Updated at: 02-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán” chuẩn nhất 05/2024.

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán- mẫu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Mười hai câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân:

Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người xem trọng ơn nghĩa. Nàng trân trọng việc Thúc Sinh đã chuộc mình ra khỏi lầu xanh. Việc hai người không vẹn tình vợ chồng là do Hoạn Thư ghen tuông. Bởi thế mà nàng vẫn thấy cần báo ân cho Thúc Sinh với lễ vật rất hậu: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân. Trong khi báo ân Thúc Sinh, Kiều nhắc đến Hoạn Thư chính vì bao nhiêu oan khổ của nàng đều do Hoạn Thư gây ra. Nàng cũng báo trước cho Thúc Sinh rằng Hoạn Thư là kẻ quỷ quái tinh ma, thị sẽ bị trừng phạt.

Những từ ngữ Kiều dùng với Thúc Sinh là những từ Hán Việt trang trọng: nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ,… Trong khi đó, khi nói về Hoạn Thư thì lời lẽ nôm na, dùng thành ngữ dân gian: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén. Đây là hai thái độ, một đằng là với người được báo ân thì trịnh trọng, phù hợp với tính cách của một nho sinh ưa chữ nghĩa. Còn với Hoạn Thư thì lời lẽ nôm na, theo kiểu dân gian. Hành động trừng phạt theo quan điểm nhân dân được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Lời giải chi tiết:

a.

– Chàng Thúc Sinh khi được “gươm mời đến” thì “Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run”. Thúc Sinh run vì nhiều lẽ: trước cảnh ba quân gươm giáo sáng loà, run; được chứng kiến Thuý Kiều đã trừng trị những kẻ đã gây bao đau khổ cho đời nàng như thế nào lại càng dễ run hơn nữa. Thúc Sinh không thể nghĩ rằng mình lại được trả ân bằng “gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” bởi trong thực tế, chàng ta chẳng có công lao gì nhiều với Thuý Kiều. Ngay cả khi chứng kiến vợ mình hành hạ Thuý Kiều, Thúc Sinh cũng chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, không biết bênh vực thế nào.

Vậy tại sao Thúc Sinh lại được Thuý Kiều “báo ân” hậu hĩnh như thế? Lí giải được điều này, chúng ta sẽ hiểu thêm về Thuý Kiều, từ đó càng hiểu thêm nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Nhân vật Thuý Kiều đã được xây dựng rất nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm. Dù khi phải dằn lòng trao duyên cho Thuý Vân, khi một mình đối cảnh ở lầu Ngưng Bích hay khi có đủ vị thế để báo ân báo oán sòng phẳng thì Thuý Kiều vẫn luôn là người nặng tình nặng nghĩa:

Nàng rằng: “Nghĩa nặng tình non

Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân.

Tạ lòng, dễ xứng báo ân gọi là…”.

Lí lẽ của Thuý Kiều rất rõ ràng: đây không phải là sự báo ân mà là sự trả nghĩa, đúng hơn là trả cái tình mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trước đây. Như vậy, đối với Thúc Sinh, Thuý Kiều đã không xử bằng lí mà bằng cái tình của nàng. Điều này có vẻ như không hợp với cách nghĩ thông thường, không thoả mãn được một số bạn đọc khó tính nhưng chính ở đây lại làm bật lên giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Nguyễn Du đã không xây dựng nhân vật Thuý Kiều theo một công thức định sẵn. Ngược lại, ông đã tạo nên một nhân vật rất sinh động, rất đời thường. Kiều đã suy nghĩ, nói năng và hành động hoàn toàn hợp với phẩm chất và tính cách của nàng. Điều này càng được chứng minh rõ ràng hơn qua cảnh tiếp theo.

b.

– Khi nói với Thúc Sinh nàng sử dụng nhiều từ Hán Việt: nghĩa, tòng, phụ, cố nhân,… kết hợp với điển cố Sâm Thương. Cách nói trang trọng phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc, đồng thời thể hiện được tấm lòng biết ơn trân trọng của Thúy Kiều.

– Khi nói về Hoạn Thư ngôn ngữ Kiều xuất hiện nhiều từ Thuần Việt: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già,… cách nói nôm na, binh dị phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán:

Giọng điệu của Kiều trong đoạn thơ báo oán thể hiện sự mỉa mai. Hoạn Thư bị đưa đến như là một phạm nhân, thế nhưng Kiều vẫn chào hỏi, lại dùng từ xưng hô cũ “tiểu thư” trong khi ngôi vị của hai người đã hoàn toàn thay đổi. Sau sự mỉa mai, Kiều đã chỉ đích danh con người Hoạn Thư là con người ghê gớm xưa nay hiếm trong cả giới phụ nữ “Đàn bà dễ có mấy tay – Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”. Liên tiếp các từ ngữ dùng theo nghệ thuật hoán dụ “tay, mặt, gan” Kiều đã khẳng định Hoạn Thư là con người ghê gớm hiếm có từ xưa đến nay. Càng cay nghiệt, càng gây nhiều oan trái thi tất nhiên sẽ càng phải hứng chịu những trừng phạt sòng phẳng từ phía người bị hại. Thái độ của Kiều là dứt khoát, rõ ràng. Nàng sẽ thẳng tay trừng trị Hoạn Thư.

Lời giải chi tiết:

– Vị thế giữa hai người phụ nữ đã hoàn toàn đảo ngược. Trước đây, khi Hoạn Thư làm chủ tình thế, Thuý Kiều không những bị đánh đập mà còn bị làm nhục theo một cách thức rất riêng của Hoạn Thư. Nỗi đau tinh thần của Kiều lúc ấy còn lớn gấp hàng chục lần nỗi đau thể xác. Thế nhưng giờ đây, người làm chủ tình thế lại là Thuý Kiều. Chỉ cần nàng phẩy tay một cái, hẳn Hoạn Thư sẽ “thịt nát xương tan”.

Thuý Kiều đã khởi sự “báo oán” như thế nào?

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”.

– Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du thật đáng nể phục. Nàng Kiều duyên dáng, thuỳ mị, “e lệ nép vào dưới hoa” ngày nào, giờ đối diện với kẻ thù, dường như đã hoá ra một con người khác. Nếu như Kiều ra lệnh trừng phạt Hoạn Thư ngay thì không có gì nhiều để bàn luận. Nhưng Kiều đang sung sướng hưởng thụ cảm giác của kẻ bề trên, đang tìm cách dùng lời nói để “rút da rút thịt” Hoạn Thư theo đúng cách mà trước đây mụ ta đã đối xử với nàng. Bằng giọng điệu đầy vẻ châm biếm, Kiều gọi Hoạn Thư là “tiểu thư”, cẩn thận báo cho mụ ta biết về “luật nhân quả” ở đời (“Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”). Kiều tin chắc vào chiến thắng đến mức sẵn sàng chấp nhận đấu khẩu!

– Khi nghe xong những lời “bào chữa” của Hoạn Thư, Thuý Kiều đã xuôi lòng mà tha bổng cho mụ, không những thế lại còn khen: “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời” và tự nói với mình rằng: “Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen”.

Kết cục đó có thể bất ngờ với người đọc nhưng lại rất hợp lí với lô gic của tác phẩm. Đoạn “báo ân” với Thúc Sinh đã cho thấy: dù thế nào đi nữa, nàng vẫn là người phụ nữ đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa. Một người phụ nữ như thế, thật khó có thể đối đầu được với một kẻ gian ngoan, quỷ quyệt như Hoạn Thư.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã vô cùng hoảng hốt và sợ hãi. Sợ đến nước “hồn lạc, phách xiêu”. Nhưng sau phút choáng váng, Hoạn Thư đã lấy lại được bình tĩnh, thể hiện sự khôn ngoan. Đầu tiên là nói về phận đàn bà. Nêu lên phận đàn bà, Hoạn Thư – tội nhân đưa Thúy Kiều – quan tòa về vị trí là người cùng giới, cùng chịu những thiệt thòi. Tiếp theo, Hoạn Thư nêu chuyện ghen tuông là chuyện không thể tránh khỏi. Như vậy tội của Hoạn Thư là tội của cả giới phụ nữ. Nếu kết tội ghen thì phải kết tội cả giới phụ nữ. Sau đó Hoạn Thư mới kể đến ơn của mình với Kiều: chấp nhận cho ra gác Quan Âm để biết kinh, khi Kiều trốn đi thì không đuổi theo nữa. Hoạn Thư còn khéo lấy lòng rằng thị vẫn kính yêu, nhưng vì chung chồng nên khó mà chiều. Cuối cùng, Hoạn Thư đã thừa nhận là mình có tội “gây chuyện chông gai”, và xin mở lượng khoan hồng.

Lí lẽ của Hoạn Thư chặt chẽ, khôn ngoan, đã tác động mạnh đến Thúy Kiều. Từ chỗ quyết tâm trừng phạt, báo thù, Kiều đã tha bổng cho Hoạn Thư.

Qua lí lẽ của Hoạn Thư, ta càng thấy Hoạn Thư là người khôn ngoan, đúng như lời luận tội, nhưng cũng có thể hiểu là lời đánh giá chính xác của Thúy Kiều: Đàn bà dễ có mấy tay – Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan.

Lời giải chi tiết:

– Thế nhưng Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng “Bề ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao”:

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu

Khấu đầu dưới chiếu, liệu điều kêu ca.

Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình…”.

– Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gì đó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã “hồn lạc phách xiêu”, Hoạn Thư khó có thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không những khẳng định “ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà”, Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã “làm ơn” cho Thuý Kiều: cho ra nhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt. Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ “hồn lạc phách xiêu” chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình.

– Qua đó thấy được Hoạn Thư là người “sâu sắc nước đời”, không những làm “chàng Thúc phải ra người bó tay” mà chính Kiều cũng ở vào hoàn cảnh khó xử: “Tha ra thì cùng may đời – Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”. Tuy nhiên, Kiều đã vượt qua hoàn cảnh khó xử bằng tấm lòng nhân hậu, tha cho Hoạn Thư.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư vì những lí do:

1. Lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi trình bày lí do để cãi tội. Ghen là chuyện thường tình, có công với Kiều, vẫn kính yêu Kiều, nhưng không thể đối xử khác trong tình huống chồng chung.

2. Hoạn Thư đã thừa nhận tội lỗi của mình.

3. Thị đã xin mở lượng khoan hồng: Trong tình huống đó, nếu Kiều vẫn không tha cho Hoạn “Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”. Thư thì nàng sẽ mang tiếng là người nhỏ nhen, là người cố chấp khi kẻ tình địch đã biết nhận lỗi, đã cất lời xin. Kiều là con người rộng lượng, chính vì vậy nàng tha bổng Hoạn Thư.

=> Điều này thể hiện tấm lòng nhân đạo và trí tuệ sáng suốt của Nguyễn Du. Ông đã không để Kiều trừng phạt Hoạn Thư như trong sách của Thanh Tâm Tài Nhân. Và vì thế nàng Kiều của Nguyễn Du nhân hậu và độ lượng hơn.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đền ơn xứng đáng. Thúc Sinh là một ví dụ. Mặc dù chàng Thúc nhu nhược, thấp cơ thua trí đàn bà, đã không bảo vệ được nàng, nhưng nàng vẫn nhớ ơn và đền ơn. Đối với Hoạn Thư, nàng kiên quyết trừng phạt. Nhưng trước thái độ khôn ngoan kêu ca rất “đến mực, phải lời”, Kiều đã tha bổng. Nàng tha Hoạn Thư cho thấy Kiều là người không hẹp hòi, không nhỏ nhen, không cố chấp. Sự rộng lượng của nàng càng làm cho người ta, kể cả Hoạn Thư – kẻ thù, phải tâm phục, khẩu phục.

Trước “tình thế đảo ngược”, Hoạn Thư – người từng hành hạ Thúy Kiều đến ê chề, nhục nhã, người từng “bề ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao”, nay vẫn thừa lọc lõi, “khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”, bản chất quỷ quyệt giấu trong vẻ “hồn lạc phách xiêu”, khiến Kiều phải xuôi lòng tha bổng.

Luyện tập

Những biểu hiện đa dạng:

– Thúy Kiều tình nghĩa, yêu ghét rõ ràng, rộng lượng : vẫn nhớ ơn và báo ơn Thúc Sinh đã cứu mình khỏi lầu xanh, nhớ thù Hoạn Thư nhưng khi nghe lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư thì vẫn rộng lượng tha bổng.

– Hoạn Thư : khôn ngoan, khéo nói : sợ hãi mà vẫn khéo léo bào chữa tội mình.

Lời giải chi tiết:

1. Thúy Kiều

Mọi biểu hiện đa dạng phức tạp trong tính cách Thúy Kiều đều làm nổi bật vẻ đẹp từ tấm lòng vị tha, nhân hậu của nàng.

– Với tấm lòng nhân hậu nàng đã thả Thúc Sinh, ban thưởng hậu hĩnh.

– Không những vậy nàng còn tha bổng cho Hoạn Thư, kẻ đã gây cho Kiều biết bao khổ đau.

2. Hoạn Thư

Mọi biểu hiện đa dạng phức tạp trong tính cách cho thấy nàng ta là người khôn ngoan, giảo hoạt. Điều này được thể hiện rõ qua lời lẽ tự bào chữa cho mình.

Gợi ý

Đây là một đoạn trích rất hấp dẫn, một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du. Bằng cách để cho các sự việc tự vận động, nhân vật tự bộc lộ mình qua những lời đối thoại.Cả đoạn trích gồm 34 câu với ba nhân vật, rất ít lời miêu tả, hầu như chỉ có lời Thuý Kiều nói với Thúc Sinh, lời qua tiếng lại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư, vậy mà không chỉ chân dung, từ giọng điệu, tính tình của từng nhân vật đều được bộc lộ hết sức sinh động. Có thể dễ dàng nhận thấy trong đoạn trích có hai cảnh: báo ân và báo oán.

Lí lẽ của Thuý Kiều rất rõ ràng: đây không phải là sự báo ân mà là sự trả nghĩa, đúng hơn là trả cái tình mà Thúc Sinh đã dành cho nàng. Nguyễn Du đã tạo nên một nhân vật rất sinh động, rất đời thường. Kiều đã suy nghĩ, nói năng và hành động hoàn toàn hợp với phẩm chất và tính cách của nàng.
Nàng rằng :

“Nghĩa nặng tình non,

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.

Với Hoạn Thư, dù lúc đầu Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Nàng chào thưa Hoạn Thư và gọi Hoạn Thư là tiểu thư mặc dù vị thế của nàng và Hoạn Thư đã hoàn toàn đảo ngược. Nhưng với bản tính của Kiều vốn rất nặng tình nặng nghĩa, giàu lòng cảm thương, nàng không chỉ yêu thương mọi người mà còn rất rộng lượng với kẻ thù.

Khen cho: Thật đã nên rằng  

Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.  

Tha ra, thì cũng may đời,  

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.  

Đã lòng tri quá thì nên  

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.

Tính hợp lí của hành động, tha bổng cho Hoạn Thư hoàn toàn phù hợp với tính cách của Kiều, dù bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào nàng vẫn thể hiện bản tính nhân hậu của mình. Bởi vậy không có gì đáng trách trong hành động của nàng.

Với Hoạn Thư, chỉ thoáng qua một giây phút sợ hãi hồn lạc phách xiêu ban đầu (Nguyễn Du không miêu tả kĩ càng và cụ thể nỗi sợ hãi của Hoạn Thư như miêu tả Thúc Sinh), Hoạn Thư đã có thể chủ động tình thế. Trong khi đang khấu đầu dưới trướng, Hoạn Thư đã liệu điều kêu ca, nhanh chóng tìm ra một con đường giải thoát.

Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng riêng những kinh yêu,

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”.

Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gì đó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã “hồn lạc phách xiêu”, Hoạn Thư khó có thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không những khẳng định “ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà”, Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã “làm ơn” cho Thuý Kiều: cho ra nhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt… Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà  Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ “hồn lạc phách xiêu” chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình. Phải chăng đó cũng là bản lĩnh của người phụ nữ trước người chồng đào hoa, đa tình?

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục đoạn trích: 2 phần

– Mười hai câu đầu: Thúy Kiều báo ân.

– Hai mươi hai câu còn lại: Thúy Kiều báo oán.

ND chính

Video hướng dẫn giải

Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều đồng thời thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán- mẫu 2

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Nguyễn Du

2. Tác phẩm

* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đọa đày, Thúy Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng báo ân báo oán. Đây là đoạn trích tả cảnh Kiều báo ân báo oán.

* Bố cục: Đoạn trích có thể được chia làm 2 phần:

  • Phần 1: 12 câu đầu: Thúy Kiều báo ân
  • Phần 2: 22 câu cuối: Thúy Kiều báo oán.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Mười hai câu đầu tác giả tả cảnh Thúy Kiều báo ân.

a) Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là một con người sống rất nặng tình nghĩa, nàng không quên chuyện Thúc Sinh cứu nàng khỏi lầu xanh, tuy Thúc Sinh đúng là không giúp được nàng khi nàng bị Hoạn Thư hành hạ, nhưng ơn nghĩa với Thúc Sinh cũng không thể nào phủ nhận.

b)

* Khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư là do vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho nàng không thể nào quên được.

* Khi nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều đã có sự khác biệt. Lời nói với Thúc Sinh vẫn còn giữ sự tôn trọng vì Kiều vẫn luôn biết ơn Thúc Sinh. Còn khi nói về Hoạn Thư, Kiều lại nói rất nôm na và bình dị, sử dụng lối nói dân gian tỏ thái độ xem thường.

Câu 2:

Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán.

a) Những lời đầu tiên Kiều nói về Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến. Bằng giọng điệu mỉa mai, châm biếm, nàng gọi Hoạn Thư là “tiểu thư”, cẩn thận báo cho mụ ta biết về luật nhân quả ở đời “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”.

b) Thái độ của Thúy Kiều qua giọng điệu ấy là thái độ quyết liệt trong trả thù, bao nhiêu đắng cay, bao nhiêu tủi nhục như dồn nén và bây giờ được dịp trút ra. Đồng thời, thái độ này như báo trước những điều dữ dội sắp xảy ra.

Câu 3:

a) Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã “Khấn đầu dưới chiếu, liệu điều kêu ca”.

b) Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là lí lẽ để gỡ tội.

  • Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư: xóa ranh giới là kẻ thù, về cùng phía đều là “phận đàn bà” -> từ trọng tội biến thành chuyện nhỏ “thường tình” -> kể rằng cũng đã từng tha cho Kiều -> bày tỏ thái độ “riêng riêng những kính yêu” -> nhận lỗi và mong được Kiều tha thứ.
  • Những lí lẽ của Hoạn Thư đã giúp Kiều nhìn nhận ra được sự khôn ngoan của mụ, khi đó, Kiều cũng có phần nguôi ngoai và bị mắc vào thế khó nên đành tha cho Hoạn Thư.
  • Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em thấy nhân vật này là một người rất khôn ngoan, thật xứng với danh tiếng “Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao” => tâm địa mưu mô, nhiều thủ đoạn.

Câu 4:

* Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư là vì những lí lẽ của Hoạn Thư đã khiến Kiều nguôi lòng, và quan trọng hơn là vì tấm lòng nhân hậu, bản tính rộng lượng của Thúy Kiều.

* Việc làm ấy của Kiều là hợp lí và không hề đáng trách vì nó phù hợp với bản chất con người Kiều – một người nhân hậu, có tấm lòng rộng lượng, thương người.

Câu 5:

Qua đoạn trích, em thấy:

  • Hoạn Thư là một người phụ nữ khôn ngoan, nham hiểm. Mặc dù trong tình cảnh “hồn lạc phách xiêu” nhưng vấn đưa ra được những lí lẽ chặt chẽ và đầy sức thuyết phục đối phương.
  • Thúy Kiều là một người coi trọng ân nghĩa, giàu lòng vị tha. Đối với những người đã từng giúp đỡ mình thì nàng đều nhớ tới và đền ơn xứng đáng, còn với những người đã từng đối xử tệ bạc với nàng thì kiên quyết trừng trị. Mặc dù giận Hoạn Thư nhưng Kiều vẫn sẵn sàng tha bổng cho mụ vì Kiều có tấm lòng rộng lượng.

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán- mẫu 3

1. Tác giả Nguyễn Du: 

Nguyễn Du, tác giả của “Truyện Kiều”, là một nhà văn kiêm nhà thơ lớn trong văn học Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình quý tộc, ông có nhiều cơ hội tiếp xúc với văn học, khoa học và triết học của Trung Quốc. Cuộc đời Nguyễn Du diễn ra trong giai đoạn gắn liền với nhiều biến cố lịch sử, từ thời kỳ nhà Thanh đến sự nổi dậy của Tây Sơn và thời kỳ nhà Nguyễn.

Nguyễn Du được biết đến với nhiều tác phẩm văn học, bao gồm cả tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Truyện Kiều”, được xem là kiệt tác của văn học Việt Nam. Ngoài ra, ông còn có các tác phẩm khác như “Thanh Hiên thi tập”, “Nam trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục” và nhiều tác phẩm khác.

Tuy đã qua đời từ rất lâu, tuy nhiên tác phẩm của Nguyễn Du vẫn được đọc và yêu thích rộng rãi. Sự hiểu biết sâu rộng về văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc đã giúp ông tạo ra những tác phẩm vô cùng sáng tạo và giá trị. Ngoài ra, trong những tác phẩm của mình, Nguyễn Du thường tìm kiếm giá trị về phẩm giá và nhân cách, khai thác tâm hồn con người và đưa ra những giá trị về đạo đức và triết học.

 

 

2. Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán: 

Vị trí đoạn trích

Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán nằm ở cuối phần thứ hai của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du. Sau khi trải qua nhiều gian khổ, Thúy Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp đỡ trong việc trả thù cho gia đình. Đoạn trích này mô tả cảnh Thúy Kiều trả ân trả oán đầy cảm xúc và đầy tính nhân văn.

Trong đoạn trích, Thúy Kiều cảm thấy hạnh phúc khi đã có cơ hội báo đáp ân tình của Từ Hải và trả thù cho cha mình. Nàng sẵn sàng hy sinh tính mạng để thực hiện công nghĩa và giữ lời hứa với Từ Hải. Cảnh Thúy Kiều cầm dao sát cổ đối đầu với Khoan Đào thể hiện sự kiên cường, dũng cảm và quyết tâm của nàng trong việc báo thù. Đây cũng là cảnh quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Thúy Kiều trong suốt cuộc đời nàng.

Đoạn trích này cũng tạo ra ấn tượng sâu sắc về tính nhân văn và lòng trắc ẩn của Thúy Kiều. Thúy Kiều không chỉ tìm cách báo thù mà còn muốn giúp đỡ cho Khoan Đào thoát khỏi đường cùng và từ bỏ con đường tội lỗi. Cảnh Thúy Kiều đưa tiền ra để mua lại con trai của Khoan Đào cũng cho thấy sự nhân từ và lòng trắc ẩn của nàng.

Trong tổng thể của Đoạn Trường Tân Thanh, đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là một trong những cảnh quan trọng nhất, tạo nên một kết thúc đầy cảm xúc cho câu chuyện tình bi thảm của Thúy Kiều và Kim Trọng.

Bố cục đoạn trích:

Phần 1 của đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán bắt đầu từ câu “Cho gươm mời đến Thúc Lang” đến câu “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”. Trong phần này, Thúy Kiều báo ân với Thúc Sinh – người đã giúp nàng khi nàng gặp khó khăn ở chốn giang hồ. Thúy Kiều rất biết ơn Thúc Sinh và quyết định báo đáp công ơn của anh ta. Nàng gửi gấm và vàng cho Thúc Sinh và tỏ lòng biết ơn. Thúy Kiều nói rằng, bất chấp tình trạng của mình, nàng sẽ không quên công ơn của Thúc Sinh và sẽ trả đủ nghĩa sâu cho anh ta.

Phần 2 của đoạn trích tập trung vào việc Thúy Kiều báo oán với Hoạn Thư – người đã khiến cho nàng phải chịu đựng rất nhiều khổ đau và thiệt thòi. Thúy Kiều cho rằng, bất kể giá nào, nàng cũng phải báo thù và trả oán cho những người đã làm tổn thương mình.

Tổng thể, đoạn trích này tập trung vào việc Thúy Kiều báo ân báo oán và thể hiện lòng biết ơn và quyết tâm trả thù của nhân vật chính. Nó cũng là một phần quan trọng trong cốt truyện của Truyện Kiều – một trong những tác phẩm văn học kinh điển của văn học Việt Nam.

 

 

3. Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh: 

Sau khi Từ Hải cứu Thúy Kiều thoát khỏi cuộc đời ô nhục, nàng quyết định báo ân cho những người đã giúp đỡ mình. Người đầu tiên mà nàng đề cập đến là Thúc Sinh, người đã từng yêu nàng và đã cứu nàng khỏi cảnh tù tội. Thúy Kiều cho thấy tấm lòng nhân hậu khi nghĩ đến việc báo ân trước, và vì vậy, nàng quyết định gửi lời mời đến Thúc Sinh.

Khi Thúc Sinh đến, hình ảnh của anh ta được tả lại là “mặt như chàm đổ mình dường dẽ run”, hoảng sợ và không vững bước. Tuy nhiên, lời nói của Thúy Kiều thể hiện sự trân trọng và biết ơn đối với hành động cứu giúp trước đây của Thúc Sinh. Cô nàng cảm thấy rất biết ơn vì anh đã giúp mình thoát khỏi lầu xanh và có thể sống một cuộc đời yên ổn và hạnh phúc cùng anh.

Thúy Kiều cũng hiểu được hoàn cảnh éo le của Thúc Sinh và không oán trách mà còn đề cao tấm lòng của anh ta. Nàng quyết định đền đáp ơn nghĩa của Thúc Sinh bằng cách tặng cho anh “Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân”. Việc sử dụng hai chữ “người cũ” cho thấy tấm lòng biết ơn và trân trọng tình nghĩa của nàng đối với Thúc Sinh.

Sau đó, Thúy Kiều nhắc đến Hoạn Thư và những vết thương còn rỉ máu. Việc sử dụng các thành ngữ “kẻ cắp gặp bà già” và “kiến bò miệng chén” kết hợp với lời khẳng định “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa” hứa hẹn một cuộc báo oán dành cho Hoạn Thư. Sự kiên nhẫn và thông minh của Thúy Kiều sẽ giúp cô nàng đánh bại kẻ thù và đòi lại công bằng cho chính mình và những người đã giúp đỡ nàng.

 

 

4. Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư: 

Trong tình huống gặp lại Hoạn Thư, Thúy Kiều đã có những hành động và lời nói tố cáo và báo oán. Dù Kiều đang ở vị trí của người xét xử, Hoạn Thư lại đang là người bị cáo tội, nhưng Kiều vẫn xưng hô như trước và mỉa mai đay nghiến Hoạn Thư. Điều này cho thấy rõ quyết tâm trừng trị của Kiều đối với Hoạn Thư.

Tuy nhiên, sau đó Hoạn Thư đã nhanh chóng lấy lại tinh thần và biện minh cho mình bằng lý lẽ rất hợp lý. Hoạn Thư cho rằng việc ghen tuông là thường tình, và bản thân cũng chỉ là phận đàn bà. Ngoài ra, Hoạn Thư còn kể lại công lao của mình và tỏ ra rất xin lỗi về tội lỗi của mình. Những hành động và lời nói này cho thấy sự khôn ngoan và tinh quái của Hoạn Thư.

Kiều rất khó xử trong tình huống này, không biết nên tha thứ hay xử tội. Cuối cùng, nàng quyết định tha tội cho Hoạn Thư vì tấm lòng nhân hậu của mình. Nàng thấy Hoạn Thư đã nhận ra tội lỗi của mình và xin lỗi, và điều này khiến Kiều khâm phục sự khôn ngoan của Hoạn Thư. Sự quyết định của Kiều không chỉ đến từ lời nói thuyết phục của Hoạn Thư, mà còn bắt nguồn từ tấm lòng nhân hậu của nàng.

5. Phân tích nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư thông qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán:

Phân tích tính cách của hai nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư, ta có thể thấy sự đa dạng và phức tạp của con người.

Thúy Kiều là một người phụ nữ trọng tình nghĩa và giàu lòng vị tha. Cô thể hiện rõ ràng tình cảm sâu sắc và trung thành đối với Thúc Sinh khi không chỉ tìm kiếm cách để cứu anh mà còn sẵn sàng hy sinh bản thân để giúp đỡ anh. Tuy nhiên, Thúy Kiều cũng có những khía cạnh phức tạp khi cô cảm thấy phải hy sinh tình yêu của mình vì gia đình và tình nghĩa. Cô còn tỏ ra rất thất vọng khi Thúc Sinh không đáp lại tình cảm của mình và cảm thấy bị lừa dối khi biết rằng anh đã lấy vợ.

Việc Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư đã gây ra nhiều tranh cãi và suy đoán về tính cách của nhân vật này. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố cảm xúc và tính cách của Thúy Kiều đã góp phần làm nên quyết định của cô.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là tính nhân hậu, khoan dung của Thúy Kiều. Cô luôn coi trọng tình nghĩa và tình cảm giữa con người. Dù bị Hoạn Thư gây khó khăn và vướng mắc trong cuộc đời, Thúy Kiều vẫn không muốn tạo ra thêm những đau đớn và mâu thuẫn trong tình cảm. Thay vào đó, cô quyết định tha bổng cho Hoạn Thư để chấm dứt mối thù giữa hai gia đình.

Thêm vào đó, việc Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư cũng phù hợp với tính cách của cô. Thúy Kiều luôn coi trọng lý trí và đạo đức, và cô hiểu rằng việc giữ mãi mối thù chỉ gây đau đớn và tàn phá cho những người xung quanh. Vì vậy, Thúy Kiều đã quyết định theo đuổi tình cảm của mình với Thúc Sinh một cách chân thành, còn Hoạn Thư thì được tha bổng để có cơ hội sửa sai và làm lại cuộc đời.

Trong khi đó, Hoạn Thư là một người phụ nữ khôn ngoan, có tâm địa và thủ đoạn. Bản chất lương thiện của nàng khiến cho cô không thể hành động dù có muốn báo oán. Điều này cho thấy Hoạn Thư là một người có lý tưởng cao và đặt lòng yêu nước lên trên hết. Tuy nhiên, cô cũng có mặt phức tạp khi đưa ra những lời nói đầy thuyết phục để thuyết phục Thúy Kiều tha cho mình trong hoàn cảnh khó khăn.

Tóm lại, cả Thúy Kiều và Hoạn Thư đều là những nhân vật có tính cách đa dạng và phức tạp. Thúy Kiều có trái tim trung thành và giàu lòng vị tha, trong khi Hoạn Thư có tâm địa và thủ đoạn thông minh. Cả hai đều có những mặt tích cực và tiêu cực, cho thấy sự đa dạng và phong phú của con người.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 05/2024!