Updated at: 02-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Sự phát triển của từ vựng” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng- Mẫu 1

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) siêu ngắn nhất trang 64 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Video hướng dẫn giải

Phần I

Video hướng dẫn giải

TẠO TỪ NGỮ MỚI

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 72 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Những từ ngữ mới được cấu tạo dựa trên cơ sở các từ “điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ” là:

+ Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến, có kích thước nhỏ, có thể mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.

+ Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế,…

+ Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

+ Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

X + trường: chiến trường, công trường, nông trường, …

X + hóa: ô xi (ôxi) hóa, lão hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa,…

X + điện tử: thư điện tử, thương mại điện tử,…

Phần II

Video hướng dẫn giải

MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI

Câu 1.

Trả lời câu 1 (trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Những từ Hán Việt trong đoạn trích:

a. Thanh minh, lễ, tiết, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, tài tử, giai nhân.

b. Bạc mệnh, duyên phận, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc, thiếp, thần linh.

Câu 2

Trả lời câu 1 (trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a. AIDS

b. Ma-két-ting

-> Hai từ này có nguồn gốc từ tiếng Anh.

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1 => 2

Video hướng dẫn giải

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 74 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– x + học: văn học, toán học, khảo cổ học, sinh vật học,…

– x + hóa: ô-xi hóa, thương mại hóa, văn bản hóa, trừu tượng hóa,…

Câu 2: 

Trả lời câu 2 (trang 74 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao.

– Công viên nước: công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo,…

– Đa dạng sinh học: phong phú, đa dạng về nguồn gen, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.

– Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao (khoảng từ 100 km/h trở lên).

– Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại (nhãn hiệu của hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

Câu 3 => 4

Video hướng dẫn giải

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 74 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Từ mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

– Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, cà phê, ca nô.

Câu 4: 

Trả lời câu 4 (trang 74 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Những cách phát triển từ vựng:

+ Phát triển về nghĩa từ ngữ và phát triển về số lượng từ ngữ.

+ Sự phát triển về số lượng từ ngữ có thể diễn ra bằng hai cách: tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

– Thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh chúng ta luôn luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ.

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng- Mẫu 2

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển tư vựng tiếng Việt là phát triển của từ ngữ cơ sở nghĩa gốc của chúng.
  • Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

Câu 1 (Trang 55 SGK) Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu (Ngữ văn 8, tập một) có câu Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Cho biết từ kinh tế trong bài thơ này có nghĩa gì? Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng hay không? Qua dó em rút ra nhận xét gì vô nghĩa của từ?

Trả lời: Từ “kinh tế” trong câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” là cách nói rút gọn từ kinh bang tế thế, có nghĩa là trị nước cứu đời.Ngày nay từ kinh tế không được dùng với nghĩa như thời cụ Phan Bội Châu đã dùng, mà dùng để chỉ toàn bộ các hoạt dộng của con ngươi trong lao động sản xuât, trao đổi, phân phối các sản phẩm làm ra.
Như vậy, chúng ta có thể rút ra nhận xét: Nghĩa của từ thay đổi theo thời gian, có thể mất đi nét nghĩa nào đó và cũng có thể được thêm vào những ý nghĩa mới.

Câu 2 (Trang 55 SGK) Đọc kĩ các câu sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du), chú ý những từ in đậm

a.

Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

b.

Được lời như cởi tấm lòng
Giở kim thoa với khăn hồng trao tayCũng như như hành viện xưa nay
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.

Tra từ điển tiếng Việt  để biết nghĩa từ xuân, từ tay các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Trả lời:
a. Từ xuân trong câu : “ … chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” chỉ mùa xuân, khoảng thời gian chuyển tiếp từ đông sang hè thời tiết ấm dần, mở đầu một năm : là nghĩa gốc.
Từ xuân trong câu 2 :… “Ngày xuân em hãy còn dài… “ chỉ tuổi tác, ý nói tuổi trẻ : nghĩa chuyển.
b. Từ tay trong câu thứ nhất “… khăn hồng trao tay” chỉ một bộ phận của cơ thể là nghĩa gốc
. Từ tay trong câu thứ 2 “ … cũng phường bán thịt cũng tay buôn người “chỉ người chuyên hoạt động hay người giỏi, thạo về một môn, một nghề nào đó là nghĩa chuyển (hình thành theo phương thức hoán dụ).

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng- Mẫu 3

I. Sự biến đổi và phát triển của từ vựng

1. Trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông” cảm tác của Phan Bội Châu (Ngữ Văn 8, tập Một) có câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”.

– Từ “kinh tế” trong bài thơ có nghĩa từ cụm từ “kinh bang tế thế” nghĩa là trị nước cứu đời.

– Ngày nay, chúng ta hiểu từ “kinh tế” có nghĩa là tổng thể nói chung các hoạt động sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất cho con người và xã hội. (Không giống với nghĩa từ mà Phan Bội Châu đã sử dụng).

– Nhận xét: Nghĩa của từ có thể biến đổi theo thời gian, hoàn thiện và phát triển hơn.

2. Đọc kĩ các câu sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du), chú ý những từ in đậm.

– Nghĩa của các từ:

  • Xuân: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm.
  • Tay: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm.

– Từ “xuân” trong câu: “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” là nghĩa gốc; trong câu “Ngày xuân em hãy còn dài” là nghĩa chuyển (chỉ tuổi trẻ)

=> Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (phẩm chất).

– Từ “tay” trong câu “Giở kim thoa với khăn hồng trao tay” là nghĩa gốc; trong câu “Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” là nghĩa chuyển (chỉ sự thành thạo lành nghề).

=> Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (bộ phận cơ thể con người).

Tổng kết:

– Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

– Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ, phương thức hoán dụ.

II. Luyện tập

Câu 1. Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định:

– Từ chân dùng với nghĩa gốc ở câu: a

– Từ chân dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: b, c

– Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ: d

Câu 2.

Từ trà trong trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng) được dùng với nghĩa chuyển. Nó tương đồng với nghĩa gốc của từ trà (trong từ điển tiếng Việt) ở chỗ để chỉ sản phẩm thực vật, đã được sao hoặc chế biến ở dạng khô, dùng để pha nước uống.

Câu 3. 

Nghĩa chuyển của từ đồng hồ trong các từ đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng… dùng chỉ những đồ vật có hình thức giống với chiếc đồng hồ, dùng để đo một đơn vị nào đó.

Câu 4. Hãy tìm ví dụ để chứng minh các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

– Hội chứng:

  • Nghĩa gốc: tập hợp các triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh (Ví dụ: hội chứng viêm màng não…).
  • Nghĩa chuyển: tập hợp các hiện tượng, sự kiện (thường là không tốt) cùng xuất hiện ở nhiều người, nhiều nơi của một tình trạng, một vấn đề xã hội (Ví dụ: hội chứng ly hôn).

– Ngân hàng:

  • Nghĩa gốc: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng (Ví dụ: ngân hàng BIDV…).
  • Nghĩa chuyển: kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần (Ví dụ: ngân hàng máu…).

– sốt:

  • Nghĩa gốc: tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường, do bị bệnh (Ví dụ: hạ sốt…).
  • Nghĩa chuyển: tăng mạnh một cách đột ngột, nhất thời về nhu cầu hay giá cả (Ví dụ: sốt đất), còn đang nóng, vừa mới bắc ở bếp xuống (Ví dụ: cơm sốt).

– vua:

  • Nghĩa gốc: người đứng đầu nhà nước, thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị (Ví dụ: nhà vua…).
  • Nghĩa chuyển: người được coi là nhất, không ai hơn trong một chuyên môn nào đó (Ví dụ: vua đầu bếp…).

Câu 5. Đọc câu thơ trong SGK:

– Câu thơ “Mặt trời trong lăng rất đỏ” được sử dụng phép tu từ ẩn dụ. Giữa “mặt trời” và “Bác Hồ” có những phẩm chất tương đồng với nhau.

– Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ. Bởi vì sự chuyển nghĩa trong câu thơ thứ hai chỉ được nhà thơ sử dụng trong bài thơ trên, không có tính phổ biến rộng rãi.

III. Bài tập ôn luyện

Cho các câu thơ sau:

a.

Tưởng rằng biển nhỏ
Mà to bằng trời.

(Bé nhìn biển, Trần Mạnh Hảo)

b.

Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ

(Thuyền và biển, Xuân Quỳnh)

– Tra từ điển và cho biết nghĩa của từ “biển”.

– Từ “biển” trong câu nào dùng với nghĩa gốc, nghĩa chuyển?

– Nghĩa “biển” được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

– Có thể coi đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ không? Vì sao?

Gợi ý:

– Biển: Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất.

– Từ “biển” trong câu a mang nghĩa gốc, trong câu b mang nghĩa chuyển.

– Từ “biển” được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (có sự tương đồng về phẩm chất).

– Không thể coi đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ. Vì ở trường hợp này, nhà thơ đã dựa trên mối tương đồng giữa biển và em, nhằm thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình đó là nỗi nhớ thương của em với anh – thuyền. Việc chuyển nghĩa này chỉ mang tính chất lâm thời, được nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của mình chứ không được sử dụng phổ biến.

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng – Mẫu 4

I. Luyện tập

Câu 1. Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định:

  • Từ chân dùng với nghĩa gốc ở câu: a
  • Từ chân dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: b, c
  • Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ: d

Câu 2.

Từ trà trong trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng) được dùng với nghĩa chuyển. Nó tương đồng với nghĩa gốc của từ trà (trong từ điển tiếng Việt) ở chỗ để chỉ sản phẩm thực vật, đã được sao hoặc chế biến ở dạng khô, dùng để pha nước uống.

Câu 3.

Nghĩa chuyển của từ đồng hồ trong các từ đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng… dùng chỉ những đồ vật có hình thức giống với chiếc đồng hồ, dùng để đo một đơn vị nào đó.

Câu 4. Hãy tìm ví dụ để chứng minh các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

– Hội chứng:

  • Nghĩa gốc: tập hợp các triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh (Ví dụ: hội chứng viêm màng não…).
  • Nghĩa chuyển: tập hợp các hiện tượng, sự kiện (thường là không tốt) cùng xuất hiện ở nhiều người, nhiều nơi của một tình trạng, một vấn đề xã hội (Ví dụ: hội chứng ly hôn).

– Ngân hàng:

  • Nghĩa gốc: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng (Ví dụ: ngân hàng BIDV…).
  • Nghĩa chuyển: kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần (Ví dụ: ngân hàng máu…).

– sốt:

  • Nghĩa gốc: tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường, do bị bệnh (Ví dụ: hạ sốt…).
  • Nghĩa chuyển: tăng mạnh một cách đột ngột, nhất thời về nhu cầu hay giá cả (Ví dụ: sốt đất), còn đang nóng, vừa mới bắc ở bếp xuống (Ví dụ: cơm sốt).

– vua:

  • Nghĩa gốc: người đứng đầu nhà nước, thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị (Ví dụ: nhà vua…).
  • Nghĩa chuyển: người được coi là nhất, không ai hơn trong một chuyên môn nào đó (Ví dụ: vua đầu bếp…).

Câu 5. Đọc câu thơ trong SGK:

– Câu thơ “Mặt trời trong lăng rất đỏ” được sử dụng phép tu từ ẩn dụ. Giữa “mặt trời” và “Bác Hồ” có những phẩm chất tương đồng với nhau.

– Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ. Bởi vì sự chuyển nghĩa trong câu thơ thứ hai chỉ được nhà thơ sử dụng trong bài thơ trên, không có tính phổ biến rộng rãi.

II. Bài tập ôn luyện

Giải thích nghĩa của từ “xuân” trong các câu sau:

Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

(Hồ Chí Minh)

Gợi ý:

– Từ xuân trong câu “ Mùa xuân là tết trồng cây ”: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của một năm.

=> Đây là nghĩa gốc.

– Từ xuân trong câu “ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ”: thuộc về tuổi trẻ, coi là tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

=> Đây là nghĩa chuyển.

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng – Mẫu 5

Phần I

Video hướng dẫn giải

I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.

Trả lời câu 1 (trang 55 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Từ “kinh tế” trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là hình thức nói tắt của kinh bang tế thế, có nghĩa là trị nước cứu đời (có cách nói khác là kinh thế tế dân, nghĩa là trị đời cứu dân).

– Ngày nay ta không còn dùng từ “kinh tế” theo nghĩa như vậy nữa mà theo nghĩa: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.

– Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.

Trả lời câu 2 (trang 55 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a. – Xuân (thứ nhất): nghĩa gốc.

– Xuân (thứ hai): nghĩa chuyển

=> Xuân: chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (Ngụ ý chỉ tuổi trẻ của người thiếu nữ đẹp đẽ như mùa xuân của đất trời).

b. – Tay (thứ nhất): nghĩa gốc

– Tay (thứ hai): nghĩa chuyển.

=> Tay: chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. (Trong trường hợp này là lấy tên bộ phận để chỉ toàn thể).

Phần II

II. Luyện tập

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 56 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a. Từ chân được dùng với nghĩa gốc.

b. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

c. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

d. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Từ trà trong định nghĩa của Từ điển tiếng Việt là nghĩa gốc.

– Từ trà trong những cách dùng như trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi,… là nghĩa chuyển. Nó chỉ còn giữ nét nghĩa “sản phẩm thực vật, đã sao, đã chế biến thành dạng khô, để pha nước uống”.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Trong những cách dùng như đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,… từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a. Hội chứng

+ Nghĩa gốc: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.

VD: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp.

+ Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi.

VD: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.

b. Ngân hàng

+ Nghĩa gốc: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.

VD: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam…

+ Nghĩa chuyển: kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần như trong ngân hàng máu, ngân hàng gen,… hay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, được tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng như trong ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi… Trong những kết hợp này, nét nghĩa “tiền bạc” trong nghĩa gốc bị mất đi, chỉ còn nét nghĩa “tập hợp, lưu giữ, bảo quản”.

c. Sốt

+ Nghĩa gốc: tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bênh.

VD: Cô ấy bị sốt đến 40 độ.

+ Nghĩa chuyển: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm giá tăng nhanh.

VD: cơn sốt đất, cơn sốt vàng…

d. Vua

+ Nghĩa gốc: người đứng đầu nhà nước quân chủ.

VD: Năm 1010 vua Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long.

+ Nghĩa chuyển: người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định, thường là sản xuất, kinh doanh, thể thao, nghệ thuật.

VD: vua dầu hỏa, vua ô tô, vua bóng đá, vua nhạc pop…

Danh hiệu này thường chỉ dùng cho phái nam, đối với phái nữ người ta thường dùng từ nữ hoàng (VD: nữ hoàng nhạc nhẹ, nữ hoàng sắc đẹp…)

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Trong hai câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ, từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ.

– Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, bởi vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng – Mẫu 6

Phần I

I. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 

Câu 1 (trang 55 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu (Ngữ văn 8, tập mợt) có câu: “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”. Cho biết từ Kinh tế trong bài thơ này có nghĩa gì? Ngày nay chúng ta có thể hiểu từ này theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng hay không? Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?

Trả lời:

– Từ “kinh tế” trong câu “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” là cách nói rút gọn từ kinh bang tế thế, có nghĩa là trị nước cứu đời.

– Nghĩa từ “kinh tế” hiện nay chỉ một lĩnh vực của đời sống xã hội như: hoạt động lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng sản phẩm, của cải vật chất.

– Qua đó ta rút ra nhận xét: nghĩa của từ không phải nhất thành bất biến mà có thể biến đổi và phát triển theo thời gian; có thể mất đi nét nghĩa nào đó và cũng có thể được thêm vào những ý nghĩa mới.

Trả lời câu 2 (trang 55 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Cho biết nghĩa từ xuân, tay trong các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?

Trả lời:

– Xuân:

+ Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần, thường được xem là thời điểm mở đầu của một năm mới.

+ Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, thời trẻ. Chuyển theo phương thức: Ẩn dụ

 – Tay:

+ Nghĩa gốc: bộ phận gắn với phần trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm

+ Nghĩa chuyển: người chuyên hoạt động giỏi về một lĩnh vực nào đó, một môn thể thao hoặc một nghề. Chuyển theo phương thức: Hoán dụ

⟹ Sự chuyển nghĩa của từ thường diễn ra theo hai kiểu quan hệ: ẩn dụ và hoán dụ.

Luyện tập 1

Câu 1 (trang 56 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Từ chântrong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định:

– Ở câu nào, từ chândùng với nghĩa gốc

– Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ

– Ở câu nào, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ

Lời giải chi tiết:

– Từ chân trong câu (a) được dùng với nghĩa gốc.

– Từ chân trong câu (b) được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

– Từ chân trong câu (c) được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

– Từ chân trong câu (d) được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

Luyện tập 2

Câu 2 (trang 57 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Từ điển tiếng Việt (Sđd) định nghĩa từ trà như sau:

Trà: búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha nước uống. Pha trà. Ấm trà ngon. Hết tuần trà.

Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu nhận xét về nghĩa của từ trà trong những cách dùng như: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (nướp đắng)

Lời giải chi tiết:

– Cách dùng của từ trà trong: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng) là cách dùng với nghĩa chuyển (ẩn dụ), chứ không phải với nghĩa gốc như đã giải thích.

– Trà trong những cách dùng trên có nghĩa là sản phẩm từ thực vật, dược chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống.

Luyện tập 2

Câu 3 (trang 57 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Từ điển tiếng Việt (Sđd) định nghĩa từ đồng hồ như sau:

Đồng hồ: dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác. Đồng hồ đeo tay. Đồng hồ báo thức

Dựa vào những cách dùng từ như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,… hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ.

Lời giải chi tiết:

Dựa theo nghĩa chính của từ đồng hồ thì những cách dùng: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng theo nghĩa chuyển phương thức ẩn dụ. Có nghĩa là những dụng cụ để đo có hình thức giống đồng hồ.

Luyện tập 4

Câu 4 (trang 57 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Hãy tìm ví dụ đế chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

Lời giải chi tiết:

a) Hội chứng

– Nghĩa gốc: Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh:

Ví dụ: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất nguy hiểm.

– Nghĩa chuyển: Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vân đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi:

Ví dụ: Thất nghiệp và lạm phát là hội chứng của tình trạng suy thói kinh tế.

b) Ngân hàng

– Nghĩa gốc: Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩ vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.

Ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp đang cho các hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế.

– Nghĩa chuyến: Kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể sử dụng khi cần.

Ví dụ: Các nước đang phát triển ngân hàng máu để cứu các bệnh nhân.

c) Sốt

– Nghĩa gốc: tăng nhiệt độ cơ thê lên quá mức bình thường do bệnh.

Ví dụ: Cháu bé bị sốt quá cao.

– Nghĩa chuyến: Trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, hàng hóa nên khan hiếm, giá tăng nhanh.

Ví dụ: Cơn sốt đất đã giảm rất nhiều.

d) Vua

– Nghĩa gốc là đứng đầu nhà nước quân chủ.

Ví dụ: Vua Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010.

– Nghĩa chuyển: Người được coi là hay nhát, giỏi nhất trong một lĩnh vực nhất định thường là sản xuất kinh doanh, thể thao, nghệ thuật…

Ví dụ: Pê-lê là vua bóng đá.

Luyện tập 5

Câu 5 (trang 57 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Đọc hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

– Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng. Đây không phải là hiện tượng phát triển của từ nhiều nghĩa.

– Từ mặt trời chỉ Bác Hồ chỉ có ý nghĩa ẩn dụ trong văn cảnh, nó mang tính chất lâm thời.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Sự phát triển của từ vựng ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!