Updated at: 03-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt- Mẫu 1

Video hướng dẫn giải

Phần I

Video hướng dẫn giải

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Câu 1: 

Trả lời câu 1 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Nội dung các phương châm hội thoại

– Phương châm về lượng: Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.

– Phương châm về chất: Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.

– Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề.

– Phương châm cách thức: Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

– Phương châm lịch sự: Chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.

Câu 2: 

Trả lời câu 2 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Một số tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại:

Ví dụ 1:

ĐIẾC

Hai ông bạn đang nói chuyện, một ông nói: Này! Ông vào nhà chưa vậy?

Ông kia ngóc đầu lên trả lời: Tôi làm gì có hào nào?

Ông kia giận dữ: Đồ điếc!

Ông bạn bình thản: Tôi có tiếc gì ông đâu?

=> Vi phạm phương châm quan hệ, mỗi người nói một nội dung khác nhau.

Ví dụ 2:

Trong giờ địa lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:

– Em cho thầy biết, sóng là gì?

Học sinh trả lời:

– Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!

=> Mẩu chuyện trên, học sinh không tuân thủ phương châm quan hệ trong giao tiếp.

Câu 3 (trang 190 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Thảo luận vấn đề: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?

Trả lời:

Sở dĩ trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô là vì: hầu như tiếng Việt không có từ xưng hô mang tính chất trung hòa. Mỗi phương tiện xưng hô trong tiếng Việt đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp: thân mật hay xã giao; mối quan hệ giữa người nói – người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng… Nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp phù hợp tình huống và quan hệ thì sẽ không đạt được hiệu quả thực tiễn của trình giao tiếp.

Phần II

Video hướng dẫn giải

XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

Câu 1: 

Trả lời câu 1 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong hội thoại: Tôi, tao, tớ, ta, mình, hắn, chúng mày, chúng nó, chúng tôi, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy, cô, bạn,….

– Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà sử dụng từ ngữ xưng hô thích hợp.

+ Ví dụ chị của mình là cô giáo dạy mình, trong lớp học phải xưng cô – em, ngoài đời xưng hô là chị – em.

Trả lời:

– Dẫn trực tiếp:

+ Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của người hoặc nhân vật.

+ Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp:

+ Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn.

+ Không dùng dấu hai chấm.

Câu 2: 

Trả lời câu 2 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Phương châm xưng khiêm, hô tôn có nghĩa là khi nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.

– Ví dụ:

+ Thời phong kiến, từ bệ hạ dùng để gọi vua để thể hiện sự tôn kính, còn người bề dưới sẽ xưng là hạ thần.

Trả lời:

Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?

Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

– Từ xưng hô tôi (ngôi thứ 1), (ngôi thứ 2) trong lời đối thoại được thay đổi nhà vua (ngôi thứ 3), vua Quang Trung (ngôi thứ 3).

– Từ chỉ địa điểm đấy trong lời đối thoại tỉnh lược.

– Từ chỉ thời gian: bây giờ trong lời đối thoại đổi thành bấy giờ.

Câu 3: 

Trả lời câu 3 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô là vì: mỗi từ xưng hô trong tiếng Việt đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp: thân mật hay xã giao; mối quan hệ giữa người nói – người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng… Nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp phù hợp tình huống và quan hệ thì sẽ không đạt được hiệu quả giao tiếp.

Phần III

Video hướng dẫn giải

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

Câu 1: 

Trả lời câu 1 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Dẫn trực tiếp:

+ Là cách nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật.

+ Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp:

+ Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn.

+ Không dùng dấu hai chấm.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 190 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

– Chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp:

          Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?

Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

– Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại:

+ Từ xưng hô tôi (ngôi thứ 1), (ngôi thứ 2) trong lời đối thoại được thay đổi nhà vua (ngôi thứ 3), vua Quang Trung (ngôi thứ 3)

+  Từ chỉ địa điểm đấy trong lời đối thoại tỉnh lược.

+ Từ chỉ thời gian bây giờ trong lời đối thoại đổi thành bấy giờ.

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt- Mẫu 2

Phần IKhởi ngữ và các thành phần biệt lập

Câu 1 (trang 109 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)

a) “Xây cái lăng ấy” là khởi ngữ.

b)  “Dường như” là thành phần tình thái.

c)  “Những người con gái… nhìn ta như vậy” là thành phần phụ chú.

d)

– “Thưa ông” là thành phần gọi đáp.

– “Vất vả quá!” là thành phần cảm thán.

* Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập:

Khởi ngữThành phần biệt lập
Tình tháiCảm thán

QUẢNG CÁO

Gọi – đápPhụ chú
Xây cái lăng ấyDường nhưVất vả quáThưa ôngNgững người con gái … nhìn ta như vậy

 Câu 2 (trang 109 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

– Viết đoạn văn:

Bến quê, một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Truyện được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và được thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ – một con người đã đi khắp nơi trên trái đất, theo đuổi những vẻ đẹp xa xăm, mới lạ nhưng không may mắn khi đến cuối đời anh lại nằm trên giường bệnh. Qua cửa sổ ngôi nhà, Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị của một vùng đất; Nhĩ còn thấm thía được sự chăm sóc, tình cảm thân thương của người vợ dành cho mình. Đọc Bến quê ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được mà ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn: Hạnh phúc đích thực không ở đâu xa, mà nó ở quanh ta, từ những điều giản dị mà thiêng liêng.

– Khởi ngữ: Bến quê, Đọc Bến quê

– Thành phần tình thái: Chắc chắn

Phần IILiên kết câu và đoạn văn

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a) Biện pháp nối Nhưng, Nhưng rồi, Và

b)

Biện pháp lặp lại: Cô bé – cô bé

Biện pháp thế: Cô bé – nó

c) Biện pháp thế: “bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!”

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Bảng tổng kết về các biện pháp liên kết đã học

 Phép liên kết
Lặp từ ngữĐồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởngThếNối
Từ ngữ tương ứng  Nó, thếNhưng, nhưng rồi, và

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

– Liên kết nội dung:

+ Hai câu đầu: Giới thiệu truyện ngắn và ý nghĩa triết lí của truyện.

+ Ba câu tiếp theo: Giới thiệu tình huống truyện cũng như ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của truyện

+ Câu cuối: Cách đọc để hiểu hết ý nghĩa của truyện

– Liên kết hình thức:

+ Bến quê – truyện: đồng nghĩa

+ Truyện, Bến quê, Nhĩ, nhà văn: lặp từ ngữ

+ Tất cả, anh: thế

+ Nhà văn – Bến quê: liên tưởng

– Trình tự sắp xếp câu hợp lí (logíc)

Phần IIINghĩa tường minh và nghĩa hàm ý

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

– Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói với người nhà giàu rằng “địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giàu)”.

Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

a) Từ câu in đậm, có thể hiểu:

– Họ chỉ ăn mặc rất đẹp chứ đá bóng không hay.

– Tớ không chú ý họ đá hay không, chỉ thấy họ ăn mặc rất đẹp

–  Tôi không muốn có ý kiến về việc này.

=> Người nói cố ý vi phạm phương châm cách thức (nói mơ hồ).

b)  “Tớ báo cho Chi rồi” chứa hàm ý: Huệ chỉ mới báo cho Chi chứ chưa bao cho Nam và Tuấn.

– Huệ muốn nói rằng “Còn Nam và Tuấn, mình vẫn chưa báo”.

=> Huệ cố ý nói thiếu (vi phạm phương châm về lượng; có lẽ để nhẹ đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.)

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt

– Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, đây được xem là nghĩa thực và ai cũng có thể hiểu được.

Nghĩa làm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

– Hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền bá cho người nghe nhưng không nói ra trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra căn cứ vào ngữ cảnh, nghĩa tường minh, căn cứ vào những phương châm hội thoại.

– Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu

– Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ: về, đối, với,..

– Thành phần tình thái thể hiện tính cách người nhìn người nói đối với sự việc trong câu

– Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu nên gọi là thành phần biệt lập

– Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

* Về nội dung :

– Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)

– Các đoạn văn vả các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (Liên kết logic).

– Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau :

– Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ);

– Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng).

– Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)

– Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối).

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt- Mẫu 3

I. Các phương châm hội thoại

1. Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại

– Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp. Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

– Phương châm về chất: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.

– Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, người giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (vi phạm phương châm quan hệ).

– Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ (tránh vi phạm phương châm cách thức).

– Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).

2. Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ.

Gợi ý:

Vi phạm phương châm về chất: Từ nãy đến giờ, cậu ta cứ nói nhăng, nói cuội.

II. Xưng hô trong hội thoại

1. Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng.

– Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt: tôi, mình, tớ, cậu, anh, chị, ông, bà, bố, mẹ, con, cháu, tao, mày, chúng tôi, bạn, chúng ta, các bạn…

– Cách dùng các từ ngữ đó:

  • Người nói dùng các từ là tớ, tôi, mình… và gọi người nghe là cậu, bạn, anh, chị…
  • Các từ dùng cho số nhiều: chúng tớ, chúng tôi, chúng mình…
  • Chú ý đến đối tượng để lựa chọn từ ngữ thích hợp.

2. Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh họa?

– Phương châm “xưng khiêm, hô tôn”: Xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại cách tôn kính.

– Ví dụ: Trong môi trường làm việc, người nhiều tuổi hơn (mới vào làm việc, chưa có kinh nghiệm) nhưng vẫn xưng em, gọi anh/chị.

3. Thảo luận vấn đề: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?

Trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô vì tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô rất đa dạng, mang sắc thái biểu cảm khác nhau: thân mật hay xã giao; môi quan hệ giữa người nói – người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng… Vậy nên nếu không lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp sẽ dễ gây mất thiện cảm với người nghe.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

1. Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

– Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

– Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp:

Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho người với người cống sĩ ở huyện Sơn La đến để hỏi rằng khi quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào?

Nguyễn Thiếp đáp lại rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Vì vậy, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

– Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp: Từ ngôi thứ nhất là “tôi” chuyển thành ngôi thứ ba “vua Quang Trung”, ngôi thứ hai “tiên sinh” chuyển thành ngôi thứ ba “Nguyễn Thiếp.

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt- Mẫu 4

. Các phương châm hội thoại

Câu 1 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Ôn tập lại nội dung về các phương châm hội thoại:

Gợi ý:

soan-bai-on-tap-phan-tieng-viet-1

– Phương châm về lượng:

  • Khi giao tiếp, người nói cần phải nói có nội dung, nội dung cần chính xác với yêu cầu của cuộc giao tiếp.
  • Nội dung không được thiếu hay thừa để tránh việc người nghe không hiểu hoặc bị hiểu lầm ý của người nói.

– Phương châm về chất: Khi giao tiếp, người giao tiếp không nói những điều mà bản thân không tin là sự thật hoặc những điều không có bằng chứng để xác thực.

– Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, người giao tiếp cần phải nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh cách nói lạc đề.

– Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, người giao tiếp cần phải chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh khỏi cách nói mơ hồ..

– Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, người giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng đối với người khác.

Câu 2 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Hãy kể lại một số tình huống giao tiếp mà trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó bị vi phạm.

Gợi ý:

– Ví dụ 1: Cô ấy hỏi một đằng, anh ta lại trả lời một nẻo.

→ Vi phạm Phương châm quan hệ

– Ví dụ 2: Ông quan huyện nói vọng ra: “ Thằng Tí, hốc nhanh còn về đi công chuyện”

→ Vi phạm Phương châm lịch sự

– Ví dụ 3: Tôi hỏi anh ta về số nợ anh ta vay tôi sắp đến hạn. Nhưng anh ta cứ trả lời theo kiểu vòng vo Tam quốc.

→ Vi phạm Phương châm cách thức

– Ví dụ 4:

Trong tiết vật lý, thầy giáo hỏi một cậu học sinh đang mải nhìn qua ô cửa sổ:

– Em hãy cho thầy và cả lớp biết sóng là gì?

Cậu học sinh trả lời:

– Thưa thầy và cả lớp, Sóng là một bài thơ nổi tiếng của nhà văn Xuân Quỳnh ạ.

→ Vi phạm Phương châm quan hệ

– Ví dụ 5:

Người con đăng kí học thêm tin học ngoài giờ, về bảo với bố:

– Bố ơi! Cho con tiền để đóng học phí học thêm tin học ạ.

Người bố hỏi lại con trai:

– “Tin học” là môn học gì vậy con?

Người con liền trả lời:

– “Tin học” có nghĩa là ai “tin” thì đi “học” ạ!

→ Vi phạm phương châm về chất

– Ví dụ 6:

Phong: Nhà cậu có mấy anh chị em?

Vân: Tớ là con thứ ba ở trong nhà.

→ Vi phạm Phương châm về lượng

II. Xưng hô trong hội thoại

Câu 1 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng được sử dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng.

Gợi ý:

– Một số từ ngữ thông dụng được dùng để xưng hô trong tiếng Việt: mình, tôi, tớ, chúng tớ, cậu, chúng tôi, anh chị, bọn mình,…

– Cách sử dụng các từ ngữ đó:

  • Đối với người nói khi muốn xưng hô thì sử dụng các từ là: tôi, tớ, mình,… và gọi người nghe là bạn, cậu, anh, chị,…
  • Nếu muốn sử dụng cho số nhiều thì có các từ chúng mình, chúng tớ,…
  • Khi xưng hô, cần phải chú ý tới đối tượng để lựa chọn được từ ngữ thích hợp.

Câu 2 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Xưng hô trong tiếng Việt thường tuân theo phương châm là “xưng khiêm, hô tôn”. Theo cách hiểu của em thì phương châm đó là gì? Cho ví dụ minh họa?

Gợi ý:

– Phương châm “xưng khiêm, hô tôn” là chỉ khi xưng hô, khi nói cần tự xưng mình theo một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại với mình một cách tôn kính.

– Ví dụ:

Những người có địa vị cao trong xã hội xưa thường được gọi một cách tôn kính là ngài, quan trên, quan gia, bệ hạ…), còn đối với những người có địa vị thấp thường sẽ xưng hô khiêm nhường (tiểu nhân, tiện dân, thần,…).

Câu 3 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Thảo luận vấn đề: Vì sao ở trong tiếng Việt, người nói khi giao tiếp phải hết sức chú ý tới sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?

Gợi ý:

– Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô rất đa dạng, phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

– Mỗi phương tiện, từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt đều thể hiện được tính chất của tình huống giao tiếp: Xã giao hay thân mật; mối quan hệ giữa người nói và người nghe: khinh hay trọng, thân hay sơ,…

=> Nếu không có sự lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp đối với hoàn cảnh giao tiếp thì sẽ dễ gây mất thiện cảm cho người nghe.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Câu 1 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Ôn lại cách để phân biệt giữa Cách dẫn trực tiếp | Cách dẫn gián tiếp?

Gợi ý:

– Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn ý nghĩ hay lời nói của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp thường sẽ được đặt ở trong dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp là thuật lại ý nghĩ hay lời nói của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh lại cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 2 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới.

soan-bai-on-tap-phan-tieng-viet-2

Hãy chuyển những lời đối thoại ở  trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những sự thay đổi về từ ngữ ở trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại.

Gợi ý:

– Chuyển lời đối thoại ở trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp:

Vua Quang Trung tự mình đốc suất lại đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng đi ra. Ngày 29 đến được Nghệ An, vua Quang Trung cho người mời người cống sĩ tại huyện Sơn La đến để hỏi rằng khi quân Thanh sang đánh nước ta, nếu nhà vua đưa binh ra chống cự thì khả năng thắng hoặc thua sẽ như thế nào?

Nguyễn Thiếp đã đáp lại rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người thì tan rã, quân Thanh ở phương xa tới, không biết được tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay nên giữ ra sao. Vì vậy, nếu vua Quang Trung ra Bắc cần không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

– Phân tích những sự thay đổi về từ ngữ ở trong lời dẫn gián tiếp: Từ cách xưng hô ở ngôi thứ nhất là “tôi” đã chuyển thành ngôi thứ ba là “vua Quang Trung”, ngôi thứ hai là “tiên sinh” đã chuyển thành ngôi thứ ba là “Nguyễn Thiếp”.

Hoặc có thể chuyển theo cách như sau:

– Chuyển lời đối thoại ở trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp:

Quân Thanh tiến sang đánh chiếm, Vua Quang Trung đã mời và hỏi Nguyễn Thiếp rằng mưu đánh và giữ nước, thành hay bại, Nguyễn Thiếp có suy nghĩ như thế nào?

Nguyễn Thiếp trả lời rằng hiện tại trong nước trống không, lòng người đã tan rã. Quân Thanh ở phương xa tới, không hiểu rõ tình hình quân vua Quang Trung yếu hay mạnh, không hiểu rõ về thế nên đánh nên giữ ra sao. Nhà vua đi ra Bắc chuyến này, không quá tới mười ngày, quân Thanh sẽ bị đập tan.

IV. Bài tập ôn luyện thêm phần tiếng Việt

Câu 1.

Cho đoạn thơ sau:

soan-bai-on-tap-phan-tieng-viet-3

Em hãy cho biết phương châm hội thoại đã bị vi phạm ở trong đoạn thơ. Việc vi phạm về phương châm hội thoại này có hợp lý hay không? Vì sao?

Gợi ý:

– Phương châm hội thoại đã bị vi phạm => Phương châm về chất: Mày viết thư chớ kể này, kể nọ | Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.

– Việc vi phạm về phương châm hội thoại này có hợp lý vì:

Trong tình huống ở đoạn thơ trên, người bố đang chiến đầu chống lại kẻ thù tàn ác ở ngoài chiến trường gian khổ. Vậy nên, lời căn dặn của người bà xuất phát từ chính lòng yêu thương, không muốn để con phải lo lắng về tình hình ở nhà mà an tâm tiếp tục chiến đấu.

Câu 2. Chuyển lời trích dẫn sau đây thành lời dẫn gián tiếp:

soan-bai-on-tap-phan-tieng-viet-4

Gợi ý: 

Đặng Thai Mai đã đưa ra khẳng định rằng người Việt Nam có đầy đủ lí do và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình… Và dường như sức sống của tiếng Việt tồn tại bất diệt cùng với thời gian.

Câu 3. Câu trả lời của nhân vật A Phủ ở trong đoạn trích sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

soan-bai-on-tap-phan-tieng-viet-5

Gợi ý:

Câu trả lời của nhân vật A Phủ không chính xác với câu hỏi của Pá Tra → Vi phạm Phương châm quan hệ

Câu 4. Tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ có sự liên quan đến phương châm lịch sự.

Gợi ý:

|Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên|.

|Đất tốt trồng cây rườm rà

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng|.

|Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu|.

|Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe|.

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt- Mẫu 5

Câu 1 (trang 138 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình nào?

Trả lời:

– Hoạt động giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tình cảm… giữa người nói với người nghe.

– Các nhân tố giao tiếp:

+ Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia giao tiếp

+ Nội dung giao tiếp: tin tức, thông điệp, tình cảm…

+ Hình thức giao tiếp: ngôn ngữ nói/ viết

+ Mục đích giao tiếp: chủ đích hành vi giao tiếp hướng tới

+ Hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức

– Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình sau đây

+ Qúa trình tạo lập văn bản (nói, viết)

+  Qúa trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc)

Câu 2 (SGK Ngữ Văn 10 tập 2 trang 138):

Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (theo mẫu SGK, trang 138).

Trả lời:

 Hoàn cảnh và điều kiện sử dụngCác yếu tố phụ trợĐặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nóiNgười nói và viết trực tiếp giao tiếp trong hoàn cảnh nhất địnhCử chỉ, điệu bộ, hành vi, nét mặt…Từ ngữ thông dụng, dễ nói, dễ diễn đạt
Ngôn ngữ viếtHoàn cảnh giao tiếp gián tiếp. Không hạn chế về không gian, thời gianKhông có yếu tố phụ trợ kèm theo, chỉ có dấu câuSử dụng từ ngữ chọn lọc, có tính thẩm mĩ, khoa học…

Câu 3 (trang 138 SGK Ngữ Văn 10):

Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào? Hãy phân tích các đặc điểm ấy qua một văn bản cụ thể trong SGK Ngữ Văn 10.

Trả lời:

Những đặc điểm cơ bản của văn bản:

– Văn bản bao giờ cũng tập trung nhất quán vào một chủ đề, triển khai chủ đề một cách trọn vẹn

– Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ với nhau bằng các liên từ, sự mạch lạc rõ ràng trong nội dung

– Mỗi văn bản phục vụ một mục đích giao tiếp nhất định

– Văn bản có những dấu hiệu riêng thể hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức: mở đầu bằng một tiêu đề, có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.

Soạn văn 10 ôn tập phần tiếng việt hay nhất

Câu 4 (trang 138 Ngữ Văn 10 tập 2):

Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (SGK).

Trả lời:

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạtPhong cách ngôn ngữ nghệ thuật
– Tính cụ thể

– Tính hàm xúc

– Tính cá thể

– Tính hình tượng

– Tính truyền cảm

– Tính hình tượng

Câu 5 (Ngữ Văn 10 tập 2 trang 139):

a) Trình bày khái quát về:

– Nguồn gốc của tiếng Việt.

– Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.

– Lịch sử phát triển của tiếng Việt.

b) Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:

– Viết bằng chú Hán.

– Viết bằng chữ Nôm.

– Viết bằng chữ Quốc ngữ.

Trả lời:

– Nguồn gốc tiếng Việt: gắn bó với quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á

– Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt có quan hệ với tiếng Mường. Hai nhóm ngôn ngữ đều được hình thành từ tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) – nhóm ngôn ngữ xuất phát từ dòng ngôn ngữ Môn- Khmer thuộc họ ngôn ngữ Nấm

– Lịch sử phát triển của Tiếng Việt: có 4 giai đoạn chính:

+ Thời Bắc thuộc, chống Bắc thuộc: tiếng Việt tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán. Mượn tiếng Hán và Việt hóa, từ đó là tiếng Việt trở nên phong phú và phát triển

+ Thời kì độc lập tự chủ: bị tiếng Hán chèn ép nhưng vẫn phát triển nhờ tiếp tục vay mượn tiếng Hán theo hướng Việt hóa, làm cho tiếng Việt phong phú, tinh tế, uyển chuyển

+ Thời Pháp thuộc: tiếng Việt bị chèn ép bởi tiếng Pháp. Những tiếng Việt vẫn có hướng phát triển, văn xuôi tiếng Việt hình thành, phát triển cùng với sự ra đời của hệ thống chữ quốc ngữ

+ Sau cách mạng tháng 8- nay: tiếng Việt phát triển mạnh mẽ hơn. Những từ thuộc ngôn ngữ khoa học được chuẩn hóa tiếng Việt, sử dụng rộng rãi.

b, Một số tác phẩm viết bằng

+ Chữ Hán: Nhật kí trong tù, Nam quốc sơn hà, Thiên trường vãn vọng, Phò giá về kinh

+ Chữ Nôm: Truyện Kiều, Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên    + Chữ quốc ngữ: Viếng lăng Bác, Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa Pa, Làng, Hai đứa trẻ…

Câu 6 (SGK Ngữ Văn 10 trang 139):

Tổng hợp những yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng (SGK)

Trả lời:

Về ngữ âm và chữ viếtVề từ ngữVề ngữ phápVề phong cách ngôn ngữ
Về phong cách ngôn ngữ

– Cần phát âm đúng

– Viết đúng chính tả

– Dùng từ đúng nghĩa

– Dùng từ địa phương phải chọn lọc

– Vay từ nước ngoài

– Nói, viết đúng câu

– Dùng câu nói đúng ngữ cản

– Nói và viết đúng phong cách

Câu 7 (trang 139 SGK Ngữ Văn 10):

Trong những câu sau, câu nào anh (chị) cho là đúng (SGK).

Trả lời:

– Các câu đúng: b, d, g, h

– Câu sai: a, c, e. Lỗi các câu này không phân

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!