Updated at: 06-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt” chuẩn nhất 09/2024.

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt siêu ngắn – Ngữ văn 9 tập 2- Mẫu 1

Phần I

Video hướng dẫn giải

KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

Trả lời câu 1 (trang 109 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Khởi ngữ

Các thành phần biệt lập

Tình thái

Cảm thán

Gọi – đáp

Phụ chú

Xây cái lăng ấy (câu a)Dường nhu (câu b)Vất vả quá! (câu d)Thưa ông (câu d)Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy (câu c)

Trả lời câu 2 (trang 110 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Đoạn văn tham khảo:

  Bến quê – tên truyện ngắn đồng thời cũng là tên tập truyện – là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới. Bến quê, cái bến bình thường, quen thuộc với mỗi người ở quê Nhĩ, không ngờ lại là điều mong ước xa vời, không sao đến được đối với Nhĩ, một người đã đi “khắp các xó xỉnh” trên trái đất. Nguyễn Minh Châu đã thật tài tình khi xây dựng một tình huống éo le cho nhân vật chính, để rồi từ đó những triết lý của văn bản mới hiện lên, sâu sắc và đầy giá trị nhân văn. Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị quanh mình cũng là khi người đọc trân quý hơn những điều nhỏ nhặt quanh mình. Bến quê đã cho ta thấy một triết lí giản đơn mà có lẽ không phải khi nào chúng ta cũng hiểu hết.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN

Trả lời câu 1 (trang 110 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Ở (a): Nhưng, Nhưng rồi, Và thuộc biện pháp nối.

Ở (b): cô bé – Cô bé thuộc biện pháp lặp lại; Cô bé – nó thuộc biện pháp thế.

Ở (c): “bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!” –  thuộc biện pháp thế.

Trả lời câu 2 (trang 110 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Bảng tổng kết về các biện pháp liên kết

 

Phép liên kết

Từ ngữ tương ướng

Lặp từ ngữ

Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

Thế

Nối

Đoạn aMưa – mưa đá – tiếng lanh cành – gióNhưng, nhưng rồi, và
Đoạn bCô béCô bé – nó
Đoạn cCười kháyBất bình – khinh bỉ – cười kháy; Pháp – Nã Phá Luân; Mĩ – Hoa Thịnh ĐốnBây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa

Trả lời câu 3 (trang 111 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Xem xét đoạn văn đã viết trong mục I.2:

– Liên kết về nội dung: các câu văn cùng góp phần làm rõ nội dung của truyện ngắn “Bến quê”, và nêu lên cảm nhận người đọc.

– Liên kết về hình thức :

+ Giữa câu (1) với câu (2) có từ truyện sử dụng phép lặp từ truyện để liên kết.

+ Giữa câu (2) và câu (3) sử dụng phép thế : tình huống nghịch lí – tình huống ấy.

Phần III

Video hướng dẫn giải

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM Ý

Trả lời câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Qua câu “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ cả rổi!”, người ăn xin muốn nói: địa ngục là nơi dành cho bọn nhà giàu – bọn người chất đầy tội lỗi ở trần gian.

Trả lời câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

a. Nam không muốn nói thẳng ý kiến chê của mình (để tránh làm mất lòng bạn), do đó cố ý vi phạm phương châm quan hệ (nói chệch đề tài), và phần nào phương châm cách thức (nói mơ hồ).

b. Huệ muốn nói rằng “còn Nam và Tuấn mình vẫn chưa báo”. Huệ cố ý vi phạm phương châm về lượng (nói thiếu), có lẽ Huệ không muốn báo cho Nam và Tuấn hoặc chưa kịp báo nên “lờ” đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt siêu ngắn – Ngữ văn 9 tập 2- Mẫu 2

Phần I

Video hướng dẫn giải

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Câu 1: 

Trả lời câu 1 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Nội dung các phương châm hội thoại

– Phương châm về lượng: Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.

– Phương châm về chất: Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.

– Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề.

– Phương châm cách thức: Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

– Phương châm lịch sự: Chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.

Câu 2: 

Trả lời câu 2 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Một số tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại:

Ví dụ 1:

ĐIẾC

Hai ông bạn đang nói chuyện,một ông nói: Này! Ông vào nhà chưa vậy?

Ông kia ngóc đầu lên trả lời: Tôi làm gì có hào nào?

Ông kia giận dữ: Đồ điếc!

Ông bạn bình thản: Tôi có tiếc gì ông đâu?

=> Vi phạm phương châm quan hệ, mỗi người nói một nội dung khác nhau.

Ví dụ 2:

Trong giờ địa lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:

– Em cho thầy biết, sóng là gì?

Học sinh trả lời:

– Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!

=> Mẩu chuyện trên, học sinh không tuân thủ phương châm quan hệ trong giao tiếp.

Phần II

Video hướng dẫn giải

XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

Câu 1: 

Trả lời câu 1 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong hội thoại: Tôi, tao, tớ, ta, mình, hắn, chúng mày, chúng nó, chúng tôi, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy, cô, bạn,….

– Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà sử dụng từ ngữ xưng hô thích hợp.

+ Ví dụ chị của mình là cô giáo dạy mình, trong lớp học phải xưng cô – em, ngoài đời xưng hô là chị – em.

Câu 2: 

Trả lời câu 2 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Phương châm xưng khiêm, hô tôn có nghĩa là khi nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.

– Ví dụ:

+ Thời phong kiến, từ bệ hạ dùng để gọi vua để thể hiện sự tôn kính, còn người bề dưới sẽ xưng là hạ thần.

Câu 3: 

Trả lời câu 3 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô là vì: mỗi từ xưng hô trong tiếng Việt đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp: thân mật hay xã giao; mối quan hệ giữa người nói – người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng… Nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp phù hợp tình huống và quan hệ thì sẽ không đạt được hiệu quả giao tiếp.

Phần III

Video hướng dẫn giải

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

Câu 1: 

Trả lời câu 1 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Dẫn trực tiếp:

+ Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.

+ Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp:

+ Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn.

+ Không dùng dấu hai chấm.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp:

          Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?

Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

– Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại:

+ Từ xưng hô tôi (ngôi thứ 1), (ngôi thứ 2) trong lời đối thoại được thay đổi nhà vua (ngôi thứ 3), vua Quang Trung (ngôi thứ 3)

+  Từ chỉ địa điểm đấy trong lời đối thoại tỉnh lược.

+ Từ chỉ thời gian bây giờ trong lời đối thoại đổi thành bấy giờ.

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt siêu ngắn – Ngữ văn 9 tập 2- Mẫu 3

I. Các phương châm hội thoại

1. Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại.

2. Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.

Trả lời:

Ví dụ trong giờ học địa lí lớp 6, thầy giáo hỏi học sinh:
– Em hãy cho biết nguyên nhân hình thành sóng biển?
Học sinh trả lời:
– Dạ thưa thầy, sóng bắt đầu từ gió – gió bắt đầu từ đâu – em cũng không biết nữa.

=> Trong đoạn hội thoại trên, đã vi phạm phương châm về chất.

II. Xưng hô trong hội thoại

1. Ôn lại các từ ngữ xung hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng chúng.

2. Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

  • Xưng khiêm: Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường. Ví dụ: Quý bà, quý cô, quý ông…
  • Hô tôn: Gọi người đối thoại một cách tôn kính. Ví dụ: Người đối thoại ít tuổi hơn mình nhưng vẫn gọi là anh, chị, xưng em.

3. Thảo luận vấn đề: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?

Trả lời:

Vì xưng hô thể hiện mối quan hệ, thái độ, tình cảm: thân hay sơ, khinh hay trọng=> nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả trong giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, gây hiểu nhầm.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

1. Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

2. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới…

Trả lời:

Chuyển thành:
Vua Quang Trung hồi Nguyễn Thiếp về việc quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì việc thắng thua sẽ thế nào. Nguyễn Thiếp nghe xong trả lời rằng giữa lúc trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở nơi xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh giữ ra sao, vậy nếu nhà vua cất quân đánh thì không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị tiêu diệt.

  • Khi chuyển những lời trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp thì một số từ ngữ có thể thay đổi:
  •  “Mình”, “Chúa công”=> “Nhà vua”, “Vua Quang Trung”
  •  “Đây”=> lược bỏ
  • “Bây giờ”=> “Bấy giờ”

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!