Updated at: 03-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt” chuẩn nhất 04/2024.

Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt- Mẫu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 204 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Phân tích nét nổi bật của việc dùng từ láy của bốn câu trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

– Bốn câu thơ là hình ảnh của cảnh vật trên đường chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Những cảnh này cũng thấm đẫm tâm trạng của nhân vật mà Nguyễn Du muốn gửi tới người đọc. Cảnh vật ấy, tâm trạng ấy được thế hiện rất rõ qua cách sử dụng các từ láy của đoạn thơ.

– Những từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu vừa tả cảnh, vừa tả tâm trạng. Nó gợi vẻ hoang vắng, trơi trọi, buồn tẻ của ngôi mộ vô chủ và tâm trạng nao nao buồn của ba chị em Thúy Kiều vào thời điểm cuối ngày hội đạp thanh đồng thời báo hiệu một sự kiện sắp xảy ra.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 204 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

–  Lời dẫn trực tiếp: “Mã Giám Sinh”, “Huyện Lâm Thanh cũng gần”; “Mua ngọc đến Lam Kiều,… Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường”: “Giá đáng nghìn vàng, Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài”.

–  Nhận xét về cách xưng hô:

+ Lời của Mã Giám Sinh vừa trịnh thượng, vô học (nói năng cộc lốc ở phần giới thiệu lai lịch), vừa kiểu cách giả tạo.

+ Lời của mụ mối đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường giả tạo, đúng là kẻ chuyên nghề mối lái.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 205 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a.

– Lời dẫn trực tiếp: Có lẽ các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…

– Lời dẫn gián tiếp: Ngày trước, trước kia, đã có thời…

–  Những chữ in đậm còn lại không phải là lời dẫn.

b) Sở dĩ nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ trong nhận xét của mình là vì: nhân vật chưa dám khẳng định chắc chắn điều mình nói (các bà đều rất tốt). Như vậy, nhân vật thằng lớn đã tuân thủ phương châm hội thoại về chất.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 205 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

a. Tác giả đả sử dụng biện pháp so sánh. Hai dãy Trường Sơn được ví như hai con người (anh với em), như hai miền đất (Nam với Bắc), như hai phía (đông với tây) Đó là sự gắn bó keo sơn mà không gì có thể chia cắt được.

b. Thạch Lam đã sử dung biện pháp ẩn dụ. Tác giả đã dùng sợi dây đàn để chỉ tâm hồn con người. Đó là một tâm hồn nhạy cảm biết rung động trước cuộc sống và cuộc đời…

c. Thép Mới đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và điệp ngữ. Tre anh hùng như con người Việt Nam (từ đó gián tiếp ca ngợi con người Việt Nam anh hùng).

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 206 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Cách nói có sử dụng phép nói quá:

Chưa ăn đã hết; một tấc đến trời; một chữ bẻ đôi không biết; cười vỡ bụng; rụng rời chân tay; tức lộn ruột; tức đứt ruột; ngáy như sấm; nghĩ nát óc; đứt từng khúc ruột.

Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt- Mẫu 2

I. TỪ VỰNG

1. Lý thuyết

2. Thực hành

a.

soan bai on tap va kiem tra phan tieng viet lop 8 tap 1

b.
Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về các sự kiện lịch sử liên quan đến con người thời quá khứ. Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo
Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật: Nhân vật mồ côi, bất hạnh, người em út,…thường có yếu tố hoang đường, kì ảo
Truyện ngụ ngôn là tác phẩm tự sự dân gian mang tính giáo huấn, ẩn dụ thông qua các hình ảnh biểu trưng. Sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo
Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian thể hiện sự mâu thuẫn giữa cái tốt và cái xấu thông qua hình thức châm biếm gây cười.

VD1:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.

VD2:

Gió đưa cây cải về trờ
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay

c.
– Từ tượng hình: Bác nông dân đang lom khom gặt lúa.
– Từ tượng thanh: Nước chảy róc rách ở khe suối.

II. NGỮ PHÁP

1. Lý thuyết

2. Thực hành

a.
– Dùng trợ từ, tình thái từ: Tôi ăn những hai bát cháo.
– Dùng trợ từ và thán từ: Ôi! Chính tôi đã hiểu lầm bạn Hương.

b.
– Câu ghép: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
– Có thể tách các câu ghép này thành câu đơn mà nghĩa không thay đổi.

c. Hai câu ghép:
– “Chúng ta không thể nói tiếng ta…cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên”.
– “Có lẽ Tiếng Việt… rất đẹp”.

Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt- Mẫu 3

I. Hướng dẫn chuẩn bị bài

Câu 1. Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau:

Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

– Các từ láy trong các câu sau: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.

– Các từ láy vừa gợi tả hình ảnh và âm thanh, vừa gợi tả tâm trạng.

Câu 2. Đọc đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (trang 97 – 98). Tìm lời dẫn trực tiếp. Nêu nhận xét về cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh và bà mối.

– Lời dẫn trực tiếp là: “Mã Giám Sinh”, “Huyện Thanh Lâm cũng gần”, “Mua ngọc đến Lam Kiều”, “Giá đáng nghìn vàng/Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!”.

– Nhận xét về cách xưng hô, nói năng:

  • Mã Giám Sinh: vừa trịnh thượng, vô học (nói năng cộc lốc ở phần giới thiệu lai lịch), vừa kiểu cách giả tạo.
  • Bà mối: đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường giả tạo, đúng là kẻ chuyên nghề mối lái.

Câu 3. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:

a.

– Lời dẫn trực tiếp: Có lẽ các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…

– Lời dẫn gián tiếp: Ngày trước, trước kia, đã có thời…

– Không phải là lời dẫn: cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim chúng tôi đang bẫy được ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác.

b. Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ “có lẽ” trong lời nhận xét của mình nhân vật này không chắc chắn về lời nói của bản thân (các bà đều rất tốt) – bản thân người nói chưa được kiểm chứng sự nội dung đang được nói đến.

=> Tuân thủ phương châm về chất (Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực).

Câu 4. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét độc đáo trong những câu (đoạn) trong SGK:

a.

– Biện pháp tu từ: so sánh (như anh với em, như Nam với Bắc)

– Tác dụng: Hình ảnh hai dãy Trường Sơn được ví như hai con người (anh với em), như hai miền đất (Nam với Bắc), như hai phía (đông với tây). Đó là sự gắn bó keo sơn mà không gì có thể chia cắt được.

b.
– Biện pháp tu từ: ẩn dụ (một sợi dây đàn)

– Tác dụng: Sợi dây đàn nhằm ẩn dụ cho tâm hồn của con người, khi biết rung động với những cung bậc của cuộc sống.

c.

– Biện pháp tu từ: điệp ngữ (tre), nhân hóa (tre xung phong; tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh; tre hy sinh để bảo vệ…)

– Tác dụng: cho thấy sự gắn bó, gần gũi cũng như quan trọng của tre đối với con người Việt Nam.

Câu 5. Cho biết cách nói nào trong những câu nói sau có sử dụng phép nói quá: chưa ăn đã hết, đẹp tuyệt vời, một tấc đến trời, không một ai có mặt, một chữ bẻ đôi không biết, sợ vã mồ hôi, cười vỡ bụng, rụng rời chân tay, tức lộn ruột, tiếc đứt ruột, ngáy như sấm, nghĩ nát óc, đứt từng khúc ruột.

Gợi ý:

Các câu có sử dụng phép nói quá là: chưa ăn đã hết, một tấc đến trời, một chữ bẻ đôi cũng không biết, cười vỡ bụng, rụng rời chân tay, tức lộn ruột, tiếc đứt ruột, nghĩ nát óc, ngáy như sấm, đứt từng khúc ruột.

II. Bài tập ôn luyện thêm

Câu 1. Tìm lời dẫn trong các câu sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn và là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

a. Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

(Tôi đi học, Thanh Tịnh)

b. Nó đưa cho tôi ba đồng mà bảo: “Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng không nuôi được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!…”.

(Lão Hạc, Nam Cao)

c. Một giờ sau cô nói: “Xiu à, hôm nào đó mình hi vọng sẽ vẽ vịnh Na-plơ”.

(Chiếc lá cuối cùng, O. Henry)

d. Cô ấy đã dặn tôi ngày mai phải mang hoa đến để trang trí lớp học nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Câu 2. Thi tìm nhanh các thành ngữ nói quá.

Gợi ý:

– Chậm như sên

– Trắng như tuyết

– Vắng như chùa Bà Đanh

– Đen như cột nhà cháy

– Xấu như ma

– Đẹp như tiên

– Chạy bán sống bán chết

– Ăn như mèo

– Dữ như cọp

– Nhanh như chớp

– Vui như mở cờ trong bụng

– Trắng như trứng gà bóc

– Mình đồng da sắt

– Đi guốc trong bụng

– Vắt cổ chày ra nước…

Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt- Mẫu 4

Câu 1 (trang 204 sgk Văn 9 Tập 1):

– Các từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.

– Đây đều là các từ láy gợi nhẹ gợi tả hình ảnh, sự vật một cách tinh tế. Qua đó góp phần thể hiện tâm trạng và gợi cảm xúc người đọc.

+ Nao nao – nho nhỏ: gợi tả cảnh mang nét thanh tao, trong trẻo, êm dịu mùa xuân, thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến vì ngày vui sắp tàn và dự cảm một điều sắp xảy ra.

+ Sè sè – rầu rầu: gợi tả nấm mồ cô chủ quá nhỏ bé, sơ sài, lẻ loi, gợi cảm giác tội nghiệp, thê lương, ảm đạm.

Câu 2 (trang 204 sgk Văn 9 Tập 1): Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều:

– Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”

Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

– Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều”

Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng…”.

– Cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh: ăn nói cộc lốc, mập mờ nhằm che giấu hành tung của mình.

– Cách xưng hô, nói năng của bà mối đưa đẩy, nhún nhường, vòng vo của những kẻ chuyên làm nghề mối lái.

Câu 3 (trang 205 sgk Văn 9 Tập 1):

a,

– Lời dẫn trực tiếp: – Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…

– Lời dẫn gián tiếp: ngày trước, trước kia, đã có thời…

– Các từ in đậm còn lại không phải là lời dẫn.

b, Nhân vật “thằng lớn” dùng từ có lẽ để báo cho mọi người thấy rằng ý kiến mà nhân vật đưa ra chỉ là phỏng đoán, khái quát chưa chắc chắn. (Phương châm hội thoại về chất).

Câu 4 (trang 205 sgk Văn 9 Tập 1):

a, Đoạn thơ dùng ba lần phép so sánh liên tiếp hai dãy núi Trường Sơn như hai con người, như hai miền Nam – Bắc, như hai hướng của một dải rừng. Tất cả thể hiện sự gắn bó không gì có thể chia cắt dù có sự khác biệt với nhau.

b, Ẩn dụ ngầm vì tâm hồn con người như dây đàn làm cho lòng người xao xuyến thể hiện tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trước mọi vẻ đẹp cuộc đời, một người một cách hoàn toàn hơn.

c, Biện pháp nhân hóa kết hợp điệp ngữ: tre, giữ, anh hùng được lặp lại nhiều lần tạo sự nhẹ nhàng câu văn, nhấn mạnh vai trò cây tre trong cuộc kháng chiến cứu nước.

Câu 5 (trang 206 sgk Văn 9 Tập 1):

– Cách nói sử dụng phép nói quá: chưa ăn đã hết, một tấc đến trời, một chữ bẻ đôi khong biết, cười vỡ bụng, rụng rời chân tay, tức lộn ruột, tiếc đứt ruột, ngáy như sấm, nghĩ nát óc, đứt từng khúc ruột.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách ” Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 04/2024!