Updated at: 06-04-2023 - By: Thầy Vũ Xuân Anh

Admin Chăm Học Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách “Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt Lớp 9 tập 2” chuẩn nhất 09/2024.

Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt Lớp 9 tập 2- Mẫu 1

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 155 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Khởi ngữ là “mắt tôi”.

=> Các anh lái xe nhìn mắt tôi và bảo “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 155 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Các thành phần biệt lập trong câu:

– (a): “Thật đấy” là thành phần tình thái.

– (b): “may” là thành phần tình thái.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 156 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

– (a): Phép lặp (giống, ba, già, ba con); phép thế (vậy).

– (b): Phép nối (Thế là).

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 156 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

– Phép lặp: Hoạ sĩ – hoạ sĩ

– Phép thế: Sa Pa – đấy.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 156 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

– Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn(liên kết chủ đề);

– Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lôgic)

– Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ);

– Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng);

– Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế);

– Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối).

Gợi ý:

Bà ngoại của tôi năm nay đã bảy mươi tuổi, tuy vậy nhưng bà vẫn còn minh mẫn lắm. Mỗi lần được về quê thăm bà, tôi lại cảm thấy vô cùng thích thú. Bởi tôi đã học được rất nhiều bài học bổ ích từ bà ngoại. Nhà bà ngoại có một vườn cây rất rộng lớn. Mỗi buổi sáng, tôi dậy thật sớm cùng bà ra thăm vườn cây trĩu quả của bà. Bà dạy tôi cách chăm sóc từng loại cây như thế nào để chúng nhanh ra quả. Mặc dù không thể nào nhớ hết được những kiến thức ấy, nhưng qua cách bà chăm sóc cây cối rất cẩn thận, tôi biết trân trọng hơn từng trái ngọt mà mình được thưởng thức và yêu quý thiên nhiên hơn. Không chỉ vậy, bà còn dạy tôi nấu ăn. Bà nói với tôi rằng, là con gái dù thế nào cũng nên biết nấu một vài món ăn đơn giản, để có thể tự chăm sóc tốt cho bản thân mình mà không phải phụ thuộc vào người khác. Quả thật, những bài học của bà tuy đơn giản nhưng rất ý nghĩa với tôi.

– Liên kết nội dung: Các câu văn đều viết về người bà (giới thiệu về bà, kể lại những kỉ niệm, tình cảm dành cho bà).

– Liên kết hình thức: Phép lặp (bà, bà ngoại); phép nối (bởi, mặc dù, không chỉ vậy, quả thật).

Trả lời câu 6 (trang 156 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

a. Câu chứa hàm ý: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

b. Hàm ý: Ngài phải cúi đâù (luồn cúi) trước quan trên, ngửng cao đầu (hách dịch) trước dân đen.

c. Người nghe (viên quan) không hiểu được hàm ý sâu xa của câu nói. Nếu hiểu được được ý chế giễu và phê phán của câu nói thì viên quan đã nổi giận.

Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt Lớp 9 tập 2- Mẫu 2

Câu 1 (trang 204 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Những từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu vừa tả cảnh, vừa tả tâm trạng. Nó gợi vẻ hoang vắng, trơi trọi, buồn tẻ của ngôi mộ vô chủ và tâm trạng nao nao buồn của ba chị em Thúy Kiều vào thời điểm cuối ngày hội đạp thanh.

Câu 2 (trang 204 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Lời dẫn trực tiếp: “Mã Giám Sinh”, “Huyện Lâm Thanh cũng gần”, “Mua ngọc đến Lam Kiều …Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường”, “Giá đáng nghìn vàng … Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài”.
– Cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh vừa trịnh thượng, vô học, vừa kiểu cách giả tạo. Lời của mụ mối đưa đẩy, vòng vo, nhún nhường giả tạo, đúng là kẻ chuyên nghề mối lái.

Câu 3 (trang 205 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
a. – Lời dẫn trực tiếp : Có lẽ các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
– Lời dẫn gián tiếp : Ngày trước, trước kia, đã có thời…
– Không phải là lời dẫn : Cuộc sống buồn tẻ của chúng; về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác; tôi kể chuyện cổ tích.
b. Nhân vật “thằng lớn” dùng từ có lẽ vì nhân vật chưa dám khẳng định chắc chắn điều mình nói (các bà đều rất tốt) => Tuân thủ phương châm hội thoại về chất.

Câu 4 (trang 205 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Nghệ thuật độc đáo trong các câu (đoạn) :
a. So sánh : Hai dãy Trường Sơn ví như hai con người (anh với em), như hai miền đất (Nam với Bắc), như hai phía (đông với tây) → sự gắn bó keo sơn mà không gì có thể chia cắt được.
b. Ẩn dụ : Sợi dây đàn để chỉ tâm hồn con người. Đó là một tâm hồn nhạy cảm biết rung động trước cuộc sống và cuộc đời…
c. Nhân hóa và điệp ngữ : Cây tre cũng như con người, sống động, gần gũi; những từ ngữ tre, giữ, anh hùng được lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh hình ảnh cây tre cũng như những chiến công của nó, làm cho câu văn hài hòa, nhịp nhàng hơn.

Câu 5 (trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Cách nói có sử dụng phép nói quá: Chưa ăn đã hết; Một tấc đến trời; Một chữ bẻ đôi không biết; Cười vỡ bụng; Rụng rời chân tay; Tức lộn ruột; Tiếc đứt ruột; gáy như sấm; Nghĩ nát óc; Đứt từng khúc ruột.

Kết luận

Hy vọng với các giải đáp trên thì mong là quý độc giả đã biết được cách “Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt Lớp 9 tập 2” chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Các thông tin trên được admin cập nhật cũng như thu thập thông tin từ nhiều nguồn chuẩn xác, hy vọng các bạn sẽ thích và ủng hộ cho Chamhocbai.com.

Bài viết đã được cập nhật mới nhất vào 09/2024!