Updated at: 04-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp” chuẩn nhất 07/2024.

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp- Mẫu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 11 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Đoạn (a):

– Phép phân tích (theo lối diễn dịch).

– Trình tự phân tích:

+ Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các màu xanh khác nhau

+ Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các cử động nhỏ

+ Cái hay thể hiện ở vần thơ

+ Ở các chữ không non lép.

Đoạn (b):

– Phép phân tích kết hợp với tổng hợp.

– Trình tự phân tích:

+ Nguyên nhân khách quan: gặp thời, hoàn cảnh bức bách, điều kiện thuận lợi.

+ Nguyên nhân chủ quan: tài năng, sự phấn đấu kiên trì, không mệt mỏi, luôn trau dồi đạo đức.

+ Đoạn nhỏ mở đầu nêu ra các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.

+ Đoạn còn lại phân tích từng quan niệm đúng sai ra sao và cuối cùng đã chỉ ra: “Rút cuộc, mấu chốt của sự thành đạt bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi dạo đức cho tốt đẹp” nghĩa là phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Biểu hiện của học qua loa đối phó:

+ Học không đầu không đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí nhưng không biết sâu.

+ Học cốt chỉ để khoe mẽ, không dám bày tỏ ý kiến của mình.

+ Học cốt chỉ để thầy cô không trách phạt, chỉ lo giải quyết vấn đề trước mắt.

+ Kiến thức phiến diện, nông cạn, hời hợt.

– Tác hại của việc học đối phó và qua loa:

+ Đối với xã hội: Trở thành gánh nặng cho xã hội

+ Đối với bản thân: Không có hứng thú học tập, kết quả học tập ngày càng thấp, không có ích đối với xã hội.

 

rả lời:

– Bản chất của học đối phó:

+ Học đối phó là học cốt để ứng phó với kiểm tra, thi cử.

+ Học đối phó không xem việc học là mục đích, không chủ động học, thường xuyên hãng ngày không học mà chỉ đến thi, sắp kiểm tra mới học.

+ Học đối phó dễ dẫn đến nghe ngóng, đoán đề, học tủ.

– Tác hại:

+ Đối với xã hội: Trở thành gánh nặng cho xã hội

+ Đối với bản thân: Không có hứng thú học tập, kết quả học tập ngày càng thấp, không có ích đối với xã hội.

– Có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch, có thói học hành làm việc tắc trách.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Lí do mọi người cần đọc sách:

– Sách vở nhiều, sức đọc, thời gian đọc của người ta chỉ có hạn do đó phải chọn lọc sách mà đọc.

– Chất lượng sách vở khác nhau, đa dạng, phong phú, vì vậy phải chọn sách hay và cần thiết để đọc. Không lãng phí sức đọc vào những quyển sách không thật sự cần thiết.

– Đọc sách phải đọc kĩ và hiểu sâu, do đó phải chọn lọc sách để đọc.

– Bên cạnh đọc sâu cũng cần đọc rộng, do đó phải chủ động lựa chọn những sách đọc cần thiết.

Trả lời:

– Sách vở nhiều, thời gian đọc sách có hạn, do đó phải chọn lọc sách mà đọc

– Chất lượng sách vở khác nhau, đa dạng, phong phú do vậy phải chọn sách hay và cần thiết để đọc, không lãng phí sức đọc vào những quyển sách không thực sự cần thiết

– Đọc sách phải đọc kĩ và hiểu sâu

– Bên cạnh đọc sâu cũng cần đọc rộng

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách là tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía. Như thế, muốn đọc sách cho có hiệu quả thiết thực, chúng ta ngoài việc lựa chọn những sách quan trọng để đọc sâu đọc kĩ, còn phải chú trọng đến một số sách nhằm đọc rộng hỗ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu sâu.

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp- Mẫu 2

Câu 1:
a.
– Tác giả đã vận dụng phép lập luận tổng hợp.
– Ban đầu, tác giả đưa ra nhận định chung về quan hệ giữa nội dung và hình thức thơ. Sau đó, phân tích chi tiết những đặc sắc trong bài thơ “Thu điếu”
b.
– Tác giả đã vận dụng thao tác lập luận phân tích kết hơp tổng hợp
– Ban đầu, tác giả đưa ra quan điểm cá nhân và chỉ tán đồng một phần ý kiến đưa ra. Sau đó, loại trừ những quan điểm trái ngược rồi rút ra nhận xét: mấu chốt của thành đạt là bản thân chủ quan mỗi người”

Câu 2: Cần nêu được những ý chính sau:
– Học qua loa, đối phó là học như thế nào? (là học những không thực sự xem việc học là mục đích quan trọng, là học một cách bị động của thể do nguyện vọng của gia đình chứ không phải do thực sự muốn học….)
– Vậy, hậu quả của học đối phó là gì? ( tốn thời gian nhưng không có bất kỳ một hiệu qủa hữu ích nào; làm cho bản thân càng chán ghét việc học; làm mất niềm tin từ gia đình và bạn bè ….)

Câu 3: Những lý do khiến chúng ta cần đọc sách 
– Chúng ta chỉ có quỹ thời gian và thời điểm học nhất định nên cần chọn sách phù hợp
– Sách có nhiều loại, cần chọn sách phù hợp với lứa tuổi, tri thức để đọc cho hiệu quả
– Đọc sách phải đọc kỹ, tinh lọc những tri thức cho bản thân để có được vốn kiến thức thích hợp
– Ngoài đọc sâu, ta cũng cần đọc rộng để mở mang thêm vốn kiến thức

Câu 4:
Cần đảm bảo những ý sau:
– Tầm quan trọng của đọc sách
– Phải chọn sách mà đọc
– Phải kết hợp giữa đọc sách chuyên môn và thường thức
⟶ Từ đó rút ra cách học cho bản thân.

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp- Mẫu 3

Câu (trang 11 sgk Văn 9 Tập 2):

Câu 1 (trang 11 sgk Văn 9 Tập 2): Đọc đoạn trích

a. Tác giả sử dụng phép lập luận phân tích để làm rõ cái hay của bài thơ Thu điếu.

b. Tác giả sử dụng chủ yếu phép lập luận phân tích, có kết hợp với tổng hợp để nói lên mấu chốt của thành đạt

Câu 2 (trang 12 sgk Văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn

Hiện nay có rất nhiều học sinh học bài qua loa, đối phó, không học thật sự. Vậy, như thế nào là học qua loa, đối phó? Đó là học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, kiểm tra, và thường không hiểu những gì mình học. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát.

Học sinh hiện nay thường làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém.

Chính vì thế khi tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu, chữ thầy lại trả thầy.

Câu 3 (trang 12 sgk Văn 9 Tập 2): Bàn về đọc sách

Sách là tinh hoa đúc kết tri thức của toàn nhân loại. Mỗi quyển sách đều là một kho tàng kiến thức cung cấp cho độc gia tri thức về một lĩnh vực nhất định. Đọc sách là con đường quan trọng để tiếp cận tri thức, đi đến học vấn. Đọc sách giúp ta tích lũy kiến thức, mở mang trí óc, nâng cao những kiến thức đã học. Đọc sách là con đường ngắn nhất để tìm hiểu các tri thức về khoa học. Tuy nhiên, mỗi quyển sách lại mang tri thức khác nhau, người đọc tùy theo mục đích mà lựa chọn sách phù hợp với bản thân, tránh tình trang đọc tràn lan, đọc thừa, đọc nhưng không thể tiếp thu. Sách cùng là một phương thức giúp con người giải trí, giảm stress, thư giãn hơn. Sách là kho tàng kiến thức bổ ích, chính vì vậy mà chúng ta phải chăm chỉ đọc sách.

Câu 4 (trang 12 sgk Văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn

Sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Con người muốn hoàn thiện mình thì phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích lũy được. Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tình thần quý báu của loài người. Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là hành trang chuẩn bị cho cuộc sống. Để đọc sách có hiệu quả thì trước tiên, chúng ta phải biết lựa chọn sách để đọc. Bởi lẽ, hiện nay, sách được phát hành tràn lan, không có chọn lọc thông tin, nội dung, kiến thức, vì vậy mà không tránh khỏi trường hợp thông tin bị loãng, không chính xác, không hợp chuẩn, người đọc không tiếp thu được hết thông tin, lãng phí thời gian không cần thiết. Độc giả không nên tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình. Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình. Khi đọc sách, độc giả không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm. Không nên đọc sách một cách tràn lan, mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 07/2024!