Updated at: 03-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm” chuẩn nhất 07/2024.

Soạn bài Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm- Mẫu 1

Video hướng dẫn giải

Phần I

Video hướng dẫn giải

CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Gợi ý các đề (trang 179 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Đề 1: 

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?), nói vài dòng ngắn gọn về chủ đề (nằm ở trong đề bài)

2. Thân bài

– Lỗi như thế nào? (có nhiều dạng như nói dối bạn bè, không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, cãi nhau và gây tổn thương cho bạn,…)

– Tâm trạng khi phạm lỗi: chuyển biến tâm trạng hối hận, ăn năn, tự trách mình

+ Tác nhân khiến bạn suy nghĩ: những yếu tố bất chợt đến khiến cho mình cảm thấy hối hận

+ Tâm trạng hối hận như thế nào (miêu tả): ray rứt,…

+ Quyết định xin lỗi bạn

+ Kết quả

3. Kết bài: Bài học rút ra cho chính bản thân

II. Bài viết mẫu

Hiện em đã là học sinh lớp 6, nhưng em vẫn nhớ mãi về một kỉ niệm với Hùng – Một người bạn thân từ năm học lớp 3. ởi Chính vì kỷ niệm lần đó, em đã thay đổi bản thân trở thành một người trung thực và chín chắn.

Hồi đó, khi em với Hùng vừa lên lớp 3 và cùng có chung niềm đam mê bóng đá. Chúng em thường xuyên hẹn nhau tung bóng với nhau ở trên sân trường. Có một lần, do không thể kiểm soát đúng lực, em đã khiến bóng bay vào lớp học và làm vỡ cửa kính lớp. Ngay lập tức, thầy tổng phụ trách đã xuất hiện để tìm thủ phạm đã làm hỏng cửa kính. Trên quả bóng đó, có viết dòng chữ rõ ràng là Thế Hùng – Chủ nhân của quả bóng. Vậy nên thầy giáo đã nhanh chóng tìm ra và cho gọi Hùng lên để kỷ luật. Khi đó, chính sự sợ hãi bị gọi phụ huynh, bị kỷ luật đã lấn át tất cả, em chỉ biết trốn trong góc lớp rồi nhìn Hùng một mình đi lên phòng thầy tổng phụ trách. Hết giờ ra chơi, Hùng trở về lớp và ngồi viết bản kiểm điểm. Thấy em nhìn sang, cậu ấy khẽ cười và nói nhỏ: “Yên tâm đi, tớ không khai ra tên cậu đâu”. Chính bởi câu nói ấy của Hùng đã khiến sự ăn năn, hối hận trong em bùng lên dữ dội. Bởi chính em đã phạm lỗi nhưng lại để Hùng nhận lỗi một mình, ấy vậy mà cậu ấy lại chẳng trách em điều gì cả. Suốt tiết học sau đó, em chẳng tập trung để nghe cô giáo nói gì cả, tâm trí em cứ suy nghĩ về sự việc lúc nãy. Và cuối cùng em đã lấy hết can đảm, quyết tâm để xin phép cô giáo ra ngoài. Rồi sau đó em tiến thẳng về phía phòng nơi thầy tổng phụ trách đang làm việc. Nhìn thấy gương mặt nghiêm khắc của thầy, em chợt lo lắng và run sợ. Nhưng khi nghĩ đến Hùng, em lại càng quyết tâm hơn. Em nghiêm túc trình bày rõ ràng lại sự việc cho thầy, và khẳng định lại rằng, quả bóng đó chính là do em đá. Nghe xong câu chuyện, thầy chăm chú nhìn em một lát rồi bật cười và nói rằng:

– Thầy thấy rất hài lòng khi em đã dám đến đây để nói rõ sự thật với thầy. Hơn nữa, ô cửa kính ấy đã bị nứt từ trước rồi, nhà trường đã quyết định cuối tuần này sẽ thay khi học sinh nghỉ. Nên em cứ yên tâm mà trở về lớp học tiếp đi nhé.

Nghe thầy nói xong, cả cơ thể em nhẹ tựa như đang bay trên mây vậy. Em trở về lớp với sự phấn khởi tột đỉnh. Đúng lúc ấy, Hùng chạy từ trong lớp ra, không cần nói gì, chỉ cần nhìn vào mắt nhau của nhau, chúng em đã hiểu ra tất cả. Rồi đột nhiên, Hùng chạy lại vỗ vai em và nói “Mãi là bạn tốt nhé”. Em vui sướng khoác tay lên vai Hùng và gật đầu và nói “Tất nhiên rồi”.

Sau vụ đó, tình bạn giữa em và Hùng càng trở nên gắn bó và thân thiết hơn. Và chính con người em cũng thay đổi đến nỗi ai cũng ngỡ ngàng. Em trở nên tự tin hơn, dám nói ra sự thật, không còn nhút nhát hay nói dối như lúc trước nữa. Những thay đổi tích cực đó là nhờ vào sức mạnh của tình bạn tuyệt vời.

Đề 2:

1. Mở bài: lí do bạn chứng minh Nam là người tốt

2. Thân bài

– Thời gian buổi sinh hoạt lớp diễn ra?

– Người điều hành là ai?

– Không khí lớp ra sao?

– Em đứng lên chứng minh ý kiến trong hoàn cảnh nào?

– Lí lẽ em đưa ra kèm theo dẫn chứng (một luận điểm làm thành một đoạn văn rõ ràng)

– Có ý kiến phản đối hay không, nếu có em đã làm gì để bảo vệ ý kiến của mình?

– Kết quả cuối cùng ra sao?

3. Kết bài: suy nghĩ của em

Đề 3:

1. Mở bài

– Lời giới thiệu của Trương Sinh (về quê quán, gia cảnh…)

– Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình (tên, tính tình, hình thức …)

2. Thân bài

– Trước khi đi lính:

+ Vừa xây dựng gia đình, cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc.

+ Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc. Tuy con nhà hào phú, nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.

+ Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa.

– Khi trở về:

+ Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói.

+ Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm.

+ Ghen tuông mù quáng nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan ức.

+ Sau đó, biết là mình đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi.

3. Kết bài

– Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát

– Mong mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học.

Phần II

LUYỆN NÓI TRÊN LỚP

1. Chủ động xin được trình bày trước lớp, theo những yêu cầu của thầy cô.

2. Nói ngắn gọn, mạch lạc, tự tin hướng vào người nghe, kết thúc có lời cảm ơn.

3. Chú ý rút kinh nghiệm những yếu điểm mình làm chưa tốt.

Soạn bài Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm- Mẫu 2

Đề 1. Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.

1. Mở bài

Giới thiệu về lớp học của em và buổi sinh hoạt lớp sẽ diễn ra.

2. Thân bài

– Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào: thời gian, địa điểm…

– Nội dung của buổi sinh hoạt:

  • Vấn đề em phát biểu, nguyên nhân phát biểu…
  • Em đã thuyết phục Nam là một người bạn tốt như thế nào?

– Kết quả của buổi sinh hoạt lớp.

3. Kết bài

Suy nghĩ của sau sau buổi sinh hoạt lớp.

Đề 2. Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (từ đầu đến “Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.

1. Mở bài

– Trương Sinh giới thiệu về bản thân mình (tên, gia cảnh, tính cách).

– Dẫn dắt vào câu chuyện (Câu chuyện sau đây làm tôi ân hận suốt đời).

2. Thân bài

a. Quá trình kết hôn, chung sống với Vũ Nương

– Vợ tôi là Vũ Nương, xinh đẹp, đảm đang, khéo léo

– Chúng tôi chung sống với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc, háo hức chờ đón đứa con đầu lòng.

– Đang trong thời gian mặn nồng, hạnh phúc, chiến tranh phi nghĩa xảy đến, tôi phải từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi chiến đấu.

– Chia tay vợ trong niềm lưu luyến, nhớ thương. Tôi xúc động nhất khoảnh khắc vợ rót chén rượu đưa tiễn tôi và nói nàng không cần vinh hoa phú quý, chỉ cần tôi được bình yên.

b. Thời gian xa nhà đi lính

– Tôi đi được một tuần thì vợ sinh con trai đặt tên là Đản

– Mẹ tôi ở nhà vì quá thương nhớ tôi nên sinh bệnh

– Vợ tôi ở nhà chăm nom mẹ tôi ân cần, chu đáo, ai ai cũng phải công nhận sự hiền thảo đó

– Khi mẹ mất, vợ tôi khóc thương và lo liệu cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp.

– Tôi thầm tự hào và biết ơn vợ, tự nhủ với lòng sẽ yêu thương và trân trọng nàng suốt đời.

(Do những người hàng xóm kể lại)

c. Trương Sinh trở về và nghi oan cho vợ

– Ba năm sau tôi trở về, trước sự ra đi của mẹ tôi đau đớn, xót xa vô cùng.

– Tôi bế con trai ra mộ để cùng thắp nén hương cho mẹ, nhưng nó khóc lóc, không chịu nhận tôi, nói cha nó chỉ nín thin thít, đêm nào cũng đến.

– Tính tôi đa nghi lại vội vàng nên vô cùng giận giữ, không để cho vợ thanh minh mà ngay lập tức đuổi đi.

d. Vũ Nương thanh minh, được giải oan và sự hối hận của Trương

– Trước cơn thịnh nộ của tôi, Vũ Nương hết lời giải thích, thanh minh, nàng hỏi tôi chuyện kia nhưng tôi cố tình không nói, tôi vẫn mắng nhiếc thậm tệ và đuổi đi mặc cho hàng xóm can ngăn

– Sau đó, vợ tôi tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang tự tử để chứng minh lòng thành. Dù vẫn còn rất giận nhưng biết tin nàng tự tử tôi cũng động lòng thương, vớt xác lên nhưng không thấy.

– Một đêm, nằm cùng bé Đản, bé chỉ tay lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha mình. Tôi bàng hoàng nhận ra nỗi oan tày đình của vợ. Tôi đau đớn, dằn vặt tự trách mình.

– Cạnh bến sông có người tên Phan Lang, vì được Linh phi dưới thủy cung đền ơn cứu mạng nên đã được cứu vớt trong một lần chạy giặc Minh.

– Ở dưới thủy cung, ông ta gặp lại vợ tôi. Nàng đã nhờ Phan Lang chuyển lời và chuyển kỉ vật đến tôi. Ban đầu không tin nhưng khi nhìn thấy vật cũ của vợ mới hốt hoảng tin theo.

– Hôm sau, tôi nghe theo lời dặn, lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về đẹp lung linh. Tôi xúc động, nghẹn ngào gọi vợ, nàng chỉ thấp thoáng giữa nói vọng vào lời từ biệt tôi.

– Tôi đau đớn, ân hận, giày vò, vì những cơn ghen mù quáng của mình.

3. Kết bài

– Trương Sinh tự rút ra cho mình bài học: Vợ chồng phải biết yêu thương tôn trọng và đặt niềm tin ở nhau mới có hạnh phúc bền lâu.

– Trương Sinh tự hứa với lòng sẽ ở vậy, chăm con thật tốt, bù đắp sai lầm.

Đề 2. Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.

– Mẫu 1: 

Cuối tuần vừa rồi, lớp tôi có tổ chức một buổi sinh hoạt lớp để tổng kết thi đua của tháng. Buổi sinh hoạt diễn ra vào tiết cuối cùng của buổi chiều với giám sát của cô giáo chủ nhiệm.

Sau khi tổng kết kết quả thi đua của cả lớp và từng tổ trong lớp theo tháng. Với tư cách là một lớp trưởng, tôi đã thay mặt cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô chủ nhiệm yêu cầu tôi lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Sau câu hỏi của tôi, cả lớp chìm vào yên lặng. Một vài phút sau một cánh tay giơ lên. Đó là Hoa – tổ trưởng của tổ bốn. Tôi hồi hộp lắng nghe ý kiến của Hoa. Lời phát biểu của Hoa xoay quanh nội dung chính về Nam – một học sinh mới chuyển đến lớp. Hoa cho rằng Nam là một cậu bạn nghịch ngợm, trong giờ học thường bị thầy cô nhắc nhở gây ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Hoa cũng đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Nam.

Sau khi nghe hết ý kiến của Hoa, cả lớp bắt đầu xôn xao. Có bạn đồng tình, có bạn phản đối. Tôi đã đề nghị với cô giáo được tự giải quyết vấn đề này. Trong ấn tượng của tôi, tuy Nam là một cậu bạn khá nghịch ngợm nhưng lại rất tốt bụng. Chính vì vậy, tôi đã đưa ra những lí lẽ để chứng minh điều đó.

– Thưa các bạn, trước hết tôi xin được tiếp nhận ý kiến của Hoa. Nam là một học sinh mới chuyển đến lớp mình không lâu. Tuy khá là nghịch ngợm, nhưng Nam lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Nam có thành tích học tập rất giỏi. Bạn ấy thường xuyên giảng bài cho các bạn trong lớp. Có những câu trả lời khó của thầy cô, Nam cũng là người đứng ra trả lời. Trong lao động, Nam luôn nhận những công việc nặng về mình. Khi có bạn đến muộn, Nam đều nhận trực nhật thay. Tất cả những hoạt động của lớp và trường, Nam luôn sẵn sàng tham gia khi không có bạn nào chịu nhận. Cảm động nhất có lẽ là hành động của Nam đối với Hùng. Khi Hùng gặp tai nạn, không thể đạp xe đến trường. Ngày nào, Nam cũng đến đón Hùng, đưa bạn đến trường và cõng Hùng tận lên lớp. Tôi tin chắc chắn rằng bất cứ thành viên nào trong lớp cũng đã từng một lần được Nam giúp đỡ. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng, những thành tích mà Nam đạt được đã xóa đi được hết những lỗi sai mà bạn mắc phải.
Cả lớp bắt đầu xôn xao bàn tán. Những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Ngay cả Hùng – nhân vật trong câu chuyện mà tôi vừa kể cũng đứng lên bày tỏ sự tán thành với tôi. Còn Hoa – người vừa phát biểu ý kiến về Nam cũng đã bị tôi thuyết phục. Nam cũng tự nhận ra những lỗi sai của mình, và hứa sẽ sửa chữa.

Buổi sinh hoạt kết thúc với lời tổng kết của cô giáo chủ nhiệm. Cả lớp tôi cùng nhau hứa sẽ cố gắng để kết quả thi đua tháng sau sẽ cao hơn tháng ngày.

– Mẫu 2:

Cứ thứ bảy mỗi tuần lớp em lại tổ chức một buổi sinh hoạt để tổng kết lại những điểm mạnh điểm yếu trong tuần vừa qua và triển khai công việc trong tuần kế tiếp. Buổi sinh hoạt luôn có sự góp mặt của cô giáo chủ nhiệm.

Các bạn trong ban cán sự lớp lần lượt báo cáo về tình hình học tập của lớp trong tuần qua. Những ưu điểm là các bạn đều đi học đúng giờ trang phục chỉnh tề, khăn quàng đỏ đầy đủ. Trong tuần vừa qua có nhiều bạn được điểm cao.

Tuần này, bạn Nam bị phê bình vì hành vi quay cóp trong giờ. Khi mà cô giáo và các bạn cán bộ lớp phê bình rất nặng với bạn Nam. Tôi đã giơ tay phát biểu ý kiến, vì tôi ngồi cạnh bạn Nam và không hề thấy bạn quay cóp. Bạn Nam là một học sinh ngoan, trong giờ kiểm tra bạn ấy rất chăm chú làm bài, không hề quay ngang quay dọc như những bạn khác. Nhưng không hiểu sao lúc cô giáo bước xuống bàn Nam, thì lại thấy quyển SGK nằm dưới chân Nam. Cô cho rằng Nam đã quay cóp và đã đánh dấu bài mà không cho Nam giải thích. Em ngồi cạnh Nam và thấy rất rõ sự việc này. Nên khẳng định chắc chắn là Nam không hề quay cóp bài như những gì cô giáo đã thấy. Tôi mong cô xem xét và điều tra rõ cho bạn Nam về sự việc này.

Buổi sinh hoạt kết thúc thì trời cũng vừa xế chiều. Các bạn chào cô rồi nhanh chóng đi ra phía cửa lớp. Buổi sinh hoạt mỗi tuần là cách để chúng em nhìn lại mình và nỗ lực cố gắng hơn trong tuần tiếp theo. Và em cũng rất vui vì những ý kiến của mình đưa ra đã giúp bạn Nam không bị nghi oan.

Đề 3. Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (từ đầu đến “Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.

– Mẫu 1: 

Tôi là Trương Sinh, con một nhà hào phú nức tiếng giàu có trong vùng. Từ nhỏ, tôi đã chẳng mặn mà gì với việc dùi mài kinh sử nên lúc lớn cũng chỉ sống dựa vào nếp nhà. Nhiều người nói tôi trăng hoa ong bướm nhưng tôi thì không nghĩ vậy, vì từ khi lớn lên đến giờ, tôi chỉ thích có mỗi một người đó là Vũ Thị Thiết người con gái ở Nam Xương, nhà nghèo nhưng nổi tiếng khắp nơi về nết na và tư dung tốt đẹp. Tôi thưa với mẹ. Tính ngày tháng tốt, mẹ sửa soạn trăm lạng vàng, sang nhà Vũ Nương xin cưới nàng cho tôi.

Tuy là con nhà nghèo nhưng nàng rất “công dung ngôn hạnh”, vì vậy cuộc sống lứa đôi của chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, chẳng bao lâu sau, đất nước có chiến tranh, tôi bị sung vào lính. Khi đó, Vũ Nương – vợ tôi đang mang thai đứa con đầu lòng. Ngày chia tay bịn rịn, lưu luyến đầy nước mắt. Tôi cúi đầu thương cảm nhận lời dạy bảo của mẹ già. Tôi đau đớn nghe những lời li biệt của Vũ Nương rồi lên đường ra nơi biên ải. Trong lòng vừa thương nhớ vợ con, vừa lo lắng cho mẹ già.

Ở nơi chinh chiến, tôi không nguôi nhớ về ngôi nhà đơn sơ với mẹ già và người vợ trẻ. Mãi rồi cuộc chiến cũng chấm dứt, tôi được trở về quê. Vừa đặt chân đến nhà thì hay tin mẹ già đã mất, tôi vô cùng đau xót, tiếc thương. Đứa con trai – tên Đản – lúc ấy đã biết nói. Cảnh nhà heo hút, sầu thảm. Tôi bế con ra thăm mộ mẹ. Đứa con chưa bén hơi cha cứ quấy khóc hoài. Tôi cố gắng dỗ con:

– Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đản ngây thơ hỏi lại tôi:

– Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói? Chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe con nói thế, liền gạn hỏi thằng bé, đứa con nói:

– Trước đây có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Nghe lời con trẻ, tôi vừa đau lòng vừa tức giận. Vậy ra vợ tôi là người đàn bà hư hỏng, trong lúc chồng đi chiến trường thì ở nhà lăng loàn với người đàn ông khác. Thế mà, ở nơi bom rơi đạn lạc, tôi đã quên cả mình để không ngừng nhớ tới nàng, mong ngày mong đêm để được về đoàn tụ với nàng.

Về đến nhà, tôi la um lên cho hả giận. Vợ tôi đã hết lời thanh minh, hàng xóm đã hết lời khuyên giải, nhưng mặc, tôi đuổi Vũ Nương đi. Biết tôi không tin vào sự thật, nàng đau đớn ôm con lần cuối cùng rồi ra khỏi nhà.

Chiều muộn hôm đó, tôi nghe tin nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tuy vẫn giận nhưng tôi cũng mang lưới ra để vớt xác nàng nhưng vớt mãi suốt đêm cũng chẳng thấy đâu.

Một đêm vắng vẻ, tôi ngồi ôm con bên ngọn đèn mới thắp, lòng buồn rầu nghĩ đến Vũ Nương. Bỗng thằng bé reo lên:

– Cha Đản lại đến kia kìa!

Tôi vội hỏi đâu thì nó chỉ vào cái bóng của tôi trên tấm vách. Tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Trời ơi! Chính tôi đã giết vợ mình. Vợ tôi đã chết oan uổng vì sự hồ đồ, đa nghi, cả ghen, ích kỉ,… của chính tôi. Tôi hối hận quá. Nhưng muộn mất rồi. Chính tôi đã làm tôi mất vợ, làm bé Đản mất mẹ. Tôi ân hận quá nhưng muộn mất rồi, muộn mất rồi…

– Mẫu 2:

Tôi tên là Trương Sinh, con một nhà hào phú giàu có ở Nam Xương. Từ nhỏ, tôi đã chẳng mặn mà gì với việc học hành nên lúc lớn cũng chỉ sống dựa vào nếp nhà. Nhiều người nói tôi trăng hoa ong bướm nhưng tôi thì không nghĩ vậy, vì từ khi lớn lên đến giờ, tôi chỉ thích có mỗi một người đó là Vũ Thị Thiết người con gái nết na và tư dung tốt đẹp. Tôi thưa với mẹ. Tính ngày tháng tốt, mẹ sửa soạn trăm lạng vàng, sang nhà Vũ Nương xin cưới nàng cho tôi.

Tuy là con nhà nghèo nhưng nàng rất “công dung ngôn hạnh”, vì vậy cuộc sống lứa đôi của chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Nhưng cuộc sum vầy chẳng được bao lâu, triều đình bắt lính đi đánh giặc, và tôi nằm trong số người phải đi tòng quân. Lúc đó, vợ tôi còn đang mang thai đứa con đầu lòng. Ngày chia tay bịn rịn, lưu luyến đầy nước mắt. Tôi cúi đầu thương cảm nhận lời dạy bảo của mẹ già. Tôi đau đớn nghe những lời li biệt của vợ rồi lên đường ra nơi biên ải. Trong lòng vừa thương nhớ vợ con, vừa lo lắng cho mẹ già.

Ở nơi chinh chiến, tôi không nguôi nhớ về ngôi nhà đơn sơ với mẹ già và người vợ trẻ. Mãi rồi cuộc chiến cũng chấm dứt, tôi được trở về quê. Vừa đặt chân đến nhà thì hay tin mẹ già đã mất, tôi đau đớn vô cùng. Cảnh nhà heo hút càng sầu thảm làm sao. Tôi bế con trai tôi – nó tên Đản ra thăm mộ mẹ. Đứa con xa lạ với người cha mới gặp cứ quấy khóc hoài. Tôi cố gắng dỗ con:

– Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đản lại ngây thơ hỏi lại tôi:

– Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói? Chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên khi nghe con nói thế, liền gạn hỏi thêm thì thằng bé nói:

– Trước đây có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Nghe lời con trẻ, tôi vừa đau lòng vừa tức giận. Vậy ra vợ tôi là người đàn bà hư hỏng, trong lúc chồng đi chiến trường thì ở nhà lăng loàn với người đàn ông khác. Thế mà khi ở chiến trường nguy hiểm kia tôi lại không ngừng nhớ tới nàng, mong ngày mong đêm để được về đoàn tụ với nàng.

Về đến nhà, cơn ghen mù quáng khiến tôi không nhịn được, tôi la um lên cho hả giận. Chẳng màng vợ hết lời thanh minh, hàng xóm hết lòng khuyên giải, tôi đuổi Vũ Nương đi. Biết tôi không tin vào sự thật, nàng đau đớn ôm con lần cuối cùng rồi ra khỏi nhà.

Chiều muộn hôm đó, tôi nghe tin nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tuy vẫn giận nhưng tôi cũng mang lưới ra để vớt xác nàng nhưng vớt mãi suốt đêm cũng chẳng thấy đâu.

Một đêm vắng vẻ, tôi ngồi ôm con bên ngọn đèn mới thắp, lòng buồn rầu nghĩ đến Vũ Nương. Bỗng thằng bé reo lên:

– Cha Đản lại đến kia kìa!

Tôi vội hỏi đâu thì nó chỉ vào cái bóng của tôi trên vách nhà. Tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Nhưng mà trời ơi! Tôi đã làm gì thế này. Chính tôi đã giết vợ mình. Vợ tôi đã chết oan uổng vì sự hồ đồ, đa nghi, cả ghen, ích kỉ,… của chính tôi. Tôi hối hận quá. Nhưng đã muộn mất rồi.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 07/2024!