Updated at: 04-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” chuẩn nhất 10/2024.

Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí- Mẫu 1

Video hướng dẫn giải

Phần I

Video hướng dẫn giải

TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

Trả lời câu hỏi (trang 35 – 36 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a. Văn bản trên bàn về giá trị của tri thức và vai trò của những người trí thức.

b. Văn bản có thể chia làm 3 phần:

– Phần 1 (từ đầu đến “tư tưởng ấy”): Mở bài, giới thiệu vấn đề.

– Phần 2 (tiếp theo đến “xuất khẩu gạo trên thế giới”): Thân bài, nêu lên sức mạnh của tri thức nói chung và tri thức với cách mạng.

– Phần 3 (còn lại): Kết bài, khái quát về tri thức với nước ta.

c. Các câu văn mang luận điểm chính của bài:

– Tri thức là sức mạnh.

– Ai có tri thức thì người ấy có sức mạnh.

– Tri thức đúng là sức mạnh. 

– …người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.

– Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.

– …cần phải có biết bao nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!

d. Bài văn chủ yếu sử dụng phép lập luận chứng minh và phân tích.

e. Khác nhau:

– Nghị luận vấn đề tư tưởng, đạo: làm sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống.

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ thực tế đời sống để rút ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Trả lời câu hỏi (trang 36 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a. Văn bản Thời gian là vàng thuộc loại văn bản nghị luận về tư tưởng, đạo lí.

b. Văn bản bàn về giá trị của thời gian: Thời gian vô cùng quý báu, nó được tính như vàng, một kim loại quý và hiếm.

– Các luận điểm chính:

+ Thời gian là sự sống.

+ Thời gian là thắng lợi.

+ Thời gian là tiền.

+ Thời gian là tri thức.

c.  Phép lập luận chủ yếu của văn bản là phân tích và chứng minh.

Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí- Mẫu 2

I. Đề Bài Nghị Luận Về Một Ố Vấn Đề Tư Tưởng, Đạo Lý 

a. Các đề bài trên có điểm giống nhau là:
– Đều viết về vấn đề tư tưởng, đạo lý
– Các đề 1, 3,10 đều đưa ra vấn đề cụ thể. Còn các đề còn lại không nêu yêu cầu rõ ràng nhưng người viết cần tự biết cách giải thích, chứng minh và bàn luận

b. Các đề bài tương tự như:
– Đoàn kết là sức mạnh
– Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao
– Suy nghĩ về câu nói:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Hồ Chí Minh)
 ……..

II. Luyện Tập 
Lập dàn ý cho đề 7, mục I

a. Mở bài: 
– Giới thiệu và khái quát ý nghĩa của tự học.
– Dẫn ra câu nói

b. Thân bài: 
– Giải thích câu nói (nghĩa đen, nghĩa bóng).
– Biểu hiện của tinh thần tự học (dẫn chứng qua các nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Hiền, ….).
– Ý nghĩa của tinh thần tự học trong đời sống hôm nay của mỗi người học sinh
– Học tập là quá trình cả đời, cần có ý thức tinh thần tự học.

c. Kết bài 
– Khẳng định sự cần thiết của ý thức tự học và liên hệ với bản thân.

Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí- Mẫu 3

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

a. Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

b. Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau.

c. Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?

d. Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không?

e. Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?

Gợi ý:

a. Văn bản “Tri thức là sức mạnh” bàn về vấn đề: vai trò của tri thức trong đời sống.

b. Văn bản có thể chia làm 3 phần:

  • Phần 1. (Từ đầu… tư tưởng ấy): Dẫn dắt để nêu ra vấn đề “Tri thức là sức mạnh”.
  • Phần 2. (Tiếp theo… trên thế giới): Chứng minh tri thức là sức mạnh trong lĩnh vực kỹ thuật, trong cuộc cách mạng Việt Nam.
  • Phần 3. (Còn lại): Thái độ của con người với tri thức.

=> Ba phần trên chính là phần mở bài, thân bài, kết bài.

c. Các luận điểm trong bài:

  • Lời khẳng định của những bậc vĩ nhân: “Tri thức là sức mạnh” (Bê-cơn); “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh” (Lê-nin).
  • Tri thức đúng là sức mạnh trong khoa học, kĩ thuật.
  • Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
  • Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.

=> Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết.

d. Bài văn dùng phép lập luận phân tích từ luận điểm xuất phát, đưa ra các luận điểm bộ phận để làm sáng tỏ. Sau đó dùng các dẫn chứng cụ thể để chứng minh tính đúng đắn của từng luận điểm. Cách luận trên đã thuyết phục.

e.

– Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí bàn đến các vấn đề tương đối trừu tượng thuộc phạm vi đời sống tinh thần của con người, của cộng đồng.

– Bài nghị luận về một sự kiện, hiện tượng đời sống, bàn đến các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong đời sống hàng ngày, các sự kiện, hiện tượng bình thường của cộng đồng.

Tổng kết:

– Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.

– Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng (hay sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

– Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.

II. Luyện tập

Đọc văn bản “Thời gian là vàng” và trả lời câu hỏi:

a. Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

b.Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó.

c. Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?

Gợi ý:

a. Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

b.

– Bài văn nghị luận bàn về: vai trò, ý nghĩa của thời gian trong cuộc sống.

– Các luận điểm chính:

  • Thời gian là vô giá.
  • Thời gian là sự sống.
  • Thời gian là thắng lợi
  • Thời gian là tiền.
  • Thời gian là tri thức

c. Phép lập luận chủ yếu trong bài là phân tích và chứng minh. Phân tích vai trò của thời gian, và đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh.

Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí- Mẫu 4

CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

Để làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay thì các em cần ghi nhớ 4 bước sau:

Bước 1: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

– Dẫn dắt đưa vấn ra vấn đề nghị luận về tư tượng đạo lí trong đề bài.

Bước 2: Bàn luận vấn đề

– Giải thích tư tưởng, đạo lí:

+ Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ,…).

+ Thường trả lời câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?

– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý

+ Thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế?

+ Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lí đối với đời sống xã hội.

– Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề:

+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lí vì có những tư tưởng, đạo lí đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.

Bước 3: Mở rộng

– Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.

– Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.

– Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

Các em có thể đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại, nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

Trong các bước mở rộng, tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt, không nên cứng nhắc.

Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.

SƠ ĐỒ TƯ DUY NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

Sơ đồ tư duy nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

    Ví dụ: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Babbles). Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

    Hướng dẫn phân tích đề:

Ý kiến trên có các từ khoá trọng tâm cần giải thích :

– “Sứ mạng”: Vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.

– “Người mẹ”: Người sinh ra con cái, rộng hơn đó chính là mái ấm gia đình.

– “Chỗ dựa cho con cái”: nơi che chở, yêu thương, là nơi con cái có thể nương tựa.

-> Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cái hết sức thuyết phục: Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng hơn là làm sao để con cái biết sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm. Đây chính là vấn đề nghị luận.

Để hình dung rõ hơn về cách làm một đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, các em hãy tham khảo cách làm và văn mẫu tham khảo của một số đề văn cụ thể dưới đây. 

MỘT SỐ DÀN Ý MẪU  NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ HAY

Đề 1: Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).

Dàn ý tham khảo

1. Mở bài

– Có rất nhiều yếu tố giúp con người thành công trong cuộc sống. Người xưa thì khái quát thành “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Người nay lại khẳng định lí tưởng cao đẹp, phương pháp đúng đắn, hiểu biết sâu sắc, bản lĩnh sáng tạo…

– Song có lẽ, không ai phủ nhận vai trò của ý chí, nghị lực. Câu nói của Nguyễn Bá Học “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” góp thêm một tiếng nói đáng tin cậy về vai trò của ý chí, nghị lực.

2. Thân bài

a) Giải thích ý kiến

– Giải thích từ, hình ảnh:

+ “ngăn sông cách núi” là một hình ảnh vừa mang ý nghĩa cụ thể chỉ những không gian địa lí hiểm trở, vừa chứa ý nghĩa khái quát về những chướng ngại, thử thách, khó khăn khách quan.

+ “lòng người ngại núi e sông”: diễn tả những chướng ngại, thử thách, khó khăn thuộc chủ quan – bản thân con người chưa thông suốt về tư tưởng, không có ý chí, quyết tâm, nhụt chí, nản lòng.

+ “đường đi” : không chỉ có ý nghĩa cụ thể mà còn là cách nói khái quát về công việc, sự nghiệp.

– Nội dung câu nói: Câu nói muốn khẳng định và nhấn mạnh yếu tố tinh thần, tư tưởng của con người đối với công việc. Một khi tư tưởng thông suốt, tinh thần vững vàng thì sẽ có quyết tâm cao, có ý chí mạnh mẽ để vượt qua được khó khăn, thử thách.

b) Bàn luận ý kiến

* Vai trò của ý chí, nghị lực:

– Con đường đời luôn ẩn chứa nhiều chông gai thử thách. Bởi vậy, khi thực hiện một công việc, xây dựng một sự nghiệp, nếu bản thân con người chưa thông suốt về tư tưởng, không có ý chí, quyết tâm, nhụt chí, nản lòng… thì khó có thể vượt qua những thử thách dù lớn hay nhỏ.

Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí- Mẫu 5

KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bài nghị luận trình bày quan niệm và đạo lí của các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, đạo đức, lối sống, tư tưởng.

– Bài nghị luận này phải làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng, đạo lí đưa ra bàn bạc bằng cách chứng minh, giải thích, so sánh, đối chiếu, phân tích (…) Để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của vấn đề đó, nhằm khẳng định quan niệm của người viết.

– Bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động.

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

Hướng dẫn trả lời chi tiết các câu hỏi bài tập trên các trang 35, 36 và trang 37 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2:

I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

Đọc văn bản [Trang 34 đến 35 SGK] và trả lời các câu hỏi

a) Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

b) Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau.

c) Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?

d) Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không?

e) Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?

Trả lời

a) Văn bản Tri thức là sức mạnh bàn về vai trò của tri thức trong đời sống.

b) Văn bản có ba phần:

  • Phần một là đoạn thứ nhất. Đoạn này nêu ra tư tưởng nổi tiếng của Phơ-răng-xit Bê-cơn, của Lê-nin “Tri thức là sức mạnh”.
  • Phần 2 gồm đoạn thứ hai và thứ ba. Hai đoạn này đưa ra các dẫn chứng chứng minh tri thức là sức mạnh trong lĩnh vực kĩ thuật, trong cuộc cách mạng Việt Nam.
  • Phần ba gồm đoạn bốn. Đoạn này xác định thái độ mọi người đối với tri thức. Đó là kết cấu ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

c) Các luận điểm trong bài đều là đúng đắn:

  • Tri thức là sức mạnh (Bê-cơn)
  • Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh. (Lê-nin)
  • Tri thức đúng là sức mạnh (trong khoa học, kĩ thuật)
  • Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
  • Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.

d) Bài văn dùng phép lập luận phân tích từ luận điểm xuất phát, đưa ra các luận điểm bộ phận để làm sáng tỏ. Sau đó dùng các dẫn chứng cụ thể để chứng minh tính đúng đắn của từng luận điểm.

e) Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí bàn đến các vấn đề tương đối trừu tượng thuộc phạm vi đời sống tinh thần của con người, của cộng đồng. Bài nghị luận về một sự kiện, hiện tượng đời sống, bàn đến các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong đời sống hàng ngày, các sự kiện, hiện tượng bình thường của cộng đồng.

II. LUYỆN TẬP

Đọc văn bản (Thời gian là vàng – Trang 36 – 37 SGK) và trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

b) Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó.

c) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?

Trả lời

a) Bài văn trong Thời gian là vàng thuộc loại nghị luận tư tưởng, đạo lí.

b) Bài văn nghị luận về vai trò, giá trị của thời gian. Luận điểm chính: “Vàng thì mua được, thời gian không mua được. Vàng có giá trị mà thời gian là vô giá”, “Biết quý thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho cuộc sống. Bỏ phí thời gian thì có hại và để lại bao điều hối tiếc không kịp”.

c) Phép lập luận chủ yếu trong bài là phân tích và chứng minh. Để nói thời gian là vô giá, tác giả đưa ra các luận điểm bộ phận: Thời gian là sự sống, Thời gian là thắng lợi… Mỗi luận điểm bộ phận này được các dẫn chứng tiêu biểu chứng minh. Do đó, bài viết ngắn gọn nhưng có sức thuyết phục cao.

Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí- Mẫu 6

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

“Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn”

(Một khúc ca)

a. Tìm hiểu đề

  • Câu thơ trên nói về vấn đề nghị luận: “Lối sống đẹp”
  • Sống đẹp:
    • Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, phù hợp với thời đại, xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân.
    • Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà.
    • Có hành động đúng đắn.
  • Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất:
    • Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng những hoài bão, những ước mơ.
    • Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, bao dung, độ lượng, có tình thương yêu con người.
  • Các thao tác lập luận cần sử dụng:
    • Giải thích.
    • Phân tích.
    • Chứng minh.
    • Bình luận.
  • Cần sử dụng các tư liệu trong lĩnh vực đời sống thực tế và trong văn học.

b. Lập dàn ý. 

Mở bài:

  • Nêu vấn đề cần nghị luận.
  • Trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu.
  • Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề đó.

Lưu ý: Có thể giới thiệu vấn đề theo nhiều cách: quy nạp, diễn dịch, phản đề.

Thân bài.

  • Giải thích thế nào là “sống đẹp”
    • Phân tích những khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp và giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học. Dẫn chứng: “Từ ấy”(Tố Hữu), “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”hay “Sống là cho chết cũng là cho”(Tố Hữu), những tấm gương hi sinh cao cả vì lí tưởng: Phan văn Giót. Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu.
    • Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp: thường xuyên tu dưỡng tư tưởng đạo đức, lối sống phù hợp với thời đại và chuẩn mực đạo đức xã hội.
    • Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống: lối sống vị kỉ, buông thả, có những suy nghĩ và hành động trái với những chuẩn mực đạo đức.

Kết bài: 

  • Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp.
  • Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.

2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

b. Các bước tiến hành ở phần thân bài :

  • Giải thích khái niệm của đề bài.
  • Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra.
  • Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai có liên quan đến vấn đề bàn luận .
  • Nêu ý nghĩa bài học.
  • Diễn đạt cần chuẩn xác mạch lạc có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp

Ghi nhớ:

  • Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có một số nội dung sau:
    • Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
    • Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
    • Nêu ý nghĩa, rút bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
  • Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải có chừng mực và phù hợp.

[Luyện tập] Câu 1: Đọc văn bản của Gi. Nê-ru và trả lời các yêu cầu

[…] Văn hóa – đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không? Tôi cho là như vậy. Văn hóa nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hóa.

[…] Một trí tuệ có văn hóa, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điểm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh ta hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hóa với bất kì vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một khối lượng khổng lồ những thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại cũng chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người…Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái – một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói:

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khi trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12-1997)

Câu hỏi:

a. Vấn đề mà Gi. Nu-rê đưa ra nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

b. Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào? Nêu ví dụ.

c. Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?

Trả lời:

a. Vấn đề mà Nê – Ru đưa ra nghị luận là văn hoá và những biểu hiện ở con người. Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, ta đặt tên cho văn bản là: Văn hoá con người.

b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận : giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.

  • Đoạn từ đầu đến ” hạn chế về trí tuệ văn hoá” giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).
  • Những đoạn còn lại là thao tác phân tích, bình luận.

c. Nét đặc sắc trong cách diễn đạt của văn bản trên là:

  • Đưa nhiều câu hỏi rồi trả lời, câu nọ nối với câu kia lôi cuốn sự chú ý của người đọc.
  • Cách viết hướng tới người đọc, đối thoại trực tiếp với người đọc: “Tôi sẽ để các bạn.”, ” Chúng ta tiến bộ nhờ học tập.” ” Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ.”…
  • Ở phần cuối tác giả dẫn đoạn thơ gây ấn tượng, hấp dẫn, dễ nhớ.

[Luyện tập] Câu 2: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường…

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người.

Trả lời:

Giới thiệu vấn đề:

Người ta nói, lạc rừng cứ nhìn sao Bắc Đẩu mà đi, vì sao Bắc Đẩu chỉ có ta đường đi đúng. Trong cuộc sống mỗi con người, li tưởng được ví như sao Bắ Đẩu vậy. Về điều này, nhà văn L.Tôn – xtôi đã từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

Giải quyết vấn đề:

  • Giải thích

Giải thích các khái niệm: “lí tưởng, cuộc sống”, ý nghĩa câu nói của nhà văn L. Tôn-xtoi.
“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường” Đưa ra phương hướng cho cuộc sống của thanh niên trong tương lai.

=> Thanh niên sống cần có lí tưởng , biết đề ra mục tiêu để phấn đấu vươn tới ước mơ…

  • Phân tích: Vai trò vạch đường, dẫn đường chỉ hướng của lý tưởng Lý tưởng được ví như ngọn đèn chỉ đường cho mỗi người trên hành trình sống:

Cuộc sống đó chỉ có được khi con người có lý tưởng, có phương hướng kiên định.
Con người muốn có cuộc sống đích thực thì không thể không có lý tưởng.

  • Chứng minh:  Lý tưởng của người Việt Nam những năm chống Mĩ là đấu tranh thống nhất miền Nam và đất nước hoà bình.
  • Bình luận: Lí tưởng, là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người . Người không có lý tưởng sẽ không thể lập trình cho cuộc đời mình, không có phương hướng, không có kế hoạch cho đời mình.

” Người nào không biết ngày mai mình làm gì thì người đó là kẻ khốn khổ” ( M. Gor – ki).

  • Khẳng định:

Thái độ: tán thành, nhận thức được vai trò quan trọng của lý tưởng

Lý tưởng của cá nhân và con đường phấn đấu cho lý tưởng.

Nỗ lực phấn đấu, học tập, tu dưỡng, hành động đúng đắn để đạt được những thành công cho bản thân.

Kết thúc vấn đề: Rút ra bài học cho bản thân, hoàn thiện nhân cách để sống tốt hơn, có ích hơn cho xã hội …

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 10/2024!