Updated at: 06-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ- Mẫu 1

Câu 1

Video hướng dẫn giải

TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

Trả lời câu hỏi (trang 78 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a. Vấn đề nghị luận: hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

b. Luận điểm:

– Hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ mang nhiều tầng ý nghĩa, hình ảnh nào cũng gợi cảm.

– Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước trong cảm xúc của nhà thơ.

– Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng dâng hiến, hòa nhập vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước.

c. Bố cục của văn bản có đầy đủ ba phần, các phần liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

d. Người viết đã cảm nhận bài thơ với một thái độ yêu mến, tin tưởng, với tình cảm chân thành đã thể hiện những rung động trước vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Trả lời câu hỏi (trang 79 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Những luận điểm khác về bài thơ này:

– Hình ảnh người ra đồng.

– Hình ảnh người ra trận.

– Sự cống hiến một cách khiêm tốn suốt cả cuộc đời, của mọi lứa tuổi cho mùa xuân đất nước.

– Suy ngẫm về sự đi lên của đất nước.

– Giọng điệu thiết tha, trìu mến của bài thơ…

ND chính

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,… Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ- Mẫu 2

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?

b. Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?

c. Chỉ ra các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; nhận xét về bố cục của văn bản.

d. Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không?

Gợi ý:

a. Vấn đề nghị luận của văn bản: Hình ảnh mùa xuân với ý nghĩa về khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

b.

– Những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

  • Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, tất cả đều gợi cảm, đáng yêu.
  • Bức tranh mùa xuân, với cả màu sắc lẫn âm thanh, hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến, đằm thắm, dịu dàng.
  • Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời” thể hiện khát vọng được hòa nhập, dâng hiến.

– Người viết đã sử dụng những luận cứ: Phân tích câu thơ, hình ảnh trong bài thơ.

c.

  • Mở bài: Từ đầu đến “ước nguyện cống hiện thật đáng trân trọng”.
  • Thân bài: Tiếp theo đến “các hình ảnh của mùa xuân”.
  • Kết bài: Còn lại.

d. Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm.

Tổng kết:

– Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

– Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu… Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

– Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành của người viết.

II. Luyện tập

Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này.

Gợi ý: Một số luận điểm như: Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên; Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước…

– Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả:

  • Các hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng
  • Âm thanh tiếng chim chiền chiện.
  • Giọt long lanh: hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác độc đáo.

=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.

– Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước

  • Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ”: cuộc sống lao động xây dựng đất nước của lực lượng sản xuất.
  • Hình ảnh người cầm súng: niềm tin vào ngày mai hòa bình.
  • Từ láy “hối hả” và “xôn xao”: thể hiện nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.
  • Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ.
  • Nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng
  • Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ.

=> Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ- Mẫu 3

I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Đọc các đề bài trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

b. Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiểu bài” khác nhau).

Gợi ý:

a. Các đề bài trên gồm phần lệnh (phân tích, cảm nhận…) – có thể không có và nội dung, phạm vi của vấn đề nghị luận (đoạn kết trong bài thơ Đồng chí, tâm trạng của Tản Đà…)

b.

  • Phân tích: phân tách, xem xét đối tượng trên nhiều phương diện…
  • Cảm nhận và suy nghĩ: cảm thụ, ấn tượng riêng về đối tượng…

II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

b. Lập dàn bài

c. Viết bài

d. Đọc lại bài và sửa chữa.

b. Cách tổ chức, triển khai luận điểm

Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Trong văn bản trên, đâu là phần Thân bài? Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao?

b. Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?

Gợi ý:

a. 

– Phần thân bài: Từ “Nhà thơ đã viết quê hương” đến “tâm hồn thiết tha thành thực của Tế Hanh”.

– Ở phần này, người viết đã ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của con người ở quê hương.

– Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định qua ngôn ngữ, hình ảnh trong bài viết, và liên kết chặt chẽ về nội dung với phần mở bài và kết bài.

b.

– Bài văn có tính thuyết phục, hấp dẫn.

– Bài viết được trình bày bởi những cảm xúc chân thực, giúp người đọc cảm nhận được tình cảm của người viết.

Tổng kết:

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các thành phần:

  • Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
  • Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
  • Kết bài: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm.

III. Luyện tập

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

Gợi ý:

– Những tín hiệu mùa thu đặc trưng được cảm nhận qua từng giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ).

– Sự bất ngờ, bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như” khi “thu đã về”.

Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ- Mẫu 4

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGHỊ LUẬN MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

1. Thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ?

Nghị luận về thơ (tác phẩm hoặc đoạn thơ) là quá trình sử dụng những thao tác làm văn để làm rõ tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết.

2. Cách viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

a) Các thao tác cần thực hiện:

– Đọc kĩ đoạn thơ, bài thơ, nắm chắc mục đích, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ, bài thơ.

– Đoạn thơ, bài thơ có dấu hiệu gì đặc biệt về ngôn ngữ, hình ảnh?

– Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?

b) Cấu trúc bài làm

Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ thông thường gồm 3 phần:

–  Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.

– Thân bài: Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.

– Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

=>  Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cũng có cấu trúc như các nghị luận khác. Nhưng trong phần thân bài, cần biết bám sát vào các yếu tố của thơ như: hình ảnh, cảm xúc, nhịp, vần,… để phân tích, từ đó phát hiện ra cảm xúc chủ đạo và sự độc đáo của nhà thơ trong cảm xúc, trong miêu tả.

SOẠN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

Không chỉ mang cho các em học sinh bài soạn Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ngắn gọn, Đọc tài liệu còn cung cấp cho các em bài soạn hay nhất cho các em tham khảo.

SOẠN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ NGẮN GỌN

Câu 1 trang 84 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho 2 đề bài sau:

Đề 1:

Phân tích bài thơ sau của Hồ Chí Minh

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

1947

Đề 2:

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Trả lời

Tìm hiểu đềLập dàn ý
Đề 1+ Hoàn cảnh ra đời bài thơ: viết vào mùa đông 1947, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Phân tích tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ trong hoàn cảnh lớn và hoàn cảnh nhỏ của bài thơ để thấy hết giá trị.

Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Thân bài:

+ Vẻ đẹp huyền ảo, lung linh của núi rừng đêm trăng (trăng, hoa, cây cổ thụ, tiếng suối).

+ Nhân vật trữ tình mải mê lo việc nước đến tận khuya, tình cờ bắt gặp tiếng suối dưới trăng (khác các ẩn sĩ tìm đến thiên nhiên để lánh đời, dưỡng tính).

+ Bài thơ hiện đại ở chỗ con người nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên, cổ điển ở bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.

Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ.

Đề 2Khí thế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dũng mãnh, hào hùng (thể hiện qua lực lượng tham gia, những con đường và thời điểm tổng tiến công sôi nổi,…)Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, trích dẫn nguyên văn đoạn thơ).

Thân bài:

+ Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc: 8 câu đầu.

+ Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác: 4 câu sau.

+ Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ tài tình của tác giả trong đoạn thơ.

Kết bài: Đoạn thơ thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

Câu 2 trang 86 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Từ các đề bài và kết quả thảo luận, anh (chị) hãy cho biết đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

Trả lời

– Đối tượng của bài nghị luận rất đa dạng (bài thơ/đoạn thơ/hình tượng thơ…).

– Nội dung bài nghị luận bao gồm: giới thiệu khái quát về bài thơ/đoạn thơ, bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ, đánh giá chung về bài thơ/đoạn thơ.

Câu hỏi luyện tập trang 86 SGK Ngữ văn 12 tập 1

SOẠN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ HAY NHẤT

Bài 1 trang 84 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho 2 đề bài sau:

Đề 1

Phân tích bài thơ sau của Hồ Chí Minh

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(1947)

Đề 2:

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Trả lời

Đề 1 :

a. Tìm hiểu đề:

– Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Địa điểm là vùng chiến khu Việt Bắc. Lúc này Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ.

b. Lập dàn ý:

– Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

– Thân bài:

Gợi ý:

+ Vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng trong một đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.

+ Nổi bật lên giữa bức tranh thiên nhiên là người chiến sĩ “nặng nỗi nước nhà” (khác với hình ảnh ẩn sĩ và thiên nhiên trong thơ cổ).

+ Tính cổ điển và hiện đại trong phong cách thơ HCM.

* Cổ điển: Thể thơ Đường luật, hình ảnh thiên nhiên (trăng, suối, hoa…)

* Hiện đại: Nhân vật trữ tình lo “nỗi nước nhà”

– Kết bài:

+ Sự hài hòa về tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sỹ trong bài thơ.

+ Đánh giá chung: Khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Đề 2 :

a. Tìm hiểu đề:

– Nhớ lại quang cảnh chiến đấu sục sôi, hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc với nhiều lực lượng tham gia.

– Nhớ lại niềm vui khi tin tức chiến thắng của mọi miền đất nước tiếp nối báo về. (4 câu cuối).

b. Lập dàn ý:

– Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ.

– Thân bài:

+ Triển khai các ý trong phần tìm hiểu đề.

+ Nghệ thuật điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát:

* Cách dùng từ ngữ, hình ảnh.

* Cách vận dụng các biện pháp tu từ (so sánh, cường điệu).

* Giọng thơ hào hùng, sôi nổi.

– Kết bài:

Đoạn thơ thể hsiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.Soạn văn Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ lớp 12.

Bài 2 trang 86 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Từ các đề bài và kết quả thảo luận, anh (chị) hãy cho biết đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

Trả lời

– Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ, …). Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ, … của bài thơ, đoạn thơ đó.

– Bài viết thường có các nội dung sau:

+ Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.

+ Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.

+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

 Câu hỏi: Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Trường Giang của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Gợi ý:

Các em có thể dựa vào mẫu dàn ý chi tiết sau đây để triển khai bài nghị luận:

1. Mở bài: Giới thiệu chung

Tràng giang được in trong tập Lửa thiêng (1940) là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất trong sáng tác của Huy Cận. Tứ thơ Tràng giang được hình thành vào một buổi chiều mùa thu 1939, khi nhà thơ đứng bên bờ nam bến Chèm (Hà Nội), nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sông nước bốn bề bao la thuần tuý tả cảnh thiên nhiên, mô tả cái vô hình, cái vĩnh viễn. Đó là cái “thế giới bên trong”, cái linh hồn của tạo vật trong nỗi xa vắng mênh mông. Khổ thơ kết cũng vừa là cảnh, vừa là tâm hồn.

2. Thân bài

– Câu thơ 1:

+ Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tác giả không viết về “núi cao”, “mây bạc”, mà viết “mây cao”, “núi bạc”. Đó là cách làm lộn dòng cảm giác khiến người đọc choáng ngợp…

+ Động từ “đùn” tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.

– Câu thơ 2:

Cánh chim chiều hôm mang theo nắng chiều sa xuống mặt sông.

=> Hình ảnh cánh chim chiều hôm gợi nỗi nhớ nhà và cái buồn cô liêu của người lữ khách (so sánh).

– Câu thơ 3: Lòng quê: nỗi nhớ quê hương gợi lên theo sóng nước.

– Câu thơ 4: Xuất xứ từ câu thơ của Thôi Hiệu đời Đường: “Nhật mô hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu.” (“Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” – Tản Đà dịch thơ). Tứ thơ mới mẻ, học tập thơ xưa và sáng tạo thêm cái mới.

=> Đoạn thơ nói lên được nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của “cái tôi” trữ tình. Cảm xúc hướng về quê hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thầm kín của nhà thơ.

– Nét đặc sắc nghệ thuật: Sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của Thơ mới.

3. Kết bài

Tâm hồn nhà thơ đôn hậu, tinh tế. Đáng quý là cảnh vật và tâm trạng tác giả tuy buồn cô liêu nhưng rất đẹp, thể hiện tài năng và sự tinh tế trong cảm nhận thế giới tự nhiên và cuộc sông con người.

Tổng kết

– Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ,…). Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ,… của bài thơ, đoạn thơ đó.

– Bài viết thường có các nội dung sau:

+ Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.

+ Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.

+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ- Mẫu 5

I. Khái niệm, đặc điểm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1. Khái niệm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

2. Đặc điểm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a. Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ

Người ra đề thường lựa chọn những vấn đề hoặc khía cạnh nổi bật của bài thơ.

Ví dụ: Phân tích hình ảnh người lính trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

b. Dạng bài phân tích một đoạn thơ

Người ra đề thường chọn đoạn thơ đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ.

Ví dụ: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về khổ thơ cuối cùng trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” để làm rõ tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước.

c. Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ

Hình ảnh được lựa chọn phải giàu ý nghĩa biểu tượng và giá trị nội dung.

Ví dụ: Ba câu kết trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu với hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp đẽ về cuộc đời người chiến sĩ. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu phân tích hình ảnh đặc sắc đó.

d. Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ

Hai ngữ liệu được lựa chọn sẽ có nét tương đồng, gần gũi.

Ví dụ: Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải có viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập trong hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Có những điểm gặp gỡ trong tư tưởng với nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Một khúc ca xuân”:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào có vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Em hãy so sánh hai khổ thơ trên để thấy được những điểm gặp gỡ của hai nhà thơ.

II. Dàn ý của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Mở bài

– Giới thiệu ngắn gọn về những nét chính về tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu những vấn đề nghị luận và trích dẫn.

Thân bài

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ, bài thơ,…

– Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ

+ Phân tích theo bố cục của bài hoặc từng câu (bổ ngang)

+ Phân tích theo hình tượng hoặc nội dung xuyên suốt bài thơ (bổ dọc).

– Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ: những hình ảnh giàu ý nghĩa, biểu tượng, cấu tứ, nhịp điệu.

Kết bài

Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng, đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ nghị luận.

Đề 1: Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyên bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những cảnh bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời, gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

Đề 2: Cảm nhận và sụy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3: Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4: Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 5: Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

1. Các đề bài trên có cấu tạo gồm hai phần:

  • Phần câu lệnh nêu yêu cầu thực hiện như cảm nhận, suy nghĩ và phân tích.
  • Phần cốt lõi nêu các vấn đề cần nghị luận như một đoạn thơ hay một đoạn văn.

2. Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi không có câu lệnh) biểu thị yêu cầu đối với bài làm là:

  • Từ phân tích chỉ định về phương pháp. Bài viết chủ yếu vận dụng phương pháp phân tích.
  • Từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết. Bài viết đòi hỏi người viết phải thể hiện những cảm nhận riêng của mình về đoạn thơ hay bài thơ đó.
  • Từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người viết.
  • Trường hợp không có câu lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài.
    Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các “kiểu bài” khác nhau.

III. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1. Các bước làm bài nghị luận về một đoan thơ, bài thơ

Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần đáp ứng các yêu cầu của một bài văn nghị luận nói chung. Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ tương tự như các bài văn nghị luận khác gần phần tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa sau khi viết.

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn, từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

Dàn bài chung của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm ba phần:

  • Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).
  • Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
  • Kết bài: Khái quát ý nghĩa, giá trị của đoạn thơ, bài thơ.

2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm

a. Văn bản Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ có bố cục gồm ba phần:

  • Mở bài: “Quê hương trong xa cách (…) thành công khởi đầu rực rỡ”: Giới thiệu bài thơ Quê hương của Tế Hanh, bước đầu nêu lên nhận xét chung: Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, trở thành một điểm hướng về để ông viết nên những vần thơ lai láng, thiết tha.
  • Thân bài: Nhà thơ đã viết (…) thành thực của Tế Hanh Làm rõ hình ảnh làng chài đã được thể hiện như thế nào trong thơ Tế Hanh. Qua đó, khẳng định tình yêu quê hương của Tế Hanh.
  • Kết luận: Quê hương của Tế Hanh (…) tình yêu quê hương thắm thiết: Khái quát lại vấn đề: Tế Hanh đã cất tiếng ca trong trẻo, nồng nàn về làng chài và rút ra ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.

Ở phần Thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét sau về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương.

  • Nhà thơ đã viết Quê hương bằng cả tấm lòng mến yêu thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, mến yêu con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm nồng nàn nhất của mình.
  • Đọc Quê hương ta cảm nhận thấy dường như hình ảnh nào của bài thơ củng thấm đẫm cảm xúc yêu thương tha thiết của Tế Hanh.

Để làm rõ ý kiến của mình, người viết đi vào phân tích các hình ảnh tiêu biểu:

  • Tấm lòng mến yêu cảnh vật, thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng thể hiện ở việc miêu tả hình ảnh mái chèo phăng phăng, cánh buồm no gió, sức mạnh như con tuấn mã. Sự liên tưởng Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng cũng thể hiện tâm hồn thiết tha gắn bó với làng chài.
  • Tấm lòng mến yêu con người lao động được thể hiện ở sự khắc họạ tư thế kiêu hãnh, chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Đặc biệt là những dòng thơ Dân chài lưới làn da ngầm rám nắng – Cả thân hình nồng thở vị xa xăm như khắc tạc bức tượng đài người dân chài lưới.
  • Câu thơ cuối cùng Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá khái quát lại tình cảm tha thiết, thành thực của Tế Hanh dành cho quê hương.

Những ý kiến trên của người viết được dẫn dắt, khẳng định bằng sự phân tích, đánh giá các hình ảnh thơ đặc sắc của bài thơ Quê hương. Đồng thời, người viết cũng đưa ra những cảm thụ riêng của mình để khẳng định ý kiến nêu ra ở phần Mỏ bài và Kết luận.

b. Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ là một văn bản hấp dẫn và giàu sức thuyết phục. Hấp dẫn bởi người viết đã biết chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc của bài thơ; có những cảm thụ, đánh giá riêng; lời văn mượt mà, thể hiện cảm xúc của người viết. Đây cũng là bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi ý kiến người viết nêu ra là xác đáng.

Qua bài nghị luận văn học này, có thể rút ra những bài học về cách làm một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Cụ thể:

  • Về bố cục: Phải đủ ba phần. Mỗi phần đảm nhận một nhiệm vụ riêng.
  • Các ý kiến, nhận xét đưa ra trong bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải cụ thể và đáng tin cậy. Các ý kiến đó phải được phân tích và chứng minh bằng các luận đề xác thực. Các luận điểm đưa ra phải gắn với sự đánh giá cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ. Để làm rõ luận điểm, người viết phải bộc lộ ý kiến riêng của mình, chứng tỏ khả năng cảm thụ tác phẩm văn học tốt.
  • Về lời văn: Lòi văn phải tự nhiên và giàu cảm xúc. Khi viết, người viết phải tỏ ra tự tin, nhiệt tình trước vấn đề mình đang trình bày. Do đó, lời văn cũng phải thể hiện sự tự tin, nhiệt tình này.

IV. Ví dụ minh họa Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1. Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí và đoạn thơ cuối bài.

b. Thân bài

“Đêm nay rừng hoang sương muối”: khung cảnh, điều kiện chiến đấu vất vả, khó khăn. Người lính phải đứng canh giữa đất trời vào đêm khuya khi thời tiết buốt giá và khắp nơi bị sương mù bao phủ. Khó khăn chồng chấp khó khăn, gian khổ chồng chất gian khổ. Giữa nơi rừng hoang nước độc, các anh vẫn kiên cường kháng chiến bảo vệ nền độc lập cho nước nhà.

“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” tuy điều kiện khó khăn, gian khổ là thế nhưng người chiến sĩ luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng, mục đích cao đẹp. Chính hoàn cảnh éo le này lại làm họ trở nên gắn kết hơn.

“Đầu súng trăng treo”: đây là một hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn. Khẩu súng trên vai người chiến sĩ chĩa mũi lên tưởng như chiếc giá đỡ có thể đỡ được ánh trăng sáng tròn phía xa xa. Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần.

→ Ba câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng nội dung sâu sắc, khiến bạn đọc hiểu thêm về người lính nghèo và hoàn cảnh chiến đấu gian khổ của họ để từ đó ta thêm trân trọng độc lập, tự do hiện có.

c. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đồng thời nêu vai trò của bài thơ đối với nền văn học Việt Nam.

2. Cảm nhận của em về khổ 3, 4, 5, 6 bài thơ đoàn thuyền đánh cá

1. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Huy Cận, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và dẫn dắt vào đoạn thơ 3,4,5,6 của bài.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Khổ 3:

Những câu hát vui tươi cất lên đã sưởi ấm cái màn đêm tăm tối, khơi gợi niềm phấn khởi trong con người, xua đi những khó khăn mệt mỏi, mang lại một không khí lao động vô cùng hào hùng và lãng mạn.

“Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”, câu hát với một tâm hồn ngập tràn niềm vui và sức sống, niềm trông đợi vào một mẻ lưới đầy. Cách xưng hô, thân thiết mời gọi ấy càng kéo gần khoảng cách giữa mẹ thiên nhiên và con người.

b. Khổ 4 và 5:

Hình ảnh con thuyền đánh cá giữa đêm trăng, vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, thi vị lại vừa hào hùng và mạnh mẽ, đồng thời miêu tả sự giàu có nơi biển cả.

Con người không chỉ lao động bằng sức mạnh mà còn dựa vào lòng dũng cảm, sẵn sàng ra tận khơi xa “dò bụng bể”, đồng thời còn vận dụng đầu óc để vạch ra kế hoạch rõ ràng, tạo “thế trận lưới vây giăng” sao cho được nhiều cá, tôm.

c. Khổ 6:

Vẻ đẹp của người ngư dân còn hiện lên thông qua tấm lòng yêu mến và trân trọng thiên nhiên. “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”, câu thơ vừa thể hiện chuyến ra khơi bội thu của những người nông dân, cũng thể hiện sức mạnh của họ trong công việc kéo lưới giữa biển khơi đầy vất vả.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bốn khổ thơ đồng thời khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

3. Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Đoạn thơ này nói lên cảm nhận về mùa thu của Hữu Thỉnh được bắt đầu với mùi hương ổi và làn gió heo may se lạnh của mùa thu. Đây là đặc trưng của mùa thu xứ Bắc: gió đổi sang hơi se lạnh, hanh hao và ổi bắt đầu chín, nhưng thu chưa sang hẳn, mới chỉ bắt đầu chớm thôi. Vì thế mà tác giả dùng rất đúng và rất khéo từ phả. Từ phả gợi một cảm giác mát mẻ, mơ hồ, chưa rõ rệt, lúc rõ lúc mất. Nó tả rất đúng làn gió đầu mùa thu, chỉ hơi chớm lạnh, hiu hiu mà không lồng lộng như gió mùa hè.

Mùa thu về, rất mơ hồ với làn gió heo may se lạnh và hương ổi chín lan toả khắp không gian. Làn sương đã giăng giăng ngoài ngõ, nhưng nhẹ nhàng, bảng lảng đến nỗi nhà thơ giật mình tự hỏi không biết thu về thật hay chưa:

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

4. Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và dẫn dắt vào khổ thơ cuối của bài.

b. Thân bài

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: một lời giã biệt của người con khi phải xa cha lần nữa – lời giã biệt nghẹn ngào, sâu lắng. “Trào” diễn tả cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời xa nơi Bác nghỉ.

Điệp từ “muốn” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ. Đó là một ước muốn mãnh liệt, niềm khao khát cháy bỏng được ở lại bên cạnh Người, Những ước nguyện ấy thật đáng quý! Nhà thơ muốn làm con chim hót để mang âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành đến với nơi Bác nghỉ. Tác giả muốn làm một đóa hoa tỏa hương thơm thanh cao. Muốn làm một cây tre trung hiếu giữa mãi giấc ngủ bình yên cho Người. Hình ảnh cây tre quả thật là một hình ảnh đẹp và được khép lại rất khéo ở cuối bài thơ.

Ở đầu bài thơ, nhà thơ cũng mở đầu bằng hình ảnh hàng tre, đó là hình ảnh khi tác giả nhìn thấy khi vào lăng. Đó cũng là hình ảnh biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Nhưng kết thúc bài thơ là hình ảnh cây tre trung hiếu canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác. Cây tre như người lính trung thành, hàng ngày, ngày đêm vẫn đứng ở đó. Hình ảnh cây tre đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng.

Điệp từ “Muốn làm” được nhắc lại ba lần biểu cảm trực tiếp và gián tiếp tâm trạng lưu luyến, ước muốn và sự tự nguyện chân thành của tác giả. Ước nguyện đó được bộc lộ ra từ tận sâu đáy lòng của nhà thơ Viễn Phương.

→ Cả khổ thơ đã thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của tác giả, cũng chính là mong ước của mỗi người dân Việt Nam. Đó là luôn luôn được ở cạnh Người, ở cạnh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.

c. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Lập dàn ý:

  • Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó) và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
  • Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
  • Kết bài: Khái quát ý nghĩa, giá trị của đoạn thơ (Học sinh tự lập dàn ý chi tiết dựa theo gợi ý trên).

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!