Updated at: 03-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn” chuẩn nhất 07/2024.

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn- Mẫu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 206 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Trong phần tập làm văn trong Ngữ văn 9 tập một có hai nội dung lớn: thuyết minh và tự sự.

– Những nội dung là trọng tâm cần chú ý:

+ Trong thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khác giúp bài văn thêm sinh động, rõ ràng.

+ Trong tự sự có miêu tả, nghị luận.

+ Sự kết hợp các phương thức đó kết hợp với phương thức chính làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên sự kết hợp đó chỉ thành công khi có sự hợp lí: đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 206 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyế minh: làm cho đối tượng thuyết minh được cụ thể hóa, dễ hiểu và hấp dẫn người đọc.

– Ví dụ: khi thuyết minh về cây chuối:

+ Thân cây chuối có hình dáng thẳng, vươn cao đón ánh mặt trời.

+ Lá chuối tươi bản rộng, xanh mướt, dọc cứng giống như cánh buồm căng.

+ Lá chuối khô một màu nâu sẫm, rũ xuống, nằm ép mình như còn cố bao bọc, che chở cho thân cây.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 206 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản thuyết minh khác miêu tả, tự sự trong văn bản miêu tả, tự sự ở chỗ: Miêu tả, tự sự trong thuyết minh tuy cũng có dùng một số biện pháp nghệ thuật nhưng nghiêng về tính khách quan, khoa học và được sử dụng có mức độ. Còn miêu tả, tự sự mang sắc thái chủ quan của người viết, sử dụng rộng rãi các biện pháp nghệ thuật.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 206 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Nội dung chính của văn bản tự sự là kể chuyện (hay trần thuật), bao gồm các yếu tố: các sự kiện, nhân vật, người kể chuyện. Bên cạnh đó còn có miêu tả, nghị luận.

– Miêu tả nội tâm trong văn tự sự làm cho những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật bộc lộ ra ngoài.

– Nghị luận trong văn bản tự sự vừa có thể bộc lộ tính cách, vừa thấy được quan điểm, thái độ đánh giá của tác giả đối với sự việc ấy.

Các ví dụ:

Đoạn văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

(Kiều ở lầu Ngưng Bích – Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Đoạn văn tự sự dùng yếu tố nghị luận:

“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì cũng thành đường thôi”.

(Cố hương – Lỗ Tấn)

Đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận:

“Thứ suy rộng ra và chua chắn nhận ra rằng cái sự buồn cười ấy là bất thương, chẳng riêng gì nhà ý mà có lẽ chung cho khắp mọi nơi. Bao giờ và ở đâu cũng thế thôi. Thằng nào chịu khổ quen rồi thì cứ mà chịu mãi đi! Mà thương những kẻ ăn nhiều nhất, hưởng nhiều nhất thì lại chính là những kẻ không cần ăn một tí nào hoặc không đáng hưởng một ly nào”.

(Sống mòn, Nam Cao)

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 206 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Đối thoại: là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hay nhiều người.

– Vai trò: làm cho câu chuyện sống động như trong cuộc sống.

Ví dụ:

Mẹ tôi nói:

– Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi cùng mẹ con mình lên đường.

– Vâng.

(Cố hương – Lỗ Tấn)

– Độc thoại: là lời nói không nhằm vào ai đó hoặc nói với chính mình. (phái trước có dấu ghạch đầu dòng).

Vai trò: bộc lộ trực tiếp thái độ, cảm xúc, tâm lí của nhân vật.

Ví dụ:

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà nắng gớm, về nào….

(Làng – Kim Lân)

– Độc thoại nội tâm: là lời độc thoại không cất lên thành lời (không có dấu ghạch đầu dòng).

Vai trò: dễ đi sâu vào việc khám phá nội tâm nhân vật.

Ví dụ:

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lãi cứ giàn ra, Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…

(Làng – Kim Lân)

Trả lời câu 6 (trang 206 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a. Ví dụ về các đoạn văn tự sự

– Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất:

Lão đặt xe điếu, hút. Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để có đấy thôi; chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế…

– Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba:

Rời cầu cây số 4 một quãng, xe trèo lên núi. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng. Chỉ thấy thấp thoáng trong màu xanh bao la, ở phía trước, một vệt hình ba góc màu vàng, chính là đoạn đường mình vừa đi qua. Đi một lúc lâu, ngửng lên, vẫn thấy cái vệt ba góc đó. Đến bây giờ, người lái xe già mới cất tiếng nói: – Con suối có thác trắng xoá ta vừa qua là trạm rừng. Một lúc nữa thì tới Sapa. Bác không ghé thăm Sapa ư? Họa sĩ nào cũng đến Sapa! Ở đấy tha hồ mà vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này…

b. Nhận xét:

– Vai trò kể theo ngôi thứ nhất: sự kiện, nhân vật được nhìn dưới mắt tou với những nhận xát, cảm xúc chủ quan nên sinh động nhưng cũng có thể phiến diện, một chiều trong cách nhìn, đánh giá.

– Vai trò của người kể theo ngôi thứ ba: tất cả được đánh giá theo điểm nhìn của tác giả. Tuy nhiên, đối với một số tác phẩm hiện đại, người kể chuyện có thể đứng ở nhiều điểm nhìn, do đó sự kiện, nhân vật hiện lên ở nhiều chiều, nhiều cách đánh giá.

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn- Mẫu 2

Phần I

VĂN BIỂU CẢM

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 139 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một (chỉ ghi các bài văn xuôi).

Trả lời:

Ghi lại tên các bài văn xuôi là văn biểu cảm ở Ngữ văn 7, tập một.

(1) Cổng trường mở ra.

(2) Mẹ tôi.

(3) Một thứ quà của lúa non: cốm.

(4) Sài Gòn tôi yêu.

(5) Mùa xuân của tôi.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 139 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì.

Trả lời:

– Bài Mùa xuân của tôi đã biểu đạt được những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng yêu thiên nhiên, quê hương, yêu con người… của Vũ Bằng.

– Ta sẽ thấy văn biểu cảm có mục đích:

+ Biểu đạt tình cảm, tư tưởng, cảm xúc.

+ Sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh.

+ Khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.

Bài văn trên được viết theo:

– Thể loại trữ tình. Nó có thể là:

+ Thơ trữ tình.

+ Ca dao trữ tình.

+ Tùy bút.

– Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm thường là:

+ Tình cảm đẹp.

+ Gợi tình yêu thương con người, thiên nhiên, yêu quê hương, Tổ quốc.

+ Ghét những thói tầm thường, độc ác, ghét kẻ thù…

– Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả.

Câu 3 -> 5

Trả lời câu 3 (trang 139 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

Trả lời:

Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm: Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm. Do đó, ta không miêu tả cụ thể, hoàn cảnh chính mà chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng mà thôi.

Trả lời câu 4 (trang 139 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?

Trả lời:

Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: Yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất lớn, nhất là khi kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức. Trong văn biểu cảm, cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc người ta nhớ lâu và suy nghĩ, cảm xúc về nó.

Trả lời câu 5 (trang 139 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó.

Trả lời:

Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, ta phải nêu lên tính chất, đặc điểm cơ bản, nổi bật của con người, sự vật, hiện tượng đó. Ta có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực.

Câu 6

Trả lời câu 6 (trang 139 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? (Lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi)

Trả lời:

Ngôn ngữ văn biểu cảm đòi hỏi sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ như trong thơ trữ tình.

* Trong Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ.

– So sánh:

+ Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần (…)

+ Không uống rượu mạnh cũng như lòng mình say rượu (…)

+ Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối… (ở đây hình ảnh so sánh (máu, mầm non) đã được miêu tả chi tiết gợi cảm, người ta gọi là lối “so sánh nối dài” có khả năng bộc lộ tình cảm đặc biệt

+ Y như con vật nằm thu hình một nơi trốn rét (Giấu đi sự vật so sánh (chẳng hạn “Tôi y như” câu văn như là sự phát hiện những tình cảm bất ngờ của chính mình nhờ khi mùa xuân đem lại…)

– Nhân hóa: Mầm non của cây cối, nằm im mãi không ngủ được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

– Liệt kê đơn: (…) đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh biếc […] nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

– Liệt kê kép: Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

* Trong Sài Gòn tôi yêu.

– Sài Gòn cứ trẻ hoài (nhân hóa) như một cây tơ đương độ nõn nà […]

– Liệt kê:

+ Tôi yêu trong nắng sớm […] Tôi yêu thời tiết trái chứng […]

+ Tôi yêu cả đêm khuya […] Tôi yêu phố phường náo động […]

+ Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương […]

Câu 7, 8

Trả lời câu 7 (trang 139 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.

Trả lời:

Nội dung văn bản biểu cảm

Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm,…

Mục đích biểu cảm

Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết

Phương tiện biểu cảm

Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ,…

Trả lời câu 8 (trang 139 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.

Trả lời:

Mở bài

Nêu đối tượng biểu cảm, khái quát cảm xúc ban đầu

Thân bài

Nêu cảm nghĩ về đối tượng

Kết bài

Khẳng định lại cảm xúc mà mình dành cho đối tượng

Phần II

VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1, 2

Trả lời câu 1 (trang 139 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Hãy ghi lại tên các bài nghị luận văn học đã học và đọc trong Ngữ văn 7, tập hai.

Trả lời:

Ghi tên các bài văn nghị luận

(1) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

(2) Sự giàu đẹp của tiếng Việt

(3) Đức tính giản dị cửa Bác Hồ

(4) Ý nghĩa văn chương

Trả lời câu 2 (trang 140 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì? Nêu một số ví dụ.

Trả lời:

Trong đời sống hằng ngày, trên báo chí thường xuất hiện văn nghị luận. Thí dụ:

– Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

– Hè vui tươi của thiếu nhi thành phố.

– Không xả rác bừa bãi.

Các bài trên thường yêu cầu giải thích và chứng minh.

Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn siêu ngắn
Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 140 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?

Trả lời:

Trong bài văn nghị luận phải có những yếu tố cơ bản sau:

– Luận điểm:

+ Là quan điểm của bài văn

+ Được đưa ra dưới hình thức một câu khẳng định (hoặc phủ định)

+ Nội dung phải đúng đắn, chân thực, tiêu biểu.

+ Nó thống nhất các đoạn văn thành một khối để tạo sức thuyết phục.

– Luận cứ:

+ Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm

+ Phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm có sức thuyết phục.

– Lập luận:

+ Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm

+ Phải chặt chẽ, hợp lí để có sức thuyết phục.

Câu 4, 5

Trả lời câu 4 (trang 140 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Luận điểm là gì? Hãy cho biết những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?

a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

b) Đẹp thay Tổ quốc Việt Nam!

c) Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.

d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.

Trả lời:

Câu a) và câu b) là luận điểm bởi nội dung của nó rõ ràng, vấn đề nó nêu lên là chân thực, có giá trị thực tế. Hình thức là loại câu khẳng định. Dấu hiệu này ở hai từ có và từ là.

Trả lời câu 5 (trang 140 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm “Tiếng Việt ta giàu đẹp”, chỉ cần dẫn ra câu ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng… là được.

Theo em, nói như vậy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng như thế nào thì đạt yêu cầu?

Trả lời:

Câu này nói tới vai trò quan trọng của yếu tố luận cứ và lập luận:

– Phải có cả lí lẽ để phân tích định hướng cho dẫn chứng về phía luận điểm.

– Phải biết sắp xếp sao cho nó mạch lạc, thống nhất với quan điểm tư tưởng của luận điểm.

Có thể viết một đoạn sau: Ca dao Việt Nam rất nổi tiếng với bài:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lụi chen nhị vàng

Cả hai dòng đều là tiếng Việt thuần túy, không hề có một từ nào là Hán Việt – một yếu tố vốn được dùng nhiều trong thơ ca.

Hai câu thơ cho ta thấy một phong cảnh thật đẹp. Giữa bao nhiêu loài cây sống trên đầm, chỉ có hoa sen là nổi bật. Bông hoa ấy được miêu tả rất chi tiết. Nào là lá, bông, nhị, nào là xanh, trắng, vàng rất nhã mà sinh động. Chính từ chen đã cho người ta lưu ý đặc biệt cái nơi tỏa mùi hương của sen.

Chính màu sắc xanh, trắng gợi sự sống, gợi sự trong sạch, cùng với nhị vàng gợi hương thơm của sen mà chúng ta quên rằng sen đang ở trong đầm – cái nơi có mùi tanh của bùn đất.

Ngôn ngữ như vậy quả là có khả năng phô diễn sự giàu đẹp trong việc (diễn tả sự vật và đem đến những cảm giác, những ý nghĩa sâu xa lí thú)

(Thái Quang Vinh)

Câu 6

Trả lời câu 6 (trang 140 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Cho hai đề tập làm văn sau:

a) Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

b) Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.

Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống nhau và khác nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?

Trả lời:

– Giống nhau: cùng nói về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

– Khác nhau: về nhiệm vụ

+ (a): là đề giải thích làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết về câu tục ngữ này. Câu tục ngữ này có nghĩa là gì, rút ra bài học gì?

+ (b): là đề chứng minh, dùng những lập luận, bằng chứng cụ thể để chứng minh bài học của câu tục ngữ này là đúng.

– Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau:

+ Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.

+ Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy.

Đề 1, 2

ĐỀ VĂN THAM KHẢO

Đề 1: Bạn em không chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,… mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứng minh cho bạn thấy rằng thiên nhiên chính là nơi đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận, và vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.

Trả lời:

Các luận điếm cần phải làm sáng rõ về lí và có dẫn chứng sinh động.

1. Thiên nhiên đem cho ta sức khỏe

2. Thiên nhiên đem lại cho ta sự hiểu biết

3. Thiên nhiên đem lại cho con người niềm vui vô tận

Đề 2: Do không được nghe giảng về câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền, nhiều người không hiểu những từ Hán Việt có trong câu ấy nghĩa là gì, người xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy và nói như thế có lí hay không.

Em sẽ giải thích thế nào cho những người đó hiểu?

Trả lời:

Các luận điểm để giải thích

1. Trì, viên, điền là gì?

2. Cả câu tục ngữ nói điều gì? (đọc lại chú thích (5) SGK trang 4)

3. Tại sao lại kể theo thứ tự nhất, nhì, tam (1,2, 3)

4. Câu tục ngữ này đúng không? Tại sao?

5. Ý nghĩa của nó (Con người cần phải biết khai thác hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cái, vật chất)

Đề 3 -> 5

Đề 3: Có người sau khi đọc Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu vạch tội hay thét mắng vào mặt Va-ren mà chỉ im lặng, với nụ cười ruồi thoáng qua, “kín đáo, vô hình” trên gương mặt. Người đó cũng không hiểu vì sao “cái im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu lại có thể “làm cho Va – ren sửng sốt cả người”.

Em đã học kĩ tác phẩm này, vậy hãy giải thích cho người đó rõ.

Trả lời:

+ Đây là cách ứng xử của Phan Bội Châu

+ Phan đã dùng cách im lặng, phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt…

+ Phan bộc lộ thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù.

– Truyện kết thúc ở “… Va-ren không hiểu Phan Bội Châu” cũng có thể được rồi. Tác giả tiếp tục thêm một đoạn kết, trong đó có lời quả quyết của anh lính dõng An Nam đã tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù.

– Chính Va-ren đã “nghe được” sự trả lời của Phan Bội Châu vì thế cái im lặng của Phan làm cho y “sửng sốt cả người”

Đề 4: Hãy chứng minh rằng: Trong trích đoạn Nỗi oan hại chồng, nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.

Trả lời:

Có hai luận điểm:

1. Trong Nỗi oan hại chồng nhân vật Thị Kính chịu khổ bị nghi oan (luận điểm phụ)

2. Nồi oan hại chồng Thị Kính mang; nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh rẻ.

Đề 5: Chép lại đoạn văn sau:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

a) Tìm các trạng ngữ của đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy.

b) Chỉ ra một trường hợp dùng cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn trên. Cấu tạo của cụm C-V ấy có gì đặc biệt.

c) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ. Hãy chỉ ra từ nào đã được đảo trật tự từ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn.

d) Trong câu cuối của đoạn văn trên, tác giả đã dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy.

e) Trong câu cuối đoạn văn trên có một loạt động từ được sử dụng rất thích hợp. Hãy nêu các động từ ấy và giá trị của từng trường hợp.

Trả lời:

a) Trạng ngữ:

– “Từ xưa đến nay” trạng ngữ chỉ thời gian để nói khái niệm truyền thống có quá khứ và hiện tại.

– “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng” trạng ngữ chỉ thời gian, nói về các thời điểm khác nhau của “Tổ quốc bị xăm lăng” và thực tế là “tinh thần ấy lại sôi nổi”.

b) Trường hợp cụm C – V làm thành phần cụm từ mỗi khi Tổ quốc (chủ ngữ) bị xâm lăng (vị ngữ)

c) Câu đầu có biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ.

Đó “nồng nàn yêu nước”. Đáng lẽ: “yêu nước nồng nàn”

Sự đảo trật tự này nhằm nhấn mạnh mức độ yêu nước “nồng nàn”.

d) Trong câu cuối, tác giả dùng hình ảnh làn sóng vừa mạnh mẽ, to lớn vừa lướt qua mọi nguy hiểm. Khả năng, sức mạnh của làn sóng ấy có thể nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

Hình ảnh này cụ thể đầy ấn tượng, biểu đạt đúng khái niệm trừu tượng “lòng yêu nước”.

e) Những động từ ở câu cuối đoạn văn được đặt trong thế tăng cấp, phát triển.

sôi nổi ⟶ kết thành ⟶ mạnh mẽ, to lớn ⟶ lướt nhấn ⟶ nhấn chìm.

Đề 6

Đề 6: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở địa phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Đọc kĩ đoạn văn trên và cho biết:

a) Câu mở đoạn và câu kết đoạn

b) Biện pháp liệt kê đã được sử dụng rộng rãi trong đoạn văn trên. Hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy trong đoạn văn đối với việc chứng minh luận điểm cơ bản của bài văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

c) Viết một đoạn văn có sử dụng ba lần mô hình “từ… đến… “.

Trả lời:

a)

– Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”

– Câu kết đoạn: Những cử chỉ cao quý đó (…) lòng nồng nàn yêu nước.

b) Biện pháp liệt kê đã chứng minh rõ luận điểm cơ bản:

– Nêu các tầng lớp nhân dân để làm rõ “dân ta”

– Nêu quan hệ “Từ… đến” để nói rõ khái niệm “truyền thống”

d) Đây là lối liệt kê cặp. Việc liên kết này đã tạo nên ý nghĩa cho hai tiếng “kết thành” và tạo nên những đợt sóng càng lúc càng mạnh để lướt qua mọi sự nguy hiểm, nhấn chìm tất cả lũ bán nước lũ cướp nước.

e) Viết đoạn văn có dùng ba lần mô hình “Từ…. đến”

Từ phong trào quyên góp những cuốn sách giáo khoa cho đến việc đóng thùng những bộ quần áo không còn dùng để gửi. Các bạn nhỏ ở những vùng xưa kia là căn cứ địa cách mạng, từ những việc thăm nom chăm sóc cho đến xây dựng những căn nhà tình nghĩa với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, từ những cuộc hành hương về nguồn đến việc tìm hiểu lịch sử ở nơi địa đạo Củ Chi… Tất cả đó là những biểu hiện của lòng biết ơn theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta.

Đề 7

Đề 7: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.

(Đặng Thai Mai, Sự giàu đẹp của tiếng Việt)

Đọc đoạn văn trên và cho biết:

a) Câu văn nào nêu luận điểm và những câu nào làm nhiệm vụ giải thích luận điểm ấy?

b) Tác giả đã giải thích thế nào về cái đẹp và cái hay của tiếng Việt? Hai phẩm chất ấy có quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

a) – Câu văn thứ nhất nêu luận điểm:

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

– Hai câu sau làm nhiệm vụ giải thích cho luận điểm. Chúng mở đầu bằng:

+ Nói thế có nghĩa là nói rằng

+ Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng

b) Khái niệm đẹp của tiếng Việt được tác giả lưu ý:

+ Hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.

+ Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu khái niệm hay của tiếng Việt.

+ Có đủ khả năng để diễn đạt tình cảm tư tưởng của người Việt Nam

+ Nó thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.

– Thực ra, tác giả không có ý định phân biệt rạch ròi cái đẹp, cái hay mà chỉ nhấn mạnh hai phương diện ấy.

– Cái đẹp và hay của ngôn ngữ tiếng Việt có quan hệ qua lại với nhau. Đã đẹp là phải hay và ngược lại. Cái đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hòa về thanh điệu và nhịp điệu.

– Cái hay chủ yếu là ở khả năng diễn tả tư tưởng tình cảm phản ánh đời sống phong phú tinh tế, chính xác.

Đề 8

Đề 8: Lựa chọn câu đúng trong các bài tập sau đây:

a) Trong bài văn nghị luận:

– Không thể có yếu tố miêu tả, trữ tình;

– Có yếu tố miêu tả, kể chuyện hay trữ tình;

– Có thể có yếu tố miêu tả, kể chuyện hay trữ tình nhưng các yếu tố ấy không giữ vai trò quan trọng.

b) Trong tác phẩm trữ tình:

– Chỉ thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của tác giả;

– Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và đời sống con người;

– Không có hình ảnh thế giới khách quan bên ngoài chủ thể trữ tình.

c) Bài văn nghị luận nào cũng phải có:

– Luận điểm cơ bản và hệ thống các luận điểm chi tiết;

– Hệ thống các luận điểm chi tiết nhưng không nhất thiết phải có luận điểm cơ bản;

– Luận điểm cơ bản nhưng không nhất thiết phải có hệ thống luận điểm chi tiết.

Trả lời:

a) Trong văn nghị luận có thể có yếu tố miêu tả, kể chuyện hay trữ tình nhưng các yếu tố ấy không giữ vai trò quan trọng.

b) Trong tác phẩm trữ tình thì tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và đời sống con người.

c) Bài văn nghị luận nào cũng phải có luận điểm cơ bản nhưng không nhất thiết phải có hệ thống luận điểm chi tiết.

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn- Mẫu 3

Hướng dẫn chuẩn bị bài:

Câu 1. Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?

– Những nội dung lớn trong phần Tập làm văn lớp 9: Văn thuyết minh và Văn tự sự.

– Nội dung trọng tâm cần chú ý:

  • Cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.
  • Cách sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.

Câu 2. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.

* Vai trò:

– Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca.

– Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

* Ví dụ: Trong văn bản thuyết minh về con chó, người viết có thể sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả để miêu tả ngoại hình của con vật (hình dáng, kích thước…)

Câu 3. Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?

– Miêu tả, tự sự trong thuyết minh nghiêng về tính khách quan, khoa học và được sử dụng có mức độ.

– Còn miêu tả, tự sự mang sắc thái chủ quan của người viết, sử dụng nhiều các biện pháp nghệ thuật.

Câu 4. Sách Ngữ văn 9, tập một nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đoạn trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm; một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. (Có thể lấy trong các tác phẩm văn học đã học, đã đọc hoặc trong các bài văn tham khảo của bạn cũng như của mình…)

– Những nội dung về văn bản tự sự là: miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự.

– Vai trò, vị trí và tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:

  • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
  • Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật nhưng cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả nét mặt, cử chỉ, trang phục… của nhân vật.

– Ví dụ: Đoạn văn thuật lại cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều.

Gần nhà Kiều có một mụ mối đưa người viễn khách vào vấn danh. Khi hỏi tên thì được biết đó là Mã Giám Sinh, quê ở huyện Lâm Thanh, tuổi đã ngoài bốn mươi. Nhìn bề ngoài, Mã Giám Sinh ăn mặc chải chuốt, bảnh bao nhưng bản chất thì lại thô lỗ. Chẳng mấy chốc, Mã Giám Sinh đã bộc lộ đúng bản chất của một con buôn khi liên tục giục Kiều đến xem mặt, thử tài đàn hát. Kiều vô cùng đau đớn, xót xa khi lâm vào cảnh ngộ này. Mỗi bước đi đều tuôn lệ vì tủi nhục. Khi bà mối đưa giá ngàn vàng, Mã Giám Sinh còn mặc cả để mua Kiều với giá ngoài bốn trăm.

Câu 5. Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

* Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm:

– Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).

– Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng, còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

* Vai trò: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.

* Ví dụ:

Trong gia đình, người tôi yêu thương và kính trọng nhất chính là ông nội. Ông năm nay đã bảy mươi tuổi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn lắm.

Ông nội sống cùng với gia đình tôi khi tôi còn nhỏ. Chính vì vậy, ông là người đã thay bố mẹ chăm sóc tôi những lúc cả hai phải đi làm. Đối với tôi, ông giống như một ông bụt vậy. Vì đã nghỉ hưu nên khi ở nhà rảnh rỗi, ông thường chăm sóc những cây cảnh trong vườn. Buổi chiều, mỗi khi đi học về tôi thấy ông cặm cụi trong vườn cắt tỉa từng chiếc lá, tưới nước cho từng chậu cây. Vì được ông chăm sóc cẩn thận nên chúng rất tươi tốt và thường xuyên ra hoa. Những lúc đó, tôi lại chạy đến giúp đỡ ông, hai ông cháu vừa làm vừa trò chuyện rất vui vẻ. Tôi còn nhớ, có một lần, cuối năm học lớp năm, ông đã nói với tôi:

– Nếu cuối học kì, cháu đạt được kết quả tôi, ông sẽ mua cho cháu một chiếc cặp sách mới.

– Thật ạ? Vậy cháu sẽ cố gắng học hành thật chăm chỉ ạ! – Tôi háo hức trả lời ông.

Cuối năm học, tôi tự nhủ: “Chắc chắn mình sẽ cố gắng để nhận được chiếc cặp sách từ ông”. Không phụ sự kỳ vọng, kết quả cuối năm các môn chính đều trên chín điểm. Tôi đã cảm thấy vô cùng phấn khích, mong nhanh chóng được về nhà khoe với ông. Tôi tin rằng ông sẽ cảm thấy tự hào về mình. Hôm sau, đúng như lời hứa, ông đã tặng cho tôi một chiếc cặp sách mới tinh.

Ông nội là một người sống rất tình cảm, rất quan tâm đến con cháu của mình. Ông thường kể cho tôi nghe những câu chuyện về cuộc sống của ông thời bao cấp với rất nhiều câu chuyện thú vị. Mỗi khi ông bị ốm, nhìn ông nằm trên giường bệnh với khuôn mặt mệt mỏi. Khi ấy, lòng tôi rất buồn và chỉ mong sao ông sớm khỏi bệnh để hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, tưới cây.

Đối với tôi, ông không chỉ là ông nội mà còn giống như một người bạn. Tôi luôn luôn yêu ông nội của mình từ tận đáy lòng.

– Đối thoại: “- Nếu cuối học kì, cháu đạt được kết quả tôi, ông sẽ mua cho cháu một chiếc cặp sách mới.

– Thật ạ? Vậy cháu sẽ cố gắng học hành thật chăm chỉ ạ! – Tôi háo hức trả lời ông”.

=> Như vậy:

– Độc thoại: “Chắc chắn mình sẽ nhận được chiếc cặp sách từ ông”.

– Độc thoại nội tâm: Khi ấy, lòng tôi rất buồn và chỉ mong sao ông sớm khỏi bệnh để hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, tưới cây.

Câu 6. Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó có một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.

* Tìm hai đoạn văn:

– Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này…”

(Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài)

– Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba:

“Đời xưa, thời vua Hùng Vương, đất nước ta có núi cao, có sông rộng, trời đẹp nắng vàng, nhưng đồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Vua Hùng Vương thứ mười bảy có một người con nuôi là An Tiêm có tài tháo vát và có trí hơn người.

Vua yêu mến An Tiêm thường ban cho của ngon vật quý. Thói thường, các quan được một chút lộc vua thì nâng niu ca tụng; riêng An Tiêm thường bảo: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ!” và xem thường các thứ ấy. Việc đến tai vua, vua giận lắm, bảo: “Đã thế ta cho nó cứ trông vào tài sức của nó xem có chết rũ xương ra không?”…”

(Sự tích trái dưa hấu)

* Nhận xét:

– Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất: Người kể chuyện xưng “tôi”, các sự kiện và nhân vật được kể lại một cách chủ quan, thiên về bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người kể chuyện.

– Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ ba: Người kể giấu mình đi. Các nhân vật như Mai An Tiêm hay Hùng Vương được gọi bằng tên của mình. Các sự kiện, nhân vật được kể lại dưới cái nhìn khách quan, toàn diện.

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn- Mẫu 4

Câu 7. Các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác nhau so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?

– Giống: Sử dụng phương thức biểu đạt tự sự là phương thức chính.

– Khác:

  • Các lớp dưới: Bài văn tự sự chủ yếu tập trung vào các sự kiện, chi tiết.
  • Lớp 9: Kết hợp phương thức miêu tả (tả cảnh, chân dung hay nội tâm nhân vật…), nghị luận, đối thoại, độc thoại.

Câu 8. Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không?

  • Nguyên nhân: Việc gọi tên một văn bản phụ thuộc vào phương thức biểu đạt chính trong văn bản (ở đây là tự sự). Các phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ mang tính bổ trợ.
  • Trong một văn bản, rất ít khi chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.

Câu 9. Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu (x) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó (chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu vào ô thứ hai).

STTKiểu văn bản chínhCác yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sựMiêu tảNghị luậnBiểu cảmThuyết minhĐiều hành
1Tự sự xxxx 
2Miêu tảx xxx 
3Nghị luậnxx xx 
4Biểu cảmxxx   
5Thuyết minhxxxx  
6Điều hành      

Câu 10. Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?

Bố cục trên có tính tổng quát cho kiểu văn bản tự sự, học sinh cần phải tuân thủ để bài văn tự sự có thể diễn đạt một cách trọn vẹn nội dung.

Câu 11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.

– Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn vô cùng hữu ích trong việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn.

– Bởi vì những kiến thức đó cung cấp cho chúng ta những công cụ để từ đó đi phân tích sâu các nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.

– Ví dụ:

  • Các yếu tố về miêu tả trong văn bản Lão Hạc đã giúp cho trong việc phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc.
  • Các yếu tố đối thoại trong “Lặng lẽ Sa Pa” giúp cho người đọc hiểu được về tính cách của anh thanh niên…

Câu 12. Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc – hiểu văn bản và Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.

– Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc – hiểu văn bản và Tiếng Việt tương ứng đã giúp ích cho em trong việc viết bài văn tự sự:

  • Xác định các bước để làm bài văn tự sự.
  • Biết cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, cách kể chuyện cho phù hợp với yêu cầu của đề bài.
  • Biết sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để giúp bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.

– Ví dụ: Khi làm một bài văn tự sự, đầu tiên cần làm lần lượt theo các bước gồm Tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết bài; đọc lại và sửa chữa. Nhờ đó mà người viết sẽ tránh bị lạc đề.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 07/2024!