dung

Hình thức thể hiện

6Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sửThúy LanDi tích lịch sửTự sự, miêu tả và biểu cảm
Bức thư của thủ lĩnh da đỏXi-át-tơnQuan hệ giữa thiên nhiên và con ngườiNghị luận và biểu cảm
Động Phong NhaTrần HoàngDanh lam thắng cảnhThuyết minh và miêu tả
7Cổng trường mở raLý LanGiáo dụcTự sự và biểu cảm
Mẹ tôiÉt-môn-đô đơ A-mi-xiVai trò của người phụ nữTự sự
Cuộc chia tay của những con búp bêKhánh HoàiMái ấm gia đìnhTự sự và miêu tả
Ca Huế trên sông HươngHà Ánh MinhVăn hóaThuyết minh và miêu tả
8Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000Sở Khoa học – Công nghệ Hà NộiMôi trườngNghị luận
Ôn dịch, thuốc láNguyễn Khắc ViệnTệ nạn ma túy, thuốc láThuyết minh, nghị luận và biểu cảm
Bài toán dân sốThái AnDân số và tương lai loài ngườiNghị luận
9Phong cách Hồ Chí MinhLê Anh TràGiữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập với thế giớiNghị luận
Đấu tranh cho một thế giới hòa bìnhG.G. Mác-kétBảo vệ hòa bình, chống chiến tranhNghị luận và biểu cảm
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ emHội nghị cấp cao thế giới về trẻ emQuyền trẻ emNghị luận

Phần III

Video hướng dẫn giải

HÌNH THỨC VĂN BẢN NHẬT DỤNG

– Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng khá phong phú, đa dạng.

– Giống như các tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục.

Phần IV

Video hướng dẫn giải

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG

– Bên cạnh việc đọc sách chú thích về nghĩa của từ, cần lưu ý đặc biệt đến các loại chú thích về sự kiện.

– Tạo thói quen liên hệ với vấn đề được đặt ra trong cuộc sống.

– Cần có quan điểm riêng, và mỗi trường hợp cụ thể, còn có những đề xuất những kiến nghị và giải pháp.

– Hình thức văn bản nhật dụng đa dạng, căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương pháp biểu đạt.

Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng- mẫu 2

Trong chương trình ngữ văn THCS đã học, tồn tại 6 phương thức biểu đạt ứng với sáu kiểu văn bản là:

  • Tự sự.
  • Biểu cảm.
  • Miêu tả.
  • Nghị luận.
  • Thuyết minh.
  • Hành chính – công vụ.

Văn bản nhật dụng đề cập đến những sự việc, câu chuyện có tính chất cập nhật, thời thượng và gần gũi, bức thiết đối với đời sống. Ví dụ như những vấn đề thường được xuất hiện trên báo chí hay các phương tiện truyền thông đại chúng. Cụ thể, văn bản nhật dụng thường đề cập đến các loại tệ nạn xã hội, các quyền trẻ em và ảnh hưởng của chúng, vấn đề bảo vệ môi trường, …

Vì vậy, văn bản nhật dụng bao gồm nhiều kiểu văn bản và nhiều thể loại khác nhau có thể kể đến như truyện, kí, thơ hay văn nghị luận.

Hình thức văn bản nhật dụng

Văn bản nhật dụng có phương thức biểu đạt của khá phong phú và đa dạng dựa trên sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản.

Văn bản nhật dụng thường kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục.

word image 38390 3

Ngữ văn 9 – Tổng kết phần văn bản nhật dụng đã học

Các văn bản nhật dụng lớp 9 đã học được tổng hợp một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất.

Văn bản nhật dụng đã học vào lớp 6:

1. Tác phẩm Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Tên tác phẩm : Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Tác giả: Thúy Lan của tòa báo Người Hà Nội.

Hình thức thể hiện: Tự sự, miêu tả và biểu cảm

Tóm tắt nội dung: Cầu Long Biên trong hơn một thế kỷ qua đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử bi tráng và hào hùng của thủ đô Hà Nội. Hiện nay, tuy không còn là nơi đi lại nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một biểu tượng lịch sử, của Hà Nội nói riêng và của cả đất nước nói chung.

2. Tác phẩm Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Tên tác phẩm : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Tác giả: Tù trưởng Seattle

Hình thức thể hiện: Nghị luận và biểu cảm

Tóm tắt nội dung: Vấn đề mà tác giả đã đặt ra mang một có ý nghĩa rất lớn đối với toàn nhân loại: Con người và thiên nhiên phải sống hòa hợp với nhau, phải bảo vệ và chăm sóc cho môi trường và thiên nhiên như đang bảo vệ chính mình.

3. Tác phẩm Động Phong Nha

Tên tác phẩm : Động Phong Nha

Tác giả: Trần Hoàng

Hình thức thể hiện: Thuyết minh và miêu tả

Tóm tắt nội dung: Động Phong Nha là một thắng cảnh thuộc quần thể hang động khối núi đá vôi Kẻ Bàng tọa lạc ở phía Tây tỉnh Quảng Trị. Thiên nhiên nơi đây đa dạng gồm động khô và động nước với vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt không nơi đâu có được, được xưng tụng là Đệ nhất kỳ quan tại Việt Nam.

Văn bản nhật dụng đã học vào lớp 7:

1. Tác phẩm Cổng trường mở ra

Tên tác phẩm : Cổng trường mở ra

Tác giả: Lí Lan.

Hình thức thể hiện: Tự sự và biểu cảm

Tóm tắt nội dung: Thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của người mẹ dành cho con từ những suy tư trước ngày con vào lớp Một. Đồng thời làm nổi bật vai trò quan trọng của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.

2. Tác phẩm Mẹ tôi

Tên tác phẩm : Mẹ tôi

Tác giả: Edmondo De Amicis.

Hình thức thể hiện: Tự sự và biểu cảm

Tóm tắt nội dung: Bức thư của bố viết gửi cho En-ri-cô khi En-ri-cô vô tình ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Trong thư, bố nhắc về tình yêu thương và sự hy sinh thầm lặng mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Bằng cách cư xử vừa tế nhị, vừa khéo léo lại đầy kiên quyết của bố En-ri-cô đã hiểu ra cảm thấy rất hối hận về hành động của mình.

3. Tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê

Tên tác phẩm : Cuộc chia tay của những con búp bê

Tác giả: Khánh Hoài.

Hình thức thể hiện: Tự sự và miêu tả

Tóm tắt nội dung: Tác phẩm đề cập đến chủ đề gia đình. Thông qua đó ca ngợi tình cảm anh em vừa thắm thiết lại vô cùng trong sáng. Lại phê phán sự vô trách nhiệm của những cặp cha mẹ đã đẩy con cái mình vào những hoàn cảnh bế tắc, éo le.

4. Tác phẩm Ca Huế trên sông Hương

Tên tác phẩm : Ca Huế trên sông Hương

Tác giả: Hà Ánh Minh.

Hình thức thể hiện: Thuyết minh và miêu tả

Tóm tắt nội dung: Tác phẩm là một bức tranh về một vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa tao nhã của Huế. Đồng thời giới thiệu và làm nổi bật lên ca Huế – một nét văn hóa đặc biệt và không kém phần thanh lịch của nơi đây.

Văn bản nhật dụng đã học vào lớp 8:

1. Tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Tên tác phẩm : Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Tác giả: Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội.

Hình thức thể hiện: Nghị luận.

Tóm tắt nội dung: Tác phẩm nêu ra những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và làm nổi bật những lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, qua đó đưa ra những giải pháp thể cải thiện và bảo vệ Trái đất.

2. Tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá

Tên tác phẩm : Ôn dịch, thuốc lá

Tác giả: Nguyễn Khắc Viện

Hình thức thể hiện: Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm

Tóm tắt nội dung: Đề cập một cách trực diện về nạn thuốc lá. Nêu lên những tác hác hại của thuốc lá về sức khoẻ và đạo đức con người và đưa ra lời kêu gọi chống thuốc lá.

3. Tác phẩm Bài toán dân số.

Tên tác phẩm : Bài toán dân số

Tác giả: Thái An.

Hình thức thể hiện: Nghị luận

Tóm tắt nội dung: Dựa câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên mà thông qua đó liên hệ đến thực trạng và tương lai của dân số.

Văn bản nhật dụng đã học vào lớp 9:

1. Tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

Tên tác phẩm : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

Tác giả: Gabriel José García Márquez.

Hình thức thể hiện: Nghị luận và biểu cảm.

Tóm tắt nội dung: Giống như tựa đề, tác phẩm là một lời kêu gọi chống lại chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ nền hòa bình của thế giới. Bên cạnh đó, tác giả đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối nhân loại về hiểm họa của chiến tranh hạt nhân đang đe dọa trầm trọng đến sinh mạng và sự phát triển của thế giới loài người.

2. Tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Tên tác phẩm : Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Tác giả: Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em của Unicef.

Hình thức thể hiện: Nghị luận

Tóm tắt nội dung: Là một bức tranh sự thật về thực trạng của trẻ em trên khắp thế giới, tác phẩm đã khẳng định sự cấp thiết của những hành động, những nhiệm vụ có tính toàn diện đảm bảo sự sống còn, phát triển và tương lai tốt đẹp cho tất cả trẻ em

3. Tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh.

Tên tác phẩm : Phong cách Hồ Chí Minh.

Tác giả: Lê Anh Trà.

Hình thức thể hiện: Nghị luận

Tóm tắt nội dung: Tác phẩm là một cái nhìn toàn diện về phong cách làm việc, phong cách sống đặc biệt của Người. Sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và nét đẹp văn hóa nhân loại làm nên cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh

Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng- mẫu 3

I. Khái niệm văn bản nhật dụng.

Có 3 điểm cần chú ý ghi nhớ.

1. Khái niệm cập nhật : Đó là điểm mấu chốt nói lên ý nghĩa của việc học văn học nhật dụng, tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp người học hòa nhập với xã hội.

2. ’’Không phải là khái niệm thể loại cũng không chỉ kiểu văn bản’’ có nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sự dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.

3. Tuy nhiên, đây không phải là những bài học của môn Giáo dục công dân hay một hình thức của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nó vẫn là một bộ phận của môn. Ngữ văn, văn bản được chọn lọc vẫn phải đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kĩ năng của môn Ngữ văn. ‘’’Vì vậy hoàn toàn có thể tuyển chọn để dạy các văn bản nhật dụng có giá trị như một tác phẩm văn học phù hợp với các thể loại văn học được dạy ở mỗi lớp’’. Do đặc trưng bộ môn, việc dạy văn bản nhật dụng có thế mạnh riêng trong việc giúp học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống.
Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Tổng kết phần văn bản nhật dụng

II. Nội dung của các văn bản nhật dụng đã học

Có mấy điểm cấn nhấn mạnh và làm rõ thêm :

1. Cập nhật là gắn với cuộc sống bức thiết, hằng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội.

2. Những đề tài, chủ đề của các văn bản nhật dụng đã bảo đảm được các tiêu chuẩn ấy. Đó là những vấn đề thường xuyên được báo, đài đề cập, là nội dung chủ yêu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế.

3. Bổ sung những văn bản, trong đó có cả văn bản phụ, mà bài tổng kết ở SGK chưa nhắc tới như Trường học của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi ở Ngữ văn 7, bản thống kê về động cơ hút thuốc lá của thanh thiếu niên Hà Nội, bản tin về cái chết do nghiện ma túy của một nhà tỉ phú Mĩ ở Ngữ văn 8…

III. Hình thức văn bản nhật dụng.

1. Cũng giống các tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng sức thuyết phục.

2. Có thể kể ra thêm sự kết hợp các phương thức biểu đạt chưa được đề cập. Sự kết hợp đó thể hiện cụ thể ở chỗ nào và phân tích tác dụng của sự kết hợp đó.

  • Chẳng hạn : Những yếu tố biểu cảm trong bài ôn dịch, thuốc lá không chỉ thể hiện ở những câu như Nghĩ đến mà kinh mà còn ở các dùng dấu chấm câu tu từ ở đề mục văn bản. Những yếu tố đó có tác dụng làm cho người đọc ghê tởm hơn những tác hại khôn lường do khói thuốc gây ra.
  • Hai văn bản có cách đặt đề mục giống nhau (Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử ; Ôn dịch, thuốc lá) lạ dùng hai phương thúc biểu đạt chủ yếu khác nhau (văn bản 1 : biểu cảm ; văn bản 2 : thuyết minh).
  • Đặc biệt là có thể thông qua nhiều văn bản nhật dụng có thể củng cố các kiến thức đã học về kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh. Thậm chí, có thể bổ sung những phép lập luận của văn nghị luận chưa được đề cập hay chưa được đề cập đầy đủ ở phần Tập làm văn (ví dụ, phép lập luận phản bác ở bài Ôn dịch, thuốc lá : ‘’’Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi ! Xin đáp lại…’’.

IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng.

SGK đã đề cập 5 điểm cụ thể, cần nhấn mạnh thêm vài khía cạnh của điểm 3 và điểm 4.

  • Bản thân khái niệm ‘’’nhật dụng’’ đã bao hàm ý ‘’’phải vận dụng thực tiễn’’. Bởi vậy, học nó không phải chỉ để biết mà còn để làm. Việc làm đầu tiên là phải bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng của mình về vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ nhưng quan điểm, ý kiến ấy.
  • Bởi vậy, người làm bài đề xuất ý kiến, biện pháp giải quyết về những vấn đề đã đặt ra trong các văn bản nhật dụng (như vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, sự hiểu biết về di tích, thắng cảnh, truyền thống văn hóa địa phương, khủng bố…).
  • Nội dung mà văn bản nhật dụng đặt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác và ngược lại.
    • Môi trường là vấn đề được đề cập trong 3 văn bản nhật dụng ở lớp 6 và lớp 8. Đó là vấn đề được hầu hết các môn học đề cập, đặc biệt là một số phần ở Địa lí lớp 7 vfa một số chương về ‘’’Sinh vật và môi trường’’ ở sách Sinh học 9.
    • Trẻ em là vấn đền được đề cập trong 3 văn bản nhật dụng ở lớp 7 và lớp 9. Một trong những chủ đề pháp luật của Giáo dục công dân lớp 6 và 7 cũng đề là quyền trẻ em, quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em. Nếu ở lớp 6, HS mới được giới thiệu nội dung Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở môn Giáo dục công dân thì ở Ngữ văn 9, các em được học hoàn toàn văn bản tuyên bố ấy.
    • Ma túy, thuốc lá là vấn đề được đề cập trong văn bản nhật dụng (kể cả văn bản đọc thêm) ở Ngữ văn 8 thì phòng chống tệ nạn xã hội cũng là một chủ đề pháp luật của Giáo dục công dân 8…).

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 01/2025!