Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà” chuẩn nhất 10/2024.
Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà- Mẫu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Hồ Chí Minh có một vốn hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
– Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.
– Người có vốn tri thức văn hóa sâu rộng vì:
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài
+ Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau
+ Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm
– Điều quan trọng là Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động. Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, trên nền tảng văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông và cũng rất hiện đại.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:
– Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”
– Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ
– Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Lối sống của Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên:
– Giản dị mà không kham khổ
– Không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh
– Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn. Khao khát cống hiến cho tổ quốc bao nhiêu thì người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu
– Vẻ đẹp tâm hồn Người: rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 4 (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
– Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi (trang 8 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Bài tham khảo 1
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khỏe Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khỏe Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Mẫu tham khảo 2:
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Đất nước giải phóng, hòa bình lập lại, trở về Thủ đô, là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn giữ nếp sống ấy.
Tại Phủ chủ tịch, Hà Nội, vào mùa hè nắng chang chang, trời oi ả, Bác vẫn đi bách bộ ra tận đình Hội đồng (Hội đồng Chính phủ hay họp ở ngôi đình cổ này) cách ba, bốn trăm mét. Mồ hôi ra ướt áo. Trời quá nóng bức, bác sĩ Lê Văn Mẫn đi bên cạnh quạt cho Bác. Lúc đầu vì chưa chuẩn bị nên bác sĩ mang theo quạt lông chim, Bác phê bình nhẹ nhàng: Chú làm như ở trong triều ấy. Thấy vậy, ông vội cất đi. Khi Bác đi qua bụi cọ ông nghĩ ra cách cắt mảnh lá cọ làm quạt, chắc Bác vừa ý.
Quạt lá cọ có cái tiện là nếu đầu tua rách thì cắt bớt đi. Ngày hôm sau ông đã có quạt lá cọ đi phe phẩy bên cạnh Bác. Sau khi đi bách bộ xong Bác bảo để quạt lại cho Bác. Về sau ở trong cơ quan xuất hiện rất nhiều quạt lá cọ. Bác sợ lạc mất quạt của mình nên châm thuốc lá vào quạt làm dấu. Bác cũng dùng quạt giấy, nhưng quạt giấy có nhược điểm là lúc mới có mùi hôi, khó chịu, lúc cũ hay gẫy nan. Theo ý Bác ông đã phải làm nẹp băng dính mấy nan gẫy rồi, nhưng Bác không chịu cho thay cái mới.
Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương Nghệ An: dưa, cà, cá quả kho đường khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao, nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động đang sống khó khăn.
Bữa sáng Bác ăn cháo hoặc phở. Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và vài quả cà để cùng vào một chiếc đĩa con. Một đĩa thịt nhỏ xào và một bát canh chua. Khi dọn mâm mời Bác thường phải để thêm một bát con thừa. Vào ăn Bác dự liệu nếu ăn không hết thì Bác san canh sang bát con ấy để về sau người khác còn dùng được. Ăn xong tự Bác xếp lại đĩa to, đĩa con, bát to, bát con, để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Bữa cơm chiều cũng tương tự như bữa cơm trưa.
Câu chuyện trên đây là bài học quý về tiết kiệm, về sự tôn trọng con người và đồng cảm với nhân dân lao động của Bác Hồ kính yêu.
Bố cục
Video hướng dẫn giải
– Bố cục: 3 đoạn
+ Đoạn 1 (Từ đầu … đến “rất hiện đại“): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
+ Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “hạ tắm ao“): Những biểu hiện cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc.
+ Đoạn 3 (Còn lại): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.
ND chính
Video hướng dẫn giải
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. |
Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà- Mẫu 2
Tác giả Lê Anh Trà
1. Tiểu sử cuộc đời tác giả Lê Anh Trà
Tác giả Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cuộc đời của ông là sự song hành trong tư cách kép: Một nhà quân sự và một nhà văn – nhà văn hóa.
Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Anh Trà có thể kể đến là: “Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam” (1982), Đường vào văn hóa (1993), Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ (1997).
Bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn liền với cái giản dị” của Lê Anh Trà vẫn được nhiều người biết đến như một văn bản nghị luận tiêu biểu về Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
2. Quan điểm sáng tác và phong cách văn chương của tác giả Lê Anh Trà
Lê Anh Trà là một nhà văn, nhà văn hóa tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với ngòi bút chân thực, sắc sảo, ông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại với nhiều tác phẩm hay, đặc biệt là ở thể loại nghị luận.
Lê Anh Trà là một cây viết xuất sắc về thể văn nghị luận của nền văn học hiện đại Việt Nam. Văn chương của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị với hệ thống lập luận chặt chẽ và dẫn chứng giàu sức thuyết phục.
“Phong cách Hồ Chí Minh” là tác phẩm nói về sự giản dị trong phong cách sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng ngòi bút giản dị chân thực của mình. Tác giả Lê Anh Trà đã khắc họa lại cuộc sống và đức tính giản dị, tiết kiệm của chủ tịch trong cuộc sống cũng như khi làm việc.
Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Lê Anh Trà và dẫn dắt vào văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc có nhiều đóng góp quan trọng làm nên độc lập tự do cho nước nhà và giúp nhân dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thế hệ bây giờ và mai sau vẫn mãi biết ơn Người và tôn thờ những giá trị tốt đẹp mà Người đã tạo lập nên.
b. Thuyết minh chi tiết
Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh tập trung đề cập đến sự tài năng, chăm chỉ, vốn hiểu biết sâu rộng của Người cũng như lối sống giản dị, thanh cao của Người đến với độc giả để nêu lên một tấm gương sáng giúp chúng ta học hỏi, phát triển bản thân.
Dưới ngòi bút tài hoa của mình, tác giả Lê Anh Trà đã khiến chúng ta thêm tự hào khi lột tả một cách chân thực nhưng cũng rất tinh tế những phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ.
Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn, hàm súc nhưng lại truyền đạt nhiều ý nghĩa sâu xa, trọng tâm và vô cùng tinh tế về con người, phẩm hạnh của Bác.
Tác phẩm không chỉ đơn giản chỉ là một văn bản văn học mà còn có giá trị, ý nghĩa, là niềm tự hào của người Việt ta về vị lãnh tụ vĩ đại một thời đã làm nên chiến thắng vẻ vang cho dân tộc.
3. Kết bài
Khái quát lại tác giả Lê Anh Trà và văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.
Thuyết minh về văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà
Đừng cố tìm ở Hồ Chí Minh cái gì cũng đều có, cũng đều “vĩ đại”, vì như vậy chính là xuyên tạc, hạ thấp hoặc là bôi nhọ tư tưởng Hồ Chí Minh.” – GS.Tương Lai đưa ra một vài gợi ý để hiểu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh” không đơn thuần chỉ là sự vận dụng một cách sáng tạo những tư tưởng lý luận của “học thuyết C.Mác” vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu những phần tinh tuý nhất của học thuyết khoa học và cách mạng đó. Là một nhà cách mạng chuyên nghiệp đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, Hồ Chí Minh đã hấp thu vào mình trí tuệ, văn hoá của cả loài người, vì thế, Bác Hồ được thế giới nói đến như là một danh nhân văn hoá.
Có được điều đó, trước hết là do Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc về dân tộc mình, thấm nhuần lịch sử và văn hoá của dân tộc. Nhờ nắm vững phương pháp biện chứng của học thuyết C.Mác gắn với tư duy thực tiễn của người cách mạng Việt Nam gắn bó máu thịt với dân tộc mình, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp hài hoà đó.
Nhân kỷ niệm lần thứ 118 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin mạnh dạn gợi lên đôi điều suy nghĩ: làm thế nào nghiên cứu để hiểu thật sâu sắc, để thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh. Xin chỉ gợi lên mấy vấn đề về hiểu và về phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh:
Nói đến tư tưởng, trước hết phải nói đến con người. Con người mà cuộc đời và sự nghiệp gắn liền với những sự kiện lịch sử Việt Nam, với những biến động lớn của thế giới trong một thời đoạn lịch sử đặc biệt với những biến động cực lớn.
Nguyễn Ái Quốc đến với học thuyết của C.Mác và Ph. Angghen, đến với tư tưởng của V.I Lênin, từ thân phận của một người mất nước, một người dân thuộc địa, một người được hấp thu nền học vấn và triết lý phương Đông, rồi được bổ sung văn hóa và triết lý phương Tây, trước hết là văn hóa Pháp. Con người ấy, so với C.Mác, Ph Angghen và V. I Lênin, thì trải nhiều oan nghiệt, cay đắng về thân phận cá nhân hơn nhiều. Từ thân phận ấy, Hồ Chí Minh dễ có sự thông cảm sâu sắc hơn và mãnh liệt hơn với người dân thuộc địa nói riêng và những người lao động nghèo khổ, những dân tộc đang bị nô lệ, bị giày xéo phải gánh chịu áp bức, bất công trên thế giới nói chung. Sự cảm thông ấy không chỉ dừng lại ở thân phận cá nhân để nhìn ngắm và suy đoán về thế giới, mà đã vượt khỏi chính mình để có được cái tầm cao của người chiến sĩ cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
Là con người sống ở gần ba phần tư đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh có điều kiện để thấy và hiểu được sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa với phong trào giải phóng dân tộc làm thay đổi cục diện thế giới từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, tạo ra một phản ứng dây chuyền, đánh sụp chủ nghĩa thực dân cũ, xuất hiện chủ nghĩa thực dân mới. Ba phần tư thế kỷ này chất chứa bao nhiêu sự biến, tác động mạnh đến số phận của nhiều dân tộc trên hành tinh này.
Tuy nhiên, cũng như C.Mác, Ph Angghen và V.I Lênin, Hồ Chí Minh không thấy được những biến động dữ dội về đời sống chính trị làm thay đổi diện mạo của thế giới mà sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa cùng với những bước tiến như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ của một phần tư cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI, những sự biến nổi bật nhất. Đặc biệt khoa học và công nghệ, một phần tư thế kỷ này có những bước tiến lớn hơn rất nhiều những thế kỷ trước gộp lại.
Chứng kiến những biến động ấy khiến cho tầm mắt không ít người được mở rộng hơn nhờ vào “sự xé toang một tấm màng bưng bít, sự hiện ra và sáng lên của sự thật, sự tan vỡ một số huyền thoại, sự phá sản nhiều giáo điều, sự bộc lộ những sai lầm trầm kha, sự nhận thức mới, không phải về lý tưởng mà về lý luận cách mạng, thực tiễn hoạt động và thực tế đời sống, sự khơi dậy những niềm hy vọng mới, sự bắt đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn” .
Hồ Chí Minh đã từng là người đứng ở vị trí quyền lực cao nhất của Đảng và Nhà nước của một nước Việt Nam đã giành được độc lập, tự do trong 24 năm, từ tháng 8.1945 đến tháng 9.1969, sau cũng ngần ấy năm đã từng là lãnh tụ của Đảng, của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trước 1945. So với V.I Lênin chỉ có 7 năm lãnh đạo Nhà nước Xô Viết (1917-1924), Hồ Chí Minh có hơn gấp ba thời gian ở cương vị Chủ tịch nước. Với 24 năm là lãnh tụ của một Đảng cầm quyền, là Chủ tịch Nước, đứng ở đỉnh cao quyền lực, song Hồ Chí Minh trước sau vẫn thủy chung như nhất là người lãnh tụ của nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, chiếm trọn trái tim của nhân dân, xứng đáng với lời ghi nhận của nhân dân và của Đảng: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.
Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà- Mẫu 3
I- Gợi ý
1.Xuất xứ:
Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”, Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.
- Tác phẩm:
Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.
- Tóm tắt:
Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.
Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.
II – Giá trị tác phẩm
Trong bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên viết:
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá…
Đó là những câu thơ viết về Bác trong thời gian đầu của cuộc hành trình cứu nước gian khổ. Câu thơ vừa mang nghĩa tả thực vừa có ý khái quát sâu xa. Sự đối lập giữa một viên gạch hồng giản dị với cả một mùa đông băng giá đã phần nào nói lên sức mạnh và phong thái của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Sau này, khi đã trở về Tổ quốc, sống giữa đồng bào, đồng chí, dường như chúng ta vẫn gặp đã con người đã từng bôn ba khắp thế giới ấy:
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Còn nhiều, rất nhiều những bài thơ, bài văn viết về cuộc đời hoạt động cũng như tình cảm của Bác đối với đất nước, nhân dân. Điểm chung nổi bật trong những tác phẩm ấy là phong thái ung dung, thanh thản của một người luôn biết cách làm chủ cuộc đời, là phong cách sống rất riêng: phong cách Hồ Chí Minh.
Với một hệ thống lập luận chặt chẽ và những dẫn chứng vừa cụ thể vừa giàu sức thuyết phục, bài nghị luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kết hợp hài hoà của các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại để làm nên sự thống nhất giữa sự vĩ đại và giản dị trong phong cách của Người.
Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả. Để lí giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại, tác giả đã dẫn ra cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới… Kết luận được đưa ra sau đó hoàn toàn hợp lô gích: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh… Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu cái đẹp và cái hay…”. Đó là những căn cứ xác đáng để lí giải về tính nhân loại, tính hiện đại – một vế của sự hoà hợp, thống nhất trong phong cách Hồ Chí Minh.
Ngay sau đó, tác giả lập luận: “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại..”.
Đây có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính nói trên. Trong thực tế, các yếu tố “dân tộc” và “nhân loại”, “truyền thống” và “hiện đại” luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả: đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó.
Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến: đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp đã từng đi vào thơ ca như một huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là với các em thiếu nhi… cũng đã trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân Việt Nam. Với những dẫn chứng sống động ấy, thủ pháp liệt kê được sử dụng ở đây không những không gây nhàm chán, đơn điệu mà còn có tác dụng thuyết phục hơn hẳn những lời thuyết lí dài dòng.
Trong phần cuối bài, tác giả đã khiến cho bài viết thêm sâu sắc bằng cách kết nối giữa quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống “giản dị và thanh đạm” của Bác, tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm – các vị “hiền triết” của non sông đất Việt:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
Đây cũng là một yếu tố trong hệ thống lập luận của tác giả. Dẫu các yếu tố so sánh không thật tương đồng (Bác là một chiến sĩ cách mạng, là Chủ tịch nước trong khi Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh
cuộc sống sôi động bên ngoài) nhưng vẫn được vận dụng hợp lí nhờ cách lập luận có chiều sâu: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”.
Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà- Mẫu 4
Nghe đọc Phong cách Hồ Chí Minh:
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và biết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại […].
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú vui thuần đức:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
I. Đôi nét về Lê Anh Trà
– Lê Anh Trà sinh năm 1927, mất năm 1999.
– Quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
– Là một nhà quân sự, nhà văn – nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.
– Ông được cấp bằng tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva năm 1965 và được phong phó giáo sư năm 1984, giáo sư năm 1991.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lý – NXB Văn hóa 1957. Đây là tác phẩm ông viết cùng tác giả Lê Trọng Khánh.
- Tác phẩm “Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam” – NXB Sự thật 1982.
- Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long – Chủ biên – Viện Văn hóa xuất bản 1984…
II. Giới thiệu về Phong cách Hồ Chí Minh
1. Xuất xứ
Phong cách Hồ Chí Minh được trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “ nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại ”. Sự tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Phần 2. Còn lại. Biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
3. Tóm tắt
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa các nước và thành thạo nhiều thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Nhưng những nét văn hóa quốc tế ấy vẫn không làm ảnh hưởng đến nhân cách của một con người đậm chất Việt Nam với lối sống giản dị. Từ cuộc sống hằng ngày đến cách làm việc. Nếp sống giản dị và thanh đạm ấy giống như các vị danh nho thời xưa. Đó hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, làm cho mình khác người. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần của Bác.
4. Nội dung
Qua “Phong cách Hồ Chí Minh”, người đọc thấy được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
5. Nghệ thuật
Hình ảnh chọn lọc và tiêu biểu, sử dụng từ Hán Việt, trích dẫn thơ…
III. Dàn ý phân tích Phong cách Hồ Chí Minh
(1) Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Anh Trà, văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.
(2) Thân bài
a. Sự tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh
– Trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây.
– Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga…
– Hiểu biết văn hóa, nghệ thuật một cách uyên thâm, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
– Tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam.
=> Một con người luôn không ngừng cố gắng học hỏi.
b. Biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
– Ở: Lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình. Chiếc nhà sàn vỏn vẹn có vài khóc để tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ.
– Mặc: Trang phục hết sức giản dị với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
– Ăn: Đạm bạc với những món ăn dân tộc không chút cầu kì: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
– Sống ở đó một mình với tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
=> Lối sống giản dị không giống với bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào cả.
– Đánh giá phong cách sống: Giản dị, thanh cao xuất phát tự nhiên chứ không phải là Bác tự thần thánh hóa bản thân, tự làm cho mình khác người.
=> Lối sống của một con người yêu nước, yêu những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
(3) Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh”.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!