Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1” chuẩn nhất 01/2025.
Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1- MẪu 1
Video hướng dẫn giải
Phần I
Video hướng dẫn giải
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN LƯU Ý
1. Phần đọc – hiểu (trang 221 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Truyện trung đại
– Truyện hiện đại
– Thơ hiện đại
– Văn bản nhật dụng
1. Về phần Văn
a) Nắm được thể loại của các tác phẩm trữ tình đã học (ca dao, dân ca, thơ trữ tình trung đại, tùy bút).
b) Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình.
c) Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại ở các tác phẩm trữ tình đã học.
d) Nắm được nội dung, ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng.
2. Phần Tiếng Việt (trang 221 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp, thuật ngữ, sự phát triển từ vựng, vốn từ…
– Tổng kết kiến thức tiếng Việt đã học ở cả bốn lớp cấp THCS
3. Phần Tập làm văn (trang 221 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Văn bản thuyết minh kết hợp với các phương thức biểu đạt khác
– Văn bản tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại
Phần II
Video hướng dẫn giải
CÁCH ÔN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
A. TRẮC NGHIỆM
Đáp án đề kiểm tra
B. TỰ LUẬN
Trả lời câu 1 (trang 228 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long:
Trên chuyến lên Sa Pa bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ nói chuyện ngắn ngủi giữa ba người, cô kĩ sư và ông họa sĩ hiểu về cuộc sống thầm lặng của anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Qua cuộc trò chuyện, ông họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ anh thanh niên, anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ những người đáng vẽ hơn như nhà nghiên cứu bản đồ sét, anh kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa – những con người làm việc cống hiến âm thầm cho đất nước. Trước khi ra về, anh thanh niên tặng cô kĩ sư bó hoa và tặng hai người giỏ trứng gà ăn đi đường.
Trả lời câu 2 (trang 228 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Viết bài thuyết minh tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Dàn ý 1
1. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
2. Thân bài:
– Tác phẩm của Nguyễn Du chứa đựng tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca, đòi quyền sống cho con người, những người tài hoa bạc mệnh
– Thể loại: Ông đưa thể thơ dân tộc vào, kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc
– Ngôn ngữ: Nguyễn Du có đóng góp lớn, làm ngôn ngữ Việt trở nên trong sáng, tinh tế, giàu có
– Tên tác phẩm: Đoạn trường tân thanh và Truyện Kiều
– Số lượng: 3254 câu lục bát
– Nguồn gốc: dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
– Giá trị nhân đạo:
+ Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí
+ Là tiếng kêu thương đến đứt ruột về thân phận con người, người phụ nữ trong xã hội phong kiến
+ Thể hiện khát vọng về, tình yêu tự do, mơ ước công lí
+ Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến
+ Là bản cáo trạng tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội xưa.
+ Nguyễn Du phê phán mẽ thế lực đồng tiền làm thay đổi con người, trái tim chan chứa tình yêu thương
– Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật có chiều sâu cảm xúc
+ Ngôn ngữ trong sáng, giàu sức gợi cảm, điêu luyện
+ Sử dụng điển tích, điển cố, ngôn ngữ sinh hoạt phong phú, linh hoạt
+ Hình ảnh miêu tả thiên nhiên đẹp, sinh động
3. Kết bài:
Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du cũng như sức sống mạnh mẽ của tác phẩm Truyện Kiều.
Dàn ý 2
1. Mở bài
– Giới thiệu về đề tài chung trong các bài Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, xa ngắm thác núi Lư
– Khái quát suy nghĩ của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên, thiên nhiên mang lại hạnh phúc cho con người
2. Thân bài
– Thiên nhiên được thể hiện đặc sắc qua các bài thơ trên với vẻ phong phú, sinh động, tươi đẹp qua hình ảnh: “trong rừng thông mọc như nêm”, “sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”, “nước bay thẳng xuống ba nghìn thước”
– Thiên nhiên là nơi con người cư trú, an nhàn, thể hiện niềm tin lạc quan vào cuộc sống.
– Nêu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên:
+ Thiên nhiên tươi đẹp, trong lành nơi nuôi dưỡng con người.
+ Thiên nhiên nơi con người chia sẻ mọi tâm sự vui, buồn.
– Con người luôn có khát vọng sống giữa thiên nhiên.
3. Kết bài
Nêu tình cảm của mình với những bài thơ gợi cảm hứng về thiên nhiên.
Dàn ý 3
l. Mở bài
– Đề tài của các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà trong sách Ngữ văn 7, tập một. Đó là tình cảm gia đỉnh, tình bạn bè cảm động sâu sắc.
– Những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tỉnh yêu mọi người.
2. Thân bài
– Tình cảm giữa những người thân được thể hiện qua các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà:
+ Tình cảm gia đình tha thiết.
+ Tình ban bè chân thành, cảm động.
– Những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người:
+ Nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc của em với người thân, bè bạn.
+ Em luôn trân trọng, nâng niu, gìn giữ những tình cảm đáng quý ấy.
+ Niềm hạnh phúc của em khi được sống trong tình yêu thương của mọi người. Đó cũng là động lực giúp mỗi con người bước qua khó khăn, gian khổ trong cuộc sống.
3. Kết bài
Bài học của em về việc phải biết yêu thương, trân trọng những người thân của mình.
Dàn ý 3
1. Mở bài
– Đề tài chung của các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê.
– Những tâm sự của em về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ.
2. Thân bài
– Tâm tình tuổi thơ được thể hiện qua các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê.
– Tâm sự của em về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ:
+ Niềm vui: được sống hồn nhiên, vô tư, được quan tâm chiều chuộng, …
+ Nỗi buồn: phải xa bạn bè thân yêu, những lần làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ, …
– Những suy nghĩ, ước mơ thuở bé thơ là động lực để em học hành, phấn đấu.
3. Kết bài
Ý nghĩa của những tâm tư tình cảm tuổi thơ đối với em trong hiện tại và tương lai.
Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1- MẪu 2
I. Những nội dung cơ bản cần chú ý
II. Đề kiểm tra
– Phần I: Trắc nghiệm
1.D
2. B
3.C
4.D
5. Mặt
6. A
7. C
8. B
9. C
10. B
11.C
12.D
– Phần II: Tự luận
Đề 1. Câu chuyện về con vật nuôi có nghĩa có tình
Chú Cún của tôi giờ đã được bốn tuổi, lông trắng muốt, hơi xù trông rất đáng yêu. Bố tôi mua nó về vừa để nó giữ nhà, vừa để cho tôi có bầu có bạn.
Năm tôi 12 tuổi, nó còn bé nhỏ nên tôi gọi là “Cún Con”. Tôi là một cô bé rất yêu loài vật, nên tôi coi “Cún Con ” như một người bạn nhỏ vô cùng yêu thương, quý mến. Tôi luôn tự cho mình là một cô chủ tốt bụng, phải lo cho người bạn nhỏ một cách tận tình chu đáo. Tôi săn sóc Cún từ việc cho ăn những món ngon, đến tắm rửa, chải lông, nô đùa với Cún. “Cún Con ” rất quấn tôi. Ngày nào cũng vậy, lúc tôi đi học về là nó chạy ra ngõ, mồm rít lên như reo mừng, hai chân trước ôm chặt lấy tôi, dụi đầu vào chân, vào tay tôi. Có lúc, nó giả vờ cắn vào tay tôi; tôi biết là nó cắn yêu nên túm lấy đầu, lấy tai Cún. Lúc tôi ngồi học, nó nằm ở quanh chân, đôi tai vểnh lên nghe ngóng, cặp mắt lim dim theo dõi mọi cử động của tôi. “Cún Con ” vẫn theo tôi đi dạo chơi, đi thăm vườn.
Những buổi chiều chủ nhật, tôi thường dắt “Cún Con” đi dạo chơi trên đường phố. Dây xích buộc vào cổ, tôi đi trước, dắt Cún theo sau. Cún vô cùng vui sướng, lúc chạy lên, lúc vòng trái, lúc vòng phải. Nó nghiêng đầu, ngước mắt khi nhìn những khóm hoa, những bóng người đi lại; dạo chơi trong công viên. Những buổi dạo chơi ấy, tình bạn của tôi với “Cún Con ” càng trở nên đằm thắm, nồng hậu.
Nhưng, môt hôm, tôi đưa Cún ra công viên chơi. Vì mải mê xem chuồng thú, tôi đã buộc “Cún Con” vào một gốc cây phượng đang nở hoa. Có nhiều con thú mới lạ, nhiều loài chim đẹp mới được đưa về nuôi trong vườn thú. Tôi cứ say mê ngắm nhìn. Đến lúc quay lại thì “Cún Con” đã mất bóng từ bao giờ! Tôi hoảng lên. Tôi chạy khắp công viên tìm kiếm. Tìm mãi mà chẳng thấy. Tôi buồn như kẻ mất hồn. Đến tối mịt, tôi mới lững thững trở về một mình. Tôi vừa đi vừa khóc thút thít.
Tối hôm ấy, tôi cứ nằm thao thức, thương nhớ “Cún Con Mẹ tôi bảo: “Cún Con đã bị kẻ gian bắt mất rồi! Thương con chó tinh khôn và ngoan ngoãn quá!”. Cả ngày hôm sau, tôi cứ ngơ ngẩn cả tâm hồn. Ngồi trong lớp học, nhưng lúc nào tôi cũng nghĩ đến “Cún Con”.
Thật kì lạ, ba ngày hôm sau, một đêm mưa gió não nùng, tôi đang nằm thao thức, chợt nghe tiếng rên ư ử từ ngoài sận vọng vào. Bố tôi gọi: “Nhật ơi! Cún Con đã về”. Người nó ướt như chuột lột. Nó nhảy lên mừng rỡ, ôm chặt lấy tôi. Tôi vô cùng sung sướng chạy xuống bếp lấy cơm cho Cún ăn. Dưới ánh đèn, tôi bồi hồi ngắm nhìn người bạn nhỏ vừa thoát nạn trở về…
(Sưu tầm)
Đề 2. Thuyết minh về một loài hoa em yêu
Dàn ý thuyết minh về hoa sen
a) Mở bài: Giới thiệu về hoa sen: Gắn liền với con người VN.
b) Thân bài:
– Nguồn gốc: Có truyền thống lâu đời, có nguồn gốc từ Châu Á
– Ý nghĩa:
+ Chiếm một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo
+ Là biểu tượng của người con gái Việt Nam
+ Là quốc hoa của nước ta
– Cấu tạo: Gồm cuống đài cánh và nhụy
+ Cánh và nhụy cấu tạo thành một hoa sen với một vẻ đẹp thanh thoát
+ Hoa sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc lên trên mặt nước để khoe vẻ đẹp thanh thoát của mình
+ Lá sen rất xanh và lớn. Trên mặt lá có một lớp nhung trắng, khi có ánh nắng chiếu vào làm cho lớp nhung đó óng ánh li ti huyền ảo rất đẹp
– Công dụng: Có rất nhiếu công dụng
+ Dùng để trang trí làm cho ngôi nhà thêm đẹp và trang trọng
+ Hạt sen nhỏ màu vàng là loại thuốc rất tốt để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược,…
+ Cánh và gạo sen dùng để làm trà ăn với cốm thì rất tuyệt
c) Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị của hoa sen.
– Nêu cảm nghĩ về hoa sen.
Kết luận
Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.
Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 01/2025!